Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Xây dựng quy trình phân tích một số hóa chất diệt nấm trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ (LC MS), ứng dụng phân tích mẫu bụi không khí khu dân cư hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC CÔNG NGHÊ VN

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGUYỄN HỒNG NHUNG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ HĨA CHẤT DIỆT
NẤM TRÊN THIẾT BỊ SẮC KÝ LỎNG KHỐI PHỔ (LC-MS), ỨNG
DỤNG PHÂN TÍCH MẪU BỤI KHƠNG KHÍ KHU DÂN CƯ
HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2022


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VN
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGUYỄN HỒNG NHUNG

XÂY DỰNG QUY TRÌNH PHÂN TÍCH MỘT SỐ HĨA CHẤT DIỆT
NẤM TRÊN THIẾT BỊ SẮC KÝ LỎNG KHỐI PHỔ (LC-MS), ỨNG
DỤNG PHÂN TÍCH MẪU BỤI KHƠNG KHÍ KHU DÂN CƯ
HÀ NỘI



Chun ngành: Hóa Phân Tích
Mã số: 8.44.01.18

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG THỊ HẠNH

HÀ NỘI - 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng
dẫn của TS. Dương Thị Hạnh. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được
tơi trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nào.
Tơi xin chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan đến nội dung của đề
tài này.

Hà Nội, ngày

tháng năm 2022
Học viên

Nguyễn Hồng Nhung


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ khoa học - Chuyên ngành Hóa phân tích với đề tài

“Xây dựng quy trình phân tích một số hóa chất diệt nấm trên thiết bị sắc
ký lỏng khối phổ (LC-MS), ứng dụng phân tích mẫu bụi khơng khí khu
dân cư Hà Nội” được thực hiện tại phịng thí nghiệm của Viện Cơng nghệ
mơi trường - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, dưới sự hướng
dẫn của TS. Dương Thị Hạnh. Từ khi nhận đề tài cho đến khi kết thúc thực
nghiệm, tôi luôn nhận được sự quan tâm, động viên, hỗ trợ từ cô Dương Thị
Hạnh người đã hướng dẫn tôi hồn thành bài luận văn này. Với sự kính trọng,
lịng biết ơn, tôi xin phép được gửi tới cô lời cảm ơn chân thành nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn đề tài “Phát triển hai phương pháp phân tích
sàng lọc 1500 hợp chất hữu cơ vi ô nhiễm trong bụi khơng khí (SPM) và bụi
PM2.5 và ứng dụng cho phân tích mẫu bụi khơng khí tại Hà Nội”, mã số đề
tài QTJP 01.01/19-21 đã tài trợ kinh phí cho tơi thực hiện luận văn này.
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Học viện khoa học và công
nghệ. Ban lãnh đạo Viện Công nghệ Môi trường - Viện Hàn lâm Khoa học và
Viện hóa -Viện Hàn lâm Khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ để tơi
được hồn thành tốt bài luận văn này.
Tơi cũng xin được gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Hóa Viện Cơng nghệ hóa - Học viện Khoa học và Công nghệ -Viện Hàn lâm Khoa
học và Công nghệ Việt Nam, đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện
về cơ sở vật chất và hướng dẫn tơi hồn thành chương trình học tập và thực
hiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn tới tồn thể các anh chị trong phịng Phân
tích độc chất mơi trường và Các anh chị đồng nghiệp tại cục Kiểm định Hải
quan đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức và
kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Dù không phải là cộng sự, không cùng làm việc, nhưng gia đình ln ở
bên, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về cả tinh thần và vật chất
cho tôi được nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Học viên



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN....................................................................... 4
1.1. Giới thiệu về các hóa chất diệt nấm .................................................................... 4
1.2. Một số hóa hoạt chất diệt nấm thường dùng ....................................................... 5
1.3. Đánh giá nguy cơ tác động của hóa BVTV và hóa chất diệt nấm đối với mơi
trường ......................................................................................................................... 9
1.4. Độc tính của các hố chất độc hại có khả năng được hấp phụ trên bụi khơng khí
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người ................................................................... 11
1.5. Hiện trạng, nguồn gốc của hóa chất BVTV trong mơi trường khơng khí trên thế
giới ............................................................................................................................ 12
1.6. Hiện trạng, nguồn gốc của hóa chất BVTV trong mơi trường khơng khí xung
quanh tại Việt Nam ................................................................................................... 13
1.7. Phương pháp chiết tách và phân tích hóa chất bảo vệ thực vật và hóa chất diệt
nấm trong bụi khơng khí xung quanh ....................................................................... 16
1.7.1. Một số kỹ thuật chiết tách HCBVTV trong mẫu bụi khơng khí ...................... 16
1.7.2. Một số phương pháp phân tích HCBVTV trong mẫu bụi khơng khí .............. 18
1.8. Một số phương pháp phân tích các hóa chất BVTV trong mẫu bụi khơng khí
xung quanh..................................................................................................................... 22
2.1. Hóa chất và thiết bị ............................................................................................ 24
2.1.1. Hóa chất ............................................................................................................... 24
2.1.2. Thiết bị ................................................................................................................. 25
2.2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 26
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 27
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................................... 27
2.2.2.2. Phương pháp điều tra thực địa........................................................................ 27
2.2.2.3. Phương pháp phân tích trên thiết bị LC-QTOF-MS-SWATH ...................... 27
2.3. Thực nghiệm ...................................................................................................... 28

2.3.1. Khảo sát phương pháp phân tích imidacloprid và thiamethoxam trên LCQTOF-MS-SWATH ..................................................................................................... 28
2.3.1.1. Điều kiện phân tích các chất diệt nấm trên LC-QTOF-MS-SWATH ........... 28
2.3.1.2. Chuẩn bị mẫu dung dịch chuẩn ...................................................................... 29
2.3.1.3 Tính thích hợp của hệ thống ............................................................................. 29
2.3.1.4. Giới hạn phát hiện (MDL) và giới hạn định lượng (LOQ) ........................... 30
2.3.2. Xây dựng đường chuẩn và đảm bảo chất lượng của phương pháp ................. 30
2.3.3. Khảo sát phương pháp chiết tách mẫu ............................................................... 32
2.4.2.1. Khảo sát các loại dung môi sử dụng chiết tách các hợp chất diệt nấm ....... 32
2.3.3.2. Phương pháp chiết tách ................................................................................... 32
2.3.3.2. Xác định hiệu suất thu hồi của phương pháp chiết tách................................ 33
2.3.4. Thu thập và phân tích mẫu bụi tại Hà nội ......................................................... 34
2.3.5. Phương pháp đánh giá rủi ro .............................................................................. 35

