KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề 2
2. Mục đích đề tài 3
3. Nội dung đề tài 3
4. Phương pháp thực hiện đề tài 4
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
PHẦN I: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
I. Khái niệm ĐTM 7
II. Mục đích ĐTM 8
III. Nội dug đánh giá tác động môi trường 9
IV. Lợi ích và chi phí của ĐTM 19
a. Lợi ích ĐTM 19
b. Chi phí của ĐTM 20
V. Các khái niệm liên quan 20
1. Đánh giá môi trường chiến lược.(ĐMC) 20
2. Sự khác nhau giữa ĐTM và ĐMC 21
3. Cam kết bảo vệ môi trường 23
VI. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 23
CHƯƠNG II: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
TẠI VIỆT NAM.
I. Cơ sở pháp lý của ĐTM 28
a. Giai đoạn trước ngày 10/01/1994 28
b. Giai đoạn từ 10/01/1994 đến 01/07/2006 29
c. Giai đoạn sau ngày 01/07/2006 29
II. Quy trình đánh giá tác động môi trường 29
III. Thực trạng về công tác lập và thẩm định ĐTM 31
IV. Những khiếm khuyết trong nội dung cơ bản của báo cáo ĐTM 33
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
V. Những giải pháp nhằm nâng cao năng lực lập và thẩm định ĐTM 34
PHẦN II: BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ
ÁN “KHU THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ VÀ DÂN CƯ TÂN AN THUỘC
PHƯỜNG 5 VÀ XÃ HƯỚNG THỌ PHÚ, THÀNH PHỐ TÂN AN, TỈNH
LONG AN”
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án 38
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 39
2.1. Cơ sở pháp lý dể đánh giá tác động môi trường 39
2.2. Các tiêu chuẩn/Quy Chuẩn Việt Nam áp dụng 41
2.3. Các nguồn tài liệu dữ liệu sử dụng trong ĐTM 41
3. Phương pháp áp dụng 41
CHƯƠNG I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1.Tên dự án 43
1.2. Chủ dự án 43
1.3. Vị trí địa lí của dự án 43
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 44
1.4.1. Tính chất chức năng 44
1.4.2. Quy mô của dự án 44
1.4.3. Nội dung chính của dự án 45
1.5. Thu hút nguồn lao động 61
1.6. Tổng mức đầu tư của dự án 61
1.7. Lợi ích kinh tế và xã hội của dự án 63
1.7.1. Hiệu quả về kinh tế 63
1.7.2. Hiệu quả về mặt xã hội 64
CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ
XÃ HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường 65
2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất 65
2.1.2. Điều kiện khí tượng thủy văn 69
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 2
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
2.1.3. Hiện trạng các thanh phần tự nhiên 70
2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học 75
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội 77
2.2.1. Điều kiện kinh tế xã hội xã hướng thọ phú 77
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội phường 5 79
2.3. Hiện trạng khu vực dự án 81
2.3.1. Hiện trạng sử dụng đất 81
2.3.2. Hiện trạng kiến trúc xây dựng 82
2.3.3. Hiện trang dân số, lao động và việc làm 83
2.3.4. Hiện trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 83
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động môi trường 85
3.1.1. Trong giai đoạn thi công 85
3.1.1.1. Nguồn gây tác động 85
3.1.1.2. Đối tượng và qui mô bị tác động 87
3.1.1.3 Đánh giá tác động 87
3.1.2. T rong giai đoạn vận hành, sử dụng công trình 96
3.1.2.1. Nguồn gây tác động 96
3.1.2.2. Đối tượng và qui mô bị tác động 99
3.1.2.3. Đánh giá tác động 99
3.2. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường do dự án gây ra 105
3.2.1. Những rủi ro về sự cố môi trường trong giai đoạn thi công
3.2.1.1. Sự cố tai nạn lao động 105
3.2.1.2. Sự cố cháy nổ 105
3.2.1.3. Sự cố tai nạn giao thông 106
3.2.2. Những rủi ro về sự cố môi trường trong giai đoạn vận hành và sử dụng công
trình 106
