Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quan điểm triết học mác lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------oOo-----

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI:
Quan điểm triết học Mác - Lênin về quy luật chuyển hóa từ
những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và
ngược lại. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật
này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự
nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021


2

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. 2
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................3
3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................... 4
4. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4
5. Kết cấu của đề tài..............................................................................................4
PHẦN NỘI DUNG...................................................................................................5
Chương 1. Phần Lý Luận Chung...........................................................................5
1.1. Cái khái niệm.............................................................................................5
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất...............................................8
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận.........................................................................9
Chương 2. Liên Hệ Bản Thân Và Liên Hệ Thực Tế............................................11


2.1. Liên hệ bản thân........................................................................................11
2.2. Liên hệ với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam...............................................15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................18


3

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về
chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng – chất) là một trong ba quy luật của
phép biện chứng duy vật. Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng là một thể thống
nhất giữa hai mặt chất và lượng. Mối quan hệ giữa chúng là tất yếu và khách
quan, lặp đi lặp lại trong quá trình vận động và phát triển của mọi sự vật, hiện
tượng. Việc nghiên cứu về nội dung của quy luật này cũng như rút ra ý nghĩa
phương pháp luận, vận dụng nó vào thực tiễn là điều vơ cùng cần thiết.
Là một học sinh, ai cũng có mong muốn đậu vào trường đại học mình mơ
ước, nhưng giữa việc thi và học đại học lại là hai phạm trù khác xa nhau. Trong
thời kỳ mới – thời sinh viên, sinh viên phải có sự thay đổi nhất định để hịa nhập
vào mơi trường mới. Đó là cách mà quy luật lượng – chất vận hành.
Trong một viễn cảnh lớn hơn, nước ta đang trong giai đoạn đổi mới, cải cách
toàn diện. Từ trước đến nay, nước ta đã có nhiều bước tiến cũng như nhiều lần
va vấp, chúng đều có thể được khái qt hóa lên dưới góc nhìn Triết học Mác –
Lênin, trong đó có quy luật lượng chất.
Từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: " Quan điểm triết học
Mác - Lênin về quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dẫn đến những
thay đổi về chất và ngược lại. Sự vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy
luật này trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên và trong sự nghiệp đổi
mới ở Việt Nam hiện nay" cho bài tiểu luận của mình.


2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài tiểu luận là làm rõ nội dung của quy luật lượng chất, sau
đó nêu định hướng vận dụng nó trong cuộc sống, học tập của sinh viên và trong
sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.


4

3. Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở nội dung phân tích, nghiên cứu tập trung khai thác về ứng dụng
của nó trong cuộc sống, học tập của sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt
Nam hiện nay.

4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: Phương pháp phân
tích – tổng hợp, diễn dịch – quy nạp, gắn lý luận với thực tiễn… để làm rõ đề
tài.

5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề
tài bao gồm hai chương:
Chương 1. Phần lý luận chung
1.1. Các khái niệm
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Chương 2. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận
2.1. Trong cuộc sống, học tập của sinh viên
2.1.1. Trong học tập
2.1.2. Trong cuộc sống
2.2. Trong đổi mới đất nước hiện nay

Chương 3: Kết luận


5

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Phần Lý Luận Chung
1.1. Cái khái niệm
1.1.1. Khái niệm về chất
Chất là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành của nó, phân biệt nó
với các sự vật, hiện tượng khác.
Nguyên tố sắt có nguyên tử khối là 55,85 đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1538
o

C, nhiệt độ sơi là 2862 oC… Những thuộc tính này nói lên những chất riêng của

sắt, phân biệt nó với các kim loại khác.
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ và không tách rời nhau. Đặc điểm nổi
bật của chất là nó được cấu thành bởi các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng. Thuộc tính ở đây là những tính chất, trạng thái, những yếu tố cấu thành
sự vật, như tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính co giãn, tính chua, tính ngọt… Song, các
thuộc tính vốn có của sự vật, hiện tượng chỉ bộc lộ ra thông qua sự tác động qua lại
với với các sự vật, hiện tượng khác. Do đó, muốn nhận thức đúng đắn về những
thuộc tính của sự vật, hiện tượng, ta phải đặt sự vật, hiện tượng ấy trong mối liên hệ
với các sự vật, hiện tượng khác.
Chất của một người chỉ được bộc lộ thông qua quan hệ của người đó với
những người khác, với mơi trường xung quanh, thơng qua lời nói, cử chỉ, hành
động.
Để xác định chất của đường, ta sẽ xem xét các thuộc tính của nó bằng cách