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 37
3.1. Điều kiện phân tích và đường chuẩn của HCDN trên thiết bị LC-QTOF-MSSWATH .................................................................................................................... 37


3.1.1. Kết quả điều kiện phân tích HCDN ................................................................... 37
3.1.2. Kết quả xây dựng đường chuẩn cho HCDN trên thiết bị LC-QTOF-MSSWATH ......................................................................................................................... 46
3.1.3. Giới hạn phát hiện xác định (MDL) và giới hạn định lượng LOQ của 6
HCDN trên LC-QTOF-MS-SWATH .......................................................................... 49
3.3. Kiểm sốt chất lượng quy trình phân tích và hiệu suất thu hồi 6 HCDN trên
thiết bị LC-QTOF-MS-SWATH .............................................................................. 49
3.4. Tổng quan các HCDN phát hiện trong mẫu bụi khơng khí tại khu vực dân cư
của Hà Nội ................................................................................................................ 52
3.5. Mối tương quan của các HCDN trong mẫu bụi khơng khí ............................... 58
3.7. Mối tương quan của các HCDN trong mẫu bụi khơng khí thu thập mùa khô và
mùa mưa ................................................................................................................... 60
3.8. Mối tương quan của các HCDN trong mẫu bụi khơng khí thu thập tại vị trí AP1
và AP2 ...................................................................................................................... 62

3.9. Kết quả phân tích một số HCDN đặc trưng trong bụi khơng khí ...................... 63
3.10. Bước đầu đánh giá phơi nhiễm của một số HCDN trong bụi khơng khí đối với
sức khỏe con người qua đường hô hấp ..................................................................... 64


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt

AQI
APM
HCBVTV
HCDN
HCDCT
MDL
IDL
LOQ
TCVN
RSD
WHO
PM2.5
QCVN05/BTNMT
LC-MS/MS

QTOF-MSSWATH
QA
QC
APPI
IT
FTICR hay FTMS

ESI

Tiếng việt

Air quality index
Air particulate Matter
Plant protection
chemicals
Fungicides
Insecticides
Method detection limit
Instrument detection
limit
Level of quantitation
Relative standard
deviation
World Health
Organization
Particulate Matter 2.5
Technical Regulation
on Ambient Air Quality
Liquid
chromatography–mass
spectrometry
Quadrupole Time-ofFlight Mass Spectrometry

Quality Assurance.
Quality Control
Atmospheric Pressure
Photoionization

Ion Trap
Fourier Transform Ion
Cyclotron Resonance
Mass Spectrometry
Electrospray ionization

Tiếng anh

Chỉ số chất lượng khơng khí
Bụi mịn khơng khí
Hóa chất bảo vệ thực vật
Hóa chất diệt nấm
Hóa chất diệt côn trùng
Giới hạn phát hiện của phương
pháp
Giới hạn phát hiện của thiết bị
Mức định lượng
Tiêu chuẩn Việt nam
Độ lệch chuẩn
Tổ chức Y tế Thế giới
Bụi mịn 2,5 micron mét
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
chất lượng khơng khí xung quanh
Sắc ký lỏng hai lần khối phổ

Phép đo phổ khối lượng thời gian
bay tứ cực
Đảm bảo chất lượng
Kiểm soát chất lượng
Ion hóa bằng photon tại áp suất khí

quyển
Đầu dị khối phổ bẫy ion
Đầu dò khối phổ cộng hưởng
cyclotron sử dụng phép biến đổi
Fourier
Ion hóa tia điện


(CF-FAB)
DI
HQ

Continuous flow- fast
atom bombardment
Daily intake
Hazard Quotient

Bắn phá nguyên tử nhanh dòng
liên tục
Liều lượng phơi nhiễm hàng ngày
Chỉ số nguy hại


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cơng thức cấu tạo Carbendazim ................................................. 5
Hình 1.2: Cơng thức cấu tạo Hexaconazole ................................................ 6
Hình 1.3: Cơng thức cấu tạo Difenoconazole ............................................. 7
Hình 1.4: Cơng thức cấu tạo Azoxystrobin................................................. 7
Hình 2.1: Thiết bị lấy mẫu thể tích lớn (121H KIMOTO) ....................... 35
Hình 3.1: Phổ khối, thời gian lưu carbendazim ........................................ 40

Hình 3.2: Phổ khối, thời gian lưu difenoconazole isomer ........................ 41
Hình 3.3: Phổ khối, thời gian lưu hexaconazole ....................................... 42
Hình 3.4: Phổ khối, thời gian lưu thiophanate-methyl ............................. 43
Hình 3.5: Phổ khối, thời gian lưu trifloxystrobin ..................................... 44
Hình 3.6: Phổ khối, thời gian lưu azoxystrobin ........................................ 45
Hình 3.7: Đường chuẩn carbendazim ....................................................... 47
Hình 3.8: Đường chuẩn difenoconazole Isomer ....................................... 47
Hình 3.9: Đường chuẩn hexaconazole ...................................................... 47
Hình 3.10: Đường chuẩn thiophanate-methyl ........................................... 48
Hình 3.11: Đường chuẩn trifloxystrobin ................................................... 48
Hình 3.12: Đường chuẩn azoxystrobin ..................................................... 48
Hình 3.13: Quy trình chiết tách HCDN trong mẫu bụi ............................. 51
Hình 3.14: Nồng độ tối đa của HCDN trong mẫu bụi .............................. 59
Hình 3.15. Nồng độ trung bình của 6 hóa chất diệt nấm trong các mẫu bụi
thu thập vào ban ngày và ban đêm ............................................................ 60
Hình 3.16: Tổng nồng độ trung bình của HCDN trong mẫu bụi khơng khí
giữa mùa khơ và mùa mưa ........................................................................ 61
Hình 3.17: Nồng độ trung bình của HCDN tại vị trí AP1 và AP2 ........... 62