3.2.2.1. Sự cố cháy nổ 106
3.2.2.2. Sự cố tai nạn giao thông 106
3.2.2.3. Sự cố điện 107
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 3
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
CHƯƠNG IV: BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG
NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ
4.1. Đối với các tác động xấu 108
4.1.1. Giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn qui hoạch thiết kế dự án 108
4.1.2. Các biện pháp giải tỏa, đền bù tái định cư 109
4.1.3. Trong giai đoạn thi công dự án 111
4.1.4. Trong giai đoạn vận hành sử dụng dự án 115
4.2. Đối với các sự cố môi trường 120
4.2.1. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ 120
4.2.2. Phòng chống sét 121
4.2.3. An toàn giao thông 121
CHƯƠNG V: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI
TRƯỜNG
5.1. Chương trình quản lý môi trường 122
5.1.1 Giai đoạn thi công 122
5.1.2. Giai đoạn vận hành 122
5.2. Chương trình giám sát môi trường 126
5.2.1. Giám sát môi trường trong quá trình thi công 126
5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành sử dụng công trình 127
5.2.3. Kinh phí giám sát môi trường 129
CHƯƠNG VI: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
6.1. Ý kiến của UBND và UBMTTQ xã Hướng Thọ Phú 135
6.2. Ý kiến của UBND phường 5, thành phố Tân An 135
6.3. Ý kiến của UBMTTQ phường 5 136
6.4. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án trước ý kiến của UBND VÀ
UBMTTQ xã Hướng Thọ Phú và Phường 5 138
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. Kết luận 139
2. Kiến nghị 140
3. Cam kết 140
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận 144
2. Kiến nghị 144
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 5
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG 1.1 Qui mô dự án
BẢNG 1.2 Khối lượng san lấp mặt bằng dự án
BẢNG 1.3 Thống kê mặt cắt đường
BẢNG 1.4 Thống kê chi tiết đường
BẢNG 1.5 Khối lượng hệ thống giao thông của dự án
BẢNG 1.6 Tổng hợp phụ tải điện
BẢNG 1.7 Khối lượng vật tư hệ thống xây dựng điện
BẢNG 1.8 Khối lượng hệ thống xây dựng thông tin liên lạc
BẢNG 1.9 Các chỉ tiêu kỹ thuật lô đất xây dựng dự án
BẢNG 1.10 Các chỉ tiêu kỹ thuật lô đất xây dựng công trình công cộng
BẢNG 1.11 Tổng mức kinh phí đầu tư dự án
BẢNG 2.1 Nhiệt độ trung bình thàng và năm tại thành phố Tân An
BẢNG 2.2 Độ ẩm trung bình thàng và năm tại thành phố Tân An
BẢNG 2.3 Số giờ nắng trong năm trung bình thàng và năm tại thành phố Tân An
BẢNG 2.4 Lượng mưa trung bình thàng và năm tại thành phố Tân An
BẢNG 2.5 Kết quả phân tích mẫu không khí và đo độ ồn tại khu vực dự án .
BẢNG 2.6 Vị trí lấy mẫu tại khu vực dự án
BẢNG 2.7 Kết qủa phân tích chất lượng nước mặt
BẢNG 2.8 Vị trí lấy mẫu nước mặt tại khu vực dự án
BẢNG 2.9 Kết quả phân tích nước ngầm và nước máy
BẢNG 2.10 Vị trí lấy mẫu nước ngầm và nước máy
BẢNG 2.11 Kết quả phân tích phân tích mẫu đất
BẢNG 2.12 Vị trí lấy mẫu đất
BẢNG 2.13 Cấu trúc, thành phần và số lượng loài thực vật phiêu sinh
BẢNG 2.14 Số lượng và thành phấn loài động vật phiêu sinh
BẢNG 2.15 Số lượng và thành phần loài động vật đáy
BẢNG 2.16 Thống kê các loại đất theo đơn vị hành chánh
BẢNG 2.17 Diện tích theo quyền sử dụng đất
BẢNG 2.18 Thống kê nhà hiện hữu
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
BẢNG 2.19 Dân số trong khu vực dự án
BẢNG 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động trong giai đoạn thi công
BẢNG 3.2 Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải.
BẢNG 3.3 Đối tượng và qui mô bị tác động
BẢNG 3.4 Hệ số ô nhiễm do hoạt động neo đậu
BẢNG 3.5 Tải lượng các chất ô nhiễm trên bến cập tàu
BẢNG 3.6 Mức ồn sinh ra từ các thiết bị thi công trên công trường.