đặt nó vào mối quan hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Cụ thể, phải hòa tan
đường vào nước để xác định độ tan của nó; vị ngọt của đường được xác định


6

thông qua vị giác con người; đun với nhiệt độ cao để tìm ra nhiệt độ nóng
chảy…
Mỗi sự vật sẽ có nhiều thuộc tính khác nhau, nhưng khơng phải thuộc tính nào
cũng quyết định chất của sự vật. Do đó, có thể chia các thuộc tính thành hai nhóm
khác nhau: thuộc tính cơ bản và thuộc tính khơng cơ bản. Trong đó:


Thuộc tính cơ bản là những thuộc tính quyết định chất của sự vật, hiện

tượng, nghĩa là khi nó thay đổi thì chất của sự vật, hiện tượng vẫn chưa thay đổi.


Thuộc tính khơng cơ bản là những thuộc tính khơng quyết định chất

của sự vật, hiện tượng, nghĩa là nó thay đổi thì chất của sự vật, hiện tượng chưa
thay đổi.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa thuộc tính cơ bản và khơng cơ bản chỉ mang tính
chất tương đối, tùy vào từng mối liên hệ nhất định.
Khả năng hơ hấp trong nước là một thuộc tính cơ bản của động vật sống
dưới nước giúp phân biệt với động vật trên cạn. Còn đối với những động vật
sống với nước, ta phân biệt chúng dựa trên giống, lồi, hình dạng, kích thước…
Chất của sự vật khơng những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo
thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết
cấu của sự vật.

C4H8O2 là một chất hữu cơ. Do phương thức liên kết khác nhau giữa các
nguyên tử, chúng tạo thành các đồng phân axit cacboxylic hay este khác nhau dù
có cùng cơng thức phân tử.
Mỗi thuộc tính tạo thành từ các đặc trưng về chất nên sự phân biệt giữa thuộc
tính và chất chỉ mang tính tương đối. Sự vật, hiện tượng có vơ vàn thuộc tính nên sự
vật, hiện tượng khơng chỉ có một chất mà cịn có vơ vàn chất.

1.1.2. Khái niệm về lượng


7

Lượng là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng về các phương diện số lượng các yếu tố cấu thành; quy mô của sự tồn
tại; tốc độ, nhịp điệu vận động và phát triển của nó. Ví dụ như chiều cao, cân nặng
con người; vận ánh sáng; trình độ nhận thức của con người…
Lượng có tính khách quan, là cái vốn có của bản thân sự vật, hiện tượng. Bất kỳ
sự vật, hiện tượng nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định trong khơng gian, diễn ra
trong một khoảng thời gian xác định. Bất kỳ chất nào cũng có một lượng nhất định
và bất kỳ lượng nào cũng là lượng của chất.
Mỗi sự vật, hiện tượng có vơ vàn chất nên nó cũng có vơ vàn lượng. Trong sự
vật tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, chỉ các yếu tố quy định bên trong (như số
lượng nguyên tử hợp thành chất hóa học) hoặc bên ngồi (chiều dài, chiều rộng,
chiều cao). Mỗi loại lượng có phương thức xác định khác nhau:
 Bằng con số cụ thể, hệ thống các đơn vị đo lường để biểu hiện kích
thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, số lượng nhiều hay ít
Số lượng người trong một lớp học; vận tốc ánh sáng là 300000 km/h; chiều
cao (mét, centimét); cân nặng (kilogam) của sự vật, con người; chính số biểu thị
trí tuệ IQ hay trí thơng minh cảm xúc EQ;
 Bằng sự trừu tượng hóa, khái quát hóa để nhận thức

ý thức trách nhiệm cao hay thấp của một công dân; phẩm chất đạo đức của
một người; Tình cha, nghĩa mẹ được ví von qua câu thơ
"Cơng cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra".
Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ mang tính tương đối tùy vào từng mối quan
hệ nhất định. Trong mối quan hệ này nó là lượng nhưng trong mối quan hệ khác nó
lại là chất của sự vật, hiện tượng.


