Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ vào việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh hưng yên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.28 KB, 95 trang )

mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm vừa qua, thế giới đã xảy ra biết bao nhiêu những biến
động to lớn trên rất nhiều phơng diện, nhng công cuộc đổi mới ở Việt Nam
vẫn giành đợc những thành tựu quan trọng, đợc bạn bè thế giới khâm phục.
Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sự nghiệp đổi mới của nớc ta đang đứng
trớc những thời cơ và cả thách thức mới, đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo, phán
đoán, xử lý kịp thời mới có thể giữ vững ổn định chính trị và tiếp tục phát triển
kinh tế. Để đáp ứng và giải quyết đợc những yêu cầu, nhiệm vụ đó, điều đầu
tiên và cấp thiết nhất đối với Đảng ta là phải có đợc một đội ngũ cán bộ vừa
hồng vừa chuyên từ Trung ơng đến cơ sở. Bởi vì nh Lênin ngời thầy của
giai cấp vô sản đã từng nói: Trong lịch sử cha hề có giai cấp nào giành đợc
quyền thống trị, nếu nó không đào tạo đợc trong hàng ngũ của mình những
lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh
đạo phong trào[34, tr.473]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định: Cán
bộ là gốc của mọi công việc, công việc có thành công hoặc thất bại cũng do
đội ngũ cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt việc gì cũng xong. Vì thế hơn lúc
nào hết, chúng ta phải trở lại nghiên cứu một cách thấu đáo t tởng Hồ Chí
Minh về cán bộ để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng hiện nay, đặc
biệt là phơng pháp lãnh đạo và phong cách công tác của ngời cán bộ. Đó cũng
là quan điểm chỉ đạo của Đảng ta trong giai đoạn cách mạng mới thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Cán bộ là khâu quyết định sự thành hay bại của cách mạng,
gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nớc và chế độ, là khâu
then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện, xây dựng đợc đội ngũ cán
bộ tận tuỵ, kiên cờng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai
đoạn cách mạng [14, tr.113].
Hiện nay, do những tác động ngày càng mạnh mẽ của mặt trái kinh tế
thị trờng dẫn đến hậu quả là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên bị
tha hoá về phong cách, lối sống, làm mất niềm tin trong nhân dân. Mặt khác,


một bộ phận cán bộ, đảng viên vẫn còn mắc bệnh: độc đoán, chuyên quyền,
phong cách làm việc thiếu khoa học, thiếu dân chủ. Chính vì vậy, vấn đề đổi
mới phơng pháp lãnh đạo và phong cách công tác của cán bộ đợc đặt lên hàng
1
đầu trong công tác xây dựng Đảng nói riêng và trong hệ thống chính trị nói
chung. Vấn đề này còn đặc biệt có ý nghĩa đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt
cấp sơ sở ở tỉnh Hng Yên một tỉnh mới tái lập - địa phơng nơi tôi đang
công tác, bởi ở đây vấn đề cán bộ không chỉ chứa những đặc điểm chung mà
còn nhiều yếu tố bức xúc,đòi hỏi cần có những phơng hớng, những giải pháp
nhằm nâng cao một bớc năng lực của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, đáp ứng yêu
cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bởi bên cạnh những mặt đã làm đợc, đội
ngũ cán bộ ở Hng Yên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vẫn còn
nhiều bất cập về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực lãnh đạo, quản lý
làm ảnh hởng không nhỏ đến chất lợng và hiệu quả công việc.
Với mong muốn đợc góp phần làm sáng tỏ thêm những quan điểm, t t-
ởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ, từ đó đa ra một số giải pháp nhằm
nâng cao chất lợng, năng lực của đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở Hng Yên nói riêng, tôi chọn đề tài: Vận dụng t tởng
Hồ Chí Minh về cán bộ vào việc đổi mới phơng pháp lãnh đạo và phong
cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hng Yên hiện
nay làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Hồ
Chí Minh học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
T tởng Hồ Chí minh về cán bộ và công tác cán bộ là vấn đề quan trọng,
thu hút đợc sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trong nớc. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu t tởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ dới
nhiều góc độ khác nhau. Có những công trình đi vào nghiên cứu toàn bộ nội
dung t tởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, có công trình chỉ đi vào khía
cạnh nhỏ trong công tác cán bộ. Các công trình nghiên cứu của các tác giả đợc
công bố dới dạng chuyên đề, luận văn thạc sỹ, các bài đăng trên các sách, báo,

tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học. Đó là nguồn t liệu quý báu giúp tôi kế thừa
trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện đề tài của mình. Ví dụ nh công trình:
Phơng pháp và phong cách Hồ Chí Minh của GS. Đặng Xuân Kỳ, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1997; T tởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ
của PGS.TS Bùi Đình Phong, Nxb Lao động, Hà Nội, 2002; Đạo đức, phong
cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức theo t tởng Hồ Chí Minh của Ban
Tổ chức cán bộ Chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; T tởng Hồ
Chí Minh về cán bộ, chuyên đề khoa học cấp nhà nớc KX.02, chủ nhiệm đề tài:
2
GS Đặng Xuân Kỳ; T tởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đảng viên
hiện nay, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Trang,
2002; Tập kỷ yếu hội thảo khoa học: T tởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác
cán bộ do Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức gồm hàng trăm bài
nghiên cứu, đề cập nhiều khía cạnh trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ
theo t tởng Hồ Chí Minh
Ngoài ra, còn một số luận văn thạc sỹ, nhiều bài báo của các nhà
nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học theo t tởng Hồ Chí Minh về cán bộ
và công tác cán bộ nh: Thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về:
cần, kiệm, liêm, chính ; chống tham ô, lãng phí và quan liêu của tác giả Trần
Đình Quảng, Tạp chí Lao động và Công đoàn, số 289, 2003; Vận dụng t tởng
Hồ Chí Minh về phơng pháp lãnh đạo và việc xây dựng, rèn luyện phơng
pháp, phong cách công tác của cán bộ chính trị trong quân đội ta hiện nay
của tác giả Bùi Thế Đăng, Tạp chí khoa giáo số 5, 2005; Xây dựng đội ngũ cán
bộ công chức quản lý nhà nớc về kinh tế cấp tỉnh trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thanh Hoá, Luận văn Thạc sỹ khoa học kinh tế, tác
giả Cẩm Bá Tiến, 2002; T tởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ với việc nâng
cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Thanh Hoá
hiện nay, Luận văn thạc sỹ của tác giả Bùi Khắc Hằng, 2004
Các công trình nghiên cứu trên đã đi sâu phân tích t tởng Hồ Chí Minh
về cán bộ và công tác cán bộ dới nhiều góc độ khác nhau nh vấn đề rèn luyện

đạo đức, năng lực của cán bộ, một số nội dung quan trọng của t tởng Hồ Chí
Minh về công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ song có thể nói cha có nhà
khoa học nào đi sâu nghiên cứu, vận dụng t tởng Hồ Chí Minh về cán bộ vào
việc đổi mới phơng pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ
chủ chốt cấp cơ sở ở nớc ta hiện nay một cách có hệ thống. Vì vậy, trên cơ sở
kế thừa có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã đợc công bố, tôi hy vọng sẽ góp
phần làm sáng tỏ thêm t tởng Hồ Chí Minh về cán bộ và vận dụng vào thực
tiễn trên địa bàn tỉnh Hng Yên.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ một số nội dung cơ bản trong t tởng Hồ Chí Minh về
cán bộ, luận văn vận dụng để đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở ở Hng Yên, từ đó đề ra phơng hớng, giải pháp nhằm đổi mới phơng pháp
lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh
Hng Yên hiện nay.
3
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt tới mục đích nghiên cứu trên, đề tài có nhiệm vụ làm rõ:
- Phân tích một số nội dung cơ bản trong t tởng Hồ Chí Minh về cán bộ;
- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trên địa bàn tỉnh
Hng Yên hiện nay, trọng tâm là phơng pháp lãnh đạo và phong cách công tác;
- Đề xuất phơng hớng và giải pháp đổi mới phơng pháp lãnh đạo và
phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hng Yên theo t
tởng Hồ Chí Minh;
4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tợng nghiên cứu: T tởng Hồ Chí Minh về cán bộ
- Phạm vi nghiên cứu:
T tởng Hồ Chí Minh về cán bộ là vấn đề lớn. Trong phạm vi luận văn
này, tôi chỉ nghiên cứu một số nội dung chủ yếu trong t tởng Hồ Chí Minh về
cán bộ: Vị trí cán bộ; tiêu chuẩn cán bộ; phơng pháp lãnh đạo và phong cách

