Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thực trạng khi KFC vào thị trường việt nam mô HÌNH THAY đổi 1 lựa chọn mô hình thay đổi phù hợp với đề xuất thay đổi về menu đối với KFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

BÀI THUYẾT TRÌNH

GVHD :

PHẠM HƯƠNG DIÊN

Mơn

QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI

:

Nhóm :

09

Lớp

D01

:

TPHCM, Tháng 04 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM


STT

Họ tên

MSSV

44

Phạm Thị Ngọc Nhi

030335190184

30

Lê Lan Linh

030335190112

21

Lê Nguyễn Thu Hồng

030335190075

77

Huỳnh Phan Vy

030335190325


62

Trần Thị Thương

030335190268

74

Lê Thị Cẩm Vi

030335190316

41

Nguyễn Thị Bích Ngọc

030335190163

22

Vũ Quang Huy

030335190080

CƠNG VIỆC
Nhóm trưởng, Tổng hợp
bài, Làm Powperpoint.
Mơ hình thay đổi, Kế
hoạch thay đổi
Làm minigame, Thuyết

trình I, II
Làm minigame, Làm
powperpoint
Thực trạng KFC tại Việt
Nam, Mục tiêu Smart
Tầm nhìn và sứ mệnh
KFC, Thuyết trình V, VI
Mơ hình trường lực, Kế
hoạch thay đổi
Mơ hình thay đổi,
Thuyết trình III, IV


MỤC LỤC
I.

Trang
TỔNG QUAN ...................................................................................................... 1
1. Giới thiệu về doanh nghiệp .............................................................................. 1
2. Tầm nhìn và sứ mệnh của KFC ...................................................................... 1
2.1.

Tầm nhìn ..................................................................................................... 1

2.2.

Sứ mệnh ...................................................................................................... 1

3. Thực trạng khi KFC vào thị trường Việt Nam............................................... 1
II. SÁNG KIẾN THAY ĐỔI .................................................................................... 2

1. Nguyên nhân thay đổi ...................................................................................... 2
2. Phân tích sự thay đổi ....................................................................................... 3
III. MƠ HÌNH TRƯỜNG LỰC ................................................................................ 4
1. Các yếu tố dẫn dắt ........................................................................................... 4
1.1.

Những áp lực từ mơi trường bên ngồi ........................................................ 4

1.1.1.

Thị trường............................................................................................. 4

1.1.2.

Văn hóa ẩm thực ................................................................................... 4

1.2.

Những áp lực từ mơi trường bên trong......................................................... 4

1.2.1.

Yêu cầu nhân viên ................................................................................ 4

2. Các yếu tố đối kháng........................................................................................ 5
2.1.

Sự sợ hãi của cá nhân .................................................................................. 5

2.2.


Những cản trở của tổ chức ........................................................................... 5

2.3.

Rào cản văn hóa .......................................................................................... 6

IV. MƠ HÌNH THAY ĐỔI ....................................................................................... 6
1. Lựa chọn mơ hình thay đổi phù hợp ............................................................... 6
2. Áp dụng mơ hình Lewin vào sự thay đổi ........................................................ 7
2.1.

Giai đoạn 1: Rã đông ................................................................................... 7

2.2.

Giai đoạn 2: Thay đổi .................................................................................. 7


2.3.

Giai đoạn 3: Tái đông cứng ......................................................................... 7

V. MỤC TIÊU SMART ........................................................................................... 8
1. S - Specific (Cụ thể - rõ ràng) .......................................................................... 8
2. M - Measurable (Đo lường được) .................................................................... 8
3. A - Actionable (Tính khả thi) .......................................................................... 9
4. R - Relevant (Tính liên quan) .......................................................................... 9
5. T - Timebound (Có kỳ hạn) ............................................................................. 9
VI. KẾ HOẠCH THAY ĐỔI .................................................................................... 9

1. Salad gà ............................................................................................................ 9
2. Dùng thịt gà từ thực vật thay cho thịt gà thông thường................................. 9


NỘI DUNG
I.

TỔNG QUAN
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Kentucky Fried Chicken, thường được biết đến với tên gọi tắt là KFC, là một

chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh của Mỹ chuyên về các sản phẩm gà rán có trụ sở đặt tại
Louisville, Kentucky. KFC là một trong những chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đầu tiên
mở rộng thị phần quốc tế. Sản phẩm gốc của KFC là những miếng gà rán truyền thống
Original Recipe, được khám phá bởi Sanders với "Công thức 11 loại thảo mộc và gia
vị". KFC đã bắt đầu khai trương cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam vào cuối năm 1997, tại
Trung tâm Thương mại Sài Gòn Super Bowl.
2. Tầm nhìn và sứ mệnh của KFC
2.1.