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các chất diệt nấm, nội chuẩn và chất chuẩn đồng hành................. 25
Chất chuẩn đồng hành ..................................................................................... 25
Bảng 3.1: Ion định lượng, ion xác nhận của từng chất và các thông số tối ưu
cho ESI – MS .................................................................................................. 37
Bảng 3.2: Các chất nội chuẩn.......................................................................... 38
Bảng 3.3: Chất chuẩn đồng hành .................................................................... 38
Bảng 3.4: Các điều kiện LC-QTOF-MS ......................................................... 39
Bảng 3.5: Các thơng số tính tốn MDL và LOQ ............................................ 49
Bảng 3.6: Hiệu suất thu hồi (%) của 5 chuẩn đồng hành trong 15 mẫu bụi

khơng khí xung quanh ..................................................................................... 50
Bảng 3.7. Nồng độ (pg/m3) HCDN được phát hiện trong mẫu bụi khơng khí
thu thập vào mùa khơ tại vị trí AP1 ................................................................ 54
Bảng 3.8. Nồng độ (pg/m3) HCDN được phát hiện trong mẫu bụi khơng khí
thu thập vào mùa khơ tại vị trí AP2 ................................................................ 55
Bảng 3.9. Nồng độ (pg/m3) HCDN được phát hiện trong mẫu bụi khơng khí
vào mùa mưa tại vị trí AP1 ............................................................................. 56
Bảng 3.10. Nồng độ (pg/m3) HCDN được phát hiện trong mẫu bụi khơng khí
vào mùa mưa tại vị trí AP2 ............................................................................. 57
Bảng 3.11: Giới hạn phát hiện, tần suất phát hiện và nồng độ cao nhấtcủa các
HCDN được phát hiện trong mẫu bụi ............................................................. 58
Bảng 3.12: Nồng độ trung bình của HCDN trong các mẫu bụi thu thập vào
ban ngày và ban đêm ....................................................................................... 59
Bảng 3.13: Nồng độ trung bình và tỷ lệ khối lượng của HCDN trong mẫu bụi
khơng khí giữa mùa khô và mùa mưa. ............................................................ 61
Bảng 3.14: Nồng độ trung bình của HCDN tại vị trí AP1 và AP2 ................. 62
Bảng 3.15: Liều lượng phơi nhiễm hàng ngày (mg/kg/ngày) và chỉ số nguy
hại của 04 HCDN có nồng độ cao nhất và tần xuất nhiều nhất trong bụi khơng
khí .................................................................................................................... 65


1
MỞ ĐẦU
Việt Nam là đất nước có nền nơng nghiệp phát triển ước tính giá trị thuốc
BVTV trong nước năm 2016 là 1,14 tỷ USD, tương đương 26 nghìn tỷ đồng.
Theo từng sản phẩm, thuốc diệt cỏ chiếm 45%-47%, thuốc diệt nấm chiếm 22%23%, thuốc trừ sâu chiếm 20%-22% và còn lại là một số loại thuốc khác. Hàng
năm một lượng lớn hóa chất BVTV được sử dụng để bảo vệ cây trồng cùng với
đó tốc độ phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, tốc độ dân số tăng nhanh...
khiến cho ơ nhiễm khơng khí ngày càng trở nên đáng báo động. Theo thống kê
Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu với hàm lượng bụi mịn ở mức đặc

biệt cao, vượt giới hạn tối đa theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
và tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng khơng khí xung quanh. Cũng theo báo cáo
của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tại Việt Nam hơn 60.000 ca tử vong vì bệnh
tim, đột quỵ, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và viêm phổi năm
2016 có liên quan đến ơ nhiễm khơng khí, trong đó phơi nhiễm bụi, đặc biệt là
bụi mịn PM2.5 được coi là nguyên nhân chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy
nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các hạt bụi trong khơng khí hấp
phụ và mang theo rất nhiều chất hữu cơ độc hại như: nhóm hợp chất đa vịng
thơm, parafin, nhóm carbonylic, các hợp chất hữu cơ bền, hóa chất bảo vệ thực
vật (M.Fontal và các cộng sự 2015; S.R Mesquita và các cộng sự 2015; M.N
Madson và các cộng sự 2017) v.v. và chính những hóa chất độc hại này góp
phần gây tác động có hại đối với sức khỏe con người.
Hiện tại, Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 332.890 ha, với số
dân trên 6,8 triệu người; trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là trên
188.600 ha, chiếm tỷ lệ 56,7% và dân số sống ở khu vực nông thôn gần 4 triệu
người chiếm tỷ lệ 57%. Hơn nửa dân số sống bằng nơng nghiệp vì thế mà nhu
cầu sử dụng các hóa chấtbảo vệ thực vật trong số đó hóa chất diệt cỏ, hóa chất
diệt nấm sử dụng khá nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến khơng khí cũng như
mơi trường trong các khu dân cư, khu vực công cộng.


2
Với 350.000 hóa chất và hỗn hợp hóa chất đã được đăng ký sản xuất và sử
dụng ở Việt Nam (Wang và cộng sự, 2020); tuy nhiên, các tiêu chuẩn chất lượng
khơng khí xung quanh mới chỉ được thực hiện đối với 44 chất (ví dụ: NOx, O3,
CO, SOx, chất hạt mịn và dễ bay hơi như hợp chất hữu cơ), được chính phủ
giám sát thường xuyên (QCVN-05/BTNMT, 2013); Con số này phần lớn khơng
đủ để đánh giá tình trạng chung của môi trường xung quanh (Lương và cộng sự,
2017; Nhung và cộng sự, 2018; Sakamoto và cộng sự, 2018).
Hiện nay, trên thế giới nhiều phương pháp phân tích đã được phát triển

nhằm phân tích đồng thời nhiều nhóm chất diệtnấm, diệt sâu... trong mẫu môi
trường, đặc biệt là mẫu bụi khơng khí bằng việc sử dụng cùng một phương pháp
chiết tách mẫu. Phương pháp sắc ký lỏng sử dụng bộ phận phát hiện là detector
khối phổ. Phương pháp có nhiều ưu điểm như độ chọn lọc cao, giới hạn phát
hiện thấp, thời gian phân tích nhanh, có thể định lượng đồng thời các chất. Vì
vậy, đề tài “Xây dựng quy trình phân tích một số hóa chất diệt nấm trên thiết
bị sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS), ứng dụng phân tích mẫu bụi khơng khí khu
dân cư Hà Nội” để đánh giá sự xuất hiện của các hợp chất này trong mơi trường
khơng khí tại Thành phố Hà Nội và đánh giá sự phơi nhiễm cũng như ảnh hưởng
của các hợp chất này đối với người dân, từ đó cung cấp dữ liệu quan trọng về ơ
nhiễm hóa chất diệt nấm trong bụi khơng khí cho các cơ quan quản lý nhà nước, tổ
chức bảo vệ môi trường, cơ quan y tế để có phương án, biện pháp giảm thiểu ơ
nhiễm, đảm bảo sức khỏe cộng đồng.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu, xây dựng quy trình chiết tách và phân
tích một số hóa chất diệt nấm trong bụi khơng khí bằng phương pháp sắc ký
khối phổ. Từ đó xác định các hóa chất này trong mẫu bụi khơng khí tại khu vực
dân cư Hà Nội và đánh gia rủi ro, tác động của chúng đối với sức khỏe con
người.
Đối tượng nghiên cứu: Chất diệt nấm và mẫu bụi không khí tại khu dân
cư Hà Nội.