8

Số lượng sinh viên học giỏi của một lớp nói lên chất lượng học tập của lớp
đó. Dù số lượng cụ thể quy định thuần túy về lượng, trong trường hợp này cũng
quy định về chất.


9

1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và
lượng, hai mặt này khơng tách rời nhau mà có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
một cách biện chứng.
Thứ nhất, từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Khi sự vật đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định.
Độ là một phạm trù dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó lượng và chất
thống nhất với nhau, lượng đổi nhưng chất vẫn chưa đổi, sự vật, hiện tượng vẫn
đang cịn là nó, chưa trở thành cái khác.
Độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng là từ 0oC đến 100oC.
Trong giới hạn của một độ nhất định, lượng thường xuyên biến đổi còn chất
tương đối ổn định. Sự thay đổi về lượng của sự vật có thể làm chất thay đổi ngay

lập tức nhưng cũng có thể làm thay đổi dần dần chất cũ. Lượng biến đổi đến một
giới hạn nhất định có xu hướng tích lũy đạt tới điểm nút.
Điểm nút là phạm trù dùng để chỉ điểm giới hạn mà tại đó sự thay đổi về lượng
đã làm thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng.
0oC và 100oC là những điểm nút.
Lượng biến đổi đến một mức độ nhất định và trong những điều kiện nhất định
thì lượng phá vỡ chất cũ, mâu thuẫn giữa lượng và chất được giải quyết, chất mới
được hình thành. Sự thay đổi căn bản về chất được gọi là bước nhảy.
Bước nhảy là một phạm trù dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất của sự vật, hiện
tượng do sự thay đổi dần dần về lượng trước đó gây nên.
Sự chuyển hóa từ lỏng thành hơi, lỏng thành rắn… của nước.
Chất mới được hình thành với lượng mới, nhưng lượng mới lại biến đổi và phá
vỡ chất đang kìm hãm nó. Chất và lượng tạo nên sự vận động liên tục, từ biến đổi
dần dần đến nhảy vọt, rồi lại biến đổi dần để chuẩn vị cho bước nhảy vọt tiếp theo.
Quá trình tác động biện chứng giữa chất và lượng tạo nên cách thức vận động, phát


10

triển của sự vật. Trong đó, bước nhảy vừa đánh dấu sự kết thúc và mở đầu cho từng
giai đoạn vận động và phát triển của sự vật, vừa là sự gián đoạn trong quá trình vận
động, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng.
Trong xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất (lượng đổi) tới khi mâu
thuẫn với quan hệ sản xuất lỗi thời (chất cũ) sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp mà
đỉnh cao là cách mạng xã hội (bước nhảy) làm cho xã hội cũ mất đi, xã hội mới
tiến bộ hơn ra đời.
Thứ hai, sự tác động trở lại của chất đối với lượng.
Lượng thay đổi luôn luôn trong mối quan hệ với chất, chịu sự tác động của chất.
Khi chất mới ra đời, nó khơng tồn tại một cách thụ động mà có sự tác động trở lại
đối với lượng: tạo ra lượng mới phù hợp để có sự thống nhất mới giữa chất và

lượng. Sự quy định này có thể được biểu hiện ở quy mô, nhịp độ và mức độ phát
triển mới của lượng.
Khi học sinh vượt qua điểm nút là kỳ thi tốt nghiệp THPT, tức là học sinh đó
thực hiện bước nhảy để trở thành sinh viên. Trình độ văn hoá của học sinh đã
cao hơn trước và sẽ tạo điều kiện cho họ thay đổi trình độ nhận thức, tri thức,
giúp họ tiến lên trình độ cao hơn.