công tác của cán bộ từ đó làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng và
đề ra phơng hớng, giải pháp nhằm đổi mới phơng pháp lãnh đạo và phong
cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hng Yên trong sự
nghiệp đổi mới đất nớc hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác Lênin, t tởng Hồ Chí Minh , các văn
kiện của Đảng và Nhà nớc.
- Phơng pháp nghiên cứu: Phơng pháp lôgic lịch sử biện chứng, phơng
pháp thống kê, phơng pháp điều tra xã hội học, phân tích tổng hợp
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Góp phần làm rõ thêm t tởng Hồ Chí Minh về cán bộ
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở H-
ng Yên, đa ra một số kiến nghị về phơng hớng và giải pháp nhằm đổi mới ph-
ơng pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ nói chung và
đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hng Yên nói riêng.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy, học tập và tuyên truyền t tởng Hồ Chí Minh.
- Cung cấp những luận chứng về cơ sở khoa học và thực tiễn cho lãnh
đạo tỉnh Hng Yên làm cơ sở để tham mu cho lãnh đạo tiến hành đổi mới ph-
ơng pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ
sở ở địa phơng.
4
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ
lục, luận văn đợc kết cấu làm 3 chơng, 11 tiết.
Chơng 1
Một số nội dung cơ bản trong t tởng Hồ Chí Minh về
cán bộ
1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí và vai trò của cán

bộ trong sự nghiệp cách mạng
1.1.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về cán bộ
Cán bộ là một danh xng rất đẹp, đầy niềm tự hào và vinh dự trong nhân
dân ta. Nói đến cán bộ là nói đến một lớp ngời mới, sẵn sàng chịu đựng mọi
gian khổ, hy sinh cho cách mạng, gắn bó mật thiết với nhân dân, gần gũi với
dân chúng. Cán bộ có nhiều cách hiểu với phạm vi rộng hẹp và ở từng nớc
khác nhau. ở nớc ta cán bộ đợc sử dụng phổ biến từ sau Cách mạng Tháng
Tám năm 1945. Nói đến định nghĩa cán bộ là gì? ngời ta thờng nhắc tới hai
phía cạnh: Ngời cán bộ có chức vụ ở cơ quan nhà nớc hoặc trong một tổ chức
nào đó.
Trong đời sống xã hội, theo cách hiểu thông thờng, cán bộ đợc coi là tất
cả những ngời thoát ly, làm việc trong các cơ quan đảng, nhà nớc, đoàn thể,
quân đội, đợc hởng lơng.
Trong Từ điển Tiếng Việt, xuất bản năm 1993, khái niệm cán bộ đợc
định nghĩa là:
Ngời làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nớc
(nh cán bộ nhà nớc, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị)
Ngời làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt
với ngời thờng không có chức vụ.
Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, Hồ chí Minh rất coi
trọng vấn đề cán bộ và công tác cán bộ. Ngời coi vấn đề cán bộ là một trong
những vấn đề then chốt quyết định đến sự thành bại của cách mạng. Hồ Chí
Minh khẳng định: Cán bộ là gốc của mọi công việc, và Cán bộ là cái dây
chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù
tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là ngời đem chính sách của
chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách
hay cũng không thể thực hiện đợc. [45, tr. 54]. Do đó, Ngời yêu cầu mỗi cán
5
bộ phải luôn tự rèn luyện, phải luôn giữ đợc t cách của ngời cán bộ cách
mạng. Trớc hết, theo Hồ Chí Minh ngời cán bộ cách mạng phải là ngời luôn

giữ chủ nghĩa cho vững, ít ham muốn về vật chất, ngày đêm nghĩ đến sự
nghiệp cách mạng, sẵn sàng hi sinh tất cả vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và
nhân loại. Đó là những con ngời biết phân biệt giữa thiện và ác, chính
và tà, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu những ngời cán bộ khi đã tự nguyện đi làm
công bộc của dân thì trớc hết phải thực hiện nghiêm túc bốn đức cách mạng cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô t, một lòng vì nớc, vì dân.
1.1.2. Vị trí, vai trò của cán bộ
Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành hay bại của cách mạng, gắn liền
với vận mệnh của Đảng, của đất nớc và chế độ, là khâu then chốt trong công
tác xây dựng Đảng.
Trong đội ngũ cán bộ đông đảo, cán bộ lãnh đạo (cán bộ chủ chốt) lại là
nòng cốt của đội ngũ ấy. Đó là những ngời tham gia một tập thể lãnh đạo của
tổ chức Đảng, cơ quan chính quyền, hành chính, sự nghiệp, đoàn thể hay tổ
chức quản lý kinh doanhtừ cấp trung ơng đến cấp cơ sở. Trong sự nghiệp đổi
mới, Đảng ta khẳng định, nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trung tâm, xây dựng
Đảng là then chốt. Để thực hiện tốt đợc những nhiệm vụ chiến lợc quan trọng
đó, Đảng xác định phải đổi mới công tác cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt, coi đó là là khâu đột phá. Trong Báo cáo chính trị của Đảng
tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI nêu rõ: Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là
mắt xích quan trọng nhất mà Đảng ta phải nắm chắc để thúc đẩy những cuộc
cải cách có ý nghĩa cách mạng [10, tr.126].
Trên cơ sở nắm vững những nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác Lênin,
trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng giai cấp vô sản
và chính đảng của mình muốn giành đợc quyền lãnh đạo, giữ vững đợc chính
quyền thì phải đào tạo đợc một đội ngũ cán bộ trung thành, đáp ứng đợc
nhiệm vụ cách mạng. Cán bộ đích thực phải là những cán bộ cách mạng
chuyên nghiệp, là rờng cột của đất nớc. Đội ngũ cán bộ và vai trò lãnh đạo của
Đảng có mối quan hệ biện chứng. Đảng lãnh đạo công tác cán bộ và đội ngũ
cán bộ vững mạnh làm cho Đảng vững mạnh, tạo đợc uy tín trong quá trình
lãnh đạo của Đảng. Hồ Chí Minh rất tâm đắc với quan điểm của V.I. Lênin:

Không một phong trào cách mạng nào vững chắc đợc nếu không có một tổ
6
chức ổn định và duy trì đợc tính liên tục gồm những ngời lãnh đạo [34,
tr.158].
Theo Lênin không có một đội ngũ cán bộ đông đảo về số lợng, đặc biệt
đảm bảo về chất lợng thì không thể nói tới quyền lãnh đạo. Lênin cho rằng:
Ngời cộng sản lãnh đạo chỉ có một cách duy nhất để chứng minh quyền lãnh
đạo của mình, đó là tìm cho mình đợc nhiều, ngày càng nhiều những ngời phụ
tá, biết giúp đỡ họ làm việc, biết đề bạt họ, biết giới thiệu và chú ý đến kinh
nghiệm của họ [37, tr.407].
Khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh
luôn đặt cán bộ trong tổng hoà các mối quan hệ đa chiều. Hồ Chí Minh xác
định: Cán bộ là những ngời đem chính sách của đảng, của chính phủ giải
thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời, đem tình hình dân chúng
báo cáo cho đảng, cho chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Vì vậy
cán bộ là gốc của mọi công việc [45, tr.269] . Trong quá trình tổ chức thực
hiện, cán bộ phải nắm bắt tâm t, nguyện vọng của nhân dân, thu nhận đợc
những kinh nghiệm thực tiễn để phản ánh với đảng và nhà nớc, hoàn thiện đ-
ờng lối, chính sách ngày càng phù hợp với đòi hỏi khách quan của cuộc sống.
Tuy nhiên, để có đủ trình độ năng lực, có thể đáp ứng đợc yêu cầu nhiệm vụ,
Đảng phải coi trọng công tác giáo dục, huấn luyện, đào tạo cán bộ. Ngời nói:
huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.
Hồ Chí Minh cho rằng: Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể. Có vốn thì
mới làm ra lãi. Bất cứ chính sách công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công,
tức là có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc, tức là lỗ vốn [46, tr.46].
Theo Hồ Chí Minh, cán bộ có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong sự
nghiệp cách mạng, bởi vì chủ trơng chính sách của nhà nớc có đúng, cán bộ
làm sai, cán bộ yếu kém thì cũng không có hiệu quả. Hồ Chí Minh đã đi xa
hơn, sâu hơn chỉ ra cội rễ của vấn đề một cách vừa cụ thể, vừa có tính tổng
quát: Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách

đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và nơi kiểm tra. Nếu
ba điều ấy sơ sài thì chính sách dù đúng mấy cũng vô ích. Đồng thời, Hồ Chí
Minh khẳng định vai trò của ngời cán bộ trong xã hội mới không phải là ông
quan cách mạng, càng không phải là ngời có quyền sinh, quyền sát nh vua
chúa thời phong kiến, mà chỉ là ngời đại diện, ngời đại biểu của nhân dân, có
trách nhiệm thi hành nhiệm vụ của nhân dân giao phó. Vai trò hết sức quan
7
trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng còn thể hiện ở chỗ: nếu thiếu họ
thì không có cách mạng, mục tiêu đề ra không thể hoàn thành, cán bộ có vai
trò quyết định đối với công việc Muôn việc thành công hoặc thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém [45, tr.240].
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, mỗi đảng viên của đảng đều có thể
xem là cán bộ. Ngời vẫn thờng dùng khái niệm: cán bộ, đảng viên để chỉ
đội ngũ cán bộ nói chung, có khi họ không nắm chức vụ gì, nhng vẫn có vai
trò lãnh đạo vì họ là một thành viên của Đảng, mà Đảng có trách nhiệm lãnh
đạo chính quyền và toàn thể nhân dân thực hiện sức mạnh của mình. Tuy
nhiên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, nhất là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt ở cơ sở. Bởi vì đội ngũ này là những
ngời gần dân nhất, cách mạng có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào
đội ngũ cán bộ này. Ngời viết: Cấp xã là ngời gần gũi nhân dân nhất, là nền
tảng của hành chính. Cấp xã làm đợc việc thì mọi công việc đều xong xuôi
[45, tr. 371]. Trong t tởng Hồ Chí Minh, cán bộ các cấp đều có vị trí quan
trọng và có liên hệ chặt chẽ với nhau trong tổ chức của Đảng. Nêú cán bộ lãnh
đạo ở cấp Trung ơng là những cán bộ cấp chiến lợc có trách nhiệm hoạch
định, hoặc gắn với việc hoạch định chủ trơng, đờng lối chính sách của Đảng,
thì cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở lại có trách nhiệm lãnh đạo xây dựng tổ chức
đảng và hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh, trực tiếp lãnh đạo các tầng lớp
nhân dân thực hiện đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng.
1.2. Tiêu chuẩn của ngời cán bộ cách mạng
Xuất phát từ vai trò hết sức quan trọng của ngời cán bộ trong sự nghiệp

cách mạng, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ những tiêu chuẩn của ngời cán bộ cách
mạng, phải tự giác rèn luyện về mọi mặt, không ngừng nâng cao phẩm chất,
năng lực, để xứng đáng: Vừa là ngời lãnh đạo vừa là ngời đầy tớ trung thành
của nhân dân. Ngời đề ra tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ không phải từ ý
muốn chủ quan của bản thân, mà do yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách
mạng. Muốn sự nghiệp cách mạng thành công, đất nớc đợc độc lập, nhân dân
đợc tự do, hạnh phúc để đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đợc
học hành đòi hỏi những ngời cán bộ phải vừa có đức vừa có tài vừa
hồng vừa chuyên sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, ở mọi lúc
mọi nơi luôn đặt lợi ích của đảng, của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, trớc
hết.
8
Theo Hồ Chí Minh, những tiêu chuẩn căn bản của ngời cán bộ cách
mạng là:
1.2.1. Đạo đức cách mạng là gốc của ngời cán bộ
Theo Hồ Chí Minh đã là ngời cán bộ cách mạng thì phải có đạo đức
cách mạng. Giữ đợc đạo đức cách mạng mới có thể trở thành ngời cán bộ
cách mạng chân chính. Bởi vì: Mọi việc thành công hay thất bại, chủ yếu là do
cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không, Ngời cho rằng: Ngời
đảng viên, ngời cán bộ tốt, muốn trở nên ngời cách mạng chân chính, không
có gì là khó cả. Điều đó hoàn toàn do lòng mình mà ra. Lòng mình chỉ biết vì
Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chỗ chí công, vô t. Mình
đã chí công, vô t thì khuyết điễm sẽ ngày càng ít, mà những tính tốt nh sau
ngày càng thêm.
Đồng thời ngời nhắn mạnh: Ngời cách mạng thì phải có đạo đức cách
mạng làm nền tảng, mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Ngời coi đạo đức
của ngời cách mạng nh gốc của cây, ngọn nguồn của suối của sông; Cũng
nh sông thì có nguồn mới có nớc, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc,
không có gốc thì cây héo. Ngời cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức
thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo đợc nhân dân [45, tr.252 - 253].

Hồ Chí Minh cho rằng:
Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, là
một sự nghiệp rất vẻ vang, nhng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng
nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh
mới gánh đợc nặng và đi đợc xa. Ngời cách mạng phải có đạo đức
cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành đợc nhiệm vụ cách mạng
vẻ vang [49, tr.283].
Ngay từ những năm đầu chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản,
trong tác phẩm Đờng cách mệnh, Ngời đã chỉ rõ t cách của ngời cách mạng
trong các mối quan hệ: đối với mình, đối với ngời và đối với việc.
Từ giữa những năm 20 của thế kỉ XX cho đến khi qua đời (2/9/1969), Hồ Chí
Minh đã nhiều lần nhấn mạnh đến các tiêu chí, phẩm chất đạo đức của ngời cán bộ
Đảng viên. Trong t duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh nhiều lần
đề cập đến những phẩm chất cơ bản của ngời cán bộ, đảng viên:
Một là, trung với nớc, trung với Đảng, hiếu với dân
Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong t tởng đạo đức truyền thống
Nho giáo phơng Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên mệnh đề
9
này đã đợc Hồ Chí Minh sử dụng và đa vào đó nội dung mới. Nếu nh trớc kia,
trung quân là trung thành với vua, vì vua là Thiên tử gánh vác mệnh Trời trông
coi vận nớc, nớc là nớc của vua, thì nay phạm trù đó đã đợc mang nội hàm
mới: Trung với Đảng, trung với nớc. Còn hiếu trớc đây chỉ thu hẹp trong
phạm vi gia đình, là con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, nay nội dung đó đã đợc
mở rộng, ý nghĩa lớn lao hơn nhiều, không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình
mà với toàn dân tộc.
Nh vậy, t tởng trung với nớc, hiếu với dân của Hồ Chí Minh không
những kế thừa giá trị của chủ nghĩa yêu nớc truyền thống của dân tộc, mà còn
vợt qua những hạn chế truyền thống đó. Trung với nớc là trung thành với sự
nghiệp dựng nớc và giữ nớc. Nớc ở đây là nớc của dân, còn dân lại là chủ nhân
của đất nớc. Hiếu với dân là thơng dân, là phục vụ hết lòng để đợc dân tin yêu,

quý mến. Hiếu với dân trong đó có cha mẹ mình, phải biết phấn đấu hi sinh,
đem lại độc lập tự do, dân chủ, hạnh phúc cho dân, sống cuộc sống của dân,
nói tiếng nói của dân. Hiếu với dân là mỗi cán bộ, Đảng viên phải biết tin vào
dân, dựa và dân, gần gũi, giúp đỡ dân, lo cho cuộc sống của dân ngày càng tốt
hơn. Ngời nhấn mạnh: Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại
cho dân phải hết sức tránh [44, tr.47]. Chính quyền phải có trách nhiệm lo
cho dân: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm
cho dân có học hành.
Hiếu với dân theo t tởng Hồ Chí Minh là dù mỗi cán bộ dù ở bất cứ c-
ơng vị gì, giữ trọng trách gì cũng phải xuất phát từ dân, thực hành dân chủ,
Làm sao cho dân biết hởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của
mình, dám nói, dám làm [52,tr.223].
Hồ Chí Minh dạy rằng, Đảng và Chính phủ trớc hết là ngời lãnh đạo, và
là công bộc của nhân dân chứ không phải là quan cách mạng, không phải
để đè đầu cỡi cổ nhân dân.
Trung với nớc, hiếu với dân, suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của
tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng
vợt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Câu nói đó của ngời vừa là lời kêu gọi hành
động, vừa là định hớng chính trị, đạo đức cho mỗi ngời Việt Nam không phải chỉ
trong cuộc đấu tranh cách mạng trớc mắt, mà còn lâu dài về sau.
Đối với cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đã nói điều chủ chốt nhất của
đạo đức cách mạng là quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách
mạng, là tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, là trung với nớc,
10
hiếu với dân, hơn nữa là tận trung, tận hiếu thì mới xứng đáng vừa là ngời
lãnh đạo, vừa là ngời đầy tớ thực trung thành của nhân dân.
Hai là, gần dân, quan hệ mật thiết với nhân dân, yêu thơng con ngời
Hồ Chí Minh đợc thế giới tôn vinh là danh nhân văn hoá, trớc hết bởi t t-
ởng nhân văn cao cả của Ngời. Đối với cán bộ, một trong những yêu cầu hàng
đầu mà Ngời đặt ra là tinh thần hy sinh, phục vụ nhân dân, tin tởng và yêu