3
Phạm vi nghiên cứu: Khu vực nội thành Hà Nội.
Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về bụi trong mơi trường khơng khí trên thế giới
và tại Việt nam. Các hợp chất hóa học trong mơi trường khơng khí tại Hà Nội,
thành phần hoá chất độc hại trên bụi khơng khí.
- Nghiên cứu tổng quan về chất diệt nấm.
- Khảo sát các loại dung môi sử dụng chiết tách các hợp diệt nấm trong

bụi khơng khí các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết bằng các phương pháp
chiết tách khác nhau.
- Khảo sát độ lặp lại của quy trình chiết tách, kiểm sốt chất lượng phân
tích bằng việc phân tích mẫu lặp, mẫu trắng.
- Xây dựng quy trình chiết tách chất diệt nấm trong mẫu bụi khơng khí
trên thiết bị sắc ký lỏng khối phổ (LC-MS).
- Thu thập mẫu bụi khơng khí tại Hà Nội.
- Ứng dụng quy trình chiết tách đã nghiên cứu để phân tích chất diệt nấm
trong các mẫu bụi thực tế thu thập được tại khu dân cư Hà Nội.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài nghiên cứu này cũng có ý nghĩa rất quan trọng
trong việc phát hiện và định lượng một số hóa chất diệt nấm trong bụi trường
khơng khí.
- Ý nghĩa thực tiễn: Từ quy trình phân tích xây dựng được sẽ ứng dụng
vào việc phân tích xác định các các hóa chất diệt nấm trong bụi khơng khí. Từ
các kết quả phân tích được sẽ đánh giá các nguy cơ phơi nhiễm và ảnh hưởng
sức khỏe đến con người. Từ đó góp phẩn cảnh báo cho các nhà quản lý về việc
sử dụng các chất diệt nấm và có định hướng lựa chọn các diệt nấm thân thiện
với con người và môi trường.


4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về các hóa chất diệt nấm
Nấm gây thiệt hại nghiêm trọng đối với năng suất của nhiều loại cây trồng
như cây ngũ cốc (lúa, ngô, khoai tây), cây rau (lạc, đậu đỗ, cà chua, cải bắp, xà
lách), cây ăn quả và cây công nghiệp (bông). Nấm gây ra các triệu chứng thối
đen rễ, lở cổ rễ, thối gốc thân, thối thân, khô vằn, thối lá. Nấm bệnh gây thiệt hại
lên tới 11,6% tổng sản lượng nông nghiệp. Ở nước ta, hàng năm sản lượng nông

nghiệp thất thu hàng ngàn tỷ đồng do nấm bệnh gây ra trên một số cây trồng
quan trọng như.
Thuốc diệt nấm là các hợp chất hóa học diệt khuẩn hoặc các sinh vật sinh
học được sử dụng để tiêu diệt nấm ký sinh hoặc bào tử của chúng. Thuốc kháng
nấm ức chế sự phát triển của chúng. Nấm có thể gây hại nghiêm trọng trong
nông nghiệp, dẫn đến thiệt hại nghiêm trọng về năng suất, chất lượng và lợi
nhuận. Thuốc diệt nấm được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
Thuốc diệt nấm có thể được hấp thụ trên lá hoặc hấp thụ theo hệ thống
qua rễ. Thuốc diệt nấm tiếp xúc không được đưa vào mô thực thực vật và chỉ
bảo vệ cây ở những nơi được phun thuốc. Thuốc diệt nấm phân phối thuốc từ
phía trên, từ mặt lá phun thuốc đến mặt lá không phun thuốc. Thuốc diệt nấm
hấp thụ qua rễ được đưa lên trên và phân phối lại qua các mạch xylem. Rất ít
thuốc diệt nấm được đưa vào tất cả các bộ phận của cây. Một số được di chuyển
theo hệ thống rễ, một số được di chuyển lên trên.
Thuốc diệt nấm có thể gián tiếp có hại cho sức khỏe con người do các loại
lương thực, rau quả thu được từ các loại cây trồng được con người sử dụng và
nó có thể gây ra dị ứng cũng như nhiều triệu chứng khác như đau đầu, tiêu chảy,
các tổn hại cho các cơ quan cũng như gây ra các rối loạn nghiêm trọng và các
loại bệnh tật liên quan đến hệ thần kinh. Thuốc diệt nấm cũng có thể là nguy
hiểm cho các hệ sinh thái do nó có thể thốt đi và gây ô nhiễm môi trường nước


5
và đất cũng như tích lũy sinh học và làm gia tăng độc tính đối với các cơ thể
sống trong hệ sinh thái.
1.2. Một số hóa hoạt chất diệt nấm thường dùng
a) Carbendazim
- Cơng thức phân tử: C9H9N3O2

Hình 1.1: Cơng thức cấu tạo Carbendazim

Carbendazim là một triazine liên hợp với vịng Benzen và nhóm
carbamat, nó ức chế sự phát triển của nhiều loại nấm, có khả năng phịng, chữa
trị nhiều bệnh nấm khác nhau trên nhiều loại cây trồng (ngũ cốc, rau màu, cây
ăn quả, cây cảnh, cây công nghiệp…) ở nhiều nước trên thế giới.
- Hoạt chất có nhiệt độ nóng chảy cao (305oC) và tan rất ít trong nước,
nên it ảnh hưởng tới môi trường.
- Carbendazim là hoạt chất trừ bệnh lưu dẫn thuộc nhóm benzimidazole.
Carbendazim được sáng chế đồng thời bởi ba nhà sản xuất BASF, Hoeschst (giờ
sát nhập vào Bayer) và Dupont.
- Carbendazim là hoạt chất có tác dụng phịng và trừ, phổ tác động rộng
trên cây ngũ cốc, cây ăn quả và trên rau các loại.
- Thời gian bán phân hủy của Carbendazim trong đất là 6 – 12 tháng trên
diện tích đất khơng có cây cối và 3 – 6 tháng trên đất có cỏ, cây. Carbendazim bị
phẩn hủy bởi hệ vi sinh vật đất. Mặc dù hoạt chất này có ảnh hưởng đến hệ vi
sinh vật trong đất nhưng không kéo dài.
- Mức dư lượng tối đa (MRL) theo Codex (mg/kg): Chuối: 0.2; Đậu ăn
hạt (khô): 0.5; Rau họ thập tự: 0.5; Cà rốt: 0.2; Cà phê hạt: 0.1; Lạc: 0.1; Dưa


