Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận kinh tế vi mô 2 về trò chơi và các quyết định chiến lược – cân bằng nash

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.34 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
--------------

CHỦ ĐỀ: TRÒ CHƠI VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC – CÂN BẰNG NASH
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trần Thị Thùy Dung
Mơn : Kinh tế vi mơ 2
Lớp

: D01
NHĨM:

Hà Nội, Tháng 4 năm 2022


STT

Họ tên

Nhiệm vụ

Tiến độ

1

Nhóm trưởng, phân cơng nhóm,
soạn dàn ý, tổng hợp nội dung

100%


2

Slide, đóng góp ý kiến nội dung

100%

3

Thuyết trình chương I và III, đóng
góp ý kiến nội dung

100%

4

Soạn nội dung chương I, đóng góp
ý kiến nội dung, trình chiếu

100%

5

Soạn nội dung chương III, đóng
góp ý kiến nội dung

100%

6

Thuyết trình chương II, đóng góp ý

kiến nội dung

100%

7

Slide, đóng góp ý kiến nội dung

100%

8

Soạn nội dung chương II, đóng góp
ý kiến nội dung

100%

MỤC LỤC



MỞ ĐẦU
Để doanh nghiệp phát triển và đáp ứng được các nhu cầu, nguyện vọng của người tiêu
dùng thì việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh
là đòn bẩy để 2 bên vừa phát triển sản phẩm vừa có chiến lược bán hàng, quảng bá sản
phẩm phù hợp nhất, vì thế lý thuyết trò chơi ra đời. Năm 1944, lý thuyết trò chơi xuất hiện
lần đầu và là một trong những lý luận hiện đại về cạnh tranh kinh tế độc đáo nhất thời
điểm ấy. Không chỉ trong cạnh tranh kinh tế, lý thuyết trò chơi trong kinh doanh đã dần
được xây dựng và nghiên cứu sâu hơn để đưa ra các phương án, chiến lược cho doanh
nghiệp trong các hoạt động quản trị.

Qua phần trình bày của Nhóm 6, ta đã hiểu rõ sơ lược về thuyết trị chơi, về tình huống
“thế khó xử của người tù” cũng như ví dụ tương tự cho doanh nghiệp độc quyền nhóm.
Phần trình bày của Nhóm 2 sẽ đi sâu hơn, tìm hiểu về trị chơi, ma trận, các quyết định
chiến lược từ đó chỉ rõ chiến lược áp đảo và điểm cân bằng NASH của 2 đối tượng.

CHƯƠNG I: TRÒ CHƠI
1. Giới thiệu sơ lược
Lý thuyết trị chơi (Game theory) nghiên cứu các tình huống ra quyết định có liên quan
đến nhiều bên và các quyết định của mỗi bên ảnh hưởng đến lợi ích và quyết định của bên
khác.
Trị chơi là tình huống trong đó các người chơi đưa ra những quyết định chiến lược, những
quyết định có tính ảnh hưởng đến hành động và phản ứng của đối thủ. Những quyết định


chiến lược sẽ dẫn đến những kết quả khác nhau cho người chơi. Lý thuyết trò chơi là một
tập hợp các ý tưởng và nguyên lý để dẫn dắt tư duy chiến lược.
Lý thuyết trò chơi được sử dụng để phân tích sự phụ thuộc chiến lược của doanh nghiệp
độc quyền nhóm, trong đó mỗi doanh nghiệp lựa chọn một chiến lược. Khi các doanh
nghiệp có sự phụ thuộc chiến lược lẫn nhau thì việc một doanh nghiệp đưa ra chiến lược
sẽ có sự cân nhắc đến phản ứng của doanh nghiệp đối thủ.
2. Các khái niệm cơ bản (Người chơi, luật chơi, kết cục, chiến lược)
Mỗi trị chơi có ba yếu tố cần thiết: Người chơi, Chiến lược - Hành động, Kết cục. Ngồi
ra, trong trị chơi cần đề cập đến luật chơi.
- Người chơi (Player): Là những người tham gia vào một hay nhiều trò chơi.
- Chiến lược (Strategy): Là một tập các phản ứng của người chơi có thể xảy ra trong một trị

chơi. Một chiến lược phải trọn vẹn, xác định rõ ràng trong các tình huống bất ngờ. Hay
nói cách khác, một chiến lược là một kế hoạch của trị chơi mơ tả người chơi (player) hành
động như thế nào trong mỗi tình huống cụ thể.
- Kết cục (Payoff): Là lượng hữu dụng mà một người chơi khi thắng hoặc thua của một


chiến lược cụ thể trong trò chơi.
- Luật chơi (Rules): Là những nguyên tắc và chế tài trong một cuộc chơi.

