Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

PHÂN TÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.49 KB, 28 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHÂN TÍCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ GIAI
ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể
hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các
ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế
nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể. Như vậy, cần phải
hiểu cơ cấu ngành kinh tế theo những nội dung sau:
Thứ nhất là số lượng các ngành kinh tế được hình thành. Số lượng ngành kinh tế không
cố định, nó luôn được hoàn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội. Theo
thời gian và quan điểm đã có nhiều cách phân loại ngành kinh tế khác nhau. Để thống
nhất cách phân loại ngành, Liên Hợp Quốc đã ban hành “Hướng dẫn phân loại ngành
theo chuẩn quốc tế đối với toàn bộ các hoạt động kinh tế”. Theo tính chất công việc
Liên Hợp Quốc đã gộp các ngành phân loại thành ba khu vực hay còn gọi là ba ngành
gộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp; khu vực II bao gồm các
ngành công nghiệp và xây dựng; khu vực III bao gồm các ngành dịch vụ.
Thứ hai là mối quan hệ tương đối giữa các ngành với nhau. Mối quan hệ này bao gồm
cả mặt số lượng và chất lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP, lao
động, vốn…) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân còn khá cạnh chất
lượng phản ánh vị trí tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại
giữa các ngành với nhau.
2. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là một pham trù động, nó luôn luôn thay đổi theo từng thời kỳ
phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu không cố định. Qua trình thay đổi cơ cấu
nghành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển


dịch cơ cấu ngành kinh tế không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi
ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí tính chất, mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu
ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội
dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu
mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới
hiện đại và phù hợp hơn.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế mang tính quy luật, đó là khi thu nhập đầu
người tăng lên thì tỷ trọng nông nghiệp trong tổng sản phẩm sẽ giảm xuống, còn tỷ
trong của công nghiệp và dịch vụ sẽ tăng lên. Khi đạt đến trình độ nhất định, tỷ trọng
của dịch vụ sẽ tăng nhanh hơn tỷ trọng của công nghiệp.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành đã được hai nhà kinh tê học là E.Engel và A.Fisher
nghiên cứu khi đề cập sự thay đổi về nhu cầu chi tiêu và sự thây đổi cơ cấu lao động.
Ngay từ cuối thế kỷ 19, E.Engel đã nhận thấy rằng, khi thu nhập của các gia đình tăng
lên thì tỷ lệ chi tiêu cho lương thực thực phẩm giảm nên tất yếu dẫn đến tỷ trọng nông
nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên. Quy luật E.Engel
được nghiên cứu cho sự tiêu dùng lương thực, thực phẩm, nhưng có ý nghĩa quan trọng
trong việc định hướng nghiên cứu tiêu dùng cho các loại sản phẩm khác. Các nhà kinh
tế gọi lương thực, thực phẩm là sản phẩm thiết yếu, hàng công nghiệp là sản phẩm tiêu
dùng lâu bền và việc cung cấp dịch vụ là hàng hóa tiêu dùng cao cấp. Thực tế phát triển
của các nước đã chỉ ra xu hướng chung là khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ chi tiêu cho
hàng tiêu dùng lâu bền tăng phù hợp với tốc độ tăng thu nhập, còn chi tiêu cho hàng hóa
cao cấp có tốc độ tăng nhanh hơn.
Cùng với quy luật tiêu thụ sản phẩm của E. Engel, quy luật tăng năng suất lao động
của A. Fisher cũng làm rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua việc phân bố
lao động. Trong quá trình phát triển, việc tăng cường sử dụng máy móc và các phương
thức canh tác mới đã tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động. Kết quả là để đảm bảo
lương thực thực phẩm cho xã hội sẽ không cần đến lực lượng lao động như cũ, có nghĩa
là tỷ lệ lao động trong nông nghiệp sẽ giảm. Ngược lại, tỷ lệ lao động được thu hút vào
công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng do tính co giãn về nhu cầu sản phẩm của hai
khu vực và khả năng hạn chế hơn trong việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật để thay thế lao