Tầm nhìn

Trở thành người dẫn đầu thức ăn nhanh theo kiểu phương Tây, dịch vụ thân thiện,
thức ăn chất lượng cao, không gian thống đãng.
2.2.

Sứ mệnh

“ Cơng nhận là then chốt”. Họ mong muốn có những khách hàng trung thành mà
khi thưởng thức chỉ một lần thì sẽ cịn quay lại sau đó đề thưởng thức món ăn của họ.

3. Thực trạng khi KFC vào thị trường Việt Nam
Năm 1997, KFC đã khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đến nay, hệ thống các nhà hàng của KFC đã phát triển tới hơn 153 nhà hàng, có mặt tại
hơn 36 tỉnh/thành phố lớn trên cả nước, sử dụng hơn 3.000 lao động đồng thời cũng tạo
thêm nhiều việc làm trong ngành công nghiệp bổ trợ tại Việt Nam.
KFC đã gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận thị trường Việt Nam, khi người tiêu
dùng còn xa lạ với khái niệm “thức ăn nhanh” và mùi vị của nó. Do đó, KFC liên tục
chịu lỗ trong suốt 7 năm liền kể từ khi có cửa hàng đầu tiên. Số lượng cửa hàng của
KFC tăng trưởng rất chậm và sau 7 năm chỉ có 17 cửa hàng.

Trang 1


II.

SÁNG KIẾN THAY ĐỔI
1. Nguyên nhân thay đổi
KFC chịu sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu lớn như: MCdonald, Burger

King, Lotteria,.. cũng kinh doanh gà nhưng khác biệt về hương vị, menu đa dạng và
marketing tốt. Thương hiệu KFC giờ đây đang dần mất chỗ đứng ở thị trường, khi nhắc
đến nơi bán thức ăn nhanh hiếm khi nào được mọi người đề cập đến KFC.
Đồng thời, mỗi quốc gia sẽ có những văn hóa ẩm thực khác nhau. Nếu KFC giữ
nguyên menu cho từng quốc gia sẽ khó gắn bó lâu dài và xu hướng ăn uống lành mạnh
đang dần phát triển khiến thức ăn nhanh gặp nhiều trở ngại.
Khi nhắc tới KFC thì trong tâm trí của mọi người sẽ nghĩ tới gà rán, mì ý,
hamburger… Đa phần là các món ăn quen thuộc tại Phương Tây.

Trang 2



Nhưng con người Việt Nam vốn ưa chuộng ẩm thực cho nên nền ẩm thực Việt
Nam cũng rất phát triển với rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn và bắt mắt. Trong khi người
Miền Bắc rất ưa thích các món ăn như phở, bánh cuốn nóng, bánh cốm hay bánh phu
thê thì người Miền Trung lại thích những món cay và đậm đà như bánh bèo – Huế, mỳ
quảng – Quảng Nam, nem – Thanh Hóa, Cháo lươn – Nghệ An …. Người Miền Nam
lại ưa thích hương vị ngọt với các món ăn truyền thống như canh chua, lẩu mắm, cá kho
tộ … Bên cạnh đó cịn có rất nhiều món ăn xuất hiện ở cả 3 miền và có sự đặc trưng
riêng ở từng miền như bún, bánh xèo, lẩu … tất cả dã tạo nên một nền ẩm thực đầy màu
sắc.
2. Phân tích sự thay đổi
Bên cạnh những món ăn truyền thống như gà rán và hamburger,.. thì KFC nên
bổ sung thêm một số món hợp khẩu vị người Việt như: Gà Big‘n Juicy, Gà Giịn Khơng
Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn,… Một số món mới cũng đã được phát triển và
giới thiệu tại thị trường Việt Nam, góp phần làm tăng thêm sự đa dạng trong danh mục
thực đơn, như: Bơ-gơ Tôm, Lipton, Bánh Egg Tart.

Trang 3


III.