3. Các dạng trị chơi
Lý thuyết trị chơi có thể phân làm 2 loại chính: Trị chơi tĩnh và trị chơi động.
3.1. Trị chơi tĩnh
Trò chơi tĩnh được biểu diễn bằng dạng chuẩn tắc, đó là một ma trận
A

B
Phim

Nhạc


Phim

2,1

0,0

Nhạc

0,0

1,2

Trong đó người chơi A có 2 lựa chọn đó là đi xem phim hoặc là đi nghe nhạc. Và người
chơi B cũng tương tự. Trong trò chơi tĩnh mỗi người chơi đều phải hành động 1 cách đồng

thời. Trong ma trận trên, có thể thấy có 2 số. Số đứng đằng trước là số 2 biểu thị cho lợi
ích mà người A có thể nhận được khi anh ta đi xem phim, số 1 là lợi ích mà người B nhận
được khi anh ta xem phim.
Ví dụ kinh điển về trị chơi tĩnh đó thế lưỡng nan của người tù.
3.2. Trò chơi động
Trò chơi động được biểu diễn bằng dạng mở rộng hay nói cách khác là biểu diễn bằng
dạng cây.

T
A
T
B
T
A

D

D

D


Chú thích
T : Trên
D: Dưới
A có thể lựa chọn đi lên trên hoặc xuống dưới, tiếp theo đó sẽ đến lượt người B hành động
đi lên trên hoặc đi xuống dưới, sau đó người A sẽ tiếp tục hành động lên trên hoặc xuống
dưới.
Trong trị chơi động thì mỗi người chơi sẽ hành động một cách tuần tự. Như trên là khi
người A đưa ra hành động rồi mới đến lượt người B hành động.


CHƯƠNG II: CÁC QUYẾT ĐỊNH CHIẾN LƯỢC, CÂN BẰNG NASH

LẤY VD TÌNH HUỐNG “THẾ TIẾN THỐI LƯỠNG NAN CỦA NGƯỜI TÙ”
Hai nghi phạm trong một vụ án phạm tội bị bắt và giam giữ ở hai căn phịng riêng biệt.
Mỗi tù nhân có 2 lựa chọn là khai và không khai.
Nếu một trong hai khai ra thì cảnh sát sẽ thả họ và quy tội cho người kia án phạt 10 tháng.
Nếu cả hai cùng khai thì án phạt cho mỗi người là 3 tháng. Nếu cả hai cùng khơng khai
thì phạt mỗi người 1 tháng. Ta biểu diễn được bảng như sau:
B

A

KHAI
KHÔNG KHAI

KHAI

KHÔNG KHAI

-3 ; -3

0 ; -10

-10 ; 0

-1 ; -1

Hãy cùng nhau đưa ra lựa chọn tốt nhất mà A và B sẽ chọn trong tình huống trên.
Nếu A khai, lựa chọn nào là tốt nhất cho B?

=> Khai
Nếu A không khai, lựa chọn tốt nhất có thể của B là gì?


=> Khai
Và tương tự như thế, cho dù B có lựa chọn nào thì lựa chọn tốt nhất cho A vẫn là khai.
Trong mỗi trò chơi, người chơi nào cũng có tâm lý là chọn chiến lược lợi ích nhất cho
mình mặc kệ đối phương như thế nào hoặc là người chơi ln muốn chọn chiến lược tốt
nhất cho mình cịn đối phương thì nhận kết cục xấu nhất.
Cả A và B đều muốn đưa ra một quyết định có lợi hơn cho bản thân nhưng cả hai đều
không chắc chắn về việc người kia có khai hay khơng. Thế nên lựa chọn tốt nhất cho cả
hai trong trường hợp này là sẽ khai và mỗi người nhận kết cục án 3 tháng tù.
 Đây là mong muốn lựa chọn “chiến lược áp đảo” trong trò chơi.
1. CHIẾN LƯỢC ÁP ĐẢO
- Khái niệm: Chiến lược áp đảo (Dominant Strategy) là chiến lược có kết cục tốt nhất bất
chấp các chiến lược của đối thủ. Hay cịn có thể hiểu là: tơi đang làm tốt nhất có thể bất
kể anh đang làm gì, anh đang làm tốt nhất có thể bất kể tơi đang làm gì. - Cách tìm: Lấy
lại ví dụ “Tiến thối lưỡng nan của người tù”
B
KHAI