động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Nhiệm vụ của kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Mặc dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là mang tính quy luật nhưng
trong thực tế không có một mô hình chuyển dịch chung cho tất cả các nước. Trong công
tác kế hoạch những vấn đề thường phải đặt ra như cần ưu tiên cho nông nghiệp đến mức
độ nào so với công nghiệp trong thời kỳ đầu phát triển, các mối lien kết kinh tế được
phát huy thế nào qua từng thời kỳ.
- Xác định các điều kiện, yếu tố và các quan điểm chi phối sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tê. Đây chính là cơ sở để đưa ra các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nó bao hàm các
vấn đề kinh tế - xã hội, khoa học, công nghệ, các mối quan hệ kinh tế quốc tế và các
nguồn lực của đất nước.
- Xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cụ thể hóa bằng các quan hệ tỷ lệ giữa
các ngành sao cho đảm bảo phù hợp với xu thế biến đổi chung và phản ánh được đặc
điểm cảu nền kinh tế trong những điều kiện cụ thể.
- Xác định hướng huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào đặc biệt là cơ cấu vốn đầu tư
và cơ cấu lao động nhắm đảm bảo được cơ cấu đầu ra theo hướng đã xác định.
- Đề xuất các chính sách, biện pháp kinh tế xã hội cần thiết để hướng dẫn hoạt động
nền kinh tế sao cho đáp ứng được yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
II. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn có rất nhiều sự kiện tác động mạnh mẽ tới nên
kinh tế nước ta .Tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều đi kèm với
những thay đổi trong cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ba nhóm ngành nông nghiệp (bao
gồm nông- lâm nghiệp và thuỷ sản), công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế
của nước ta thời kỳ này có sự chuyển dịch theo đúng xu hướng nhưng chưa thực sự
rõ nét: tỷ trọng nông- lâm- thuỷ sản trong GDP giảm từ 20,97% năm 2005 xuống còn
20.3 % năm 2010 (ước tính); tỷ trọng công nghiệp- xây dựng tăng từ 41,02% lên 41,1%;

khu vực dịch vụ cũng tăng từ 38,01% lên 38,6%. Như vậy là thời kỳ này tỷ trọng khu
vực I giảm 0.67%, tỷ trọng của khu vực II tăng 0.08%, và tỷ trọng cảu khu vực III tăng
0,59%. So với các thời kỳ từ khi nước ta mở cửa và chuyển sang nền kinh tế thị trường
thì đây là thời kỳ có sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra chậm và không rõ rệt
nhất và không đạt được chỉ tiêu theo kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành đã đề ra từ đầu
kỳ kế hoạch là tỷ trọng của khu vực I chiếm trên GDP là khoảng 15-16 %, tỷ trọng của
khu vực công nghiệp chiếm khoảng 43 – 44 %, tỷ trọng của khu vực dịch vụ chiếm 40
đến 43 %.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trong thời kỳ này thay đổi qua các năm, như năm 2006 có
sự dịch chuyển khá rõ ở khu vực công nghiệp nhưng đến năm 2007 tỷ trọng công
nghiệp lại giảm nhưng tỷ trọng dịch vụ tăng nhiều hơn nên tỷ trọng khu vực nông
nghiệp vẫn giảm. Nhưng đên năm 2008 thì tỷ trọng cả khu vực dịch vụ và công nghiệp
– xây dựng đêu giảm không chỉ so với năm 2007 mà so với năm 2005. Đến năm 2009
và 2010 thì tỷ trọng đã có phần dịch chuyển trở lại theo đúng xu thế tuy tỷ trọng của
dịch vụ năm 2010 có giảm nhẹ so với năm 2009.
Như vậy để phân tích rõ hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ta sẽ đi vào phân tích
tình hình hoạt động kinh tế ở từng khu vực trong thời kỳ vừa qua.
1. Khu vực I – ngành nông lâm ngư nghiệp
Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các
nước đang phát triển, thể hiện qua việc: đáp ứng nhu cầu ăn, mặc, ở của con người;
cung cấp sản phẩm cho SX và xuất khẩu. Là thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp;
cung cấp lao động cho các lĩnh vực kinh tế; xuất khẩu sản phẩm tạo nguồn ngoại tệ cho
công nghiệp hóa và góp phần quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề XH cho đất
nước.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, sản xuất nông nghiệp là
nguồn thu nhập chính của đại đa số dân cư, nó chiếm một tỉ trọng khá lớn trong cơ cấu
GDP, tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm.
2006 2007 2008 2009

