Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

PHÂN TÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI HỢP LÝ VÀ HIỆU QUẢ TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.52 KB, 12 trang )

Tiểu Luận Pro(123docz.net)
Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh

Mã sinh viên: 2172202010195

Lớp ( tín chỉ ): 59.51.05+06.LT2

( Niên chế ): CQ59/51.06

STT: 25

ID phòng thi: 580 058 0021

Ngày thi: 09/04/2022

Ca thi: 9h15’

BÀI THI MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN
Hình thức thi: Tiểu luận
Mã đề thi: Đề số 05

Thời gian thi: 3 ngày

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI HỢP
LÝ VÀ HIỆU QUẢ TRONG Q TRÌNH CƠNG NGHIỆP HĨA, HIỆN ĐẠI
HĨA. LIÊN HỆ THỰC TIỄN THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH
TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1



Tiểu Luận Pro(123docz.net)
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU

1

NỘI DUNG.

2

1. Các khái niệm

2

1.1. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

1.2. Cơ cấu kinh tế

2

1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.

2

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hợp lý và hiệu quả trong quá


trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

3

2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế

3

2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng kinh tế

3

2.3. Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế

3

3.

Thực tiễn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay

5
3.1. Những thành tựu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

5

3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

6

3.3. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hiệu quả ở Việt Nam


7

3.3. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hiệu quả ở Việt Nam

8

KẾT LUẬN

9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

2


LỜI MỞ ĐẦU
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển lực lượng sản xuất, nhằm khai thác,
phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngồi nước, nâng cao dần
tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế. Đồng thời thúc đẩy sự liên kết, hợp tác giữa
các ngành, các vùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế, tham gia vào quá
trình phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả.Cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường đi lên xã hôi chủ
nghĩa xã hội mà nhiều quốc gia trên thế giới và Đảng ta đã lựa chọn.
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng được tính
hội nhập và phát triển bền vững ln đảm bảo tính thời sự đối với mỗi quốc gia,
khơng chỉ riêng Việt Nam. Chuyển dịch cơ cấu là khâu quan trọng mang đến sự
chuyển biến thực chất cho nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại hợp lý, hiệu quả trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn liền với
sự phát triển của phân cơng lao động trong và ngồi nước, từng bước hình thành

các vùng chun mơn hóa sản xuất, để khai thác thế mạnh, nâng cao năng xuất lao
động, đồng thời phát huy nguồn lực của các ngành, các vùng và các thành phần
kinh tế.
Bài tiểu luận Phân tích chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hợp lý và hiệu
quả trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, liên hệ thực tiễn thực hiện
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay sẽ cho ta biết rõ hơn về các biện
pháp để chuyển dịch cơ cấu hợp lý theo hướng hiện đại hóa, cơng nghiệp hóa và
thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam trong những năm gần đây.

3


NỘI DUNG
1. Các khái niệm.
1.1. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dung sức
lao động thủ cơng là chính sang sử dụng moọt các phổ biến sức lao động với công
nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công
nghiệp và tiến bọ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
hơn.
1.2. Cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế là tổng hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối
tương quan tỉ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể.Cơ cấu kinh tế là mối
quan hệ tỉ lệ giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế là
tổng hợp các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỉ trọng và quan hệ tương tác phù
hợp giữa các bô phận trong hệ thống kinh tế quốc dân.
1.3.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự vận động phát triển của các ngành làm thay đổi
vị trí, tỉ trọng và mối quan hệ tương tác giữa chúng theo thời gian để phù hợp với

sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất và phân cơng lao động xã hội.
Những nhóm ngành có cơ hội phát triển sẽ tăng mạnh hơn.
2. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hợp lý và hiệu quả trong q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.1. Chuyển dịch cơ cấu theo ngành kinh tế.