BẢNG 3.7 Mức ồn của các loại xe cơ giới
BẢNG 3.8 Hệ số ô nhiễm do hàng ngày mỗi người đưa vào môi trường
BẢNG 3.9 Tải lượng chất ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt
BẢNG 3.10 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi
công
BẢNG 3.11 Định mức hao hụt nguyên liệu do thi công
BẢNG 3.12 Đánh giá tổng hợp trong giai đoạn thi công
BẢNG 3.13 Nguồn gây ô nhiễm nguồn nước
BẢNG 3.14 Nguồn gây ô nhiễm không khí
BẢNG 3.15 Nguồn phát sinh chất thải
BẢNG 3.16 Nguồn gây tác động không lien quan đến chất thải
BẢNG 3.17 Đối tượng và qui mô bị tác động
BẢNG 3.18 Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông tại khu vực
dự án trong 1 ngày
BẢNG 3.19 Hệ số ô nhiễm do khí thải
BẢNG 3.20 Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thong tại khu
vực dự án
BẢNG 3.21 Tải lượng ô nhiễm sinh ra từ nước thải sinh hoạt
BẢNG 3.22 Nồng độ các chất ô nhiễm
BẢNG 3.23 Tác động đến môi trường
BẢNG 3.24 Đánh giá tác động tổng hợp trong giai đoạn vận hành
BẢNG 4.1 Bảng chi phí dự kiến
BẢNG 4.2 Thống kê các loại nền tái định cư
BẢNG 5.1 Chương trình quản lý dự án
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 7
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
BẢNG 5.2 Kinh phí giám sát nước thải trong giai đoạn xây dựng
BẢNG 5.3 Kinh phí giám sát chất lượng không khí
BẢNG 5.4 Kinh phí giám sát chất lượng nước mặt
BẢNG 5.5 Kinh phí giám sát nước thải trong giai đoạn vận hành
BẢNG 5.6 Kinh phí giám sát chất lượng không khí
BẢNG 5.7 Kinh phí giám sát chất lượng nước mặt
BẢNG 5.8 Kinh phí giám sát chất lượng nước máy và nước ngầm
BẢNG 5.9 Kinh phí giám sát chất lượng môi trường hàng năm của dự án
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 8
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1 Quy trình đánh giá tác động môi trường
Hình 4.1 Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn
Hình 4.2 Mô hình và sơ đồ công nghệ hệ thốn jokashou xử lý nước thải sinh hoạt và
vệ sinh củ khu dân cư
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 9
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
• ĐTM : Đánh giá tác động môi trường.
• CTR : Chất thải rắn.
• ĐMC : Đánh giá môi trường chiến lược.
• XLNT : Xử lý nước thải.
• FAO : Tổ chức lương nông thế giới.
• UBND: Ủy Ban Nhân Dân.
• UBMTTQ : Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc.
• SS : Chất rắn lơ lửng.
• QCVN : Quy chuẩn quốc gia.
• TCVN: Tiêu chuẩn quốc gia.
• BVMT: Bảo vệ môi trường.
• CP: Chính phủ.
• NĐ : Nghị định.
• CHXHCN: Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa.
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 10
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
Lời cảm ơn
Lời cảm ơn đầu tiên em xin gởi đến các thầy cô khoa Môi Trường và Công
Nghệ Sinh Học của trường đại học Kỹ Thuật Công Nghệ. Nhờ sự giúp đỡ của các
thầy cô tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho em trong suốt ba năm học tập tại đây.
Em xin chân thành cảm hơn sự hướng dẫn của Thạc Sĩ Trần Thị Tường Vân đã
hết lòng chỉ dẫn, giúp đỡ em trong khi học tập cũng như trong suốt thời gian làm
khóa luận.
Em xin gởi lời cảm ơn đến Cha , Mẹ, những người đã sinh ra, nuôi nấng, chăm
lo để cho em có được như ngày hôm nay.
Và em cũng không quên gởi lời cám ơn đến bạn bè, những người luôn bên cạnh,
an ủi, chia sẻ, động viên cho em những lúc em khó khăn nhất.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!!!