Tốc độ tăng GDP bình quân (%) 3.69 3,76 4,07 2,5
Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP (%) 20.4 20.3 22.21 20.09
(Bộ nông nghiệp)
Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu tốc độ tăng trưởng của
ngành có giảm, nhưng ngay cả trong trường hợp tốc độ tăng trưởng của năm 2009 và
2010 có giảm xuống 2,5% và 3% thì mức bình quân 5 năm vẫn là trên 3,4% và vượt chỉ
tiêu kế hoạch đề ra (3,0% - 3,2%).
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng giống như cơ cấu kinh tế của đất nước, có thể bao
gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần, những cơ cấu này có mối quan hệ
hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Trong đó cơ cấu ngành nông nghiệp phản ánh cao
nhất sự tiến bộ của phân công lao động xã hội và trình độ phát triển sản xuất trong nông
nghiệp.
Theo xu hướng chung, trong cơ cấu của ngành nông nghiệp, tỷ trọng nông nghiệp (bao
gồm trồng trọt và chăn nuôi) giảm dần, tỷ trọng lâm nghiệp và ngư nghiệp tăng dần
nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng đất đai trung du, miền núi, diện tích mặt nước, ao hồ,
sông suối, biển. Đồng thời kết hợp chặt chẽ ba ngành để hỗ trợ cùng phát triển, bảo vệ
môi trường sinh thái.
Cơ cấu nông – lâm – thủy sản theo GTSX giai đoan 2006 - 2010
Đơn vị: %
2006 2007 2008 2009
Nông nghiệp 69,65 69,61 76,09 74,06
Lâm nghiệp 4,04 3,95 3,19 3,10
Thủy sản 26,31 26,44 20,72 22,84
(Bộ nông nghiệp)
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Theo số liệu, tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm, tuy nhiên năm 2008 lại tăng đột
biến do được mùa lớn
1.1. Ngành nông nghiệp.
Cơ cấu nông nghiệp theo GTSX giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị: %
2006 2007 2008 2009
GTSX Trổng trọt/ tổng GTSX nông nghiệp 75,04 75,17 72,61 71
GTSX Chăn nuôi/ tổng GTSX nông nghiệp 24,96 24,83 27,39 29
Tốc độ tăng GTSX trồng trọt 3,44 3,37 6,07 1,73
Tốc độ tăng GTSX chăn nuôi 6,89 4,62 5,97 8,43
(Bộ nông nghiệp)
Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành chủ yếu của sản xuất nông nghiệp. Trong nền kinh
tế nông nghiệp truyền thống, trồng trọt thường chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông
nghiệp vì sản phẩm của nó đáp ứng nhu cầu thiết yếu của dân cư. Nhưng khi nền kinh tế
phát triển, đời sống dân cư được nâng cao, nhu cầu sản phẩm chăn nuôi ngày càng gia
tăng làm cho tỷ trọng chăn nuôi có xu hướng tăng lên.
a. Ngành trồng trọt.
Ba năm (từ 2006 – 2008), dù ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh, tốc độ tăng giá trị sản
xuất ngành trồng trọt vẫn đạt mức cao, bình quân 4,29%/năm, cao hơn chỉ tiêu kế hoạch
đặt ra là 2,7%. Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, đồng thời do năm
2008, ngành trồng trọt được mùa lớn nên tốc độ tăng GTSX trồng trọt bị giảm xuống.
Trong những năm qua, dù vẫn phải chuyển đổi một số diện tích đất lúa sang nuôi trồng
thủy sản và trồng các cây khác có giá trị hơn và cho nhu cầu công nghiệp hoá, đô thị
hoá. Tuy vậy, do được giá, nông dân tận dụng hết diện tích và tăng vụ, nên diện tích
gieo trồng lúa vẫn đạt mức trên 7,3 triệu ha, tương đương năm 2005 . Đồng thời, nhờ áp
dụng giống chất lượng và các biện pháp thâm canh đồng bộ, năng suất lúa liên tục tăng
qua các năm, năng suất lúa 2009 đạt 53 tạ/ha, tăng 4,1 tạ/ha so với năm 2005. Nhờ vậy,
sản lượng lúa tăng khá cao so với năm 2005, năm 2008 đạt 38,7 triệu tấn, tăng 2,78 triệu
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tấn so với năm 2007, năm 2009 đạt 39,2 triệu tấn, tăng trên 445 nghìn tấn so với năm
2008. Sản xuất ngô tiếp tục phát triển, năm 2008 năng suất tăng 4,2 tạ/ha, sản lượng
tăng 744 ngàng tấn so với năm 2005.Nhờ sản lượng lương thực phát triển với tốc độ khá
nên ngành trồng trọt có điều kiện tiếp tục chuyển đổi cây trông theo hướng mạnh ra thị