KHƠNG
KHAI

A

KHAI

-3 ; -3


0 ; -10

KHÔNG KHAI

-10 ; 0

-1 ; -1

Quy tắc “Dọc trước ngang sau”
Quy tắc “Dọc trước ngang sau” giúp ta tìm nhanh chóng chiến lược áp đảo qua ma trận.
Cụ thể như:
B1: Xét cột dọc đầu tiên (khi B khai) thì phương án tốt hơn của A là Khai => đánh dấu 3. Tương tự cho cột thứ 2 (B không khai).


B

A

KHAI
KHÔNG KHAI

KHAI

KHÔNG KHAI

-3 ; -3

0 ; -10

-10 ; 0


-1 ; -1

B2: Xét hàng ngang trên (khi A khai) phương án tốt hơn của B là khai => đánh dấu -3.
Tương tự cho dịng dưới.
B

A

KHAI
KHƠNG KHAI

KHAI

KHƠNG KHAI

-3 ; -3

0 ; -10

-10 ; 0

-1 ; -1

B3: Đối với A: -3 và 0 là 2 số được đánh dấu trên cùng 1 dòng phương án Khai => Đây là
chiến lược áp đảo của A. Tương tự đối với B.
- Cân bằng chiến lược áp đảo: Nếu tất cả các người chơi đều có chiến lược áp đảo thì mỗi
người sẽ chọn chiến lược áp đảo của mình và cân bằng đạt được là cân bằng chiến lược áp
đảo.
Trong ví dụ “Tiến thối lưỡng nan của người tù”, chiến lược áp đảo của cả A và B đều là

“Khai” => Cân bằng chiến lược áp đảo: (Khai; Khai).
B
KHAI
A

KHAI

KHÔNG KHAI
-3

;

0 ; -10

-3

KHÔNG KHAI -10 ; 0
(ô màu vàng là điểm cân bằng chiến lược áp đảo).

-1 ; -1


2. CÂN BẰNG NASH
2.1. Lý thuyết
Trong từng trường hợp, người chơi sẽ dựa vào quyết định của đối phương để đưa ra
quyết định tốt cịn lại cho bản thân mình. Đây là nội dung của “cân bằng Nash”.
-Khái niệm: Cân bằng Nash là một khái niệm lý thuyết trò chơi giúp xác định giải pháp tối
ưu trong một tình huống xã hội (còn được gọi là trò chơi bất hợp tác), trong đó những
người tham gia khơng có bất kỳ động cơ nào trong việc thay đổi chiến lược ban đầu của
họ.

Nói cách khác, cân bằng Nash là cân bằng mà trong đó các bên tham gia đều thực hiện
những chiến lược phản ứng tốt nhất mà họ có thể làm đối với các hành động của đối thủ.
-Cách tìm: Lấy lại ví dụ “Tiến thối lưỡng nan của người tù”
B

A

KHAI

KHÔNG KHAI

KHAI

-3 ; -3

0 ; -10

KHÔNG KHAI

-10 ; 0

-1 ; -1

=> Chiến lược áp đảo của A là Khai, từ đó B sẽ lựa chọn phản ứng tốt nhất là Khai để
nhận hình phạt thấp nhất có thể => Cả 2 cùng khai là cân bằng Nash trong tình huống.
2.2. Thực tế
Áp dụng trong thế giới thực, các nhà kinh tế học sử dụng điểm cân bằng Nash để dự đốn
các cơng ty sẽ phản ứng như thế nào trước mức giá của đối thủ cạnh tranh. Hai công ty lớn
cùng đặt ra chiến lược cạnh tranh về giá có thể sẽ dồn nén khách hàng nhiều hơn so với
bình thường nếu mỗi công ty phải đối mặt với hàng nghìn đối thủ cạnh tranh.