Tp, Hồ Chí Minh ngày 15 tháng 07 năm 2010
Sinh viên thực hiện
LÊ HÀ THÚY AN
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 11
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
MỞ ĐẦU
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 12
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Khi một nước đang phát triển và có nhiều dự án lớn thì ảnh hưởng lên môi
trường càng mạnh. Ở những nước nghèo, vì quá chú tâm vào mục tiêu phát triển
kinh tế, môi trường rất dễ bị quên lãng, gây nhiều ảnh hưởng tai hại. Sự khác biệt
lớn nhất giữa các nước đang phát triển hiện nay và các nước Âu châu và Mỹ thời
xưa là tốc độ phát triển ngày nay nhanh hơn, các dự án lớn hơn, thường có các công
ty hay tổ chức lớn của ngoại quốc tài trợ, và dân số đông hơn gấp bội. Rút kinh
nghiệm của quá khứ, để giảm bớt sự tàn phá, các nước hiện nay đều có những luật lệ
về bảo vệ môi trường. Trước khi thực hiện một dự án lớn, một trong những giai
đoạn quan trọng là việc viết một Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM),
tiếng Anh là Environmental Impact Assessment Report (EIA) hay còn gọi là
Environmental Impact Statement (EIS). Nhà xây dựng phải viết EIA và trình lên
chính quyền. EIA phải công bố cho công chúng trong vùng bị ảnh hưởng để dân
chúng có cơ hội bày tỏ ý kiến của mình. Sau khi cân nhắc lợi hại, chính quyền mới
chấp thuận hoặc chối từ dự án, hoặc bắt buộc nhà xây dựng phải làm cho hoàn chỉnh
hơn. Vì EIA đóng một vai trò quan trọng như vậy, nhà xây dựng phải cân nhắc kỹ
càng xem những phương cách của mình trong dự án đã tối ưu chưa trong việc giảm
tác dụng vào môi trường, có cách nào làm khác không, nếu có những tác dụng
không thể tránh thì làm sao để giảm ảnh hưởng của nó tới mức tối thiểu, phải đền bù
sao cho xứng đáng những người bị ảnh hưởng, v.v.
Từ năm 1993 Việt Nam đã có Luật Bảo vệ Môi Trường. Luật này được sửa đổi
lại và ban hành vào tháng 7 năm 2006, trong đó đã dành nguyên một mục về Đánh
giá Tác động Môi trường. Đạo luật này đòi hỏi các dự án lớn, nhất là các dự án có
đầu tư từ nước ngoài, phải làm ĐTM.
Hiện nay, ĐTM đã trở thành công cụ quan trọng trong công tác BVMT và xét
duyệt dự án đầu tư ở nước ta.
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 13
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
Trong bối cảnh nước ta đang theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa,
để hòa nhập với không khí đó thì chính quyền tỉnh Long An cũng nhận thấy rằng
mình phải thay đổi để hòa nhập cùng với sự chuyển mình của đất nước. Vì vậy, tỉnh
Long An đã từng bước xây dựng và mở rộng khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng
các nguồn hỗ trợ đồng thời cũng kêu gọi nguồn vốn từ các hướng khác nhau để xây
dựng các khu dân cư lân cận .Do đó việc hình thành dự án khu thương mại – dịch vụ
và dân cư Tân An là một tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển của đất nước.
Tuy nhiên, sự phát triển nào cũng có mặt lợi và mặt hại của nó. Khi đáp ứng
được nhu cầu ngày càng cao của con người và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế
xã hội thì nó cũng sẽ đem lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường trong quá
trình xây dựng và hoạt động như ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy thoái
môi trường,biến dổi khí hậu….
Vì vậy, việc lập báo cáo Đánh Gía Tác Động Môi Trường của dự án khu
thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An là rất cần thiết đồng thời là một yêu cầu
pháp lý bắt buộc. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài “Tìm hiểu về công tác đánh giá
tác động môi trường ở Việt Nam hiện nay và xây dựng báo cáo đánh giá tác động
môi trường cho khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An tại phường 5 và xã
Hướng Thọ Phú thành phố Tân An tỉnh Long An” để thực hiện khoá luận tốt
nghiệp.
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.
+ Đánh giá tổng quan về công tác đánh giá tác động môi trường tại nước ta
hiện nay.
+ Thực hiện một trường hợp nghiên cứu điển hình là xây dựng báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An.
3. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI.
+ Tổng hợp những nội dung lý thuyết về khái niệm đánh gía tác động môi
trường.
+ Thống kê các văn bản pháp lý qui định về đánh giá tác động môi trường tại
Việt Nam từ trước đến nay.