trường xuất khẩu.
b. Ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi triển khai kế hoạch 2006 - 2010 trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn:
Trong khi dịch cúm gia cầm vẫn chưa được khống chế hoàn toàn thì năm 2007 dịch lợn
tai xanh và LMLM lại bùng phát trên diện rộng; Năm 2008 trận rét lịch sử kéo dài 39
ngày làm chết trên 200 ngàn trâu bò. Với ảnh hưởng của dịch bệnh và thời tiết như vậy,
kèm giá thức ăn chăn nuôi tăng cao đã làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành
chăn nuôi.
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đang có sự chuyển dịch theo hướng tăng chất
lượng, thông qua việc thúc đẩy hình thành các vùng chăn nuôi quy mô lớn theo hình
thức trang trại, phương thức công nghiệp, sử dụng giống tốt, thức ăn công nghiệp, đảm
bảo an toàn dịch bệnh, hiệu quả chăn nuôi tăng lên: Nhiều giống mới được đưa vào sản
xuất nên năng suất, chất lượng sản phẩm thịt, trứng, sữa được nâng cao.
Xét về chỉ tiêu tăng giá trị sản xuất chăn nuôi bình quân 6,4%/năm có thể đạt được nếu
tốc độ tăng trưởng chăn nuôi năm 2010 đạt trên 6%. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp,
tỷ trọng chăn nuôi đã tăng từ 24,96% năm 2006 lên 29% năm 2009.
1.2. Ngành thủy sản
Trong những năm qua, ngành thủy sản nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm đáng chú ý.
Từ một lĩnh vực chưa được chú trọng phát triển, quy mô tự phát nhỏ lẻ, ngành thủy sản
đã từng bước vươn lên phát triển một cách mạnh mẽ và hiện nay đang là một ngành
kinh tế mũi nhọn của đất nước. Tốc độ tăng GTSX thủy sản đạt mức khá cao trong 3
năm 2006-2008, bình quân 8,96%/năm, tuy nhiên tỷ trọng GTSX thủy sản trong nông
lâm thủy sản thay đổi không rõ nét trong 3 năm qua. Cơ cấu sản xuất thủy sản biến đổi
theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản tăng nhanh, tỷ
trong giá trị thủy sản khai thác giảm, sự chuyển đổi tích cực này có được trước hết nhờ
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, năm 2007 diện tích nuôi trông thủy sản đạt 1,05
triệu ha, bình quân mỗi năm mở thêm 74 nghìn ha, cùng với đó là sự tập trung phát triển
theo chiều sâu, xác định đối tượng nuôi, phương thức nuôi, quản lý môi trường nuôi, áp