MƠ HÌNH TRƯỜNG LỰC

1. Các yếu tố dẫn dắt
1.1.

Những áp lực từ mơi trường bên ngồi
1.1.1. Thị trường


Trong tình hình dịch bệnh Covid-19, nền ẩm thực của Việt Nam có sự chuyển
biến rõ rệt. Khi dịch bệnh bùng phát thì cũng kéo theo ngành dịch vụ chuyển phát phát
triển theo, người dân đặt đồ onl thường xuyên hơn, và nhờ thế các món ăn nhanh có thể
đem đi được bán nhiều hơn bình thường.
Tỷ lệ tăng trưởng hằng năm của ngành thực phẩm và đồ uống tại việt nam là
khoảng 10% mỗi năm. Đây là một con số lớn nếu so với các ngành kinh tế khác, nên
Việt Nam đã trở thành một thị trường béo bở cho các công ty thực phẩm của cả trong và
ngồi nước. Vì thế sự cạnh tranh rất khốc liệt giữa các công ty lớn nhỏ như: KFC với
trên 160 cửa hàng và Lotteria với trên 200 cửa hàng (số liệu 2019). Nhưng những gì mà
hai hãng này làm được, cũng chưa thực sự gọi là thành công. Mặc dù doanh thu của hai
đơn vị này đã lên đến hàng ngàn tỷ đồng nhưng chi phí bán hàng quá lớn khiến phần lợi
nhuận thu được của các hãng này khá “trồi sụt”. Ngoài KFC, Lotteria, một số hãng tạm
gọi là “có tiếng nói” là The Pizza Company, Pizza Hut và phần nào đó là Jolibee.
1.1.2. Văn hóa ẩm thực
Nhìn chung khẩu vị ăn uống của người Việt Nam là: thích ăn những món ăn giịn,
dai để uống với rượu, bia. Các món canh và các món mặn như kho, rim để ăn với cơm
Về mùi vị: Sử dụng nhiều loại mùi vị đặc trưng như: tỏi, ớt, gừng, riềng, mẻ,
mắm tôm để làm tăng tính hấp dẫn cho mùi vị đối với sản phẩm.
Về màu sắc: đẹp, bắt mắt
Vị ăn của người Việt Nam có sự khác biệt giữa ba miền: Bắc - Trung - Nam.
1.2.

Những áp lực từ môi trường bên trong
1.2.1. Yêu cầu nhân viên

Đội ngũ nhân viên của KFC là một trong những nền tảng tạo ra khả năng và năng
lực cốt lõi cho công ty, quyết định sự thành bại của một tổ chức. Đối với một doanh
nghiệp dịch vụ như KFC thì con người có một vị trí đặc biệt đối với sản phẩm của doanh
Trang 4



nghiệp. Cụ thể như nhân viên ở đây là những người linh hoạt, nhanh nhẹn và chu đáo,
phục vụ tận tình ln giải đáp thắc mắc, khiếu nại hay cung cấp đầy đủ thông tin sản
phẩm khi khách hàng cần là cơ sở để đánh giá sự hài lòng của khách hàng khi sử dụng
sản phẩm dịch vụ tại KFC.
Có một đội ngũ đầu bếp ln nghiên cứu để có thể tìm ra những món ăn mới phù
hợp với khẩu vị của mỗi nơi mà KFC hoạt động. Chính vì thế mà khi KFC luôn cập nhật
và xem xét việc thêm món mới vào menu nhờ lực lượng này, đặc biệt khi xâm nhập vào
một thị trường nào đó thì thực đơn sẽ có những món cơ bản và kèm theo những món
cho phù hợp với khẩu vị thị trường đó.
Nhân viên được mở những khóa đào tạo hết sức bài bản để nâng cao tay nghề bởi
vì những sản phẩm của KFC hầu hết là sự pha trộn những gia vị khác nhau tạo ra những
sản phẩm độc đáo riêng phù hợp từng vùng nên vị chú trọng tay nghề nhân viên là hết
sức cần thiết.
2. Các yếu tố đối kháng
2.1.

Sự sợ hãi của cá nhân

Các đánh giá khác nhau về tình hình: Một số quản lý và nhân viên phản đối việc
này vì họ sợ cơng ty sẽ thua lỗ nếu việc thực hiện này sẽ không giúp tạo ra kết quả khả
quan. Họ bối rối rằng sự thay đổi này có thể khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn và có
thể gây ấn tượng xấu về KFC trong tâm trí khách hàng thay vì cải thiện nó.
Khả năng chịu đựng thay đổi thấp: Một xung đột khác giữa các nhà quản lý liên
quan đến kinh nghiệm của nhóm được tổ chức để giúp duy trì việc thực hiện thay đổi.
Một số nhà quản lý có quan điểm rằng KFC có thể phải đối mặt với sự thiếu hụt lực
lượng lao động để duy trì chiến lược thay đổi này.
2.2.