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 14
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
+ Tìm hiểu về thực trạng công tác đánh giá tác động môi trường tại Việt Nam
và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác này.
+ Thu thập dữ liệu về dự án khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An và dữ
liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh tế xã hội tại khu vực đặt dự án là xã
Hướng Thọ Phú và phường 5, thành phố Tân An.
+ Tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích giám sát môi trường nền khu vực đặt
dự án.
+ Phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án trong các giai đoạn
thi công cũng như vận hành và từ đó đề xuất các biện pháp khả thi nhằm giảm thiểu
tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố.
+ Đề xuất các chương trình quản lý và giám sát môi trường cho dự án.
4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI.
- Phương pháp thống kê:
+ Thu thập tài liệu tổng quan về ĐTM và công tác ĐTM tại Việt Nam.
+ Thu thập thông tin từ báo cáo đầu tư của dự án khu thương mại – dịch vụ và
dân cư Tân An thuộc Phường 5 và xã Hướng Thọ Phú, thành phố Tân An, tỉnh Long
An.
+ Thu thập số liệu về khí tượng thủy văn, kinh tế xã hội khu vực dự án.
- Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu:
Tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu
vực dự án.
- Phương pháp đánh giá nhanh:
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nhằm ước tính tải lượng và các nồng độ ô
nhiễm từ các hoạt động thi công và vận hành khai thác của dự án.
- Phương pháp so sánh:
Đánh giá tác động của dự án đến môi trường trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn,
quy chuẩn môi trường Việt Nam.
- Phương pháp lập bảng kê, phương pháp ma trận.
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 15
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
Phương pháp lập bảng kê, phương pháp ma trận được sử dụng để lập mối quan hệ
giữa các hoạt động dự án và các tác động môi trường.
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm:
+ Các vấn đề có liên quan đến đánh giá tác động môi trường và thực trạng công
tác này tại Việt Nam.
+ Dự án khu thương mại – dịch vụ và dân cư Tân An và các tác động của dự
án đến môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực xung quanh.
- Thời gian thực hiện nghiên cứu từ 5/4/2010 đến 10/07/2007.
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 16
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
PHẦN I
CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 17
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MƠI TRƯỜNG
I. KHÁI NIỆM VỀ ĐTM :
Các dự án phát triển ngoài đem lại lợi ích kinh tế cho xã hội, còn gây ra
những tác động tiêu cực cho con người và tài thiên nhiên. Nhiều nước trong quá
trình phát triển thường quan tâm đến những lợi ích trước mắt, vì vậy trong quá
trình lập kế hoạch phát triển công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm
đúng mức. Sự yếu kém của việc lập kế hoạch phát triển đã gây ra các tác động
tiêu cực cho chính các hoạt động này ở các nước. Việc đầu tiên trong công tác
bảo vệ môi trường trong quá trình lập kế hoạch một dự án là triển khai ĐTM.Vì
vậy cho đến nay hầu hết các nước đã thực hiện ĐTM để ngăn ngừa và giảm
thiểu các hậu quả tiêu cực và phát huy kết quả tích cực về môi trường và xã hội
các dự án phát triển.
ĐTM là một cơng cụ quản lý mơi trường đã được hình thành trên thế giới hơn
30 năm qua. Hiện nay trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về ĐTM. Sau đây
là một vài khái niệm về ĐTM:
- Theo khái niệm mà ROAP, UNEP đưa ra: "ĐTM là q trình nghiên cứu
nhằm dự báo các hậu quả mơi trường của một dự án phát triển quan trọng.
ĐTM sẽ xem xét việc thực hiện dự án đó gây ra những vấn đề gì đối với đời
sống của con người tại khu vực dự án, tới kết quả của chính dự án đó và các
hoạt động khác tại vùng đó. Sau dự báo ĐTM phải xác định các biện pháp
giảm thiểu tác động tiêu cực, làm dự án đó thích hợp với MT của nó".
- Theo định nghĩa rộng của Munn (1979): ”ĐTM là cần phải phát hiện và dự
đốn những tác động đối với mơi trường cũng như đối với sức khoẻ và sự
thịnh vượng của con người, của các đề xuất, các chính sách, chương trình, dự
án, quy trình hoạt động và cần phải chuyển giao và cơng bố những thơng tin
về các tác động đó”.