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành
những thay đổi về chất và ngược lại có thể rút ra các kết luận có ý nghĩa phương
pháp luận sau đây:
Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại cả hai mặt chất và lượng, tác động và
làm chuyển hố lẫn nhau do đó trong thực tiễn và nhận phải coi trọng cả hai phương
diện chất và lượng.
Sự vận động và phát triển của sự vật bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ
dần dần về lượng đến một giới hạn nhất định thực hiện bước nhảy để chuyển về


11

chất. Do đó trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết
từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật. Ông cha ta đã rút
ra những tư tưởng sâu sắc như "tích tiểu thành đại", "góp gió thành bão"…. Những
việc làm vĩ đại của con người bao giờ cũng là sự tổng hợp của những việc làm bình
thường của con người đó. Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng
chủ quan, duy ý chí, nơn nóng, đốt "cháy giai đoạn" muốn thực hiện những bước
nhảy liên tục.
Do đó, khi đã tích luỹ đủ về số lượng phải có quyết tâm để tiến hành bước nhảy,
có thái độ ủng hộ bước nhảy và tạo mọi điều kiện để thực hiện bước nhảy. Chỉ có
như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, "hữu khuynh"

thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về lượng.
Trong đời sống xã hội, quy luật của tự nhiên và quy luật của xã hội đều có tính
khách quan. Song quy luật của tự nhiên diễn ra một cách tự phát, còn quy luật của
xã hội chỉ được thực hiện thông qua ý thức của con người. Trong hoạt động thực
tiễn, chúng ta còn phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy. Tùy
theo từng trường hợp cụ thể, từng điều kiện cụ thể hay quan hệ cụ thể chúng ta lựa
chọn hình thức bước nhảy phù hợp để đạt tới chất lượng và hiệu quả hoạt động của
mình.
Sự thay đổi về chất của sự vật cịn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết
giữa các yếu tố tạo thành sự vật. Do đó, trong hoạt động của mình chúng ta phải biết
cách tác động vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật trên cơ sở
hiểu rõ bản chất, quy luật, kết cấu của sự vật đó. Chẳng hạn trên cơ sở hiểu biết
đúng đắn về gen, con người có thể tác động vào phương thức liên kết giữa các nhân
tố tạo thành gen làm cho gen biến đổi. Trong một tập thể cơ chế quản lý, lãnh đạo
và quan hệ giữa các thành viên trong tập thể ấy thay đổi có tính chất tồn bộ thì rất
có thể làm cho tập thể đó vững mạnh.
Cuối cùng, cần có những biện pháp cụ thể để thay đổi chất của sự vật, hiện
tượng. Đó là thay đổi một số đặc điểm của các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện


12

tượng, bao gồm: số lượng, chất lượng, cơ chế tác động lẫn nhau, trật tự sắp xếp,
chức năng và môi trường tồn tại của chúng.

Chương 2. Liên Hệ Bản Thân Và Liên Hệ Thực Tế
2.1. Liên hệ bản thân
2.1.1. Trong học tập
2.1.1.1. Thực trạng học tập ở Đại học của sinh viên
Sau khi học sinh thực hiện bước nhảy bằng cách trải qua Kỳ thi Trung học phổ

thông Quốc gia, chất đã biến đổi và học sinh đó trở thành sinh viên, từ đó mơi
trường học cũng thay đổi đáng kể. Kiến thức phải tiếp thu khơng cịn là các kiến
thức phổ thông mà trở nên trừu tượng hơn, lượng kiến thức, độ khó cũng tăng vọt
trong khi thời gian học tập lại giảm. Hình thức giảng dạy cũng thay đổi, mỗi môn
học, không phải kéo dài trong 2 học kỳ mà rút gọn chỉ còn 1 đến 2 tại các lớp học
phần. Hình thức học tập cũng có nhiều đổi mới: thảo luận nhóm, thuyết trình, tiểu
luận, thực tập… Do đó sinh viên buộc phải thay đổi để thích nghi và học cách tiếp
thu kiến thức theo nhiều cách khác nhau.
Do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, sinh viên có thể rơi vào các tình huống khác
nhau như nợ mơn, gian lận, bệnh thành tích, q tải…chúng có liên quan mật thiết
đến quy luật chuyển hóa về sự thay đổi của lượng và chất.
Có nhiều sinh viên khi đã vượt qua kỳ thi đầu vào của trường, tỏ ra hài lịng và
cho phép mình nghỉ xả hơi sau những ngày tháng học thi căng thẳng. Từ đó nảy
sinh các vấn đề trì trệ việc học, lười biếng, coi thường sự tích lũy các kiến thức
trong giai đoạn đầu. Về lâu dài, những sự thiếu hụt kiến thức rải rác dẫn đến sự mất
căn bản, sinh viên mất định hướng trong việc hệ thống kiến thức, dẫn đến rớt mơn
và nợ mơn. Ngun nhân chính là do thái độ chểnh mảng trong việc tích lũy về
lượng và khơng có sự chuẩn bị khi bước nhảy đến gần.


