Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Những thành tựu văn hóa mà thế giới hiện đại kế thừa từ hy – la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.49 MB, 43 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LỊCH SỬ

TIỂU LUẬN

NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA MÀ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
KẾ THỪA TỪ HY – LA

HỌC PHẦN: HIST103101 – Lịch sử thế giới cổ trung đại

Họ và tên: Trịnh Thị Diệu Linh
Mã số sinh viên: 47.01.608.074
Lớp học phần: HIST103101

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Trà My

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2022


MỤC LỤC
Mở đầu ......................................................................................................................................................... 3
Lý do chọn đề tài: .................................................................................................................................... 3
Nội dung ....................................................................................................................................................... 4
1. Nguồn gốc của nền văn minh Hy – La .............................................................................................. 4
2. Những thành tựu văn hóa đặc sắc có tầm ảnh hưởng của nền văn minh Hy-La............................... 5
2.1. Chữ viết ......................................................................................................................................... 5
2.2. Văn học .......................................................................................................................................... 7
2.2.1. Thần thoại............................................................................................................................... 7
2.2.2. Thơ – Sử thi ............................................................................................................................ 9


2.2.3. Kịch ...................................................................................................................................... 12
2.3. Sử học .......................................................................................................................................... 16
2.4. Khoa học tự nhiên ...................................................................................................................... 19
2.5. Nghệ thuật................................................................................................................................... 26
2.5.1. Kiến trúc .............................................................................................................................. 26
Hình 2.16. ba kiểu kiến trúc cột phổ biến nhất thời Hy Lạp cổ đại.......................................... 27
2.5.2. Điêu khắc .............................................................................................................................30
2.5.3. Hội họa ................................................................................................................................. 32
2.6. Triết học ...................................................................................................................................... 34
2.7. Tơn giáo – Tín ngưỡng............................................................................................................... 36
3.7.2.1. Vài nét về Ki-tô giáo nguyên thủy: ................................................................................. 38
3.7.2.2. Q trình truyền bá Ki-tơ giáo ở La Mã thời cổ đại: ................................................... 38
2.8. Nhà nước và Luật pháp ............................................................................................................. 39
Kết luận...................................................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................................... 43


Mở đầu
Lý do chọn đề tài:
Sau khi nghiền ngẫm câu “Việc học hỏi, tiếp thu tri thức từ các dân tộc khác dường như
đã là nguyên tắc tồn tại bất biến của tất cả quốc gia, dân tộc trên thế giới nếu muốn muốn
hùng cường và tồn tại lâu dài” và liên hệ đến thời kỳ cổ đại Hy Lạp và La Mã, nghiên
cứu sinh nhận thấy đây là hai quốc gia riêng biệt do các tộc khác nhau lập nên. Cho đến
thế kỉ II TCN, Hy Lạp bị La Mã chinh phục, nhưng trước đó rất lâu, La Mã đã tiếp thu
nhiều thành tựu văn minh của Hy Lạp. Sau khi Hy Lạp nhập vào đế quốc La Mã, ảnh
hưởng của văn minh Hy Lạp đối với La Mã càng mạnh mẽ hơn. Do đó, nền văn minh
Hy-La có những đóng góp quan trọng đối với phương Tây ở nhiều lĩnh vực văn học, triết
học, khoa học tự nhiên, nghệ thuật và kiến trúc… Hai nền văn minh này là nền móng
vững chắc và tiếp thêm lửa cho thời Phục hưng ở Tây Âu, văn minh phương Tây sau này
và cho thế giới hiện đại ngày nay. Sự thành công của nền văn minh Hy-La được kiến tạo

nên từ những giá trị cốt lõi như sự hiểu biết, nỗ lực học hỏi và sáng tạo không ngừng nghỉ
cùng chiến lược đúng đắn - tinh thần đoàn kết và tầm ảnh hưởng rộng lớn.
Ngày nay ta vẫn không ngừng trầm trồ, ca ngợi những thành tựu văn hóa mà thế giới hiện
đại ngày nay nói chung được thừa kế từ nền văn minh Hy – La, vì lẽ đó nghiên cứu sinh
chọn đề “Những thành tựu văn hóa mà thế giới hiện đại kế thừa từ Hy – La” làm đề
tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cuối kì mơn lịch sử thế giới cổ trung đại của mình.


Nội dung
1. Nguồn gốc của nền văn minh Hy – La
Lịch sử văn minh thế giới đã thực chứng có những nghịch lý phi logic, từ những nền văn
minh cổ đại như Lưỡng Hà, Ai Cập, Hy-La, Maya... đều có chung cùng một xuất phát
điểm thấp kém, rằng đều đi từ một nhóm nhỏ người di cư bị xua đuổi sống không nơi
nương tựa, từ một bộ lạc nhỏ sống lang thang trong thảo nguyên, từ một thành bang bé
nhỏ nghèo nàn bị thống trị - nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành những nền văn minh
tiêu biểu, những đế chế hùng mạnh thống trị các vùng đất rộng lớn khắp thế giới, có
nhiều phát kiến sáng tạo đóng góp trong diễn trình lịch sử của nhân loại.
Câu hỏi lớn được đặt ra là Điều gì đã kiến tạo nên sự hùng mạnh của các nền văn
minh, đế chế, dân tộc và các quốc gia? Thực tế đã chứng minh sự hùng mạnh của một
nền văn minh không phụ thuộc vào diện tích lớn hay nhỏ, sự ảnh hưởng của một dân tộc
không phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên giàu hay nghèo, sự lớn mạnh của quốc gia
không phụ thuộc vào dân số ít hay nhiều... mà ngược lại, chính sự bất lợi đó đã nung nấu
ý chí khởi phát mạnh mẽ nhất của các nền văn minh, đế chế trong lịch sử. “Bất kỳ một
nền văn minh nào, đế chế nào, dân tộc nào, quốc gia nào, đều có thể biến nghịch cảnh
thành cơ hội, biến nhỏ bé thành vĩ đại, biến phụ thuộc thành ảnh hưởng dựa vào 3 thành
tố căn bản là: một là sự hiểu biết và ham học hỏi; hai là sự đoàn kết và chiến lược
đúng đắn; ba là sức mạnh và tầm ảnh hưởng”.
Trải qua bao thời khắc của lịch sử văn minh phương Tây cổ đại, hai nền văn minh Hy
Lạp và La Mã đều đóng vai trị nền tảng đầu tiên cho sự hình thành và phát triển của
những cư dân gốc du mục, cùng với đó là sự vùng dậy quyết liệt từ các thành bang nhỏ

bé. Vì có cùng một phong cách nên hai nền văn minh này được gọi chung là văn minh
Hy-La.
Không giống như những quốc gia cổ đại ở phương Đông - chủ yếu được hình thành ở
những khu vực gần các con sơng, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp; mà nền văn
minh phương Tây cổ đại phải trải qua quá trình hình thành và phát triển tương đối khắc
nghiệt hơn đó là trên những khu vực có điều kiện tự nhiên phức tạp hay nói thẳng ra
chính là khơng thuận lợi cho sự phát triển nơng nghiệp nhưng bù lại có sự trợ giúp tuyệt
vời của biển đảo. Qua đó tạo điều kiện để phát triển những tuyến đường giao thương trên
biển, hải cảng, tàu bè… thúc đẩy giao lưu, buôn bán giữa các nước; đồng thời đem những
thành tựu văn hóa, văn minh phương Tây truyền bá khắp thế giới.