Những cản trở của tổ chức


Thực hiện một sự thay đổi trong tổ chức không phải là một nhiệm vụ dễ dàng.
Một tổ chức có quy mơ như KFC sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện một sự thay đổi
vì nó phải được thực hiện một cách thống nhất trên một khu vực rộng lớn. Quy mô lớn
của KFC là yếu tố cản trở việc thực hiện quy trình quản lý thay đổi.
KFC cũng đã từng bị cáo buộc phân biệt đối xử với nhân viên và hệ thống việc
làm khơng cơng bằng trong q khứ. Ví dụ, vào năm 2007, tổ chức này bị cáo buộc trả
Trang 5


lương thấp cho nhân viên bán thời gian người Trung Quốc là 4 nhân dân tệ một giờ so
với 4,3 nhân dân tệ một giờ. Các vấn đề liên quan khác là việc trả lương không công
bằng và phân biệt đối xử cho nhân viên dựa trên giới tính và độ tuổi. Liên quan đến các
vấn đề việc làm, KFC trước đây đã bị cáo buộc vi phạm các chính sách việc làm cơ hội
bình đẳng.
2.3.

Rào cản văn hóa

Đầu tiên, KFC thâm nhập vào nhiều quốc gia trên thế giới nên phải đối mặt với
thách thức về sự khác biệt trong sở thích ẩm thực của người tiêu dùng. Do đó, thách thức
đầu tiên mà KFC phải đối mặt là điều chỉnh thực đơn của họ để phù hợp với khách hàng
từng thị trường và nhu cầu của họ.
Thứ hai, một thách thức văn hóa khác giữa các nền văn hóa phương Đơng và các
nền văn hóa phương Tây là sự khác biệt trong khẩu vị thức ăn của họ.
Thứ ba, KFC cũng trải nghiệm sự khác biệt trong lối sống đi kèm với thói quen
ăn uống. Do đó, trong khi KFC được đặc trưng bởi mơ hình bán lẻ mang đi theo phong
cách phương Tây vì người tiêu dùng thích mang thức ăn để tiêu thụ tại nhà hoặc văn
phịng, thì ở một số nước như Trung Quốc khách hàng lại thích thưởng thức đồ ăn trong
khi tận hưởng môi trường khách sạn.

Thứ tư, cùng với việc quản lý hoạt động, KFC cũng gặp khó khăn trước thách
thức về việc liệu có nên tích hợp văn hóa doanh nghiệp phương Tây vào các chi nhánh
tập đoàn ở mỗi quốc gia hay áp dụng văn hóa tổ chức mới phù hợp với người ở quốc gia
đó.
Cuối cùng, thách thức văn hóa rõ ràng nhất là các vấn đề về rào cản ngôn ngữ mà
những người nhân viên làm việc tại các quốc gia khác phải đối mặt.
IV.

MƠ HÌNH THAY ĐỔI

1. Lựa chọn mơ hình thay đổi phù hợp
Với đề xuất thay đổi về menu đối với KFC thì lựa chọn mơ hình thay đổi 3 bước
của Lewin là phù hợp nhất. Bởi vì, với mơ hình Lewin sẽ giúp cho nhân viên KFC thích
nghi nhanh nhất với sự thay đổi mới này, và sự thay đổi menu cũng là điều cấp bách
thực sự cần phải làm nhanh chóng để có thể thu về lợi nhuận khổng lồ sớm.
Trang 6


2. Áp dụng mơ hình Lewin vào sự thay đổi
2.1.

Giai đoạn 1: Rã đông

Hiện nay KFC đang dần chịu sự cạnh tranh gay gắt về cách marketing, hương vị
cũng như menu đa dạng từ các thương hiệu như Mcdonald, Lotteria,... Mặc dù củng kinh
doanh gà nhưng thị phần của KFC đang dần mất đi và ít địa điểm kinh doanh hơn trước.
Với tầm nhìn là dẫn đầu về thức ăn nhanh theo phong cách phương Tây và sứ
mệnh mà công ty đưa ra là công nhận là then chốt khiến KFC cần đổi mới để gia tăng
thị phần. Hiện nay nhiều công ty đi sau đã khắc phục được những nhược điểm mà KFC
gặp phải và ngày càng phát triển đi lên. Lẽ đó, cần đổi mới menu để thu hút khách hàng

và phù hợp với khẩu vị từng văn hóa khác nhau. Các món ăn truyền thống sẽ thu hút
được nhiều khách hàng vì sự mới lạ và cảm thấy món ăn của họ trở nên đặc biệt.
Vì ở Việt Nam có 3 miền Bắc- Trung- Nam nên khẩu vị cũng địi hỏi khác nhau.
Do đó, cần lựa chọn những món phổ biến phù hợp nhiều người.
2.2.