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 18
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
- Uỷ ban Liên hiệp quốc về các vấn đề kinh tế Châu Âu (1991) đã đưa ra một
định nghĩa ngắn gọn và súc tích: “Ðánh giá tác động môi trường là đánh giá
tác động của một hoạt động có kế hoạch đối với môi trường.”
- Theo định nghĩa hẹp của Cục môi trường Anh: “thuật ngữ ĐTM chỉ một kỹ
thuật và một quy trình dùng để giúp các chuyên gia phát triển tập hợp những
thông tin về ảnh hưởng đối với môi trường của một dự án và những thông tin
này sẽ được những nhà quản lý quy hoạch sử dụng để đưa ra những quyết
định về phương hướng phát triển.”
Theo định nghĩa của Luật BVMT, được Quốc hội nước ta thông qua ngày 29
tháng 11 năm 2005, khái niệm đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được hiểu là
“việc phân tích dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa
ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐTM:
- Phân tích,đánh giá, dự báo một cách có căn cứ khoa học những tác động có
lợi, có hại do các hoạt động của dự án gây ra cho môi trường khu vực, bao gồm cả
giai đoạn chuẩn bị xây dựng, xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai thực hiện dự án.
- Đề xuất các phương án tổng hợp, khả thi về mặt quản lý và công nghệ
nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng của dự án đến môi trường và
cộng đồng, giải quyết một cách hợp lý giữa phát triển kinh tế và BVMT nhằm phát
triển bền vững.
III. NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO ĐTM:
Theo yêu cầu quy định tại Phụ lục 4 của Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày
08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá
môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường,
nội dung của báo cáo ĐTM cần được thực hiện theo mẫu như sau:
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án:
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 19
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
- Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư, trong đó nêu rõ là loại
dự án mới, dự án bổ sung, dự án mở rộng, dự án nâng cấp hay dự án loại khác.
- Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư (báo cáo đầu tư/báo
cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án).
- Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt (nêu rõ hiện trạng của các quy hoạch
phát triển có liên quan đến dự án: đã được phê duyệt thì nêu đầy đủ tên gọi của
quyết định phê duyệt hoặc đang trong giai đoạn xây dựng để trình cấp có thẩm
quyền thẩm định và phê duyệt).
- Nêu rõ dự án có nằm trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp,
khu chế xuất hay không? Nếu có thì nêu đầy đủ tên gọi và đính kèm bản sao các văn
bản sau vào Phụ lục của báo cáo đánh giá tác động môi trường:
+ Quyết định phê duyệt (nếu có) báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự
án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng của khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công
nghiệp, khu chế xuất do cơ quan có thẩm quyền cấp;
+ Văn bản xác nhận (nếu có) đã thực hiện/hoàn thành các nội dung của báo cáo
và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường do cơ
quan có thẩm quyền cấp (đối với trường hợp báo cáo đánh giá tác động môi trường
của dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ
cao được phê duyệt sau ngày 01 tháng 7 năm 2006).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá môi trường
chiến lược (ĐTM):
- Liệt kê các văn bản pháp luật và văn bản kỹ thuật làm căn cứ cho việc thực
hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án, trong đó nêu đầy đủ, chính xác mã số,
tên, ngày ban hành, cơ quan ban hành của từng văn bản.
- Liệt kê các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng bao gồm các Tiêu chuẩn Việt Nam,
Quy chuẩn Việt Nam; tiêu chuẩn, quy chuẩn ngành; các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 20
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
tế hoặc các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác được nêu trong báo cáo đánh giá tác động
môi trường của dự án.
- Liệt kê các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động
môi trường (tên gọi, xuất xứ thời gian, tác giả, nơi phát hành của tài liệu, dữ liệu),
bao gồm:
+ Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo;
+ Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM:
Liệt lê đầy đủ các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và
lập báo cáo ĐTM, bao gồm các phương pháp ĐTM, các phương pháp điều tra, khảo
sát, nghiên cứu, thí nghiệm và các phương pháp khác.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM:
- Nêu tóm tắt về việc tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của chủ dự
án, trong đó chỉ rõ việc có thuê hay không thuê dịch vụ tư vấn lập báo cáo ĐTM.