13

Bên cạnh đó, gian lận trong thi cử và căn bệnh thành tích là những tình huống
tiêu cực rất thường xuyên xảy ra. Cả hai trường hợp đều xuất phát từ sự thiếu coi
trọng cả hai mặt chất và lượng một cách tồn diện. Trong đó, gian lận là dùng
những chiêu trị, mánh khóe nhằm thực hiện bước nhảy khi chưa có đủ lượng. Nếu
gian lận trót lọt và thực hiện bước nhảy "thành cơng", về bản chất thì chất vẫn giữ
nguyên. Điều này dẫn đến rất nhiều khó khăn ở các học phần liên quan sắp tới, chất
mới không sinh ra để tác động lại lượng mới, tức là các kiến thức mới khơng thể
được tiếp thu bình thường được. Nếu mối liên hệ tiêu cực này cứ tiếp diễn, sẽ dẫn

đến nhiều hệ lụy như rớt môn, nợ mơn. Mặt khác, có thể dẫn đến tình trạng mua
bằng cấp. Từ đó sinh ra một lớp người khơng "lượng" mà cũng chẳng có "chất", gây
tổn hại đến sự phát triển của xã hội. Kế đến, bệnh thành tích là chạy theo thành tích
một cách mù quáng, chỉ xem trọng hình thức. Điều này có nghĩa là chỉ cần đến
những thứ đại diện cho "lượng", che giấu sự chưa biến đổi của chất. Thực tế, nhiều
trường cấp ba nâng điểm số cho học sinh để dùng cho việc xét học bạ vào đại học,
gây sai lệch trong việc phân loại học sinh, nhiều tân sinh viên bị đuối sức từ sớm;
nhiều sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng giỏi, xuất sắc nhưng vẫn thất nghiệp. Liệu
những con chữ ấy có đánh giá đúng mức thực lực của sinh viên trong cơng việc?
Ở một khía cạnh khác, nhiều sinh viên gặp vấn đề về việc học vượt dẫn đến quá
tải kiến thức. Một bên là sự nóng vội muốn hồn thành sớm các học phần phía sau,
tức là thực hiện nhiều bước nhảy cùng nhau. Trong khi đó, khả năng tiếp thu kiến
thức (tức là lượng) có hạn, cần nhiều thời gian để thẩm thấu, dẫn đến thất bại.

2.1.1.2. Các biện pháp học tập hiệu quả ở Đại học
Đứng trước một thời kỳ phát triển mới của lượng và chất, bản thân sinh viên
(năm nhất) phải biết tự làm mới mình và học cách thích nghi với mơi trường ở Đại
học. Bằng cách ứng dụng ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng – chất, dưới
đây là một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập ở Đại học cho sinh viên.


14

Một là, tích lũy các kiến thức cần thiết một cách cẩn thận và trọn vẹn với những
biện pháp cụ thể; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho bước nhảy.
Trước tiên, phải nói đến việc học các kiến thức ở trường. Từ những năm đầu
tiên của bậc học đại học, các kiến thức đều bắt đầu có tình trừu tượng và khái quát,
do đó để hiểu được chúng cần có quyết tâm cao độ, đầu tư về thời gian. Quá trình
tích lũy những kiến thức này có sự khác nhau ở mỗi sinh viên tùy vào trình độ và
khả năng khác nhau và hầu hết là khó nhận ra được sự tiến bộ. Dù vậy, việc đầu tư