6
chuột: 0.05; Rau diếp: 5.0; Xoài: 5.0; Ớt tươi: 2.0; Ớt khơ: 20.0; Cây có múi:
3.0; Đậu tương: 0.5; Cà chua: 0.5; Đậu tương: 0.5.
b) Hexaconazole
- Cơng thức phân tử:C14H17Cl2N3O

Hình 1.2: Công thức cấu tạo Hexaconazole
- Hexaconazole là một triazine, nó ức chế tổng hợp eugesteron, có khả
năng kháng khuẩn, diệt nhiều loại nấm và kiểm soát nhiều loại bệnh dịch thuộc
về nấm như và đốm lá, phấn trắng, gỉ sắt, thán thư, khô vằn trên lúa và nhiều
loại cây trồng, cây ăn quả, cây cơng nghiệp. Hoạt chất có nhiệt độ nóng chảy

cao (111oC) và dư lượng trên cây trồng rất thấp, thân thiện với môi trường.
- Hexaconazole là hoạt chất có tính lưu dẫn được sử dụng trừ nhiều loại
nấm hại của họ Ascomycetes và Basidiomycetes như: mốc sương, đốm lá, rỉ sắt,
héo lá, khô vằn, … trên nhiều loại cây trồng khác nhau (rau, cây ăn quả, ngũ
cốc, chè, hoa và cây cảnh, ớt, đậu tương, lạc, …).
- Mức dư lượng tối đa (MRL) theo The Japan Food Chemical Research
Found (mg/kg): Gạo: 0.02; Ngô: 0.02; Đậu tương: 0.05; Lạc: 0.05; Khoai tây:
0.02; Rau họ thập tự: 0.1; Bắp cải: 0.1; Xúp lơ: 0.02; Hành: 0.02; Tỏi: 0.05;
Khoai tây: 0.02; Rau diếp: 0.02; Cà rốt: 0.1; Cà chua: 0.1; Dưa chuột: 0.05; Dưa
hấu: 0.5; Dưa bở: 0.5; Cây có múi: 0.02; Dâu tây: 0.1; Chuối: 0.1; Đu Đủ: 0.5;
Xồi: 0.5.
c) Difenoconazole
- Cơng thức phân tử: C19H17Cl2N3O3


7

Hình 1.3: Cơng thức cấu tạo Difenoconazole
- Hoạt chất Difenoconazole là thuốc trừ bệnh phổ rộng thuộc nhóm
Triazolecó thể sử dụng bằng cách phun, xử lý hạt giống các bệnh do các loại
nấm Ascomycetes, Basidiomycetes và Deuteromycetes như Tilletia spp.,
Septoria spp., Ustilago tritici Fusarium spp, Phoma spp and Bipolaris spp,
Pyrenophora graminea, Helminthosporium teres, Rhynchosporium secalis trên
cây ăn quả, khoai tây, củ cải đường, rau, cây ngũ cốc, hoa và cây cảnh...
- Difenoconazole tác động đến các loại nấm hại bằng cách can thiệp vào
q trình sinh tổng hợp ergosterol thơng qua ức chế hình thành 14αdemethylation của sterol từ đó làm thay đổi hình thái và chức năng của màng tế
bào nấm, dẫn đến ngăn cản quá trình phát triển của nó.
-Difenoconazole tồn tại dạng tinh thể trắng, tan trong acetone, toluene,
ethylic. Điểm cháy > 63°c.Nhóm độc III, LD50 qua miệng 1.453 mg/kg, LD50
qua da 2.010 mg/kg. Tương đối độc với cá, ít độc với ong. TGCL 7 ngày.

d) Azoxystrobin
- Cơng thức phân tử: C22H17N3O5.

Hình 1.4: Cơng thức cấu tạo Azoxystrobin
- Là hoạt chất diệt nấm tồn thân, Azoxystrobin có phổ tác động rộng, nó


8
phòng, diệt, trừ nhiều bệnh về nấm, nhất là các bệnh phấn trắng, rỉ sắt, đạo ôn,
sương mai, nấm mốc trên hàng loạt cây trồng lúa, ngơ, cam qt, nho, cà phê,
cây dây leo, rau màu, cây ăn quả, cây cảnh… Hoạt chất ít độc cho người và mơi
trường.
- Cơ chế tác động: Azoxystrobin ức chế quá trình trao đổi chất diễn ra ở ty
thể của tế bào sợi nấm. Thuốc phòng trừ nhiều loai nấm hại cây trồng.
- Azoxystrobin là một loại thuốc diệt nấm phổ rộng thuộc nhóm
Strobilurin, có hoạt tính chống lại một số bệnh trên nhiều loại cây ăn được và
cây cảnh. Một số bệnh được kiểm sốt hoặc phịng ngừa là bệnh đạo ơn, rỉ sét,
nấm mốc, nấm mốc trắng, bệnh sương mai, táo vảy, sọc gỉ.
- Dưới tác động của ánh sáng mặt trời Azoxytrobin rất dễ bị phân giải.
Q trình quang hóa là con đường chủ yếu làm cho hoạt chất bị phân giải. Ngồi
ra hệ vi sinh vật có trong tự nhiên cũng góp phần vào q trình phân giải của
Azoxytrobin. Thời gian bán phân hủy trong đất của hoạt chất < 2 tuần.
- Trong đất kiềm, có tưới và nghèo dinh dưỡng Azoxytrobin được “giữ”
lại lớp đất mặt và tồn tại ở đó đến lúc bị phân giải hồn tồn. Azoxytrobin khơng
bị rửa trơi khỏi lớp đất mặt do đó nguy cơ làm ô nhiễm nguồn nước mặt là
không thể xẩy ra.
- Azoxytrobin trong cây trồng được chuyển hóa thành 15 hợp chất khác
nhau, nhưng chúng chỉ chiếm 5% tổng dư lượng có trong cây. Do đó dư lượng
của Azoxytrobin trong cây là rất thấp.
- Mức dư lương tối đa (MRL) theo Codex (mg/kg): Dâu tây: 10.0; Quả có

hạt: 2.0; Đậu tương: 0.5; Gạo: 5.0; Ớt khô: 30.0; Lạc: 0.2; Ngô: 0.02; Xoài: 0.7;
Đu đủ: 0.3; Rau diếp: 3.0; Gừng: 0.1.