4


Trong hệ thống các cơ cấu kinh tế, thì cơ cấu ngành kinh tế ( công nghiệp –
nông nghiệp – dịch vụ ) giữ vị trí quan trọng nhất, vì nó phản ánh trính độ phát
triển của nền kinh tế và q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại hiêu quả chính là q trình tăng tỉ trọng của
các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong
GDP.
2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu theo vùng kinh tế cũng là sự chuyển dịch của ngành, hình
thành sản xuất chun mơn hóa. Để có thể khai thác tối đa nguồn lực của từng địa
phương, cần có những chính sách phân bổ riêng cho từng khu vực dựa trên điều
kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tập trung
cơ cấu lại, phát triển ngành dịch vụ. Tập trung vào công tác đào tạo nhân lực cho
những ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức và cơng nghệ cao. Chú trọng các duy
trì bản sắc văn hóa dân tộc, nét riêng của đất nước phát triển du lịch xanh, bền
vững. Đây cũng là một phương tiện giúp quảng bá đất nước đến các nước trên thế
giới.
2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế được thể hiện bằng sự thay đổi số lượng
các thành phần kinh tế hoặc thay đổi tỉ trọng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ
mà các thành phần kinh tế tạo ra trong GDP. Cơ sở của sự chuyển dịch cơ cấu
thành phần kinh tế là sự tồn tại khách quan, vai trị vị trí và sự vận động của từng

thành phần kinh tế trong nền kinh tế. Đối với cơ cấu thành phần kinh tế thì sự định
hướng về mặt chính trị – xã hội có sự tác động rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu
thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế là một

5


trong những yếu tố quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu hiệu quả theo trong
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3. Thực tiễn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
3.1. Những thành tựu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
Về cơ cấu ngành kinh tế, cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của
GDP, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi đáng kể theo hướng tích cực. Đó là tỷ
trọng trong GDP của ngành nông nghiệp đã giảm nhanh từ 38,1% năm 1990 xuống
27,2% năm 1995; 24,5% năm 2000; 20,9% năm 2005, và đến năm 2008 ước cịn
20,6%. Tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP đã tăng nhanh, năm 1990 là 22,7%; năm
1995 tăng lên 28,8%; năm 2000: 36,7%; năm 2005: 41% và đến năm 2008 ước tính
sẽ tăng đến 41,6%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP chưa biến động nhiều, năm 1990
là 38,6%; năm 1995: 44,0%; năm 2000: 38,7%; năm 2005: 38,1%; năm 2008 sẽ là
khoảng 38,7%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước
ta theo xu hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên, trong khi số lao động ngành nông nghiệp
ngày càng giảm đi.
Về cơ cấu vùng kinh tế, trong những năm vừa qua cũng đạt được nhiều thành
tựu quan trọng, đóng góp vào q trình phát triển kinh tế. Trên bình diện quốc gia,
đã hình thành 6 vùng kinh tế: vùng trung du miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng
sông Hồng, vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên,Đông
Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Các địa phương cũng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các
khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông

nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất
hàng hố trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Điều này

6


tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về
xuất khẩu.
Trong cơ cấu các thành phần kinh tế, kinh tế tư nhân được phát triển không
hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật
khơng cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo
thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao
cấp sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử
dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
3.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
- Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành tại Việt Nam những năm
gần đây được đánh giá có sự thay đổi rõ rệt. Điều đó được thể hiện ở sự sụt giảm tỷ
trọng khu vực I, tăng tỷ trọng ở khu vực II, III. Cụ thể, ở khu vực I. Tỷ trọng về
ngành trồng trọt, chăn nuôi giảm, tăng ở ngành thủy sản. Ở khu vực II, tỷ trọng
ngành công nghiệp chế biến tăng lên mạnh mẽ, cịn cơng nghiệp khai thác có xu
hướng giảm nhẹ. Khu vực III, các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng và phát
triển đơ thị có xu hướng tăng nhanh.
Cơng nghiệp khai thác mỏ vẫn cịn chiếm tỷ trọng lớn, cơng nghiệp điện, nước
cịn chiếm tỷ trọng nhỏ, cơng nghiệp chế biến có tỷ trọng khá, nhưng tỷ lệ gia cơng
cịn lớn, cơng nghiệp phụ trợ phát triển chậm. Tỷ trọng dịch vụ trong nhiều năm bị
giảm, tuy mấy năm nay đã tăng lên; tỷ trọng của những ngành dịch vụ động lực
như tài chính- tín dụng, khoa học- cơng nghệ cịn nhỏ. Trong điều kiện đẩy mạnh
cơng nghiệp hố, hiện đại hố thì tất yếu phải “tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và
dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân” như ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.