thời gian và chất đều ít nhiều làm cho mỗi người có phát triển về mặt nhận thức và
tư duy về môn học. Do đó, sự bền bỉ, nỗ lực trau dồi mới là yếu tố quyết định nên
sự thành công của một sinh viên.
Không chỉ là học về kiến thức, học Đại học cũng cần rèn luyện kỹ năng. Quan
trọng nhất là kỹ năng thuyết trình và làm việc nhóm. Đối với những sinh viên năng
động, việc thực hiện các kỹ năng này là khá đơn giản. Họ dễ dàng diễn thuyết một
cách trôi chảy trước đám đông, bày tỏ quan điểm của mình trong một nhóm. Ngược
lại, những người hướng nội sẽ gặp đơi chút khó khăn. Tuy nhiên, đều cần sự trau
dồi, chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng trước mỗi hoạt động. Không phải chỉ hai, ba lần, phải
lên đến hàng chục, hàng trăm lần mới có thể thấy được sự tiến bộ. Khi chất biến
đổi, chất mới sẽ tác động trở lại, sinh viên sẽ bắt kịp nhịp độ năng động và việc tiếp
thu lượng mới sẽ dễ dàng hơn.
Những gì học được ở Đại học sẽ tạo nên một hành trang vững chắc cho tương
lai sau này. Song, tất cả những điều trên chỉ dừng lại ở lý thuyết nếu khơng có biện
pháp cụ thể để tiếp thu. Cụ thể, là một sinh viên thì phải biết tiếp thu kiến thức theo
nhiều cách khác nhau. Ở trên lớp, tích cực phát biểu xây dựng bài. Trong các hoạt
động nhóm phải có tính chủ động đóng góp ý kiến, mạnh dạn nêu quan điểm. Sau
giờ học chính là lúc tinh thần tự giác cần được phát huy, sinh viên phải chủ động
tìm kiếm các nguồn kiến thức trên mạng, trao đổi với đàn anh, chị đi trước, … Kiến
thức là bao la, do đó sinh viên cần cẩn trọng trong việc lựa chọn những thứ cần tiếp
thu, phải là những "lượng tốt" thì mới có những biến đổi tốt về chất. Cần tránh căn
bệnh thành tích và gian lận, chạy theo những "lượng ảo" để rồi không biến đổi tạo


15

chất mới, đi ngược lại ý nghĩa phương pháp luận. Khi có được một lượng dồi dào,
sinh viên sẽ có tự tin và thực hiện những bước nhảy chất lượng và tiến đến giai
đoạn tiếp theo của lượng và chất.
Hai là, cần tránh căn bệnh chủ quan, nóng vội thực hiện bước nhảy cũng như trì

trệ bước nhảy khi thời điểm đến.
Điều này có nghĩa, sinh viên cần lên một lộ trình hợp lý trên con đường tiếp thu
tri thức. Đi từ dễ đến khó, học từ căn bản đến nâng cao là điều mà ai cũng biết,
nhưng không phải ai cũng áp dụng. Việc bỏ bước trong tích lũy sẽ dẫn đến sự khơng
hồn thiện về độ. Mỗi sinh viên có khả năng tiếp thu khác nhau, cần biết tự lượng
sự mình để phân bố sự tích lũy về lượng cho cân đối: bắt đầu từ những việc dễ, nếu
thành công sẽ tiếp thêm động lực để thực hiện những mục tiêu cao hơn. Để làm
được bài tập khó đều phải đi qua những bài tập dễ, để đạt điểm cao thì phải đạt
điểm từng cao nhỏ rồi cộng lại. Trước khi thực chiến đề thì phải nắm trọn các dạng,
chuyên đề của đề thi ấy. Trước khi viết tiểu luận, cũng phải đi từng bước từ việc làm
trang bìa, viết mở đầu, rồi mới lập dàn ý và triển khai nội dung. Mọi thứ đều đi từ
bỡ ngỡ đến quen thuộc, điều quan trọng là phải có sự tuần tự và kĩ lưỡng. Khi thời
cơ đến cũng là lúc đủ về lượng, sinh viên có thể thực hiện bước nhảy một cách tự
nhiên mà không do dự, gượng ép.
Khi tự tin thực hiện bước nhảy cũng là chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ. Trong học
tập, khi đã có đủ lý thuyết cần thiết, cơng cụ giải quyết bài tập thì cần bắt tay vào
suy nghĩ hướng giải quyết cho bài tập. Khi tốt nghiệp sinh viên phải hoàn thành
nhiều yêu cầu về các chứng chỉ. Đối với các yêu cầu về Tin học hay Ngoại Ngữ,
sinh viên nên tranh thủ học sớm và thi sớm từ những năm đầu tiên ở đại học, tránh
chần chừ và trì hoãn.