9
1.3. Đánh giá nguy cơ tác động của hóa BVTV và hóa chất diệt nấm đối với
mơi trường
Hóa chất diệt nấm cũng như hóa chất bảo vệ thực vật có nhiều tác động
đến môi trường. Thuốc BVTV và HCDN, bằng nhiều con đường khác nhau,
chúng sẽ bị chuyển hoá và mất dần.
- Sự bay hơi: Dựa theo khả năng bay hơi, các thuốc BVTV, HCDN được
chia thành 2 nhóm: bay hơi và không bay hơi. Tốc độ bay hơi của một loại thuốc
phụ thuộc vào áp suất hơi; dạng hợp chất hố học và điều kiện thời tiết (gió to,
nhiệt độ cao dễ làm cho thuốc bay hơi mạnh).
- Sự quang phân (bị ánh sáng phân huỷ): Nhiều thuốc BVTV, HCDN dễ
bị phân huỷ khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhất là tia tử ngoại.
- Sự cuốn trôi và lắng trôi: Sự cuốn trôi là hiện tượng thuốc BVTV,
HCDN bị cuốn từ trên lá xuống đất do tác dụng của nước mưa hay nước tưới,
hay thuốc ở trên mặt đất cuốn theo dòng chảy đi nơi khác.
- Sự lắng trôi là hiện tượng thuốc BVTV, HCDN bị kéo xuống lớp đất sâu
bởi nhiều yếu tố. Cả hai quá trình này phụ thuộc trước hết vào lượng nước mưa
hay nước tưới, đặc điểm của thuốc và đặc điểm của đất.
- Phân huỷ do vi sinh vật đất (VSV): Tập đồn vi sinh vật đất rất phức tạp,
trong đó có nhiều lồi có khả năng phân huỷ các chất hố học. Một loại thuốc
BVTV bị một hay một số loài VSV phân huỷ (Brown, 1978). Thuốc trừ cỏ 2,4D bị 7 loài vi khuẩn, 2 loài xạ khuẩn phân huỷ.
Ngược lại, một số lồi VSV cũng có thể phân huỷ được các thuốc trong
cùng một nhóm hoặc thuộc các nhóm rất xa nhau.
Nấm Trichoderma viridi có khả năng phân huỷ nhiều loại thuốc trừ sâu
clo, lân hữu cơ, cacbamat, thuốc trừ cỏ (Matsumura & Boush,1968)
Nhiều thuốc trừ nấm bị VSV phân huỷ thành chất không độc, đơn giản

hơn (Menzie, 1969). Theo Fild và Hemphill (1968); Brown (1978), những thuốc


10
dễ tan trong nước, ít bị đất hấp phụ thường bị vi khuẩn phân huỷ; cịn những
thuốc khó tan. trong nước, dễ bị đất hấp phụ lại bị nấm phân huỷ là chủ yếu.
Tác hại của HCDN:
- Đối với môi trường: Làm mất cân bằng hệ sinh thái trong tự nhiên, có
các lồi gây hại thì cũng có các lồi có lợi. Các lồi thiên địch để cân bằng hệ
sinh thái, bởi HCDN có tác dụng tiêu diệt các lồi gây hại đồng thời nó cũng
giết chết rất nhiều lồi có lợi. Ví dụ như những loại thiên địch như ong kí sinh
hay cơn trùng bắt mồi, thường nhạy cảm với thuốc hơn những loài gây hại. Sau
khi dùng thuốc, số lượng côn trùng và sâu gây hại chết rất nhiều, làm các loài
thiên địch bị thiếu thức ăn và chết dần, phần khác thì lại bị ngộ độc từ con mồi
đã bị trúng thuốc.
- Gây ô nhiễm môi trường đất: HCDN sau khi đước sử dụng một phần sẽ
bị bay hơi; một phần được quang hóa; một phần cây sẽ hấp thu và phân giải,
chuyển hóa. Tuy vậy, dù có sử dụng bằng cách nào thì cuối cùng HCDN vẫn bị
ngấm vào vào đất. Nếu loại thuốc có tính độc cao sẽ giết chết rất nhiều sinh vật
có lợi trong đất. Kể cả thời gian phân hủy dài thì khổng đủ thời gian để đất phân
hủy hết. Đặc biệt nếu dùng lâu dài và liên tục, chắc chắn các chất độc hại sẽ bị
tích lũy lại dần trong đất. Theo đó, tồn dư HCDN trong đất sẽ gây hại cho cây
trồng.
- Ô nhiễm nguồn nước: Những phần HCDN khi chưa thấm vào đất thì
chảy tràn trên đồng ruộng, kênh rạch hay thông qua đất mà ngấm vào mạch
nước ngầm. Chưa kể những bao bì hay lọ thuốc mà người dân vứt bỏ ngoài đồng
ruộng, hay khi xục rửa các dụng cụ chứa thuốc rồi đổ ra các nguồn nước gần đó.
Gây ơ nhiễm nước một cách nghiêm trọng. Làm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài
động vật sống dưới nước. Đồng thời, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống,
sức khỏe con người.

- Thiệt hại kinh tế: Thường thì khi sử dụng HCDN sẽ có chi phí đầu tư
ban đầu cao hơn so với vườn không sử dụng thuốc.