mến nhân dân, quan hệ mật thiết với nhân dân, yêu thơng đồng bào, yêu nhân
loại. Đối với Hồ Chí Minh, tình yêu thơng con ngời trớc hết đợc dành cho những
ngời cùng khổ, những ngời lao động bị áp bức, bóc lột: từ ngời phu đờng đến ng-
ời bạn tù trong ngục tối và cả em bé đang nằm trong nôi.
Hồ Chí Minh yêu thơng dân tộc, yêu thơng con ngời và đó là điểm xuất
phát để Ngời ra đi tìm đờng cứu nớc, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại
khỏi áp bức bất công. Ngời nói: Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột
bậc, là làm sao cho nớc ta đợc hoàn toàn độc lập, dân ta đợc hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đợc học hành [44, tr.161]. Tình
yêu thơng bao la và sâu sắc này mang lại sức mạnh cho Hồ Chí Minh, cho
những ngời cách mạng vợt qua muôn trùng thử thách, khó khăn trên đờng
cách mạng.
Với Hồ Chí Minh, yêu thơng con ngời không phải chỉ tồn tại nh một đạo
lý mà phải đợc thể hiện sinh động trong hoạt động hàng ngày giữa ngời với
ngời. Điều đó đòi hỏi mọi ngời phải luôn luôn, chặt chẽ, nghiêm khắc với bản
thân mình, rộng rãi, độ lợng với ngời khác, phải biết cách nâng con ngời lên
chứ không phải là hạ thấp, càng không phải là vùi dập con ngời.
Tình yêu thơng con ngời theo Hồ Chí Minh còn đợc thể hiện ở sự bao
dung đối với những ngời có sai lầm, khuyết điểm, nhng đã nhận rõ sai lầm,
khuyết điểm và đang cố gắng sửa chữa. Chính tình yêu thơng đó đã đánh thức
những gì tốt đẹp nhất mà Hồ Chí Minh tin tởng rằng trong mỗi ngời đều có ,
tuy nhiều, ít có khác nhau. Với sự khoan dung và lòng bác ái, Hồ Chí Minh đã
cảm phục đợc không chỉ nhân dân tiến bộ yêu chuộng hoà bình trên thế giới,
mà còn làm cho ngay chính kẻ thù cũng kính phục nể sợ. Nhà báo Pháp Ôlivơ
Thôndơ đã nói: Đối với một số ngời, Cụ Hồ Chí Minh là một kẻ thù quen biết
lâu năm nhng đáng kính phục, là địch thủ đợc kính trọng nhất trong cuộc
chiến tranh thuộc địa Pháp.
Yêu thơng con ngời còn đợc thể hiện bằng lẽ sống: sống có tình, có
nghĩa, Hồ Chí Minh trớc lúc đi xa còn dặn lại cán bộ, đảng viên phải có tình
11

đồng chí, yêu thơng lẫn nhau. Tình yêu thơng đợc thể hiện trên nguyên tắc
phê bình và tự phê bình một cách chân thành, nghiêm túc, giữa những ngời có
cùng lý tởng, cùng phấn đấu cho một sự nghiệp. Nó hoàn toàn xa lạ với thái
độ dĩ hoà vi quý, bao che khuyết điểm cho nhau. Nó càng xa lạ với thái độ yêu
nên tốt, ghét nên xấu, bè cánh, là nguy cơ đa đến những tổn thất cho Đảng,
cho cách mạng. Hồ Chí Minh nói:
Nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa nh thế.
Từ khi có Đảng ta lãnh đạo và giáo dục, tình nghĩa ấy càng cao đẹp
hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào đồng chí, tình nghĩa năm châu
bốn biển một nhà. Biết chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sống với nhau
có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình
có nghĩa, thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin. [ 52, tr. 554]
Ba là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô t
Đây là phẩm chất đạo đức gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi
ngời. vì vậy, Hồ Chí Minh đã đề cập đến phẩm chất này nhiều nhất, thờng
xuyên nhất, từ Đờng cách mệnh cho đến bản Di chúc cuối cùng.
Hồ Chí Minh đã sử dụng những khái niệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô t của đạo đức phơng Đông và đạo đức truyền thống Việt Nam. Ngời
đã giữ lại những gì tốt đẹp nhất của quá khứ, lọc bỏ những gì không còn phù
hợp và đa vào những nội dung mới, với mục tiêu vì sự nghiệp giải phóng dân
tộc, thống nhất đất nớc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mỗi chữ: cần, kiệm,
liêm, chính, chí công vô t đã đợc Hồ Chí Minh giải thích rất rõ, rất cụ thể và
dễ hiểu đối với mọi ngời.
Theo Hồ Chí Minh: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có
kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh,
không lời biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ: Lao động là nghĩa
vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta.
Cần tức là: Siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai [45,tr.632].
Nghĩa là cần thì việc gì, dù khó khăn đến mấy cũng làm đợc
Cần là luôn luôn cố gắng, luôn luôn chăm chỉ, cả năm cả đời [45, tr.633].

Lời biếng là kẻ địch của chữ cần và cũng là kẻ địch của dân tộc.
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của
của dân, của nớc, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to cho đến cái nhỏ,
nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; không xa xỉ, không hoang phí, không bừa
12
bãi [45, tr.636] , không phô trơng, hình thức, không liên hoan, chè chén lu
bù. Cần và kiệm phải đi đôi với nhau nh hai chân của ngời. Hồ Chí Minh còn
ví cần mà không kiệm nh thùng không đáy, Kiệm tức là không lãng phí thời
giờ, của cải nhân dân.
Liêm tức là luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của cải của nhân
dân, không xâm phạm một đồng xu, một hạt thóc của nhà nớc, của nhân dân.
Phải trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị. Không tham tiền tài.
Không tham sung sớng. Không ham ngời tâng bốc mình. Vì vậy mà quang
minh chính đại, không bao giờ hủ hoá. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham
làm, ham tiến bộ [45, tr.252].
Hồ Chí Minh đã chỉ ta những hành vi trái với chữ liêm nh:
Cậy quyền thế mà đục khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của
công làm của t
Dìm ngời giỏi để giữ địa vị và danh tiếng của mình là đạo vị
(đạo là trộm).
Gặp việc phải, mà sợ khó nhọc, nguy hiểm, không dám làm, là
tham vật uý lao.
Gặp giặc mà rút ra không dám đánh là tham sinh uý tử [45,
tr.640 - 641].
Hồ Chí Minh khẳng định một dân tộc biết cần, kiệm, liêm là một dân
tộc giàu về vật chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ.
Chính: Nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn [45, tr.643].
Đối với mình không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập, cầu tiến bộ,
luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Đối với ngời: không nịnh hót ngời trên, không xem khinh ngời dới, luôn giữ

thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc.
Đối với việc: Để việc công lên trên, lên trớc việc t, việc nhà. Đã phụ
trách việc gì thì quyết làm cho đợc, cho đến nơi, đến chốn, không sợ khó
khăn, nguy hiểm, việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy
cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc có lợi cho nớc, cho dân.
Theo Hồ Chí Minh, cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính, Hồ Chí Minh
còn ví hình ảnh nh một cây cần phải có gốc, rễ, cần phải có cành, lá, hoa quả
mới hoàn toàn. Con ngời cũng phải hoàn toàn nh vậy, đối với ngời cán bộ cách
mạng thì không thể thiếu bốn đức ấy. Bởi ngời cán bộ phải làm gơng trớc, tức
13
là làm cái cho ngời ta soi sáng để sửa, do vậy cán bộ cách mạng phải chính tr-
ớc mới giúp đợc ngời thành chính.
Mình không chính mà muốn ngời khác chính là điều không thể. Mỗi
cán bộ, đảng viên cần, kiệm, liêm, chính là vô cùng cần thiết. Bởi vì: Cán bộ
các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ. Dù to
hay nhỏ, có quyền mà thiếu lơng tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút
[45, tr.641].
Chí công vô t: Ngời nói đem lòng chí công vô t mà đối với ngời, với
việc, khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trớc, khi hởng thụ thì
mình nên đi sau, phải lo trớc thiên hạ, vui sau thiên hạ.
Đối lập với chí công vô t là dĩ công vi t, đó là điều mà đạo đức mới đòi
hỏi phải chống lại.
Chí công vô t về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính; cần, kiệm,
liêm chính sẽ dẫn đến chí công vô t; ngợc lại đã chí công, vô t một lòng vì n-
ớc, vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện cần, kiệm, liêm, chính và có
nhiều tính tốt khác. Theo Hồ Chí Minh đã chí công vô t thì khuyết điểm ngày
càng ít mà những tính tốt ngày càng thêm.
Bồi dỡng phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô t sẽ làm cho
con ngời vững vàng trớc mọi thử thách: giàu sang không thể quyến rũ, nghèo
khó không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục, và có thể: trợn mắt