Vậy ta dễ dàng thấy nhờ có điều kiện thuận lợi mà sự phát triển của kinh tế thương
nghiệp hàng hải đã tạo ra một nền kinh tế có sức ép, lớn mạnh cho các quốc gia
phương Tây cổ đại. Quan trọng hơn nữa là sự phát triển cực thịnh của chế độ chiếm


hữu nô lệ, thứ mà gắn liền với phương thức sản xuất để có thể đạt được đến mức hồn
chỉnh và cao nhất của nó trong xã hội phương Tây cổ đại, đã góp phần tạo điều kiện
cho sự sáng tạo những giá trị vật chất, tinh thần của nền văn minh phương Tây.
Ta kết luận lại được là sự giàu mạnh về kinh tế chính là một trong những nguyên
nhân thúc đẩy khát vọng mở rộng lãnh thổ và ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác.
Nền văn minh Hy-La vừa giúp đặt nền tảng vững chắc nhất cho văn minh phương Tây
cổ đại phát triển, mà cịn vừa có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt các phát
kiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử và lại khơng ngừng đóng góp chung cho sự
phát triển của tồn nhân loại.
2. Những thành tựu văn hóa đặc sắc có tầm ảnh hưởng của nền văn minh Hy-La
2.1. Chữ viết
2.1.1. Hy Lạp
Mặc dù xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được những giá trị
cốt lõi, quý báu từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại vì thế đã phát triển lên, nâng lên tầm khái

quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều đóng góp có giá trị cho cả quá khứ
lúc đó cho đến tận thế giới hiện đại ngày nay.
Chữ viết Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện từ thời văn minh Crete - Mycene. Nhiều tấm đất sét
có khắc chữ đã được tìm thấy vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Chữ viết Hy Lạp cổ
đại được các nhà khoa học phân chia thành các loại: Loại thứ nhất là những chữ tượng
hình thuần túy, ghi lại hình người, động vật, cây cỏ, đồ vật... Đây là loại chữ cổ nhất, có
lẽ đã xuất hiện vào đầu thiên niên kỷ II TCN. Loại thứ hai bao gồm những chữ có dạng
thức đơn giản, được cấu tạo bởi một số đường nét ngắn gọn khá đều đặn và thống nhất về
kiểu thức. Bản thân loại này lại được chia thành hai loại nhỏ: loại A có niên đại từ
khoảng năm 1700 đến khoảng năm 1400 TCN và loại B có niên đại từ khoảng năm1400
đến khoảng năm 1200 TCN. Cho đến ngày nay, người ta vẫn chưa đọc được loại A, riêng
loại B đã được Ventris - kiến trúc sư người Anh -giải mã thành công vào năm 1952
Sau các cuộc thiên di của người Dorien đến định cư và thống trị, loại chữ trên dần bị mai
một. Đến cuối thế kỷ VIII TCN, người Hy Lạp khơi phục lại chữ viết của mình trên cơ sở
văn tự của người Phoenice (phía đơng Địa Trung Hải). Đến năm 403 TCN, nhà nước
Athens chính thức thống nhất quy định thể thức chữ viết từ trái sang phải và giảm từ 40
chữ cái xuống còn 27 chữ, sau rút gọn cịn 24 chữ (Hình 2.1). Loại chữ này được sử dụng


rộng rãi và được coi là loại chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối, hài hòa và thanh nhã.
Nếu đem so sánh hệ thống chữ cái Hy Lạp với hệ thống chữ tượng hình của các nước
Phương Đơng ta dễ dàng nhận thấy chữ Hy Lạp đã đạt đến trình độ khái qt hóa rất cao.
Chỉ với hơn 20 chữ cái và được ghép thành từ dựa theo âm tiết, người ta có thể diễn đạt
thành văn mọi ý tưởng trừu tượng nhất của con người. Đây là một trong những cống hiến
lớn lao của người Hy Lạp vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Hệ thống chữ cái
Cyrillic (của các ngôn ngữ gốc Slav) và chữ cái Latin cũng bắt nguồn từ chữ cái Hy Lạp,
đã được đa số các dân tộc hiện nay trên thế giới sử dụng.

Hình 2.1. Bảng chữ cái cổ Hy Lạp bao gồm 24 ký tự
Nguồn: Hành trình chữ viết (2000)


Vậy ta đúc kết được ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết là một cống hiến lớn
lao của cư dân địa Trung Hải cho nền văn minh của nhân loại.
2.1.2. La Mã
Khoảng thế kỷ X TCN, người Etrusque di cư đến La Mã. Chữ viết của họ xuất hiện
khoảng thế kỷ VIII - VII TCN nhưng hiện nay khơng đọc được.
Người La Mã có chữ viết vào khoảng thế kỷ VII TCN - chữ Latin, có nguồn gốc từ Hy
Lạp và đạt được sự ổn định vào thế kỷ II TCN. Lúc đầu, chữ viết La Mã gồm 21 chữ cái,
đến thế kỷ I TCN thêm chữ Y, Z và sau đó là các chữ W, J và U. Trong quá trình lịch sử,
người La Mã đã dần dần biến bảng chữ cái cho thích hợp với ngơn ngữ của mình. Các
nhà văn La Mã phát minh ra cách viết chữ theo nguyên tắc nét thanh, nét đậm và sáng tạo
ra kiểu chữ có chân làm cho chữ viết trở nên đẹp và dễ đọc hơn.


Nhờ có sức mạnh quân sự và sự bành trướng lãnh thổ, cùng với sự đơn giản và tiện lợi
của hệ thống chữ viết, chữ Latin ngày càng được phổ biến và sử dụng rộng rãi ở các nước
thuộc đế chế La Mã lúc đó.

Vậy qua đó cho thấy chữ viết La Mã càng dễ dàng phát triển trở thành nguồn gốc
của nhiều chữ viết khác nhau ở châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và
nhiều nước khác trên thế giới. Và đặc biệt cho đến ngày nay, nhiều thuật ngữ khoa
học, đặc biệt trong y học và chính trị có nhiều từ bắt nguồn từ tiếng Latin. Người La
Mã còn để lại hệ thống chữ số mà ngày nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là
chữ số La Mã.
2.2. Văn học
Văn học Hy – La cổ đại gồm 3 bộ phận chính có liên quan chặt chẽ với nhau là thần
thoại, thơ – sử thi và kịch.
2.2.1. Thần thoại
a. Thần thoại Hy Lạp
Thần thoại Hy Lạp là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở Hy Lạp, là