Giai đoạn 2: Thay đổi

KFC sẽ họp cùng nhân viên để đưa ra sự thay đổi nhất định trong menu. Mỗi món
ăn sẽ có ý nghĩa khác nhau và phân tích kĩ từng món ăn yêu cầu ra sao khi bắt đầu thực
hiện. Khi họp bàn cùng nhân viên, KFC cũng lắng nghe ý kiến và những phản bác trái
chiều rõ ràng. KFC thay vì bảo vệ quan điểm thì sẽ tìm cách giải quyết vấn đề hay khúc
mắt của nhân viên một cách rõ ràng. Ngoài ra, sau cuộc họp KFC sẽ tạo mail để mọi thứ
trình bày ý kiến của mình mà trong cuộc họp ngại lên ý kiến.
2.3.

Giai đoạn 3: Tái đơng cứng

KFC sẽ phân tích các yếu tố tác động và khảo sát khả năng món ăn nào sẽ mang
lại doanh thu tốt cho công ty. Một số bất cập xảy ra khi thay đổi menu nhưng cần xác
định và tìm cách giải quyết. Khi bắt đầu thay đổi menu, nhân viên sẽ gặp một số khó
khăn trong việc thích nghi. Tuy nhiên, KFC sẽ có sự hỗ trợ từ quản lý để nhân viên làm
việc tốt nhất.
Trong quá trình thay đổi từng bước KFC sẽ có những khen thưởng rõ ràng và
hịm thư góp ý trong lúc bán cho khách hàng sẽ có vấn đề gì xảy ra. KFC sẽ điều chỉnh
dần để mọi thứ hoạt động tốt. KFC sẽ có những buổi đào tạo và hỗ trợ cho nhân viên để
đưa món ăn mới đến tay khách hàng, cách nấu món ăn với nguyên liệu và chế biến ra
Trang 7



sao,..Khi khách hàng đã thích nghi và quen với menu mới sẽ lựa chọn nhiều hơn khi đến
với KFC. KFC lúc này sẽ chuyển sang giai đoạn ổn định và được sử dụng phổ biến rộng
rãi hơn trước.
V.

MỤC TIÊU SMART
Mục tiêu SMART: Thực hiện chiến lược “bản địa hóa”, bổ sung thêm các món

mới vào menu, thay đổi hương vị các món ăn sao cho phù hợp với khẩu vị của người
Việt như Gà Big‘n Juicy, Gà Giịn Khơng Xương, Cơm Gà KFC, Bắp Cải Trộn,... góp
phần giúp KFC tăng doanh số và tăng độ nhận diện thương hiệu. Vào ngày 31/12/2022,
KFC vẫn tiếp tục giữ vững vị trí top 1 thương hiệu thức ăn nhanh trong cả nước, doanh
thu tăng 10% so với năm 2021.
1. S - Specific (Cụ thể - rõ ràng)
Giữ vững vị trí top 1 thương hiệu thức ăn nhanh tại thị trường Việt Nam, doanh
thu năm 2022 tăng 10% so với năm 2021, tăng độ nhận diện thương hiệu, thu hút được
số lượng lớn khách hàng.
Bổ sung thêm các món mới vào menu, thay đổi hương vị các món ăn sao cho phù
hợp với khẩu vị của người Việt như Gà Big‘n Juicy, Gà Giòn Không Xương, Cơm Gà
KFC, Bắp Cải Trộn,...
2. M - Measurable (Đo lường được)
Doanh thu năm 2022 tăng 10% so với năm 2021. Tăng độ nhận diện thương hiệu
lên 15% so với năm ngối.
Thơng qua các cơng cụ phân tích như khảo sát trực tuyến để thu thập thông tin,
với tổng số người khảo sát là 500 người (250 nam, 250 nữ), đối tượng khảo sát là những
khách hàng đã dùng qua dịch vụ thức ăn nhanh ở các thương hiệu ngồi KFC cịn có các
thương hiệu khác như McDonald's, Lotteria, Jollibee, Pizza Hut, Domino's Pizza,...,
khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng về menu, hương vị, cách chế biến,... của
các món ăn cũng như điều khách hàng mong muốn thay đổi trong thực đơn và khả năng
quay lại để biết được độ nhận diện của thương hiệu đi tới đâu, từ đó tìm ra những chiến

lược phù hợp để phát triển chuỗi cửa hàng.