2.1.2. Trong cuộc sống
Trước tiên là trong việc rèn luyện các thói quen tốt cho bản thân. Trong giai
đoạn ơn thi, nhiều sĩ tử phải thức khuya "dùi kinh mài sử", giảm stress bằng cách ăn


16

uống thiếu khoa học, khơng có nhiều thời gian rèn luyện thể dục, thể thao. Giờ đây
chính là lúc thay đổi lối sống cho lành mạnh hơn. Song, khơng có thói quen nào là

hình thành một cách dễ dàng. Muốn có một nề nếp mới cần phải bắt đầu với cường
độ thấp, trong một khoảng thời gian nhất định thì cường độ sẽ tăng dần. Đến một
lúc nào đó thì chất sẽ thay đổi, tức là thói quen mới được hình thành. Trong đó, căn
bệnh trì trệ và nản chí là vật cản vô cùng to lớn. Sinh viên cần đặt ra một quyết tâm
và bắt tay thực hiện ngay. Từ việc hình thành những thói quen đơn giản như ngủ
sớm – dậy sớm hơn 1 phút, đọc sách thêm 1 trang. Tiếp theo là phải giữ vững quyết
tâm như ngày đầu tiên và tăng cường độ lên để có sự tích lũy dần dần về thời gian
(lượng). Nếu có sự tích lũy đều đặn, kết quả tất yếu là thói quen (chất mới) được
hình thành.
Các mối quan hệ trong cuộc sống sinh viên cũng được vận hành theo quy luật
này.
Các thành viên trong gia đình muốn gắn kết thì phải thường xuyên hỏi han
nhau, ăn tối và trò chuyện cùng nhau…
Trong một tập thể, đội nhóm, bản thân sinh viên cần có sự liên kết tốt với các
thành viên, biết cách tương tác và hòa nhập với họ; biết cách phát huy điểm
mạnh từng thành viên, bù đắp cho khuyết điểm. Chất của nhóm sẽ thay đổi
cùng với sự thay đổi về kết cấu và cơ chế tác động giữa các yếu tố cấu thành.
Muốn kết thêm bạn mới cũng cần sự tích lũy trong mối quan hệ. Hai bên có sự
giao tiếp với nhau, tìm hiểu về những sở thích, mối quan tâm chung. Từ những
cuộc đối thoại, tin nhắn, điểm chung (lượng) mà tình bạn (chất) hình thành.
Quy luật này cũng được áp dụng trong tình yêu. Để người mình thích có thiện
cảm với mình, cần có sự chủ động ngỏ lời, quan tâm, mang lại cảm xúc tích cực
cho người đó, đồng thời cần có sự chuẩn bị cho bước nhảy để tiến tới giai đoạn
mới, đó là sự bày tỏ. Tránh sự bảo thủ cũng như duy ý chí, phải lựa chọn khi điều
kiện chín muồi để thực hiện bước nhảy thành công, tránh trường hợp đúng người,


17

sai thời điểm. Khi bước sang độ mới (hẹn hò), vẫn ln phải duy trì các biện pháp

trên rồi từng bước thuận lợi đến các giai đoạn mới của chất này.