cơ sở của tơn giáo, là nền tảng của văn hóa, nghệ thuật Hy Lạp. Nó đã cung cấp cho văn
học, kịch, thơ và lĩnh vực nghệ thuật nhữung đề tài vô tận. Mặt khác chính nó là thứ phản
ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và đấu tranh với tự nhiên, phản ánh
cuộc sống lao động hoạt động xã hội. Thần thoại Hy Lạp bao gồm những chuyện có tính
chất hoang đường về nguồn gốc vũ trụ lồi người, qua đó người ta giải thích được các
hiện tượng tự nhiên, đời sống, xã hội. Người ta dựa vào gốc gác thần thoại để làm lịch sử
thành lập các bang bộ tộc Hy Lạp.
Về sau, khi có chữ viết, kho tàng thần thoại này được Hesios (nhà thơ Hy Lạp sống vào
thế kỉ VIII TCN) hệ thống lại trong tác phẩm Gia phả các thần. Hệ thống các vị thần Hy
Lạp không phải là lực lượng xa vời và đáng sợ đối với con người như các thần ở Phương
Đơng. Họ là những hình tượng gần gũi, có những phẩm chất, cá tính như con người: yêu,
ghét, giận hờn, ngoại tình, bắt ghen, chảy máu...
Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền văn học nghệ thuật Hy Lạp.
Chẳng hạn như các tác phẩm: “Con ngựa thành Troy” , “Quả táo bất hịa” hay “Gót
chân Achille” được đưa vào phần giảng dạy ở một số các nước phương Đông bởi các tác
phẩm truyền tải nội dung thông minh, cách ứng xử, cách lập luận, và ngơn từ cũng đầy
sự thu hút. Và nó vẫn khơng ngừng hot, có vẻ như ai đã đọc qua các tác phẩm kể trên thì
đều giữ cho mình một hình tượng mẫu mực để từ đó tơi luyện bản thân hơn. Đó cũng
chính là nét nhân văn mà những câu chuyện thần thoại xa xưa xứ phương Tây dù đã có từ


rất lâu đời nhưng chưa bao giờ là lỗi thời đối với thế giới hiện đại cách xa hơn 2000 năm
so với lúc đó.
Từ những đời xa xưa Hy Lạp cổ họ đã dạy chúng ta thấy được giá trị nghệ thuật ở trong
thần thoại Hy Lạp. Cây đàn liere của nghệ sĩ Orphee khiến cho thiên nhiên ngưng lặng
lắng nghe, thú dữ phủ phục dưới chân chàng. Ước mơ trẻ đẹp, sống bất tử, họ ước ao có
thầy thuốc tài giỏi chữa bệnh cứu người. Hay những trang văn miêu tả vẻ đẹp đầy chất
thơ cảnh sinh hoạt thanh bình: Hồng hậu Leda ngồi bên bờ sơng ngắm nhìn đàn thiên
nga vui đùa trên mặt nước. Nàng công chúa Europ mặc xiêm y đỏ thắm, tay cầm lẵng
bằng vàng hái hoa hồng bên đám thiếu nữ đảo Crete xiêm áo trắng ngần vui đùa trên đám

cỏ xanh. Cái đẹp của thế giới đã được tái tạo qua trí tưởng tượng và cảm xúc thẩm mĩ
phong phú của người Hy Lạp. Họ suy tôn cái đẹp, ca ngợi hết lời cái đẹp, câu chuyện
tranh chấp quả táo vàng thực ra là tranh chấp danh hiệu người đẹp nhất – được coi là
cuộc thi hoa hậu đầu tiên của loài người. Đối với dân tộc này, cái đẹp là tuyệt đối và trên
hết. Trong nghệ thuật sáng tạo thần thoại, trí tưởng tượng của người xưa đã tạo ra hình
ảnh kì diệu về bản thân con người. Hình tượng thần Atlas, Heracles ghé vai đỡ cả bầu trời
nói lên ý chí và sức mạnh tinh thần của con người. Trí tưởng tượng của thần thoại Hi Lạp
dựa trên một trình độ tư duy rất cao cùng với sự quan sát thực tế chính xác tỉ mỉ. Đứng
trước những trang văn, những hình ảnh, những tư duy đó chúng ta ngày nay càng phải kế
thừa và tiếp tục phát huy những phẩm chất tốt đẹp, những tác phẩm và những câu chuyện
thần thoại Hy Lạp ấy.
“Khơng có thần thoại Hy Lạp thì khơng có nghệ thuật Hy Lạp” (nhận xét của Karl
Marx). Thần Thoại Hi Lạp là chương đầu tiên của pho lịch sử đất nước và dân tộc Hi Lạp
– cũng là chương đầu của bộ lịch sử văn học nước này. Đối với Phương Tây, ảnh hưởng
của thần thoại Hi Lạp xuyên suốt và bao trùm mọi thời kì, mọi loại hình nghệ thuật và
sinh hoạt văn hóa. Thần Thoại Hi Lạp là kho điển tích vơ tận cho mọi trào lưu văn học –
nghệ thuật châu Âu kể từ thời đại Phục Hưng về sau.

Nhìn chung ta dễ dàng nhận xét được, thần thoại Hy Lạp dù hoang đường, dù có
màu sắc thần thánh, nhưng ít bị tơn giáo đồng hóa, ít bị hịa vào tơn giáo. Do vậy,
ngay từ đầu, thần thoại Hy Lạp vừa mang tính chất hoang đường, nhưng cũng mang
đậm tính lịch sử xác thực, phản ánh thực trạng xã hội, duy lý và triết lý.
Vậy tổng kết qua thần thoại Hy Lạp ta thấy chủ nghĩa duy vật thơ sơ hình thành.
Mặc dù thần thoại thấm đẫm thế giới quan thần linh, nhưng cách giải thích các hiện
tượng tự nhiên và xã hội vẫn mang màu sắc hiện thực duy vật. Ví dụ như kể chuyện 4
gia hệ thần, người Hy Lạp muốn trình bày sự biến chuyển của thế giới từ thấp đến


cao, từ hoang sơ đến tinh xảo, đẹp đẽ... nhân vật con trai út bao giờ cũng phát triển
thành công hơn những người anh. Nhân vật chính thay đổi từ thần linh dần dần

chuyển sang con người, tức là từ chủ nghĩa thần linh sang chủ nghĩa nhân văn. Qua đó
càng bộc lộ rõ hơn vai trị, ý nghĩa của con người, một bài học nhân văn đáng để lưu
truyền từ đời này sang đời khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác, sự kế thừa những
bài học quý giá sâu sắc ấy càng giúp thế giới văn minh hơn, tiến bộ hơn.
b. Thần thoại La Mã
Người La Mã tiếp thu gần như hoàn toàn kho tàng thần thoại và hệ thống các vị thần của
người Hy Lạp cổ đại, nhưng có sáng tạo hơn khi các vị thần lại mang tên mới và những
sắc thái riêng theo nét đặc trưng riêng của người La Mã. Thần Zeus, vị thần tối cao của
người Hy Lạp trở thành vị thần Jupiter tối cao của người La Mã; nữ thần Hera, vợ thần
Zeus đổi tên thành thần Jounon; nữ thần Tình yêu và Sắc đẹp Aphrodite đổi tên thành nữ
thần Venus; thần biển Poisedon đổi tên thành Neptune...
2.2.2. Thơ – Sử thi
a. Hy Lạp
Đây là một thể loại văn học rất phổ biến và rất thành công của văn minh Hy Lạp cổ đại.
Ở thể loại thơ, xuất hiện sớm nhất và lớn nhất là hai bản anh hùng ca Illiad và Odyssee,
tương truyền là cảu nhà thơ mù Homer, sinh ra tại một thành phố miền tiểu Á vào khoảng
thế kỉ IX TCN. Nội dung hai bộ sử thi này phản ánh một thời kì quan trọng trong lịch sử
Hy Lạp – thời kỳ Homer, khai thác cuộc chiến tranh giữa các quốc gia ở Hy Lạp với
thành Troy.
Nhận thấy hai tập Illiad và Odyssee là hai trong những tác phẩm thành văn đầu tiên quan
trọng trong kho tàng văn học thế giới và nó cịn đem lại những giá trị lịch sử bền vững,
lâu đời đáng được học hỏi và kế thừa.
-

Illiad bao gồm 15.693 câu thơ, được chia làm 24 khúc ca, thuật lại một giai đoạn
ngắn kéo dài khoảng 50 ngày của năm thứ 10, đây cũng chính là năm đánh dấu kết
thúc chiến tranh giữa Hy Lạp với thành Troy. Nội dung tác phẩm phong phú, ca
ngợi lịng dũng cảm, sức mạnh, ý chí chiến đấu, tư duy linh hoạt, khát vọng thắng
lợi cũng như phản ánh mặt tối của các anh hùng trong trận chiến.