dụng công nghệ nuôi bền vững. Hệ thống nghiên cứu và cung ứng giống cho sản xuất
được sắp xếp lại, qua công tác khuyến ngư đã hướng dẫn nông dân và các tổ chức, cá
nhân phát triển nuôi trồng theo quy hoạch. Đã đưa vào sản xuất một số loài thuỷ sản có
giá trị kinh tế cao (cá lăng, rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá mú, cá chẽm, cua biển,...)
với công nghệ nuôi hiệu quả cao.
Đơn
vị
2006 2007 2008 2009
Tốc độ tăng GTSX ngành thủy sản % 8,54 11,65 6,70 3,00
Tỷ trọng GTSX thủy sản nuôi trồng/ tổng GTSX thủy
sản
% 66,18 67,14 66,56 67
Ty trọng GTSX thủy sản khai thác/ tổng GTSX thủy
sản
% 33,82 32,86 33,44 33
(Bộ nông nghiệp)
1.3. Ngành lâm nghiệp.
Lâm nghiệp đã có chuyển biến theo hướng từ hoạt động khai thác là chính sang bảo vệ
rừng tự nhiên, tăng cường giao khoán bảo vệ rừng, thực hiện chủ trương rừng có chủ
nên rừng tự nhiên được khôi phục nhanh. Hoạt động lâm nghiệp đã thực sự chuyển từ
chủ yếu dựa vào quốc doanh sang phát triển lâm nghiệp xã hội với nhiều thành phần
kinh tế tham gia.
Trong lâm nghiệp nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nhất là trong tuyển chọn, tạo
giống mới, nhân nhanh giống bằng công nghệ mô, hom đựợc đưa nhanh vào sản xuất,
góp phần cải thiện năng suất, chất lượng rừng. Hiện nay, rừng kinh tế được trồng mới
60% bằng giống tiến bộ kỹ thuật. Tỷ lệ thành rừng đối với rừng trồng từ dưới 50% lên
80%, nhiều nơi năng suất rừng trồng đã đạt 15- 20m
3
/ha/năm.
Việc phát triển lâm nghiệp đã gắn bó hơn với tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời

sống cho nông dân, XĐGN ở các vùng miền núi.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Sau 20 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã chuyển từ cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp -
dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Cùng với quá trình thay đổi cơ
cấu kinh tế quốc dân, cơ cấu ngành công nghiệp cũng đang có những thay đổi nhanh
chóng.
2. Khu vực II – ngành công nghiệp và xây dựng
2.1. Các ngành công nghiệp
Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 (%):
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
a. Công nghiệp khai thác (CNKT) :
Năm 2007 : Trong 3 ngành CN cấp I, ước tính CN khai thác mỏ chiếm 6,8%, giảm
1,1% so với năm trước, chủ yếu do khai thác dầu thô giảm. Năm 2008 : Trong các
ngành công nghiệp giá trị sản xuất của toàn ngành CNKT đạt 35,6 nghìn tỷ đồng, giảm
3,5% do lượng dầu thô khai thác giảm, chiếm tỷ trọng 5,4%. 9 tháng năm 2010 : CNKT
là ngành chịu ảnh hưởng lớn của việc giảm sản lượng dầu thô khai thác. Giá trị sản xuất
của ngành này chín tháng năm 2010 ước tính đạt 26,8 nghìn tỷ đồng, giảm 3,8% so với
cùng kỳ năm 2009 (Chín tháng 2009 tăng 9,8%) và chiếm 4,7% tổng giá trị sản xuất
toàn ngành công nghiệp. Dầu thô là sản phẩm có giá trị cao nhưng chín tháng năm nay
chỉ khai thác 11,1 triệu tấn, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước; than sạch đạt 32,4
triệu tấn, tăng thấp ở mức 1,4%. Ngược lại, khí đốt thiên nhiên hiện đang có tốc độ khai
thác nhanh, đạt 7050 triệu m
3
, tăng 19,1%.
b. Công nghiệp chế biến (CNCB) :
Trong giai đoạn 2006 – 2010, công nghiệp chế biến có tỷ trọng ngày càng lớn và có xu
hướng tăng hơn các ngành khác.
Năm 2006 : CNCB có tỷ trọng ngày càng lớn và có xu hướng tăng hơn các ngành