Trường hợp có thuê dịch vụ tư vấn, nêu rõ tên cơ quan cung cấp dịch vụ; họ và tên
người đứng đầu cơ quan cung cấp dịch vụ; địa chỉ liên hệ của cơ quan cung cấp dịch
vụ;
- Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án (bao
gồm các thành viên của chủ dự án và các thành viên của cơ quan tư vấn, nêu rõ học
vị, chuyên ngành đào tạo của từng thành viên).
Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án:
Nêu chính xác như tên trong báo cáo đầu tư/báo cáo kinh tế - kỹ thuật/dự án
đầu tư hoặc tài liệu tương đương của dự án.
1.2. Chủ dự án:
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 21
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
Nêu đầy đủ: tên của cơ quan chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với cơ
quan chủ dự án; họ tên và chức danh của người đứng đầu cơ quan chủ dự án.
1.3. Vị trí địa lý của dự án;
Mô tả rõ ràng vị trí địa lý (gồm cả tọa độ theo quy chuẩn hiện hành, ranh giới
…) của địa điểm thực hiện dự án trong mối tương quan với các đối tượng tự nhiên
(hệ thống đường giao thông; hệ thống sông suối; ao hồ và các vực nước khác; hệ
thống đồi núi …), các đối tượng kinh tế - xã hội (khu dân cư, khu đô thị, các đối
tượng sản xuất – kinh doanh – dịch vụ, các công trình văn hóa – tôn giáo, các di tích
lịch sử …) và các đối tượng khác xung quanh khu vực dự án, kèm theo sơ đồ vị trí
địa lý thể hiện các đối tượng này, có chú giải rõ ràng.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án:
- Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời
gian) của tất cả các hạng mục công trình cần triển khai trong quá trình thực hiện dự
án, kèm theo một sơ đồ, bản vẽ mặt bằng tổng thể bố trí tất cả các hạng mục công
trình hoặc các sơ đồ, bản vẽ riêng lẻ cho từng hạng mục công trình. Các công trình
được phân thành 2 loại sau:
+ Các công trình chính: công trình phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ của dự án;
+ Các công trình phụ trợ: công trình hỗ trợ, phục vụ cho hoạt động của công
trình chính, như: giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện, cung cấp
nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, di dân tái định cư, cây xanh phòng hộ môi
trường, trạm xử lý nước thải, nơi xử lý hoặc trạm tập kết chất thải rắn (nếu có) và
các công trình khác.
- Mô tả chi tiết, cụ thể về công nghệ thi công, công nghệ sản xuất, công nghệ
vận hành từng hạng mục công trình của dự án, kèm theo sơ đồ minh họa. Trên các
sơ đồ minh họa này phải chỉ rõ các yếu tố môi trường có khả năng phát sinh, như:
nguồn chất thải và các yếu tố gây tác động khác (nếu có).
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 22
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
- Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị cần có của dự án kèm theo chỉ dẫn
về nước sản xuất, năm sản xuất và hiện trạng mới hay cũ, còn bao nhiêu phần trăm
(nếu có)
- Liệt kê đầy đủ thành phần và tính chất của các loại nguyên, nhiên, vật liệu
(đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án kèm theo chỉ dẫn về tên
thương hiệu và công thức hóa học (nếu có).
- Mô tả chi tiết về tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ khi
bắt đầu cho đến khi hoàn thành và đi vào vận hành chính thức.
- Tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của dự án, trong đó, chỉ rõ mức đầu tư
cho hoạt động bảo vệ môi trường của dự án.
- Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ
HỘI
2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường:
- Điều kiện về địa lý, địa chất: chỉ đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng,
quá trình bị tác động bởi dự án (đối với dự án có làm thay đổi các yếu tố địa lý, cảnh
quan; dự án khai thác khoáng sản và dự án liên quan đến các công trình ngầm thì
phải mô tả một cách chi tiết); chỉ dẫn nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về khí tượng – thủy văn/hải văn:
- Điều kiện khí tượng: trình bày rõ các đặc trưng khí tượng có liên quan đến dự
án (nhiệt độ không khí, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió, nắng và bức xạ,
lượng mưa, bão và các điều kiện về khí tượng dị thường khác); chỉ rõ độ dài chuỗi
số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng;
- Điều kiện thủy văn/hải sản: trình bày rõ các đặc trưng thủy văn/hải văn có liên
quan đến dự án (mực nước, lưu lượng, tốc độ dòng chảy và các điều kiện về thủy
văn/hải văn khác); chỉ rõ độ dài chuỗi số liệu; nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử
dụng.