-

Odyssee bao gồm 12.110 câu thơ, cũng được chia thành 24 khúc ca, kể về cuộc
hành trình phiêu bạt trong 10 năm trên đường trở về quê hương của nhà vua
Odyssee sau khi Hy Lạp chiếm được thành Troy. Tác phẩm ca ngợi nghị lực, sức
mạnh của con người trước hiểm nguy, đề cao và biểu dương tình yêu với gia đình,
q hương đất nước, lịng thủy chung son sắt của vợ chồng Odyssee và đồng đội.


Nhìn chung, tập Illiad đem lại cho mỗi người đọc ngày nay một cảm nhận về tinh thần
trượng nghĩa, dám hy sinh, sống ngay thẳng, có trách nhiệm với cơng việc, với những
người thân yêu xung quanh mình và với chính bản thân mình. Tinh thần vì tập thể bộ lạc,
ý thức trách nhiệm của một người thủ lĩnh của một bộ lạc trong một trận chiến. Khoảnh
khắc Achille xuất trận đã khẳng định ý chí “thà chết vinh cịn hơn sống nhục”, khẳng
định lòng ham muốn trả thù cho chiến hữu, khao khát lập chiến công để lưu danh thiên
cổ. Một mặt u tối chính là lối sống tầm thường hèn nhát, xa rời lý tưởng, không tôn trọng
danh dự của người dũng sĩ là một điều không thể tha thứ được đối với thời đại Homer.

Sau đây là một số so sánh (mang tính chủ quan) lý tưởng anh hùng thời cổ đại
Hy Lạp với lý tưởng anh hùng thời trung đại châu Âu và cách mạng vô sản:
Vào thời kì trung đại châu Âu cịn gọi là “đêm trường ngàn năm trung cổ”, nó đẩy lùi
sự phát triển của lịch sử xã hội. Văn học vào thời kì này cịn được gọi là văn học kinh
thánh hay văn học hiệp sĩ, người anh hùng lý tưởng là người tuyệt đối phục tùng nhà
thờ và vua chúa. Người anh hùng lý tưởng thời trung cổ là những hiệp sĩ nhà thờ hay
hiệp sĩ quý tộc, họ chiến đấu để bảo vệ và bênh vực cho hai thế lực ấy.
Lý tưởng người anh hùng thời cổ đại mặc dù ra đời trước nhưng vẫn đạt trình độ cao
hơn thời trung cổ. Người anh hùng lý tưởng là những chiến binh dũng mãnh chiến đấu
để giành quyền lợi cho cộng đồng, bảo vệ quê hương và bảo vệ danh dự bản thân
trước sự xâm lược của ngoại bang và biết tìm ra những vùng đất mới để xây dựng
cuộc sống…Mặc dù thời trung cổ đã xuất hiện quân chủ nhưng khơng phải là đàn áp

con người mà họ biết hồ hợp giữa cá nhân người cầm quyền với cộng đồng, với tập
thể.
Sang đến thời cách mạng vô sản, người anh hùng lý tưởng khơng đi theo lí tưởng
qn chủ hay nhà thờ như thời trung đại. Họ chiến đấu vì độc lập dân tộc, vì sự nghiệp
cách mạng xã hội chủ nghĩa của đất nước, của nhân dân, cái cá nhân tạm gác đi. Ở
Việt Nam đã có nhiều người anh hùng chiến đấu vì mục tiêu cách mạng vơ sản như
chủ tịch Hồ Chủ Minh, anh Nguyễn Văn Trỗi, chị Trần Thị Lý, anh Phan Đình Giót . .
. và rất nhiều vị anh hùng không tên khác.
Như vậy, lý tưởng anh hùng cách mạng vô sản đạt đến trình độ phát triển cao nhất .
Đối với người phương Tây, họ xem trọng hai bản trường ca này vì chúng là biên niên sử
của q trình tiến hóa của ý thức con người, nhất là ý thức về thời gian. Nhưng điều đặc
biệt và thú vị hơn cả là sự tương tác giữa thần và người trong hai thiên sử thi này. Các vị


thần Hy Lạp mang hình dáng con người, khác với các nền văn minh đương thời như Ai
Cập hay Mesopotamian. Họ khơng phải là những đấng tồn năng vơ biên, lại cịn mang
đầy đủ những thói hư tật xấu như con người. Nhưng điều này lại chính là ý tưởng đột phá
vĩ đại: vũ trụ mang vẻ đẹp và huyền bí của con người. Con người chính là trung tâm của
vũ trụ. Trong quá trình đọc, hẳn mỗi ai trong chúng ta cũng sẽ tự tìm thấy cho mình
những hữu ích từ tương đồng và dị biệt giữa hiện tại và q khứ.
Ngồi ra, thơ Hy Lạp khơng thể qn nhắc đến Hesios, người đã viết hai tác phẩm vô
cùng nổi tiếng là Gia phả các thần và Lao động và ngày tháng. Đến thế kỉ VI và nửa đầu
thế kỉ V TCN đã xuất hiện những bài thơ trữ tình. Tiêu biểu trong hàng ngũ các nhà thơ
trữ tình là các tác giả Pindar, Paros, Ackilocle...và đặc biệt là nữ sĩ Sappo. Bà vừa là nhà
thơ, vừa là nhà giáo nổi tiếng với các bài thơ trữ tình viết về nữ thần Aphrodite, được
người Hy Lạp coi là nàng thơ thứ mười, sau chín nàng thơ trong thần thoại.
b. La Mã
Thơ La Mã cổ đại chịu nhiều ảnh hưởng phong cách thơ của Hy Lạp. Thời kỳ cộng hòa,
ở La Mã đã xuất hiện khá nhiều thi sĩ với các tác phẩm nổi tiếng như: Andronicus, người
dịch Illiad và Odyssée cùng nhiều bài thơ khác của Homer sang tiếng Latin; Neuvius, với

Cuộc chiến tranh Punic (gồm 7 quyển), đề cập đến cuộc chiến tranh giữa La Mã với
Carthage; Cartulus - nhà thơ đặc sắc Thời Cộng hòa với nhiều bài thơ tình nồng cháy
trong mối tình với vợ một chính khách ở Roma...
Thời hồng kim của văn học La Mã kéo dài từ khoảng 100 TCN đến những năm 40 SCN,
đặc biệt là dưới thời Augustus Octavius. Trong giai đoạn này, một người thân cận của
Octavius là Mecene đã lập văn đàn và đứng ra bảo trợ cho các thi nhân văn sĩ La
Mã lúc đó. Những nhà thơ tiêu biểu trong giai đoạn này là Vigile, Horace, Ovide...
-

-

-

Vigile (70 - 19 TCN) được coi là nhà thơ lớn nhất của Roma với bản anh hùng ca
Eneide và các tập thơ như Mục thi - những bài thơ của người chăn cừu, Nông thi thơ đồng áng, Khuyến nông...
Horace (65 – 87 TCN): ông là bạn của Virgile và chịu ảnh hưởng sâu sắc thơ trữ
tình Hy Lạp. Các tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ trào phúng - phê phán, Thơ ca ngợi,
Thi thư...
Ovide (43 TCN – 17 TCN): là một thi nhân có địa vị cao ở La Mã. Ông được mọi
người hâm mộ với những bài thơ trữ tình, nhẹ nhàng về đề tài tình yêu, nghệ thuật
yêu đương hay về lễ hội, thần thoại. Tác phẩm tiêu biểu: Tình ca (3 tập), Nữ anh
hùng, Nghệ thuật yêu đương, Các ngày lễ, Biển hình, Những bài thơ buồn...