coi khinh ngàn lực sỹ, cúi đầu làm ngựa đám nhi đồng.
Bốn là, có tinh thần quốc tế trong sáng
Ngời cán bộ cách mạng phải nêu cao tinh thần quốc tế vô sản thuỷ chung
trong sáng. Đó là tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản mà Hồ Chí Minh đã nêu
lên bằng mệnh đề Bốn phơng vô sản đều là anh em . Nhà văn Liên Xô E.
Cabêlép, trong cuốn Đồng chí Hồ Chí Minh đã viết: Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng nh các chiến sĩ xuất sắc khác đấu tranh cho sự nghiệp của chủ nghĩa
cộng sản, đã chứng minh cho chân lý bất di bất dịch sau đây: ngời nào yêu Tổ
quốc mình tha thiết thì cũng không khi nào phản bội lại các lý tởng của tình
đoàn kết quốc tế và ngợc lại, chỉ những ngời theo chủ nghĩa quốc tế một cách
kiên định thì mới là ngời yêu nớc chân chính, mới đem lại lợi ích to lớn cho
Tổ quốc mình, nhân dân mình. Đó là đánh giá của bạn bè anh em về Ngời, có
thể xem nh là sự khái quát chung về tinh thần thuỷ chung trong sáng và t tởng
14
suốt đời đấu tranh vì mục tiêu giải phóng nhân loại của ngời cộng sản quốc tế
Hồ Chí Minh.
1.2.2. Ngời cán bộ cách mạng phải có tài năng để tổ chức thực hiện
chủ trơng, đờng lối của Đảng
Đạo đức đợc xác định là yêu cầu đầu tiên, quan trọng nhất, là gốc của
ngời cán bộ cách mạng, nhng Hồ Chí Minh cũng không bao giờ xem nhẹ tài
năng. Ngời yêu cầu ngời cán bộ phải vừa có đức, vừa có tài. Ngời luôn nhấn
mạnh đến năng lực lãnh đạo và thực hành công việc của ngời cán bộ. Theo Hồ
Chí Minh, cán bộ tốt nhất thiết phải là ngời có đủ phẩm chất và năng lực, mà
những phẩm chất và năng lực đó phải đợc biểu hiện bằng những việc làm cụ
thể, hoàn thành tốt nhiệm vụ đợc giao. Hồ Chí Minh không viết riêng một bài
nào dành cho tiêu chuẩn tài năng của ngời cán bộ, song tất cả các bài viết liên
quan đến cán bộ của ngời đều toát lên các yêu cầu tiêu chuẩn, tài năng, năng
lực của cán bộ.
Quý trọng ngời hiền tài: Chiêu hiền đãi sĩ đợc thể hiện rất rõ trong t t-
ởng Hồ Chí Minh. Ngay từ khi chuẩn bị giành chính quyền và nhất là trong

những ngày đầu cách mạng còn non trẻ, Hồ Chí Minh đã có bài viết nổi tiếng
để tập hợp ngời tài cho cách mạng Việt Nam là nhân tài và kiến quốc và tìm
ngời tài đức:
Nớc nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết cần phải có nhân tài.
Trong số hai mơi triệu đồng bào chắc không thiếu ngời có tài, có
đức. nay muốn sửa đổi điều đó, trọng dụng những kẻ hiền năng,
các địa phơng phải lập tức điều tra nơi nào có ngời tài đức, có thể
làm đợc những việc ích nớc lợi dân, thì phải báo cáo ngay cho
Chính phủ biết.
Báo cáo phải nói rõ: tên, tuổi, nghề nghiệp, tài năng, nguyện
vọng và chỗ ở của ngời đó.
Hạn trong một tháng, các cơ quan địa phơng phải báo cáo ngay
cho đủ [44, tr.451].
Tài năng không bỗng dng mà có, Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi cán bộ cách
mạng phải luôn chăm lo, rèn luyện, thực hiện lời dạy của Lênin là: Học, học
nữa, học mãi !, và chính Ngời là tấm gơng sáng về tinh thần tự rèn luyện
nâng cao trình độ, không ngừng học tập để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách
mạng.
15
Tài luôn đi đôi với đức. Đức và tài có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Hồ Chí Minh luôn kết hợp chặt chẽ hai yêu cầu này khi đánh giá, giáo dục, sử
dụng cán bộ. Hồ Chí Minh giải thích một cách đúng đắn rằng: đạo đức và tài
năng là hai mặt không thể tách rời trong mỗi ngời cán bộ cách mạng. Ngời
luôn coi trọng tiêu chí đạo đức, lấy đức làm gốc, làm nền tảng của ngời cách
mạng. Nhng ngời không bao giờ xem nhẹ tài năng. Cán bộ có tài mới làm đợc
việc. Theo ngời: cán bộ có đức, không có tài nh ông Bụt ngồi trong chùa,
không giúp ích gì đợc ai [48, tr.184]
Ngời yêu cầu cán bộ cách mạng phải vừa hồng vừa chuyên, trong
Di chúc trớc lúc đi xa, Ngời đã để lại những lời căn dặn tâm huyết của mình
đối với thế hệ trẻ Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho

họ, đào tạo họ thành những ngời thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa
hồng vừa chuyên. Bồi dỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất
quan trọng và cần thiết [52, tr.498].
Ngời cán bộ có tài là ngời có trình độ năng lực, giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ, giàu về kinh nghiệm, có nhiều sáng kiến. Muốn trở thành ngời có
tài, Hồ Chí Minh yêu cầu ngời cán bộ cách mạng không những phải thờng
xuyên nâng cao trình độ mà phải biết tự rèn luyện, học hỏi đúc kết từ thực tiễn
hoạt động cách mạng. Ngời nói: sáng kiến không phải cái gì kỳ lạ. Nó chỉ là
kết quả của sự nghiên cứu, suy nghĩ trong những hoàn cảnh, trong những điều
kiện rất tầm thờng, rất phổ thông, rất thiết thực [45, tr.244].
Những quan điểm của Hồ Chí Minh về đạo đức, tài năng của ngời cán
bộ cách mạng cho đến tận hôm nay vẫn còn nguyên giá trị và sức sống trong
thực tiễn. Nó càng có ý nghĩa trong sự nghiệp đổi mới mà trớc hết là đổi mới
công tác tổ chức cán bộ trong giai đoạn hiện nay.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức của ngời cán bộ cách mạng
là đạo đức hành động chứ không phải là điều mong muốn, là lời nói suông. Do
đó, đức phải gắn liền với tài. Nếu có đức mà không có tài thì cũng vô dụng.
Song có tài mà không có đức thì lại nguy hiểm, vì nó có thể làm điều xấu và
gây ra cái ác một cách có tính toán. Đức là nhân tố làm cho tài năng trở lên
hữu ích đối với con ngời và xã hội. Theo Hồ Chí Minh không thể tách rời cũng
không thể tuyệt đối hoá mặt này mà phủ nhận hay xem nhẹ mặt kia và ngợc
lại giữa hai mặt đức và tài.
16
1.3 Phơng pháp lãnh đạo và phong cách công tác của ngời
cán bộ cách mạng
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch
Hồ Chí Minh thờng xuyên quan tâm đến việc xây dựng và sửa đổi cách lãnh
đạo, cũng nh lối làm việc của tổ chức Đảng và của cán bộ, đảng viên.
Phơng pháp lãnh đạo và phong cách công tác hay nói theo cách mà Hồ
Chí Minh thờng dùng chính là cách lãnh đạo và tác phong làm việc. Những