11
Ngoài ra, việc xuất hiện các dịch hại mới khiến người dân mãi phụ thuộc
vào HCDN. Hay những chi phí để khắc phục sự ô nhiễm đất, ô nhiễm nước do
HCDN gây ra. Những tổn thất khi các sản phẩm bị tồn đọng lại, khơng thể xuất
khẩu vì có chứa dư lượng của các chất gây hại. Tất cả đe dọa một cách nghiêm
trọng cho cả hệ sinh thái, cho sức khỏe con người.
1.4. Độc tính của các hố chất độc hại có khả năng được hấp phụ trên bụi
khơng khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Nếu người canh tác hay người phun chủ quan, không trang bị đầy đủ đồ
bảo hộ, không vệ sinh tốt sau khi phun xịt HCDN. Chắc chắn sức khỏe sẽ bị ảnh
hưởng trực tiếp. Thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngồi ra, dư lượng HCDN trên nơng sản và trong mơi trường (đất, nước,
khơng khí) sẽ tham gia vào chuỗi thức ăn của con người. Bắt đầu quá trình gây
hại trực tiếp cho con người và môi trường. Chúng có thể tác động ngay lập tức,
tiềm ẩn hoặc tích lũy theo thời gian tới sức khỏe của con người. Một số loại
HCDN và hợp chất của chúng qua xét nghiệm cho thấy có thể gây quái thai và
bệnh ung thư cho con người.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các chất ô nhiễm (thuốc diệt nấm,
trừ sâu, chất chống cháy, v.v.) xâm nhập vào môi trường trực tiếp hoặc gián tiếp
thơng qua bầu khí quyển vàcó thể được vận chuyển nhờ vật chất dạng hạt của
chúng. Kết quả làcác chất ơ nhiễm này có thể khuếch tán trong mơi trường
khơng khí (Castro-Jiménez và cộng sự, 2011; Hapeman và cộng sự, 2013;
Primbs và cộng sự,2008). chúng có thể tác động tiêu cực đối vớisức khỏe con
người như não, thận, gan và hệ thống sinh sản.
Trung tâm Quan trắc môi trường Việt Nam nghiên cứu cho biết, nồng độ
bụi mịn PM2.5 và PM10 trung bình trong khơng khí ở Hà Nội và TP Hồ Chí

Minh đang vượt mức tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới WHO và có xu hướng
duy trì ở ngưỡng cao, gây nguy hại đến mơi trường và sức khỏe con người ở
mức báo động.


12
Theo bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm PM 2.5 nhất thì Hà Nội và
TP.HCM lần lượt xếp thứ 2 và thứ 15 khu vực Đơng Nam Á.
Ơ nhiễm là mối đe dọa môi trường lớn nhất đối với các bệnh tật và tử
vong sớm trên thế giới. Bệnh gây ra bởi ơ nhiễm dưới tất cả các hình thức đã
gây ra chín triệu trường hợp tử vong, tương đương với 16% số tử vong, trên toàn
thế giới trong năm 2015.
Số tử vong liên quan đến ô nhiễm cao hơn gấp ba lần so với AIDS, lao và
sốt rét cộng lại, và gấp năm lần so với chiến tranh và tất cả các hình thức bạo lực
liên quan đến chiến tranh.
Theo nghiên cứu các loại hóa chất này có thể gây ngộ độc mãn tính, hóa
chất ngấm vào người qua hít thở, tiếp xúc qua da, dư lượng trong thức ăn… tuy
không ngộ độc ngay, nhưng ngấm dần đến một thời điểm nào đó sẽ phát sinh ra
bạo bệnh, có thể gây ung thư...
1.5. Hiện trạng, nguồn gốc của hóa chất BVTV trong mơi trường khơng khí
trên thế giới
Việc sử dụng nhiều thuốc BVTV như: thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc
diệt nấm... đã dẫn đến tình trạng ơ nhiễm không chỉ hiện diện trong đất, nước
hoặc cây trồng mà cịn trong khí quyển. Xét đến số lượng lớn thuốc BVTV được
sử dụng trên toàn cầu, cùng với sự tồn tại của chúng, đây có thể là một mối quan
tâm quan trọng liên quan đến chất lượng khơng khí và sức khỏe con người trên
toàn thế giới. (M. N. Madson, O. R. Gisele, B. A. Jailson. Pesticides in fine
airborne particles: from a green analysis method to atmospheric characterization
and risk assessment, Sci Rep., 2017, 7. 2267).
Hiện nay, số lượng lớn các chất hóa học đã được thải bỏ và phát tán vào

môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, nước và khơng khí. Tuy nhiên, số
lượng các chất hóa học được kiểm tra thường xuyên và đưa vào quy chuẩn cịn
rất hạn chế, đặc biệt là các thơng số về ô nhiễm không khí. Bởi vậy, để đánh giá
một cách tồn diện hiện trạng ơ nhiễm mơi trường khơng khí thì việc phát hiện


13
và định lượng nhanh số lượng lớn các chất hóa học phát sinh trong mơi trường
khơng khí đặc biệt là các nhóm chất BTVT rất cấp thiết.
Madson và cộng sự (2017) đã tiến hành nghiên cứu các HCDCT cơ phốt
pho (OPPs), pyrethroids, các ba mát, và strobirulin trong bụi PM2.5 tại ven biển
nhiệt đới của Nam bán cầu. Kết quả cho thấy tổng 12 HCDCT trong đó có 8 loại
HCDCT bị cấm đã được phát hiện. Degrendele và cộng sự (2016) đã nghiên cứu
ô nhiễm HCDCT clo hữu cơ (OCPs) và các HCDCT hiện đang được phép sử
dụng (CUPs) trong pha bụi và khí với các kích thước bụi khác nhau tại Cộng
hòa Séc. Kết quả cho thấy OCPs và phần lớn CUPs được phát hiện chủ yếu
trong các hạt bụi mịn, trong đó HCDCT CUP (carbendazim, isoproturon,
prochloraz, và terbuthylazine) được phát hiện ở nồng độ cao trong các hạt bụi
thơ (> 3.0 µm). Sự có mặt của CUP trong khơng khí được cho là bắt nguồn từ
hoạt động nơng nghiệp. Coscolla và cộng sự (2014) đã nghiên cứu ô nhiễm của
16 HCDCT ở vùng Valencia, Tây Ban Nha và thấy rằng tổng nồng độ HCDCT
trong pha bụi dao động từ 3,5 đến 383,1 pg m-3 và hầu hết HCDCT
(carbendazim, tebuconazole, chlorpyrifos-ethyl và chlorpyrifos-methyl) được
tích lũy trong hạt bụi siêu mịn (<1 μm) và thô (2,5-10 μm). Một nghiên cứu của
Coscolla và cộng sự (2010) cho thấy rằng 41 trong số 56 HCDCT CUPs nghiên
cứu được phát hiện trong không khí tại khu vực nơng thơn và đơ thị ở khu vực
miền trung nước Pháp, với nồng độ dao động từ 0,1 đến 117,33 ng m-3. Bốn
CUPs được phát hiện với tần suất cao nhất (52-78%) là thuốc diệt cỏ trifluralin,
acetachlor, pendimethalin và thuốc diệt nấm chlorotalonil với nồng độ trung
bình lần lượt là 1,93; 1,32; 1,84 và 12,15 ng m-3. Sự có mặt của những nhóm