Ngồi ra, ở La Mã cịn có một số nhà thơ khác như Tulius với những tác phẩm mang tính
hùng biện, Livy với những bài thơ chan chứa tình yêu đất nước hoặc Ký sự về cuộc chiến


tranh ở xứ Gaul được nhiều người cho rằng đó là một trong những tác phẩm tiêu biểu của
nền văn học sử Roma.
2.2.3. Kịch

a. Hy Lạp
Kịch là một trong những di sản vơ giá của người Hy Lạp đóng góp vào kho tàng văn học
thế giới. Người Hy Lạp là dân tộc mở đầu cho loại hình nghệ thuật này và là ngọn nguồn
của sân khấu châu Âu. Kịch Hy Lạp bao gồm hai thể loại chính là bi kịch và hài kịch, để
lại nhiều tên tuổi các nhà soạn kịch và hàng trăm tác phẩm vĩ đại.
Bi kịch Hy Lạp có hai nguồn gốc:
-

-

Nguồn gốc dân gian: Trước khi thành hình thức hồn chĩnh, bi kịch mang nhiều
tính chất vui nhộn sỗ sàng, yếu tố nhảy múa còn chiếm khá nhiều. Trong các buổi
hội hè cúng tế, đội đồng ca ngồi quanh bàn thờ thần Dyonysos hát lên những ca
khúc than vãn cho những nỗi gian truân bi thảm của cuộc đời vị thần, hoặc ca ngợi
công lao ân đức, những thắng lợi và sự tái sinh của vị thần ấy. Ðó là những ca
khúc Ditijanbe. Từ những khúc ca này đã nảy sinh ra tính chất bi kịch và mầm
mống của đối thoại.
Nguồn gốc xã hội: Nếu hình thức đồng ca trữ tình đã dọn đường cho bi kịch Hy
Lạp thì phải đợi đến sự xâm nhập của lịch sử vào cuộc sống thì bi kịch Hy Lạp
mới trở thành một bộ môn nghệ thuật. Xã hội Athène trong gần 2 thế kỷ ( VI và V
TCN ) chính là miếng đất đã vun xới cho bi kịch Hy Lạp và ni dưỡng nó trưởng
thành.

Ngun nhân xã hội có tính chất quyết định đối với sự ra đời của bi kịch, chuyển bi kịch
từ những nghi thức tôn giáo nguyên thủy thành một loại hình văn học, là những cuộc đấu
tranh giai cấp giữa quý tộc công thương và dân tự do, đại diện cho lực lượng tiến bộ, với
lớp quý tộc ruộng đất. Cuộc đấu tranh này gắn liền với sự hình thành nhà nước dân chủ
nơ lệ. Trong cuộc đấu tranh đó con người ln ln có khát vọng nhận thức và giải thích
những biến cố lịch sử, và những lực lượng xã hội mới đã tìm thấy trong tơn giáo của
Dyonysos một biểu hiện cho lý tưởng và khát vọng của mình. Như vậy, yếu tố quyết định

sự ra đời của bi kịch là sự hình thành nhà nước nơ lệ và cuộc đấu tranh giai cấp của thế
kỷ VI, V TCN. Bi kịch trở thành vũ khí của cuộc đấu tranh đó.
Vĩ đại nhất trong thể loại bi kịch là nhà soạn kịch Sophocle với những tác phẩm tiêu biểu
như: Antigone, Oedipe làm vua, Oedipe ở Colon...; Eschyle với vở Promethée bị xiềng,
Những người phụ nữ câu xin, Oresté ; Euripide với Médée...
Thông tin các tác giả và tác phẩm tiêu biểu:
Eschyle (525-456 TCN) (Hình 2.2)


-

-

Tiểu sử: Eschyle xuất thân trong một gia đình quý tộc ruộng đất ở Eleusis gần
Athène. Tuy vậy ông vẫn đứng về phía nhà nước dân chủ chủ nơ và suốt đời đã
dùng ngịi bút của mình để chiến đấu cho nền trật tự và văn hóa của xã hội mới.
Cuộc đời ông gắn liền với những biến cố lớn lao của thời đại: đó là sự hình thành
của nhà nước dân chủ nô lệ và cuộc chiến tranh chống đế quốc Ba tư xâm lược.
Trong chiến tranh Ba tư Hy Lạp (500-446 TCN), ông là một chiến sĩ dũng cảm
cùng với hai anh tham gia chiến đấu. Ơng có mặt trong cả ba cuộc chiến thắng vẻ
vang của người Hy Lạp (Marathon 490, Salamin 480 và Platé 479).
Ông đã sống và sáng tác trong khơng khí sơi sục đó của lịch sử. Ông viết tất cả 70
vở nhưng hiện nay chỉ cịn lại có 7 vở.
Ơng đã đoạt được 13 giải thưởng trong đời và 28 giải sau khi mất. Qua 7 vở kịch
cịn lại của ơng ta thấy những vấn đề mà ông quan tâm là những vấn đề lớn của
thời đại và nhân loại.: Cuộc đấu tranh giữa mẫu quyền và phụ quyền và cuộc đấu
tranh cho tự do hạnh phúc của loài người. Bằng thiên tài và sức mạnh sáng tạo của
mình, Eschyle đã là người nhìn thấy những bước ngoặc lớn của lịch sử nhân loại.
Trong các vở kịch lớn của Eschyle qua từng giai đoạn ta có thể thấy những tư
tưởng dân chủ của tác giả. Ðối với chiến tranh, Eschyle cơng kích cuộc viễn chinh

của Hy Lạp vào nhà nước Athène năm 129. Ðối với thần linh ơng có thái độ hồi
nghi, và trong nhiều vở kịch ông đã phê phán hành động của các vị thần, mà mạnh
mẽ và tập trung nhất là trong vở Prométhée bị xiềng. Trong thế giới quan tiến bộ
của ơng cịn thấy rất nhiều dấu vết của chủ nghĩa duy vật thơ sơ thời cổ đại.