Điểm cân bằng Nash cũng giúp các nhà kinh tế học hiểu rằng tại sao một quyết định có ích
cho từng cá nhân lại có thể trở nên tồi tệ cho cả nhóm. Mọi người đều sẽ giàu có hơn nếu


như có thể tự kiềm chế ở mức hợp lý, có chừng mực. Tuy nhiên vì suy nghĩ đến những
điều người khác sẽ làm, họ chọn cách hoang phí.
CHƯƠNG III: VÍ DỤ CÂN BẰNG NASH
1. Ví dụ minh họa
Tấm

Cám

Khơng bắt cá

Bắt cá

Không bắt cá

0,0

6,4

Bắt cá

1,0

2,6

➢ Nếu Tấm chọn “Không bắt cá”, phản ứng tốt nhất của Cám là “Bắt cá”.
➢ Nếu Tấm chọn “Bắt cá”, phản ứng tốt nhất của Cám là “Khơng bắt cá”.


→ Cám khơng có chiến lược áp đảo.
➢ Nếu Cám chọn “Không bắt cá”, phản ứng tốt nhất của Tấm là “Bắt cá”.
➢ Nếu Cám chọn “Bắt cá”, phản ứng tốt nhất của Tấm là “Bắt cá”.

→ Chiến lược áp đảo của Tấm là “Bắt cá”.
→ Cân bằng Nash duy nhất : (Không bắt cá, Bắt cá).
→ Khơng ai có động cơ thay đổi chất lượng.

Dọc trước ngang sau
Tấm

Cám

Không bắt cá

Bắt cá

Không bắt cá

0,0

6,4

Bắt cá

1,0

2,6



➢ Cột đầu tiên phía trước, lấy max lấy 1
➢ Cột thứ 2 phía trước, lấy max lấy 6

Như vậy là Tấm chọn khơng bắt cá thì Cám chọn bắt cá, cịn Tấm chọn bắt cá thì Cám
chọn khơng bắt cá.
Tấm

Cám

Khơng bắt cá

Bắt cá

Khơng bắt cá

0,0

6,4

Bắt cá

1,0

2,6

➢ Dịng đầu tiên phía sau, lấy max lấy 4
➢ Dịng thứ 2 phía sau, lấy max lấy 6

Như vậy Cám chọn không bắt cá thì Tấm chọn bắt cá, cịn Cám chọn bắt cá thì Tấm

chọn bắt cá.
→ Chiến lược áp đảo của Tấm là “Bắt cá”, Cám khơng có chiến lược áp đảo.
→ Như vậy ta thấy rằng có 1 điểm cân bằng NASH xảy ra là Cám không bắt cá và
Tấm bắt cá.
2. VD thực tế trong thị trường độc quyền nhóm
Trong lĩnh vực kinh tế, cân bằng Nash được ứng dụng phổ biến trong thị trường độc quyền
nhóm. Trong thị trường độc quyền nhóm, trạng thái cân bằng Nash là trạng thái cân bằng
được xác định bởi đặc điểm là khơng ai trong số các nhà độc quyền có thể tăng lợi nhuận
của mình bằng cách đơn phương thay đổi chiến lược giá.
Giả sử có hai cơng ty trên thị trường là Apple và Samsung. Apple và Samsung có thể bán
giá cao hoặc giá thấp cho sản phẩm. Các kết quả thị trường được thể hiện trong hình minh
họa.
Sa

msung


Apple

Cao

Thấp

Cao

500, 300

300, 350

Thấp


80, 0

50, 70

Lợi nhuận chung tối đa (800) khi cả hai hãng đều bán giá cao cho sản phẩm. Tuy nhiên,
trạng thái cân bằng Nash yêu cầu mỗi cơng ty hành động để đạt được lợi ích tốt nhất.
Samsung có thể cải thiện vị thế của mình bằng cách cung cấp sản phẩm ở mức giá thấp khi
Apple đang bán giá cao.
=> Cân bằng Nash khi Apple đạt lợi nhuận 300 với mức giá cao, Samsung tối đa hóa lợi
nhuận của mình ở mức 350 ở mức giá thấp. Tuy nhiên, giải pháp này dẫn đến khả năng
thông đồng. Nếu Apple đồng ý chia sẻ ít nhất 51 trong số 300 của mình khi cả hai cơng ty
đang bán giá cao, Samsung có thể sẵn sàng bán giá cao. Mặc dù sự thông đồng như vậy là
bất hợp pháp ở hầu hết các quốc gia, nhưng vẫn là một giải pháp thay thế hấp dẫn.