khái niệm cách lãnh đạo, lề lối làm việc từ khi bớc vào đổi mới, dần dần đợc
thay bằng khái niệm phơng thức lãnh đạo và phong cách công tác, nhng về
nội dung, bản chất quan niệm của Hồ Chí Minh không có gì thay đổi. Chính
vì thế, tại Đại hội VI của Đảng, đã xác định bốn mặt cần đổi mới: t duy, tổ
chức, cán bộ, phong cách lãnh đạo và phong cách công tác. Phải đổi mới đồng
bộ cả bốn mặt này, trong đó phong cách lãnh đạo và phong cách công tác là
một mặt có ý nghĩa quan trọng, trực tiếp liên quan đến việc đa đờng lối đổi
mới vào cuộc sống.
Đến Đại hội VII của Đảng, khái niệm phong cách lãnh đạo và công tác
đợc thay bằng khái niệm phơng thức lãnh đạo và phong cách công tác. Tại sao
nh vậy? Chính là để phân biệt rõ phơng thức lãnh đạo là thuộc về các cấp uỷ
Đảng (từ Ban chấp hành Trung ơng, Bộ Chính trị, Ban Bí th đến các cấp uỷ
đảng ở các ngành, các địa phơng và cơ sở), còn phong cách công tác là thuộc
về từng cán bộ, đảng viên. Nh vậy có thể đi đến thống nhất về khái niệm: dù
cách gọi có thể khác nhau, nhng nội hàm của khái niệm phơng pháp lãnh đạo
hay phơng thức lãnh đạo chỉ là một.
Có thể hiểu phơng thức lãnh đạo của Đảng là những cách thức, hình
thức, biện pháp gắn liền với những quan điểm và nguyên tắc xác định, đợc các
tổ chức Đảng, các cấp uỷ Đảng lựa chọn và sử dụng để tác động vào những
đối tợng mà Đảng lãnh đạo, với tính chất chỉ đờng, hớng dẫn cho những đối t-
ợng đó thực hiện đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng. Phong cách công
tác (vẫn thờng gọi là tác phong) là lề lối làm việc, cung cách, cách thức, phong
thái của một cán bộ, đảng viên, thể hiện trong hoạt động thực tiễn thực hiện
nhiệm vụ đợc giao.
Nh vậy, phơng pháp lãnh đạo (hay phơng thức lãnh đạo) và phong cách
công tác là những bộ phận của phơng pháp cách mạng. Từ lâu Đảng ta đã tổng
kết: Muốn lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, Đảng không phải chỉ đề ra đợc
17
đờng lối cách mạng đúng đắn, mà còn phải tìm ra đợc phơng pháp cách mạng
thích hợp. Trong phơng pháp cách mạng thì phơng thức lãnh đạo là nội dung

chủ yếu nhất. Thực tế đã chứng minh cùng một đờng lối, chủ trơng, chính
sách đúng đắn của Đảng, nhng có nơi làm tốt, có nơi làm không tốt, điều này
phụ thuộc chủ yếu vào phơng thức lãnh đạo đúng hay sai, thích hợp hay không
thích hợp của các cấp uỷ đảng.
Phơng thức lãnh đạo không phải nhất thành bất biến, mà phải thay đổi
cùng với sự thay đổi của nhiệm vụ cách mạng, của đờng lối, chủ trơng, chính
sách của Đảng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, của đối tợng mà
Đảng lãnh đạo. Trong việc đổi mới phơng thức lãnh đạo, những kinh nghiệm
tốt, những bài học hay của thời kỳ trớc phải đợc kế thừa, phát triển trong thời
kỳ sau; những gì sai phải loại bỏ, những gì không còn phù hợp phải vợt qua.
Từ đó có thể thấy, phơng thức lãnh đạo là một trong những lĩnh vực đòi hỏi
chủ thể lãnh đạo phải năng động và có nhiều sáng tạo nhất.
Là một lãnh tụ của Đảng, hơn ai hết, Hồ Chí Minh sớm thấy rõ ý nghĩa
và tầm quan trọng của việc chấn chỉnh, xây dựng phơng thức lãnh đạo của các
cấp uỷ Đảng và lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên. Do đó, ngay trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp đang gay go ác liệt, năm 1947, Ngời đã viết tác
phẩm Sửa đổi lối làm việc. Bởi vì Ngời hiểu rằng, để đa cách mạng đến thắng
lợi, trớc hết Đảng phải hoạch định đờng lối đúng. Nghị quyết của Đảng là
nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu. Nhng điều có ý nghĩa nhất là phải
làm cho nghị quyết, đờng lối, chính sách của Đảng thấm sâu vào tâm lý quốc
dân, đi vào cuộc sống, biến nghị quyết của Đảng thành hành động của quần
chúng, tạo ra các đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Muốn cho công việc
thành công phải có cán bộ tốt, có năng lực và điều quan trọng là phải có ph-
ơng pháp lãnh đạo đúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những chức năng cơ
bản của hoạt động lãnh đạo là xác định đờng lối, tổ chức lựa chọn và bố trí
cán bộ; vận động, tuyên truyền, tổ chức cho quần chúng thực hiện và kiểm
soát việc thực hiện đờng lối, chính sách của Đảng Để làm tốt những chức
năng trên, ngời chỉ ra phơng pháp lãnh đạo đúng phải tuân thủ ba khâu lớn:
Lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn

thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng vì dân
18
chúng chính là những ngời chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo
của ta.
2. Phải tổ chức thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có
dân chúng giúp sức thì không xong.
3. Phải tổ chức kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng
phải có quần chúng giúp mới đợc [45, tr.285 - 286].
Trớc hết phải quyết định mọi vấn đề cho đúng mà muốn quyết định mọi
vấn đề cho đúng thì bất cứ việc to, việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho
hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm đấu
tranh, lòng ham muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà tính
cách làm việc, cách tổ chức Nếu không vậy, nếu cứ làm theo ý muốn, theo t t-
ởng, theo chủ quan của mình rồi đem cột vào cho quần chúng thì khác nào khoét
chân cho vừa giầy ai cũng đóng giầy theo chân, không ai đóng chân theo
giầy. Điều đó đòi hỏi muốn có nghị quyết đúng, ngời lãnh đạo phải sâu sát, lắng
nghe ý kiến của cơ sở, của quần chúng, chú trọng nghiên cứu những sáng tạo của
địa phơng, đơn vị hết sức tránh việc tuỳ tiện, phiến diện, chủ quan trong việc
định ra những chủ trơng lãnh đạo: vì vậy muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt
phải họp kinh nghiệm cả hai bên lại [45, tr.286].
Sau khi có nghị quyết, thì việc tổ chức thi hành cho đúng là khâu có ý
nghĩa quyết định. Việc đó lại phụ thuộc ở việc lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp
với yêu cầu, nội dung, tính chất của nhiệm vụ, của công việc.
Trong việc bố trí, giao nhiệm vụ cho cán bộ, Hồ Chí Minh căn dặn khi
giao công tác cho cán bộ, cần phải chỉ rõ ràng, sắp đặt đầy đủ, vạch rõ những
điểm chính và những khó khăn có thể xảy ra, những vấn đề quyết định rồi thả
cho họ làm, khuyên họ cứ cả gan mà làm. Việc gì cấp trên cũng nhúng vào,
cán bộ sẽ nh một cái máy, việc gì cũng chờ mệnh lệnh, sinh ra ỷ lại, mất hết
sáng kiến. Và Ngời cũng dạy rằng, trớc khi giao công tác cũng phải bàn kỹ
với cán bộ. Nếu họ gánh vác không nổi, chớ miễn cỡng trao việc đó cho họ,

khi đã trao cho họ phải hoàn toàn tin họ. Không nên sớm ra lệnh này, tra ra
lệnh khác. Nếu không tin cán bộ, sợ họ làm không đợc, rồi việc gì mình cũng
nhúng vào, kết quả thành chứng bao biện, công việc vẫn không xong, cán bộ
thì vơ vẩn cả ngày, buồn rầu, nản chí. Ví vậy, Bác chỉ rõ: Phải đào tạo một
mớ cán bộ phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc. Có thế Đảng mới thành
19
công. Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo đập đi, hò đứng, không
dám phụ trách. Nh thế là một việc thất bại cho Đảng [45, tr. 281].
Ngời kịch liệt phê phán tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, ng-
ời cho rằng những ngời mắc bệnh này thích ngồi bàn giấy hơn là đi xuống cơ
sở để hiểu đúng thực tế. Thích dùng mệnh lệnh hành chính hơn là kiên nhẫn
giáo dục quần chúng một cách có lý, có tình. Do đó mà đờng lối, chính sách
đúng đắn của Đảng không thấu đến quần chúng, thi hành lệch lạc, hỏng công
việc, lại mất lòng ngời. Ngời lên án hiện tợng lạm dụng chức quyền, đem bà
con, bạn hữu đặt vào chức nọ, chức kia. Ngời coi chủ nghĩa cá nhân là thứ
giặc nội xâm trong lòng. Do chủ nghĩa cá nhân mà đẻ ra những t tởng sai
lệch khác: công thần, kiêu ngạo, kèn cựa, địa vị, tham ô, lãng phí, quan liêu
Cho nên chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm, nó không mang gơm, mang
súng, nó nằm ngay trong tổ chức để làm hỏng việc của chúng ta. Ngời yêu
cầu phải chống giặc này nh giặc ngoại xâm vì chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng
phí làm tha hoá mất bao nhiêu cán bộ, đảng viên. Nhiều đồng chí vào sinh, ra
tử trong chiến tranh vẫn vững vàng vợt qua thì ngày nay trong hoà bình đã bị
kẻ thù này đánh gục. Đây là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đấu
tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng
đội ngũ cán bộ trong sạch, thực hiện thắng lợi đờng lối, nghị quyết của Đảng
trong thời kỳ mới.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, phơng pháp lãnh đạo là phải gắn với công tác
kiểm tra. Điều này Đảng ta cũng xác định rõ: Lãnh đạo mà không kiểm tra coi
nh không có lãnh đạo. Muốn kiểm tra có hiệu quả phải coi trọng hai vấn đề:
Một là, việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thờng làm. Hai là, ngời đi kiểm