Hình 2.2. Eschyle ( 526 – 456 TCN)
Nguồn: />

Sophocle (496-406 TCN) (Hình 2.3)
-

-

-

-

Tiểu sử: Sophocle sinh ra đời tại Colon, một thị trấn gần Athène trong một gia
đình q tộc có thế lực. Cha ơng là chủ một xưởng sản xuất vũ khí. Từ nhỏ
Sophocle đã được hấp thu một nền giáo dục đầy đủ. Truyền thuyết xưa kể lại rằng
vào năm 480 TCN khi quân Hy Lạp đánh Ba Tư trong trận thủy chiến Salamin,
khi đó mới 16 tuổi, Sophocle đã chỉ huy đội đồng ca thiếu sinh qn hát mừng
đồn qn chiến thắng trong đó có Eschyle trở về. Ðó cũng là năm ra đời của
Euripide. Năm 480 TCN được xem như thời điểm hội tụ của ba nhà viếi bi kịch
xuất sắc nhất của Hi Lạp cổ đại.
Cuộc đời Sophocle gắn với hai biến cố lớn lao cuả thời đại: Thời cực thịnh của
vương triều Périclès (461-429 TCN). Trong 32 năm cầm quyền, Périclès dã biến
Athène khơng chỉ là thủ đơ kinh tế, chính trị mà cịn là trung tâm văn hóa của tồn
cõi Hy Lạp.
Cuộc chiến tranh Péloponèse (431-402 TCN) chia Hy Lạp ra làm hai khối liên

minh do Sparta và Athène cầm đầu, kết thúc bằng sự thất bại của Athène. Thể chế
Cộng hịa dân chủ bị xóa bỏ để thay thế bằng chế độ q tộc theo mơ hình của
Sparta.
Sophocle đã tạo bước chuyển biến quyết định làm cho nghệ thuật sân khấu trở
thành sinh động. Ông đã viết trên 120 vở kịch, ngày nay chỉ cịn lại 7 vở, trong đó
nổi tiếng nhất có vở bi kịch Oedipe làm vua.

Hình 2.3. Sophocle (496-406 TCN)
Nguồn: />Euripide (480-406 TCN) ( Hình 2.4)


-

-

-

-

Tiểu sử: Euripide là nhà bi kịch cuối cùng của đất nước Hy Lạp cổ đại. Xuất thân
quý tộc, có trình độ học vấn un bác, ơng lớn lên và trưởng thành ở giai đoạn
nước Cộng hòa Athène sau một thế kỷ phát triển rực rỡ, bắt đầu suy vong, nội bộ
chia rẻ và bị Sparta đánh chiếm.
Ông sáng tác khoảng 92 vở kịch, cịn lại được 19 vở. Ơng đã biết tiếp thu được
yếu tố cơ bản nhất của thời đại, là lịng tin ở lý trí, tư duy của con người. Các nhân
vật thần trong kịch của ông tốt ít, xấu nhiều. Các nhân vật người của ơng không
phải là những con rối trong bàn tay các vị thần. Họ là những con người có tự do tư
tưởng, biết lý luận, phân tích, phê bình, biết tư duy đồng thời cũng biết xúc động.
Họ hành động là tự ý mình và do sự thơi thúc bên trong. Con người trong bi kịch
Euripide là những con người đam mê. Và chính từ những nỗi đam mê cuồng nhiệt

khơng được thỏa mãn sẽ dễ dàng dẫn đến bi kịch. Ðam mê cũng lấn át lý trí và
quyết định hành động của các nhân vật.
Trong kịch của ông nhân vật thường bị đưa vào những tình huống bi đát, những
cơn khủng hoảng nặng nề. Khơng ai bằng ơng trong việc kích động lịng thương
xót cũng như những nỗi kinh hồng. Khơng ai hơn ông trong việc khắc họa những
bức tranh về lòng say đắm, căm giân hoặc hờn ghen. Và người ta hiểu vì sao nhân
vật phụ nữ chiếm một vị trí trọng đại trong các vở kịch của ơng.
Euripide vừa là người của thời đại mình, vừa đi trước thời đại.Ơng chủ trương sân
khấu phải tổng hợp cả tiếng khóc lẫn nụ cười, cả ngôn từ tầm thường lẫn ngôn từ
cao cả, cái lớn lao và bé nhỏ, cái cao thượng lẫn thấp hèn.

Hình 2.4. Euripides (480-406 TCN)
Nguồn: />Lĩnh vực hài kịch cũng xuất hiện những nhà soạn kịch nổi tiếng như Catinos, Crate...
nhưng đại biểu xuất sắc và được coi là thủy tổ của hài kịch Hy Lạp cổ đại là Arixtốphan
(Hình 2.5). Hầu hết 44 tác phẩm của ông đều có nội dung chế nhạo những ý tưởng tiến bộ


của giới dân chủ đương thời, nổi tiếng là các vở Kỵ sĩ, Hịa bình, Đàn ong bị vẽ, Đàn
nhái... Ngồi ra, các tác phẩm của ơng cịn đả kích mạnh mẽ những thói xấu xa, để tiện
trong xã hội.

Hình 2.5. Arixtophan (446-386 TCN)
Nguồn: />Sau cùng có thể nói rằng, văn học Hy Lạp cổ đại là kho tàng nghệ thuật phong phú,
nhiều loại hình đạt tới trình độ mẫu mực, là sự kết hợp giữa cái đẹp và cái hài hịa, là tài
sản vơ giá trong kho tàng văn học thế giới.
b. Kịch La Mã
Nghệ thuật kịch được biểu diễn đầu tiên ở La Mã là vào năm 240 TCN. Chính nhà thơ
Andronicus là người đầu tiên được giao nhiệm vụ chuẩn bị kịch bản cho buổi biểu diễn
ấy. Ở La Mã, nhiều nhà thơ cũng đồng thời là nhà soạn bị hài kịch như Andronicust,
Neuvius, Enninust, Plantus, Sénèque...Nhưng nhìn chung, kịch của La Mã cổ đại ảnh

hưởng rất nhiều từ kịch Hy Lạp. Các nhà soạn kịch La Mã thường dịch lại các vở bi, hài
kịch của Hy Lạp, cải biến các vở kịch Hy Lạp thành kịch La Mã hoặc phỏng theo đó để
soạn những vở kịch lịch sử của người Roma.
2.3. Sử học
2.3.1. Hy Lạp
Sử học Hy Lạp được xem là cội nguồn của sử học Phương Tây. Trong các thế kỷ VII-VI
TCN, ở Hy Lạp, lịch sử được coi là một thể loại riêng của văn học và tới thế kỷ V TCN
nó mới trở thành một khoa học thật sự. Từ đó đã xuất hiện những nhà viết sử chuyên


nghiệp và lịch sử được ghi chép thành văn. Nhìn chung, nền sử học Hy Lạp đã có q
trình phát triển từ rất sớm, có nhiều ảnh hưởng đối với nền sử học thế giới, đặc biệt là nền
sử học của các quốc gia châu Âu.
Nhà sử học tiêu biểu nhất của Hy Lạp cổ đại là Herodos (484 - 425 TCN) (Hình 2.6).
Ơng là nhà sử học lớn đầu tiên của Hy Lạp, được coi là “Người cha của sử học Phương
Tây” với các tác phẩm Lịch sử cuộc chiến tranh Hy Lạp – Ba Tư và bộ Lịch sử đồ sộ
(gồm 9 tập). Ngoài ra, phải kể đến Thuycydides (Hình 2.7) với bộ Lịch sử chiến tranh
Peloponese, Senophone với bộ Lịch sử Hy Lạp...