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 23
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
- Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên: chỉ đề cập và mô tả những
thành phần môi trường bị tác động trực tiếp bởi dự án, như: môi trường không khí
tiếp nhập trực tiếp nguồn khí thải của dự án (lưu ý hơn đến những vùng bị ảnh
hưởng theo các hướng gió chủ đạo), nguồn nước tiếp nhận trực tiếp nước thải của
dự án, đất, trầm tích và hệ sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chất thải và các yếu
tố khác của dự án.
Đối với môi trường không khí, nước, đất và trầm tích đòi hỏi như sau:
+ Chỉ dẫn rõ ràng các số liệu đo đạc, phân tích tại thời điểm tiến hành ĐTM về
chất lượng môi trường (lưu ý: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, có chỉ dẫn
về thời gian, địa điểm, đồng thời, phải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và
được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực. Các điểm đo
đạc, lấy mẫu ít nhất phải là các điểm bị tác động trực tiếp bởi dự án. Việc đo đạc,
phân tích phải tuân thủ quy trình, quy phạm quan trắc, phân tích môi trường; kết quả
quan trắc, phân tích môi trường phải được hoàn thiện và được xác nhận của các đơn
vị có chức năng theo quy định của pháp luật);
- Nhận xét về mức độ ô nhiễm không khí, nước, đất và trầm tích so với tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Nhận định về nguyên nhân, nguồn gốc ô
nhiễm. Trong trường hợp có đủ cơ sở dữ liệu về môi trường, đánh giá sơ bộ về sức
chịu tải của môi trường ở khu vực dự án theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi
trường.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
- Điều kiện về kinh tế: chỉ đề cập đến những hoạt động kinh tế (công nghiệp,
nông nghiệp, giao thông vận tải, khai khoáng, du lịch, thương mại, dịch vụ và các
ngành khác) trong khu vực dự án và vùng kế cận bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn
nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
- Điều kiện về xã hội: Chỉ đề cập đến những các công trình văn hóa, xã hội, tôn
giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 24
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS.Trần Thị Tường Vân
khác trong vùng dự án và các vùng kế cận bị tác động bởi dự án; chỉ dẫn nguồn tài
liệu, dữ liệu tham khảo, sử dụng.
Chương 3: ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
3.1. Đánh giá tác động
- Việc đánh giá tác động của dự án môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội được
thực hiện theo từng giai đoạn (chuẩn bị, xây dựng và vận hành) của dự án và phải
được cụ thể hóa cho từng nguồn gây tác động, đến từng đối tượng bị tác động. Mỗi
tác động đều phải được đánh giá một cách cụ thể, chi tiết về mức độ, về quy mô
không gian và thời gian (đánh giá một cách định tính, định lượng, chi tiết và cụ thể
cho dự án đó, không đánh giá một cách chung chung) và so sánh, đối chiếu với các
tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành. Trong đó:
+ Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải: tất cả các nguồn có khả năng
phát sinh các loại chất thải rắn, lỏng, khí cũng như các loại chất thải khác trong quá
trình triển khai thực hiện dự án;
+ Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải: tất cả các nguồn gây tác
động không liên quan đến chất thải, như: xói mòn, trượt, sụt, lở, lún đất; xói lở bờ
sông, bờ suối, bờ hồ, bờ biển; bồi lắng lòng sông, lòng suối, lòng hồ, đáy biển; thay
đổi mực nước mặt, nước ngầm; xâm nhập mặn; xâm nhập phèn; biến đổi vi khí hậu;
suy thoái các thành phần môi trường; biến đổi đa dạng sinh học và các nguồn gây
tác động khác;
+ Đối tượng bị tác động: tất cả các đối tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội,
tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử và các đối tượng khác trong vùng dự án và các
vùng kế cận bị tác động bởi từng nguồn gây tác động liên quan đến chất thải, từng
nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong các giai đoạn của dự án
(chuẩn bị, xây dựng và vận hành) và bởi các rủi ro, sự cố môi trường trong quá trình
xây dựng và vận hành của dự án.
- Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra: chỉ đề cập đến những
rủi ro, sự cố có thể xảy ra bởi dự án trong quá trình xây dựng và vận hành của dự án.
SVTH: Lê Hà Thúy An Trang 25