Qua ví dụ trên, ta có thể hiểu tại sao một quyết định có ích cho từng cá nhân lại có thể trở
nên tồi tệ cho cả nhóm. Mọi người đều sẽ giàu có hơn nếu như có thể tự kiềm chế ở mức
hợp lý, có chừng mực. Tuy nhiên vì suy nghĩ đến những điều người khác sẽ làm, họ chọn
cách hoang phí.

CHƯƠNG IV: TỔNG KẾT
Qua nội dung nhóm vừa trình bày, ta đã hiểu được
1. Lý thuyết trò chơi, trò chơi, các khái niệm liên quan, phân loại trị chơi.
2. Phân tích được các quyết định chiến lược qua ví dụ “người tù”, đồng thời chỉ ra được cân

bằng chiến lược áp đảo cũng như cân bằng Nash và phân biệt một cách ngắn gọn như sau:


Cân bằng chiến lược áp đảo


Cân bằng Nash

Chiến lược áp đảo là chiến lược có kết
cục tốt nhất bất chấp các chiến lược - Dựa vào quyết định của đối phương
của đối thủ.

(thường là chiến lược áp đảo) để đưa ra

Cân bằng chiến lược áp đảo là giao quyết định tốt nhất cho bản thân mình.
điểm của cả 2 chiến lược áp đảo của 2
người chơi.
Trong một trò chơi, người chơi duy lý sẽ chọn chiến lược áp đảo của mình nếu có, người
chơi cịn lại sẽ chọn chiến lược mang lại lợi ích nhiều hơn. Lời giải cho trị chơi này là
cùng hợp tác để mang lại lợi ích tốt hơn cho cả đôi bên (lợi do hợp tác lớn hơn lợi ích đối
đầu).
3. Đưa ra ví dụ minh họa, ví dụ thực tế và ý nghĩa kinh tế của nó.

KẾT LUẬN
Ngày nay, khái niệm điểm cân bằng Nash đóng vai trị quan trọng đối với kinh tế học vi
mơ hiện đại hay kinh tế học hành vi vì nó trao cho các nhà kinh tế học khả năng chọn ra
người thắng cuộc và người thua cuộc. Không phải khi nào nhường nhịn cũng tốt; lấn lướt
cũng xấu, cái chính là phải biết xem xét tình thế như thế nào để mình có giải pháp tối ưu.
Bằng cách vận dụng “Lý thuyết trị chơi” vào thực tiễn nói chung và kinh doanh nói riêng,
chúng ta đã có tư duy tồn diện hơn về tình huống, đối phương, hành động. Qua đó giúp
chúng ta có cách giải quyết phù hợp và thu về kết quả tốt nhất. Lý thuyết trò chơi đã được
chứng minh ở các nước tiên tiến là có ảnh hưởng rất lớn trong giáo dục kĩ năng phối kết
hợp, kĩ năng phán đoán, kĩ năng giải quyết xung đột… trong cuộc sống hàng ngày. Kết
luận lại “Lý thuyết trị chơi” là một lý thuyết tốn học đồng thời cũng chính là một cơng
cụ giúp chúng ta ra những quyết định để tối ưu hóa kết quả đạt được trong hồn cảnh mâu
thuẫn nhau về mặt lợi ích. Mặc dù điều đáng tiếc là lý thuyết trò chơi vẫn chưa thực sự

được biết đến rộng rãi ở nước ta. Tuy nhiên, sự ra đời của lý thuyết trò chơi vẫn xứng đáng
là một lý thuyết, cơng cụ có tác động tích cực đối với đời sống mỗi người cũng như các


doanh nghiệp, giúp họ đưa ra được những quyết định, kế hoạch, chiến lược trong cuộc
sống hay trong kinh doanh.



×