Trang 8


3. A - Actionable (Tính khả thi)
KFC sở hữu nguồn lực tài chính mạnh mẽ, thương hiệu nổi tiếng cũng như đội
ngũ nhân viên chuyên nghiệp cùng với hệ thống các cửa hàng trải rộng khắp cả nước.
Bên cạnh đó, lối sống nhanh, sùng ngoại và nhu cầu ăn uống ngày càng phong phú cũng
khiến con người ta tiêu dùng nhiều thức ăn nhanh hơn và càng có nhiều yêu cầu với món
mới, hương vị mới hơn. Vì vậy, việc thay đổi menu, thêm các hương vị cho các món ăn
tại KFC sao cho hợp với khẩu vị người Việt để góp phần tăng doanh thu và độ nhận diện
thương hiệu laf khả thi.
4. R - Relevant (Tính liên quan)
Đời sống của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, vì thế mà nhu cầu ăn uống
cũng được nâng cao. Họ muốn tìm những khơng gian ăn uống rộng rãi, sạch sẽ, thoải
mái và có sự phục vụ chuyên nghiệp cũng như chất lượng tốt, menu đa dạng, hương vị
thơm ngon, hợp khẩu vị.
5. T - Timebound (Có kỳ hạn)
Thực hiện thay đổi cần có thời gian để thống nhất mọi thứ, cần phải cân nhắc thật
kỹ trước khi quyết định. Để đạt được sự đồng bộ nhất định trong chuỗi các cửa hàng của
KFC thì cần có thời gian trong vòng 9 tháng.
VI.

KẾ HOẠCH THAY ĐỔI

1. Salad gà
Xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe ngày càng gia tăng. Thay vì
chỉ nhắm vào thức ăn nhanh thì khi thêm vào salad sẽ gia tăng lượng rau vào cơ thể
khiến khách hàng sẽ gọi ăn kèm khi order cùng các món ăn khác. Ngồi ra, với những

người sống healthy thì một phần salad sẽ cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho cơ thể.
2. Dùng thịt gà từ thực vật thay cho thịt gà thông thường
Nhu cầu ăn chay đang ngày một nhiều ở người dân Việt Nam .
Nhắm đến nhóm khách hàng: Các khách hàng ăn chay/ thuần chay. Nhiều người
muốn có lối sống lành mạnh hơn sau khi tìm hiểu có những gì trong các bữa ăn truyền
thống trước đây. Bên cạnh đó nhiều người cũng lo ngại về tồn dư kháng sinh trong thịt
và gia cầm nên đã quyết định chọn thực vật để thay thế.

Trang 9


Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đã nhảy vào xu hướng thịt chay như một cách
để thu hút khách hàng mới, thu hút khách hàng trước và tạo ra sự phấn khích xung quanh
các thương hiệu. Các cơng ty cũng đang thu hút những người được gọi là ăn uống linh
hoạt, những người đang tìm cách giảm lượng thịt của họ vì lý do sức khỏe hoặc mơi
trường.
KFC đã phát triển và nghiên cứu loại thịt gà từ thực vật, loại thịt này mô phỏng
hương vị và kết cấu của thịt gà. "Thịt chay" là thịt có nguồn gốc thực vật (plant-based
meat alternatives, PBMA). Thịt chay có thành phần hóa học hồn tồn giống thịt, chỉ có
điều khác là các axit amin - những đơn vị cấu tạo của chất đạm - được chiết xuất hoàn
toàn từ thực vật, để giúp đa dạng hóa chế độ ăn chay hoặc ăn kiêng.

Chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh KFC sẽ bắt đầu bán gà rán từ thịt nhân tạo do
Công ty Beyond Meat cung cấp trên toàn nước Mỹ từ ngày đầu năm 2022. KFC cho biết
sẽ thử nghiệm sản phẩm này trong một thời gian nhất định. Vậy nên nhóm đề xuất KFC
cũng nên thử nghiệm menu tại thị trường Việt Nam. Theo 1 báo cáo của Cafebiz từ tháng
1/2022, có đến 55% người Việt Nam được khảo sát đang ăn chay. Vậy nên đây là thị
trường tiềm năng để KFC thử nghiệm menu mới của mình.

Trang 10



Hình ảnh món gà rán chay tại menu KFC tại Mỹ

Trang 11



×