2.2. Liên hệ với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
Trong quá khứ, nước ta đã biết coi trọng cả hai mặt chất và lượng. Từ những
năm 20 của thế kỷ XX, Việt Nam đã thực hiện một “bước nhảy” lịch sử: đó là bỏ
qua chế độ chủ nghĩa tư bản và quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Dựa trên tình hình thực
tế lúc bấy giờ - chỉ có con đường cách mạng vơ sản mới có thể giải phóng dân tộc,
chế độ mới ra đời và đáp ứng nguyện vọng chung của dân tộc.
Để có sự biến đổi về chất thì cần đủ lượng. Chúng ta đã lầm tưởng rằng khi
thắng Đế quốc Mỹ thì Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời, dễ dàng chiến thắng đòi
nghèo, lạc hậu. Đây chính là biểu hiện của bệnh chủ quan, duy ý chí. Thực chất, cần
phải có sự đổi mới toàn diện bao gồm kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Đây là một
q trình kéo dài xun suốt hàng chục năm cho đến cả hiện tại và tương lai.
Trong những năm của thập niên bảy mươi, dù bước đầu khôi phục nền kinh tế,
đời sống nhân dân lao động vẫn vơ cùng khó khăn, lạm phát hồnh hành. Đó là do
tư tưởng nóng vội và duy ý chí cả về lý luận lẫn chí đạo thực tiễn. Khi ấy, lực lượng
sản xuất còn non nớt, trong khi quan hệ sản xuất đã được xã hội hóa một cách giả
tạo. Nói cách khác, lực lượng sản xuất khi chưa tích lũy đủ về lượng (tính chất và
trình độ) đã vội thay đổi về chất (quan hệ sản xuất). Điều đó đã làm cho các mục
tiêu của Đại Hội IV và V của Đảng về phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh sản xuất…
đều khơng đạt. Điều đó làm cho kinh tế xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng: nhà nước bao cấp tràn lan, phân phối ách tắc, tiêu cực xã hội diễn ra
khắp nơi... Đây chính là điểm nút của sự biến đổi về chất (kinh tế xã hội) sau q
trình dài tích lũy về lượng. Tại đại hội VI của Đảng vào tháng 12/1986, Đảng và
Nhà nước quyết định đổi mới toàn diện đất nước: thay đổi tư duy kinh tế, phát triển
sản xuất và dịch vụ, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một bước tiến độc đáo
của Việt Nam, phù hợp với điều kiện lịch sử - cụ thể của nước ta. Việc thực hiện
thành cơng q trình đổi mới tồn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội sẽ tạo ra



18

bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội ta nói chung: GDP tăng trưởng khá, sản lượng
cơng nghiệp tăng, trở thành nước xuất khẩu gạo từ sự đói nghèo.
Đổi mới là cuộc vận động mang tính cách mạng khơng ngừng xuyên suốt hơn
35 năm qua. Công cuộc đổi mới ln phải đảm bảo tính tồn diện, sâu sắc và liên
tục. Theo quy luật chuyển hóa lượng – chất, cần có sự chuẩn bị bài bản, từng bước
chinh phục từng gói nhỏ, cân nhắc từng đường đi nước bước.
Đổi mới phải có sự đồng bộ và hài hịa giữa kinh tế và chính trị. Đó là giữ vững
định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đây
chính là tỏ thái độ ủng hộ bước nhảy, coi bước nhảy là mục tiêu cuối cùng. Đổi mới
kinh tế phải gắn liền với hội nhập thương mại, tư nhân hóa. Hai q trình này phải
đi cùng với tình hình thực tế của đất nước, đó là vẫn đảm bảo chất lượng cuộc sống
cho người dân, cơng bằng xã hội và xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo; đổi mới phải
gắn liền với bản chất chế độ xã hội; khơng được chủ quan, duy ý chí. Đổi mới là
không xa rời điểm nút (hướng tới chủ nghĩa xã hội), làm cho hiện thực quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ngày càng được xác lập rõ ràng hơn.

Chương 3. Kết luận
Chung quy lại, mối quan giữa lượng và chất là một quy luật khách quan luôn
tồn tại trong cuộc sống. Qua việc tìm hiểu nội dung, bao gồm các khái niệm, mối
quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận, phải
kể đến là sự tôn trọng cả hai mặt chất và lượng, có sự tích lũy về lượng để thực hiện
bước nhảy, chống lại bệnh chủ quan và bảo thủ…
Về mặt thực tiễn, quy luật lượng – chất có ứng dụng to lớn vào trong thực tiễn.
Là một sinh viên, cần có sự tích lũy về lượng các kiến thức cần thiết, trang bị đầy
đủ các kỹ năng, chăm sóc các mối quan hệ đúng cách, rèn luyện để bản thân từng
ngày. Đối với sự đổi mới đất nước, phải từng bước thực hiện bài bản về mọi mặt,
bám sát mục tiêu cuối cùng đó là tiến tới chủ nghĩa xã hội một cách hoàn thiện.



19


20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Khá & ThS. Nguyễn Huỳnh Bích Phương. (2020).
CHUYÊN ĐỀ TRIẾT HỌC. NXB Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2019). GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN.
NXB Chính trị quốc gia Sự thật.

3. Lý Hoàng Dũng (08/09/2015). Câu 1: Các quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Truy xuất từ />4. GS.TS Vũ Văn Hiền (18/07/2021). Đổi mới là công cuộc sáng tạo mang tính
tất yếu. Truy xuất từ />


×