soát phải là những ngời rất có uy tín [45, tr.287]. Công tác kiểm tra phải tiến
hành ở mọi cấp, từ trung ơng đến cơ sở, phải có một hệ thống cơ quan chuyên
trách, việc kiểm tra phải tiến hành thờng xuyên và ngời đợc chọn làm cán bộ
kiểm tra phải có phẩm chất, năng lực tốt và có uy tín. Đồng thời phải khéo
kiểm tra theo hai cách:
Một là từ trên xuống: tức là ngời lãnh đạo kiểm soát kết quả
những công việc của cán bộ mình.
Một cách nữa là từ dới lên. Tức là quần chúng là cán bộ kiểm soát sự
sai lầm của ngời lãnh đạo và bày tỏ cái cách sữa chữa sự sai lầm đó. Cách
này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên [45, tr.288].
20
Tổng kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn cũng là vấn đề cực kỳ quan
trọng của phơng pháp lãnh đạo để bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển đờng lối,
nghị quyết đã đề ra. Muốn tổng kết thực tiễn có kết quả tốt, yêu cầu ngời lãnh
đạo phải liên hệ mật thiết với quần chúng, với thực tiễn, không mắc bệnh quan
liêu, bàn giấy và với thái độ khiêm tốn, cầu thị, học hỏi nhân dân, học hỏi
quần chúng. Tổng kết thực tiễn có hai cấp độ: Thứ nhất là để rút kinh nghiệm
và phổ biến kinh nghiệm hay cho mọi nơi cùng làm, thứ hai là tổng kết thực
tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh đờng lối, chính sách. Ngời chỉ rõ:
Gom góp ý kiến và kinh nghiệm trong sự chỉ đạo từng bộ
phận, đem làm ý kiến chung. Rồi lại đem ý kiến chung đó để thí
nghiệm trong các bộ phận. Rồi lại đem kinh nghiệm chung và mới,
đúc thành chỉ thị mới. Cứ nh thế mãi. Biết làm nh vậy mới thật là
biết lãnh đạo [45, tr.291].
Phơng pháp lãnh đạo đúng là liên hợp lãnh đạo với quần chúng. Theo
Hồ Chí Minh, ngời lãnh đạo phải tìm cho đợc trong đội ngũ cán bộ một số ng-
ời hăng hái, trung kiên cho sự lãnh đạo. Nhóm trung kiên này phải có mối liên
hệ mật thiết với quần chúng, công việc mới thành. Ngời lãnh đạo phải dùng
những ngời hăng hái trong quần chúng làm trung kiên cho sự lãnh đạo bởi vì:
Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng ngời: hạng hăng hái,

hạng vừa vừa và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa
nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn[45, tr.289].
Từ đó dùng nhóm hăng hái trong quần chúng làm trung kiên mà nâng
cao hạng vừa và hạng kém lên.
Lõi cốt của vấn đề trong lãnh đạo: ắt phải từ trong quần chúng mà ra,
trở lại nơi quần chúng [45, tr.290]. Nghĩa là, gom góp các ý kiến lẻ tẻ của
quần chúng rồi phân tích, tìm hiểu, sắp đặt những ý kiến đó thành hệ thống.
Rồi đem nó tuyên truyền giải thích cho quần chúng và làm cho nó trở thành ý
kiến của quần chúng, làm cho quần chúng hiểu và thực hành ý kiến đó, trong lúc
quần chúng thực hành ý kiến, ta xem xét lại coi ý kiến đó có đúng hay không.
Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những u điểm, sửa chữa
những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và
thực hành. Theo Hồ Chí Minh, đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt. Cách lãnh đạo
đúng còn là học hỏi quần chúng nhng không đợc theo đuôi quần chúng.
21
Về phong cách công tác: Theo Hồ Chí Minh tác phong hay lề lối làm
việc của ngời cán bộ cách mạng chính sự thể hiện những phơng pháp, biện
pháp, cách thức tiêu biểu, ổn định mà ngời cán bộ sử dụng để thực hiện nhiệm
vụ của mình.
Phong cách công tác của ngời cán bộ giữ vai trò quan trọng trong tất cả
các khâu hoạt động và thực thi của cán bộ. Nó đợc quy định bởi chức năng,
nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức và điều kiện hoạt động của ngời cán bộ, phơng
pháp, cách thức làm việc là bộ phận cấu thành phong cách công tác của ngời
cán bộ. Kết quả của việc thực hiện chủ trơng, nhiệm vụ phụ thuộc một phần
rất quan trọng vào phong cách công tác của đội ngũ cán bộ nói chung và của
từng cán bộ nói riêng. Phong cách công tác tuy là cái đời thờng, dung dị, đợc
biểu hiện trong hành động, cử chỉ, hành vi thực thi nhiệm vụ, trong cách đối
nhân xử thế, giải quyết công việc, nhng lại phản ánh phẩm chất bên trong, nh
tấm gơng phản chiếu tâm hồn, t tởng và phẩm chất và năng lực của cán bộ.Vì
vậy, phong cách công tác với nghĩa đích thực đợc coi là phẩm chất và năng lực

hoạt động và hiệu quả thực thi nhiệm vụ của ngời cán bộ.
Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc, Hồ Chí Minh viết: Nếu mỗi
cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng
còn to tát hơn nữa [45, tr.233].
Ngay từ thời kỳ đầu của hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã rất chú
ý rèn luyện cho cán bộ, đảng viên không những về phẩm chất đạo đức mà còn
rèn luyện về phong cách công tác. Trong cuốn sách giáo khoa đầu tiên Đờng
cách mệnh (năm 1927) do Ngời biên soạn, đã nêu tơng đối toàn diện về t
cách của một ngời cách mạng. Ngời đã chỉ rõ cho những ngời cách mạng
trong hoạt động của mình phải đối xử nh thế nào đối với ngời, đối với mình và
đối với công việc.
Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đứng đầu bộ máy của Đảng
và Nhà nớc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu tấm gơng sáng ngời về phong cách
làm việc. Dù hết sức bận việc, Ngời vẫn tiếp xúc thờng xuyên với quần chúng,
chăm sóc cho đời sống mọi ngời. Bằng phong cách làm việc khoa học, lòng
nhân ái bao la, Ngời đã nhận đợc lòng tin và tình yêu thơng thật sự của các
tầng lớp nhân dân. Chúng ta không thể nhận thấy ở Ngời một biểu hiện nào về
quyền cao chức trọng. Phong cách và đức độ của Ngời đã làm cho quần chúng
22
nhân dân tự đáy lòng mình, đã đặt cho Ngời một tên gọi thân thơng: ngời Bác,
ngời Cha
Theo Hồ Chí Minh, điều quan trọng trong phong cách công tác của ngời
cán bộ là nêu cao tính Đảng: Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, cần phải có tính
Đảng mới làm đợc việc, kém tính Đảng thì việc gì làm cũng không nên [45,
tr.267].
Ngời giải thích tính Đảng phải đặt lợi ích của Đảng, của dân tộc lên trên
hết, việc gì cũng phải điều tra rõ ràng và phải làm đến nơi đến chốn. Lý luận
và thực hành phải luôn đi đôi với nhau. Đây chính là đặc trng nổi bật nhất
trong phong cách công tác mang tính đảng của ngời cán bộ. Nh chúng ta đều
biết, Hồ Chí Minh suốt đời phấn đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc, cho hạnh