7


Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên là do Nhà nước có chủ
trương, chính sách thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên mọi khía
cạnh. Ngồi ra, Nhà nước cũng áp dụng đường lối đổi mới về khoa học – công
nghệ, nhất là tác động từ cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế giới đã góp phần
làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách nhanh chóng.
-

Cơ cấu kinh tế theo vùng ở Việt Nam cũng có sự thay đổi trong những năm

gần đây. Thành phần kinh tế nhà nước có tỷ trọng suy giảm, tuy nhiên vẫn giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế. Ngược lại, thành phần kinh tế tư nhân lại có tỷ trọng
ngày càng tăng mạnh. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi cũng tăng lên
nhanh chóng kể từ khi nước ta gia nhập WTO.
Nguyên nhân chính của sự chuyển dịch kinh tế theo vùng là do: Các chính sách,
chủ trương về mở cửa, hội nhập với nền kinh tế của thế giới; Những chủ trương,
đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần của Nhà nước dẫn đến sự chuyển
dịch cơ cầu kinh tế; Do áp dụng cơ chế của thị trường.
-

Việt Nam hiện hình thành và hoạt động trên 3 vùng kinh tế trọng điểm: Vùng

kinh tế trọng điểm miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Những năm gần đây, cơ
cấu kinh tế của 3 vùng lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch đáng kể.
Cụ thể, nền nơng nghiệp hình thành các vùng chuyên canh về cây công nghiệp
thực phẩm. Cịn cơng nghiệp cũng hình thành nên các khu cơng nghiệp và chế xuất
lớn ở nhiều nơi. Riêng về mạng lưới ngành dịch vụ, hình thành rất nhiều trung tâm

thương mại với mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Và đặc biệt nhất là tỷ trọng của
ngành công nghiệp, dịch vụ tăng lên mạnh mẽ, khẳng định sự bắt kịp xu hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, ngành nơng nghiệp có sự
giảm nhẹ.Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nêu trên diễn ra chủ yếu do điều kiện tự
nhiên của các vùng lãnh thổ khác nhau. Ngồi ra, cịn do sự đầu tư của Nhà nước

8


cũng như doanh nghiệp nước ngoài vào từng vùng lãnh thổ, tạo điều liện cho sự
phát triển của từng vùng không giống nhau.
3.3. Giải pháp về chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hiệu quả ở Việt Nam.
Một quốc gia muốn phát triển và đạt được tốc độ tăng trưởng cao phải có cơ cấu
ngành hợp lý. Đối với Việt Nam, để thực hiện mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, cần cơ cấu ngành theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế:
-

Để đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển và tăng trưởng

kinh tế cần hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế có lợi cho phát triển cơ cấu ngành
hiện đại và có hiệu quả cao; Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền mạnh, khai
thác vai trị Chính phủ và phát triển các loại thi trường có năng lực điều hành nền
kinh tế hiệu quả cao, trong đó hội tụ được giới tinh hoa của xã hội; Ổn định vững
chắc kinh tế vĩ mô; Nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Phát triển nhân lực
chất lượng cao phục vụ hình thành cơ cấu ngành hiện đại, đảm bảo tăng trưởng
nhanh và bền vững; Tham gia và nâng cấp vị trí trong chuỗi giá trị tồn cầu.
-

Tăng mạnh hơn nữa tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu


kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta trước hết chính là q
trình phát triển mạnh các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng tỷ trọng của sản phẩm
công nghiệp và dịch vụ trong GDP thơng qua đó giảm bớt lao động trong lĩnh vực
nơng nghiệp, tăng khả năng tích luỹ cho dân cư.
-