Hình 2.6. Herodos ( 484-425 TCN)
Nguồn: Carol M. Highsmith Archive/Library of Congress, Washington, D.C. (LC-DIGhighsm-02111)

Nhận xét về Herodotus, nhà chép sử cổ điển là Arnaldo Momigliano viết: “Giờ đây
chúng tôi thu thập đủ chứng cớ để có thể nói rằng Herodos đáng tin cậy. Những nhà
nghiên cứu về phương Đông đã xem xét tỉ mỉ về Herodos với sự trợ giúp của khảo cổ
học cũng như những kiến thức về ngôn ngữ mà lúc bấy giờ ông không hiểu. Họ khẳng
định rằng ông miêu tả trung thực những gì ơng đã chứng kiến và tường thuật đúng với
những gì đã nghe. Nếu có sai sót nào, thì có thể do người ta cố tình cung cấp thông tin
sai hoặc ông hiểu lầm ý người ta nói với ơng”.



Vậy rất có thể bộ Bộ Lịch sử là tác phẩm vĩ đại nhất trong cuộc đời của Herodos. Dù thời
bấy giờ khơng có nhiều điều kiện, tiện nghi và công cụ như hiện nay, nhưng ông vẫn đạt
được thành tựu nổi bật. Vì bộ sử bao gồm nhiều thơng tin nhất liên quan đến các biến cố
lịch sử đã xảy ra thời bấy giờ, nên tác giả viết tiếng La-tinh tên là Cicero (106-43 TCN)
đã gọi Herodos là cha đẻ của môn lịch sử. Một tác giả thời hiện đại nói bộ sử của
Herodos là “kiệt tác vượt thời gian. Tác phẩm khơng chỉ nói về lịch sử mà còn về nhân
chủng học, địa lý, thần học, triết học, khoa học chính trị và các vở bi kịch”. Và quan
trọng hơn cả trong giai đoạn đặc biệt của lịch sử thế giới, Herodos đã bảo tồn những
thông tin về Hy Lạp, Tây Á và Ai Cập mà ông đã tai nghe mắt thấy.

Hình 2.7. Thuycydides (460-395 TCN)
Nguồn: Statue de Thucydide devant le Parlement autrichien à Vienne © Getty / Eye
Ubiquitous

Nhận xét về Thucydides, ơng ấy ln nhìn lịch sử dưới góc độ lịch sử chính trị,
những phân tích của ông về các sự kiện chính trị không chịu ảnh hưởng của các suy
xét về mặt đạo đức truyền thống. Tác phẩm của ông là tác phẩm đầu tiên ghi lại những
phân tích về mặt chính trị và đạo đức trong các sách lược chiến tranh của một dân tộc.
Ông được gọi là cha đẻ của ‘lịch sử khoa học’ và đồng thời là cha đẻ của ‘chủ nghĩa
hiện thực chính trị’. Ơng nói với chúng ta: “... câu chuyện một phần dựa trên những
gì tơi tận mắt thấy, một phần dựa trên những gì người khác đã thấy hộ tơi, độ chính
xác của câu chuyện thuật lại này ln được thử thách bằng những cuộc thẩm tra chi
tiết nhất và nghiêm ngặt nhất có thể... Tơi e rằng việc thiếu tính lãng mạn trong cuốn


sử ký của tơi sẽ làm nó bớt phần thú vị đi đơi chút; nhưng nếu nó được đánh giá là
hữu ích bởi những người tìm tịi với mong muốn có được sự hiểu biết chính xác về q
khứ như một phương tiện giúp giải đoán tương lai, mà trong tiến trình của nhân loại
nếu q khứ đó khơng lặp lại ắt cũng phải có sự tương đồng, thì tơi sẽ lấy làm mãn

nguyện. Nói tóm lại, tơi đã viết tác phẩm của mình khơng phải như một bài luận chỉ
để nhận được tràng vỗ tay hoan ngênh trong chốc lát mà như một tài sản vĩnh tồn.”
Trên thực tế, di sản mà Thucydides để lại đã vượt gần 2500 năm để đến với chúng ta,
và ơng là người góp phần biến lịch sử Hy Lạp thành một phần không thể thiếu được
của lịch sử thế giới nói chung.
2.3.2. Sử học La Mã
Sau khi tiếp thu hệ thống chữ viết của Hy Lạp, vào giữa thế kỷ V TCN, ở La Mã đã xuất
hiện những tài liệu gọi là biên niên kỷ (anales). Nhưng thực sự chỉ đến cuối thế kỷ III
TCN, nền sử học La Mã mới xuất hiện với tác phẩm văn học lịch sử Cuộc chiến tranh
Punic của nhà thơ, nhà soạn kịch Neuvius.
Tuy xuất hiện muộn hơn Hy Lạp, nhưng sử học La Mã cũng để lại nhiều tên tuổi các nhà
chép sử lừng danh. Người đầu tiên viết sử La Mã bằng văn xuôi (tiếng Hy Lạp) là
Phebius (254 - 200 TCN), nhưng người đầu tiên viết sử La Mã bằng tiếng Latin là Caton.
Phương pháp viết sử của ông không theo niên đại mà theo từng vấn đề. Có thể coi ơng là
nhà sử học thực sự đầu tiên của La Mã. Ông đã chọn lọc những điều trong thần thoại Hy
Lạp nói về La Mã và lịch sử La Mã cho đến thời của ơng để viết cuốn Nguồn gốc. Sau
Caton cịn có nhiều nhà sử học lỗi lạc với các tác phẩm vẫn được ngày nay lưu truyền
như Polibius (205 - 125 TCN) với bộ Thông sử gồm 40 quyển ; Titus Livius (59 TCN 17 CN) với Lịch sử La Mã từ khi xây thành tới nay, Tacius (55 - 125) với các tác phẩm
Lịch sử biên niên, Xử German, Lịch sử ; Plutarque (50 - 125) với Tiểu sử các danh nhân
Hy Lạp - La Mã còn được lưu giữ tới ngày nay.
2.4. Khoa học tự nhiên
2.4.1. Hy Lạp
Hy Lạp cổ đại được coi là quê hương của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau thuộc khoa
học tự nhiên. Tư duy khoa học của người Hy Lạp cổ đại đã vươn tới trình độ khái qt
hóa cao, hình thành những tiền đề, định lý, nguyên lý có giá trị. Đây là nơi sản sinh ra
những nhà khoa học khổng lồ, kiến thức uyên bác và để lại nhiều thành tựu lớn lao trong
kho tàng khoa học của nhân loại, đặc biệt là các lĩnh vực như toán học, vật lý, thiên
văn...Một số tên tuổi tiêu biểu:



-

Thales (642 - 548 TCN) (Hình 2.8): nhà tốn học, triết học, thiên văn học, là người
đã đặt nền móng cho khoa học và triết học. Ông sinh ra trong một gia đình thương
nhân giàu có ở Milet (Tiểu Á), nhưng có q trình sống và làm việc khá lâu ở Ai
Cập trước khi về quê hương thành lập trường phái khoa học Milet. Ông là người
đã chứng minh được rằng, mọi đường kính thì chia đơi một đường trịn; Các góc
đáy của một tam giác cân thì bằng nhau; Góc nội tiếp trong nửa hình trịn là một
góc vng. Ơng cũng đã tính tốn và đưa ra dự báo một cách chính xác là vào
ngày 28/5/585 TCN ở Milet sẽ quan sát thấy hiện tượng nhật thực. Tuy nhiên,
đóng góp lớn nhất của ơng chính là việc tìm ra tỷ lệ thức. Ơng được mọi người tơn
vinh là nhà tốn học đầu tiên, nhà thiên văn học đầu tiên.