khác. Năm 2006 chiếm 84,5% giá trị sản xuất toàn ngành. Năm 2007 : Trong ba ngành
công nghiệp cấp I, ước tính CNCB chiếm 87,6% .giá trị sản xuất toàn ngành tăng
19,1%. Năm 2008 : Trong các ngành công nghiệp, giá trị sản xuất ngành CNCB năm
2008 ước tính đạt 580,2 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng lớn
nhất trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành với 88,9%. 9 tháng năm 2010 : Ngành
CNCB, chế tạo không chỉ đạt mức tăng khá về sản xuất mà mức tiêu thụ cũng tăng ở
mức cao. Tính chung tám tháng năm nay, chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó một số ngành sản xuất có
chỉ số tiêu thụ cao là: Đồ uống không cồn tăng 39,3%; gạch, ngói và gốm, sứ không
chịu lửa tăng 34,2%; các sản phẩm bơ, sữa tăng 34,1%; các sản phẩm khác bằng kim
loại tăng 28,4%; bia tăng 20,1%; xi măng tăng 19%; sản xuất các sản phẩm khác bằng
plastic tăng 15,8%; sản xuất giày, dép tăng 14,5%. Một số ngành sản xuất có chỉ số tiêu
thụ tám tháng năm 2010 tăng chậm hoặc giảm so với cùng kỳ năm 2009 là: Chế biến và
bảo quản rau quả tăng 1,1%; thuốc lá tăng 1,4%; thuốc, hoá dược tăng 1,5%; sắt, thép
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tăng 2,5%; các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 3,5%; chế biến, bảo quản thủy sản
tăng 4,8%; đồ gốm, sứ không chịu lửa giảm 34,2%; đường giảm 17,6%; giấy nhăn và
bao bì giảm 7,6%; xe có động cơ giảm 6,4%; thiết bị gia đình giảm 6,3%.
c. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước
Năm 2007 : Trong ba ngành công nghiệp cấp I, sản xuất, phân phối điện, ga và nước
chiếm tỷ trọng 5,6%, tăng 12,8%. Năm 2008 : Trong các ngành công nghiệp, ngành
công nghiệp điện, ga và nước đạt 37 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4%, chiếm 5,7%. 9 tháng
năm 2010 : Ngành sản xuất, phân phối điện, ga, nước mặc dù chỉ chiếm 5,9% tổng giá
trị nhưng có tốc độ tăng so với cùng kỳ 2009 cao nhất với 15,3% và tăng khá cao so với
mức tăng cùng kỳ năm trước (Cùng kỳ năm 2009 tăng 10,3%). Tuy nhiên, trong đó
ngành điện mặc dù chín tháng có tốc độ tăng khá so với cùng kỳ năm trước với 14,5%,
nhưng tình trạng thiếu điện cho sản xuất và sinh hoạt thời gian vừa qua cho thấy sản
xuất điện cần được quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa nhằm bảo đảm nhu cầu tiêu dùng
trong nước.

d. Đánh giá :
- Xem xét về mặt số lượng, sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp được coi là phù hợp
với xu hướng khách quan. Trong đó :
• Nhóm ngành CNKT được phát triển tập trung vào những tài nguyên có trữ lượng lớn
và giá trị kinh tế cao (dầu khí, than đá…) để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
• Nhóm ngành công nghiệp nặng được phát triển theo hướng tập trung hơn vào các
ngành sản xuất sản phẩm trong nước có khả năng và có nhu cầu lớn (điện, cơ khí chế
tạo và lắp ráp, đóng tàu, vật liệu xây dựng, hóa chất …).
• Nhóm ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến nông, lâm, thủy sản
được chú trọng phát triển vừa đáp ứng nhu cầu trong nước thay thế nhập khẩu và phục
vụ xuất khẩu, vừa tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động, tăng mức
đóng góp vào ngân sách nhà nước.
• Một số ngành công nghệ cao (điện tử dân dụng và công nghiệp, máy tính, cơ khí
chính xác, công nghệ thông tin), tuy mới được hình thành, nhưng có tốc độ phát triển
nhanh và ngày càng trở thành bộ phận chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành công
nghiệp.
11

×