phúc của nhân dân.Trong di chúc trớc lúc đi xa, Ngời nói rõ không có điều gì
phải hối hận, mà chỉ tiếc có một điều là không đợc phục vụ Tổ quốc, phục vụ
nhân dân lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa. Đây là t tởng chủ đạo chi phối mọi hoạt
động của Ngời. Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ: Phải đặt lợi ích của Đảng lên
trên hết, lên trớc hết. Vì lợi ích của Đảng tức là lợi ích của dân tộc, của Tổ
quốc. Vô luận lúc nào, vô luận việc gì, đảng viên và cán bộ phải đặt lợi ích
của Đảng ra trớc, lợi ích của cá nhân lại sau. Đó là nguyên tắc cao nhất của
Đảng, đó là tính Đảng và Ngời yêu cầu: mọi hoạt động của ngời cán bộ phải
đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trớc hết; phong cách công tác của
ngời cán bộ đều phải hớng tới mục đích trên. Nhất là trong giai đoạn hiện nay,
khi đất nớc đang đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, khi mà mặt trái
kinh tế thị trờng đã có ảnh hởng không nhỏ đến một bộ phận cán bộ, đảng
viên, thì việc rèn luyện tính Đảng trong phong cách công tác của đội ngũ cán
bộ theo t tởng Hồ Chí Minh càng trở lên quan trọng và cấp thiết.
Trong phong cách công tác của ngời cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu: Ng-
ời cán bộ cách mạng phải có tác phong quần chúng. Tác phong quần chúng đ-
ợc thể hiện bằng những hành động cụ thể: phải gần gũi nhân dân, khiêm tốn
học hỏi nhân dân, không xa nhân dân. Sâu sát quần chúng nhân dân, chú ý tìm
hiểu tâm t nguyện vọng của quần chúng, quan tâm đến mọi mặt của đời sống
quần chúng. Tin yêu và tôn trọng con ngời, chú ý lắng nghe ý kiến và giải
quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu sự phê
bình của quần chúng và sửa chữa những khuyết điểm của mình. Ngời cán bộ
là ngời giáo dục quần chúng, lãnh đạo quần chúng, đồng thời không ngừng
học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng theo tinh thần:
23
lãnh đạo là đầy tớ, nhân dân là chủ. Ngời cán bộ phải tự mình mực thớc để
xứng đáng với sự tin cậy của quần chúng.
Hồ Chí Minh thờng yêu cầu ngời cán bộ cách mạng phải thực hiện ba
cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm để hiểu rõ quần chúng và nắm đợc những
khó khăn nguyện vọng của họ ra sao. Ngời đã nhiều lần phê phán tệ xa rời

quần chúng, lên mặt làm quan cách mạng, quan nhân dân, không thấy
mình là đầy tớ, ngời học trò của nhân dân. Những thói quen mệnh lệnh, cửa
quyền đối với quần chúng, cỡng bức, ức hiếp quần chúng, bỏ mặc không xem
xét những yêu cầu khiếu nại của quần chúng là hoàn toàn xa lạ với tác quan
điểm và tác phong quần chúng của Ngời. Hồ Chí Minh yêu cầu tác phong
quần chúng của ngời cán bộ không chỉ trong quan hệ với dân mà còn là tác
phong của các cấp lãnh đạo trên, dới, cán bộ đối với cán bộ, cán bộ đối với
đồng nghiệp của mình. Hồ Chí Minh yêu cầu tác phong đối với ngời cán bộ
cách mạng phải: óc nghĩ, mắt nhìn, chân đi, tay nghe, miệng nói, tay làm có
nh vậy mới sát quần chúng, mới xâm nhập đợc vào quần chúng.
Nhân dân từ già đến trẻ, thuộc mọi tầng lớp, dân tộc, mọi thế hệ đều gọi
Hồ Chí Minh bằng hai tiếng Bác Hồ, ai cũng thấy Ngời gần gũi với mình nh
ngời thân trong gia đình. Dù bận trăm công, nghìn việc, nhng đến với quần
chúng, đến với những con ngời bình thờng là nhu cầu thờng trực của Bác Hồ.
Đã hàng trăm lần Ngời đi thăm các cơ sở của Hà Nội, hàng trăm lần Ngời đến
thăm các đơn vị của các lực lợng vũ trang nhân dân thuộc đủ các quân, binh
chủng ngay trên bãi tập hay ngoài trận địa. Ngời đã có mặt ở hàng trăm công
trờng, nhà máy, hợp tác xã, bệnh viện, trờng học, nhà giữ trẻ, lớp mẫu giáo và
nhiều nơi ở của công nhân, cán bộ bình thờng. Dấu chân Ngời đã để lại ở
nhiều địa phơng từ thành phố đến nông thôn, từ trung du đến đồng bằng, từ
miền núi đến vùng duyên hải và các đảo xa. Hồ Chí Minh đến với mọi ngời
một cách rất tự nhiên, bình dị. Mọi nghi thức đối với Ngời hình nh đều trở
thành không cần thiết. Một hàng rào danh dự có khi thừa vì Ngời đã lặng lẽ
vào thăm chỗ ăn, chỗ ở, chỗ vệ sinh trớc khi gặp mặt những ngời phụ trách nơi
Ngời đến thăm.
Năm 1961, về thăm lại Pắc Bó, Cao Bằng, thấy đồng bào tổ chức đón
tiếp, Ngời nói: tôi về thăm nhà mà sao lại phải đón tôi. Khi đi thăm dân,
Ngời không muốn có nhiều ngời bảo vệ vì nhân dân đã bảo vệ Ngời. Khi
xuống cơ sở, Ngời không muốn tiệc tùng tốn kém để mang tiếng với dân. Vì
24

vậy, một bữa cơm nắm mang theo ở một ven đồi hay dới một gốc cây cổ thụ
trớc khi gặp dân, thăm dân là chuyện thờng tình ở Hồ Chí Minh, điều cha thấy
có ở bất cứ một vị chủ tịch nào khác. Khi đến thăm dân, Ngời gặp gỡ bà con
nông dân ngay trên đồng ruộng, bỏ dép, xắn quần, lội xuống nớc nơi bà con
đang cấy, hoặc cũng đạp nớc, tát nớc nh một lão nông quen việc đồng áng, kéo
lới cùng với ng dân trên bãi biển thật gần gũi, thân thơng. Đến với dạ hội
thanh niên, Ngời bắt nhịp cho hàng ngàn thanh niên cùng hát kết đoàn.
Những hình ảnh ấy còn tồn tại mãi với thời gian, mãi với lòng ngời và có ý
nghĩa vô cùng sâu sắc.
Hồ Chí Minh đã tiếp hàng ngàn lợt ngời trong khu Phủ Chủ tịch, không
phải chỗ ở trong phòng khách long trọng, mà còn cả ở dàn hoa, bên bờ ao cá,
trên đờng xoài hoặc trên sàn gỗ của ngôi nhà sàn. Đón các cháu thiếu niên,
nhi đồng, Ngời cũng nói với các đồng chí phục vụ: ở nhà các cháu là con, là
cháu của các chú, nhng vào đây các cháu là khách của Bác.
Tác phong quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn thể hiện ở chỗ
Ngời luôn quan tâm đến mọi việc của các ngành, các địa phơng, các cơ sở,
qua các báo cáo cũng nh báo chí hàng ngày của cả trung ơng và địa phơng.
Đặc biệt Ngời thờng xuyên chú ý đến những gơng ngời tốt, việc tốt trong các
ngành, các giới, các lứa tuổi, các tầng lớp nhân dân để động viên, khen thởng,
qua đó giáo dục mọi ngời. Tập hợp trên 4.000 trờng hợp đã đợc thởng huy
hiệu Bác Hồ, giữa năm 1968 Ngời đã mời một số cán bộ đến bàn cách làm và
xuất bản loại sách Ngời tốt, việc tốt. Tầm quan trọng của loại sách này đợc
Ngời khẳng định: Những chiến công và thành tích nổi bật, vang dội thì ai cũng
có thể thấy đợc. Còn những việc nhỏ bé, bình thờng thôi, nhng ích nớc, lợi dân
thì hay bị xem thờng. Theo Ngời thì biển cả phải từ bao nhiêu giọt nớc nhỏ
thấm vào lòng đất, chảy về một hớng thì mới thành suối, thành sông rồi thành
biển. Thấy biển lớn phải tìm về những giọt nớc nhỏ. Thấy thắng lợi vĩ đại,
phải trở về với những con ngời bình thờng, với quần chúng nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải có phong cách công tác dân
chủ, tập thể. Đây là phong cách không thể thiếu đợc của ngời cán bộ. Vì ngời

cán bộ bao giờ cũng gắn với tổ chức và có trọng trách trong một tập thể lãnh
đạo. Sức mạnh và trí tuệ của ngời cán bộ đều bắt nguồn từ tập thể, nhng cán
bộ phải có phong cách làm việc dân chủ, tập thể mới quy tụ và phát huy đợc
sức mạnh và trí tuệ của tập thể. Bản thân Hồ Chí Minh trong cuộc sống hàng
25

×