chất này trong khơng khí được cho là liên quan đến hoạt động nơng nghiệp.
1.6. Hiện trạng, nguồn gốc của hóa chất BVTV trong mơi trường khơng khí
xung quanh tại Việt Nam
Đất nước ta với diện tích vào khoảng 331.212 km², trong đó diện tích đất
canh tác nơng nghiệp chiếm 10.000 km2, nhưng có đến 70% cho trồng lúa và


14
30% cho trồng các loại lương thực khác như ngô, khoai, sắn, rau mầu, hoa quả...
Như vậy, để phát triển nông nghiệp, việc sử dụng HCDN là không thể thiếu
được. Hiện trạng sử dụng ngày càng tăng cả về chủng loại và khối lượng nhằm
góp phần vào sự phát triển kinh tế nơng nghiệp của đất nước.
Hiện nay, có rất ít nghiên cứu được thực hiện về hiện trạng ô nhiễm của
HCBVTV trong mơi trường khơng khí xung quanh ở Việt Nam. Nghiên cứu về
HCDCT trong bụi và khơng khí (N.M.Tuệ và cộng sự. 2013), đất, trầm tích
(Matsukami và cộng sự. 2015), tóc (Muto và cộng sự. 2012), và sữa (N.M.Tuệ
và cộng sự. 2010) đã được thực hiện, tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung vào
khu vực tái chế rác thải điện tử (EWR).
Tại Việt Nam, hóa chất BVTV được sử dụng từ những năm 40 của thế kỷ
XX nhằm bảo vệ cây trồng. Theo thống kê vào năm 1957 tại miền Bắc nước ta
sử dụng khoảng 100 tấn. Đến trước năm 1985 khối lượng hóa chất BVTV dùng
hàng năm khoảng 6.500 - 9.000 tấn thì trong 03 năm gần đây, hàng năm Việt
Nam nhập và sử dụng từ 70.000 - 100.000 tấn, tăng gấp hơn 10 lần. Các loại
thuốc BVTV mà Việt Nam đang sử dụng có độ độc còn cao, nhiều loại thuốc đã
lạc hậu. Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất trừ sâu cũng được sử dụng trong các lĩnh
vực khác, ví dụ sử dụng DDT để phòng trừ muỗi truyền bệnh sốt rét (từ 1957 1994: 24.042 tấn. Hiện nay, tỉ lệ thành phần của các loại hố chất BVTV đã thay
đổi (hóa chất trừ sâu: 33%; hóa chất trừ nấm: 29%; hóa chất trừ cỏ: 50%, 1998).
Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở nước ta đến năm 2013 đã lên tới
1.643 hoạt chất, trong khi, các nước trong khu vực chỉ có khoảng từ 400 đến 600
loại hoạt chất, như Trung Quốc 630 loại, Thái Lan, Malaysia 400-600 loại (Hội

nông dân, 2015).
Phần lớn các loại hóa chất BVTV được sử dụng ở nước ta hiện nay có
nguồn gốc từ nhập khẩu. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, năm 2014 về thực trạng và giải pháp quản lý thuốc BVTV nhập lậu cho
thấy hàng năm Việt Nam nhập khẩu từ 70.000 đến 100.000 tấn thuốc BVTV,


15
trong đó HCDCT chiếm 20,4%, thuốc trừ bệnh chiếm 23,2%, thuốc trừ cỏ chiếm
44,4%, các loại thuốc BVTV khác như thuốc xơng hơi, khử trùng, bảo quản lâm
sản, điều hịa sinh trưởng cây trồng chiếm 12% (Cục Bảo vệ thực vật, 2015).
*Ơ nhiễm hóa chất trong mơi trường bụi khơng khí tại Hà Nội
Hà Nội là thủ đơ của Việt Nam nằm ở đồng bằng sông Hồng. Vài năm trở
lại đây q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở các vùng đô thị lớn và khu vực
nông thôn ven đôđặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội có xu hướng mở rộng
khơng gian từ trung tâm ra đến ngoại thành, dân số thủ đô tăng mạnh Hà Nội là
thành phố đông dân thứ hai của cả nước và cũng có mật độ dân số cao, cở sở hạ
tầng, đường xá, nhà ở xây dựng tốc độ cao, diện tích tự nhiên là 332.890 ha,
trong đó diện tích đất sản xuất nơng nghiệp là trên 188.600 ha.Để bảo vệ cây
trồng hàng năm một lượng lớn thuốc BVTV được sử dụng một cách bừa bãi.
Mặc dù chất lượng mơi trường khơng khí mỗi năm có khác nhau, song tình trạng
ơ nhiễm bụi tại các thành phố, đặc biệt là tình trạng ơ nhiễm bụi mịn (PM2.5 và
PM10) tại Hà Nội, TP.HCM luôn là một trong những vấn đề nóng và đặt ra
nhiều thách thức.
Cơ sở của nhận định đó được dựa trên tham khảo số liệu từ trạm quan trắc
tại Đại sứ quán Mỹ (Hà Nội) và số liệu từ trạm quan trắc tại Lãnh sự quán Mỹ
(TP.HCM).
Theo báo cáo, Hà Nội là thành phố có mức độ ô nhiễm bụi và biến động
qua các năm cao hơn so với các đơ thị khác. Giá trị trung bình năm của thông số
bụi PM2.5 và PM10 tại tất cả các trạm quan trắc mơi trường khơng khí tự động,

liên tục tại Hà Nội giai đoạn 2018 - 2020 đều vượt quá giới hạn cho phép so với
QCVN 05:2013/BTNMT từ 1,1 đến 2,2 lần. Một số khu vực trong nội thành Hà
Nội, chất lượng khơng khí đã ở mức kém và xấu, giá trị PM2.5 đã vượt QCVN,
có thể ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của con người, đặc biệt là nhóm người
nhạy cảm.
Hà Nội là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới với nồng độ


×