Hình thành các vùng kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, gắn với

nhu cầu của thị trường. Hình thành các trung tâm kinh tế thương mại, gắn liền với
q trình đơ thị hố. Mặt khác, việc quy hoạch xây dựng các khu đô thị, trung tâm
kinh

9


tế, thương mại có ảnh hưởng trực tiếp trở lại tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế.
-

Giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động

xã hội. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là
q trình phân cơng lao động xã hội, là q trình chuyển dịch lao động từ ngành
nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đây là giải pháp vừa cấp
bách, vừa triệt để để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay,
đồng thời là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Những giải pháp trên không chỉ ra phải ưu tiên phát triển ngành, lĩnh vực nào
mà tập trung vào việc tạo những nền tảng căn bản và môi trường thuận lợi để

chuyển dịch cơ cấu ngành theo chiều sâu có thể diễn ra phù hợp với quy luật kinh
tế thị trường. Trong nền kinh tế toàn cầu mà kinh tế Việt Nam là một bộ phận gắn
bó hữu cơ, chính những nền tảng căn bản về nguồn nhân lực, về kết cấu hạ tầng, về
thể chế, về thông tin, về hội nhập kinh tế quốc tế và môi trường kinh doanh thuận
lợi sẽ giúp tăng tốc chuyển dịch cơ cấu ngành theo chiều sâu.

10


KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải theo
định hướng dẫn đến phát triển bền vững khơng chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế
đơn thuần mà phải vì mục tiêu phát triển kinh tế mà bao trùm lên cả là vì mục tiêu
phát triển bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả hợp lý được
hiểu là việc thay đổi, làm mới cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và theo đuổi mục
tiêu phát triển bền vững. Điều này được thể hiện qua kết quả chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và đóng góp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế vào hiệu quả phát triển kinh tế
của thành phố lớn. Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp
lý phải đảm bảo yêu cầu bền vững đối với bản thân việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành và góp phần vào việc phát triển bền vững của cả nền kinh tế.
Hệ thống cơ cấu kinh tế tồn tại trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất, khơng
tách rời, vì vậy nó đều chịu sự chi phối và tác động của một thể chế, chính sách
chung. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành, vùng và thành phần kinh tế theo hướng
hiện dại, hợp lý và hiệu quả không thể tách rời sự phát triển khác của nền kinh tế
như công nghệ thông tin, năng lượng, viễn thông, giao thông vận tải,... Đồng thời,
phải được đặt trong chiến lược phát triển tổng thể của nền kinh tế, có tính đến các
mối quan hệ trong và ngoài nước; quan hệ giữa trung ương với địa phương; quan
hệ đảm bảo giữa quốc phòng và an ninh; quan hệ giữa tích lũy với tiêu dùng.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình tất yếu đối với sự phát triển của Việt
Nam. Việt Nam cần thực hiện khai thác lợi thế của quốc gia đi sau để thực hiện

thành cơng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam cần tận dung những lợi thế
của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tận dụng những cơ hội để chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa để đất nước ngày càng phát triển, bền vững, hội nhập và
rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển.

11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lenin tr182 ( chương trình khơng chuyên)
2. Trần Anh Phương ( 2009 ), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thực trạng và
những vấn đề đặt ra, Tạp chí cộng sản, đăng ngày 08/01/2009.
/>3. TS. Trịnh Việt Tiến ( Khoa Quản trị nguồn nhân lực – Trường Đại học Nội
vụ Hà nội ), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đáp ứng hội nhạp và phát
triển bền vững của Việt Nam hiện nay,đăng ngày 15/07/2020.
/>4. Minh Ngọc ( 2011 ), Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Báo chính phủ, đăng ngày 26/01/2011.
/>5.

BÀI THI MƠN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊ NIN

6.

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

7.

MỤC LỤC


8.

LỜI MỞ ĐẦU

9.

NỘI DUNG

10.

Các khái niệm.

11.

Chuyển dịch cơ cấu theo hướng hiện đại hợp lý và hiệu quả trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa.

12.

Thực tiễn thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay.

13.

KẾT LUẬN

14.
15.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


16.
12



×