Hình 2.8. Thales (642 - 548 TCN)
Nguồn: />-

Pythagore (580 - 500 TCN) (Hình 2.9), được xem là người đem lại nhiều biến đổi
cho nền tốn học thế giới. Ơng cũng đã đến Ai Cập, ở lại đó trong 12 năm và tiếp
thu các tri thức khoa học của cả Ai Cập và Lưỡng Hà. Sau đó, ơng về sống ở đảo
Scicile và lập nên trường phái khoa học Pythagore. Tại đây, ơng cùng các học trị
của mình đã tổng kết những tri thức về toán học, thiên văn học..., thiết lập nhiều
công thức, định lý và chứng minh chúng bằng suy luận logic chứ khơng phải bằng
trực giác. Đóng góp lớn nhất của ơng là định lý mang chính tên ơng - định lý
Pythagore. Đặc biệt, về thiên văn học, ông khẳng định rằng trái đất hình trịn và
chuyển động theo một quỹ đạo nhất định (một trong những tiền đề để Copecnik,
nhà bác học người Ba Lan đã phát triển thành thuyết Nhật tâm sau này).


Hình 2.9. Pythagore (580 - 500 TCN)
Nguồn: />-


Euclide (330 – 275 TCN) (Hình 2.10): Được xem là một trong những người sáng
lập trường toán học thuộc đại trường học Alecxandri (Ai Cập). Ông cũng đã để lại
cho hậu thế những cơng trình nghiên cứu vĩ đại, được tập trung trong các tác phẩm
Catropque hay hình học những tia phản chiếu, Những dữ kiện, Phép chia các hình,
Quang học... Đặc biệt, mọi tâm huyết của ông tập trung trong bộ Elements (Những
khái niệm cơ bản), gồm 13 tập, vẫn được ngày nay lưu giữ và sử dụng. Trong lịch
sử toán học, đây là tác phẩm khoa học duy nhất đã tồn tại trên 2000 năm mà giá trị
khơng hề giảm sút.

Hình 2.10. Euclide (330 – 275 TCN)
Nguồn: />

-

-

Archimede (285 - 212 TCN) (Hình 2.11): được sinh ra trong một gia đình giàu có
ở Siracure, một thành bang của Hy Lạp trên đảo Scicile. Ông cũng đã từng lưu học
tại trường Alexandri - Ai Cập. Với niềm say mê khoa học cùng với kiến thức uyên
bác, ông đã để lại cho nhân loại những tri thức khoa học vơ giá về lý luận, thực
tiễn trong tốn học và cơ học.
Archimede là người đặt nền móng cho ngành cơ học và ứng dụng nó vào việc giải
phóng sức lao động của con người, như việc chế tạo ra đòn bẩy, rịng rọc... Ơng là
người phát minh ra ngun lý đòn bẩy và là tác giả của định luật nổi tiếng mang
tên ơng về lĩnh vực thủy lực học. Ơng cịn là người chế tạo ra hệ thống máy móc
đầu tiên Hy Lạp (máy bắn đá, gương hội tụ, chân vịt,...). Đặc biệt, ông là người đã
đưa ra phương pháp tính diện tích hình nón và hình cầu, tính được trị số Pi nằm
giữa hai hỗn số 3 10/71và 3 1/7.


Hình 2.11. Archimede (285 - 212 TCN)
Nguồn: />-

Aristarque (310 - 230 TCN) (Hình 2.12): Ơng là người đã tính tốn được thể tích
của mặt trời, mặt trăng, trái đất và khoảng cách giữa chúng nhưng cho kết quả
chưa chính xác. Ông cũng là người khẳng định trái đất quay xung quanh mặt trời.


Hình 2.12. Aristarque (310 - 230 TCN)
Nguồn: />-

Eurathosthène (284 - 192 TCN) (Hình 2.13): nhà khoa học tài năng ở nhiều lĩnh
vực như toán học, thiên văn, vật lý, sử học, ngơn ngữ... Ơng là người phụ trách thư
viện trường Alecxandri ở Ai Cập nên có điều kiện tiếp cận các tri thức khoa học
trước đó. Ơng là người đầu tiên tính được độ dài của kinh tuyến trái đất bằng
39.700 km và tính được góc tạo bởi hồng đạo và xích đạo.

Hình 2.13. Eurathosthène (284 - 192 TCN)
Nguồn: />

Trong lĩnh vực y học, người Hy Lạp đã có những thành tựu rất to lớn về lý luận và
thực hành trong việc chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh. Hy Lạp cổ đại là nơi đã sản
sinh ra những danh y lừng danh và địa điểm hành nghề của họ được coi là thủy tổ của
y khoa Phương Tây sau này. Tiêu biểu trong lĩnh vực này là Heraclite về giải phẫu,
Hecrophile với phát hiện não là trung tâm của hệ thần kinh...Đặc biệt là Hypocrates,
với những quan điểm của ông về đạo đức, trách nhiệm của người thầy thuốc; về sự tác
động của môi trường đối với cơ thể; về dịch thể, điều trị bệnh nhi khoa và phụ nữ,
bệnh gãy xương...cho đến ngày nay vẫn còn giá trị. Để tôn vinh những cống hiến của
ông, ở Phương Tây, các bác sĩ khi tốt nghiệp ra trường đều phải đọc Lời thề
Hypocrates về vấn đề y đức.

2.4.2. La Mã
Người La Mã được thừa hưởng, tiếp thu có chỉnh lý, bổ sung, tổng kết những thành tựu
khoa học tự nhiên của người Hy Lạp. Nhưng trong lĩnh vực này, người La Mã mang tính
thực dụng cao, vận dụng nhanh chóng vào sản xuất, xây dựng và nghệ thuật. Những tên
tuổi và thành tựu tiêu biểu:
- Pline (23- 79) (Hình 2.14) : Ông là người đã viết tác phẩm Vạn vật, được xem là bộ
bách khoa toàn thư, tổng kết những thành tựu khoa học kỹ thuật thời cổ đại về các lĩnh
vực địa lý, sinh học, nông học, y dược, kiến trúc, hội họa...

Hình 2.14. Pline (23- 79)
Nguồn: />

- Ptolemée (thế kỷ II) (Hình2.15): sinh trưởng tại Alecxandri, lúc đó thuộc lãnh thổ La
Mã. Do vậy, ơng có điều kiện tiếp cận đúc kết thiên văn của Ai Cập, Babylone, Hy Lạp
và viết nên tác phẩm Hệ thống vũ trụ. Ơng chỉ ra rằng trái đất hình trịn nhưng lại sai lầm
khi cho rằng trái đất là trung tâm vũ trụ. Quan điểm của ông tồn tại ở châu Âu hơn 1000
năm, mãi tới đầu thế kỷ XVI, Copecnik với thuyết Nhật tâm mới đánh đô quan niệm này.
Ông cũng đã vẽ được bản đồ thế giới nhưng chỉ gồm ba châu Á, Âu, Phi và lấy Địa
Trung Hải làm trung tâm. Đến nay, bản đồ này không cịn giá trị khoa học nhưng được
xem là chính xác nhất lúc đó.

Hình 2.15. Ptolemée (85-165)
Nguồn: />Lĩnh vực y học của La Mã đã manh nha từ thế kỷ V TCN, nhưng đến thế kỷ I TCN mới
phổ biến. Ở các thành phố lớn đã xuất hiện các chuyên khoa chữa trị nhiều loại bệnh khác
nhau. Tiêu biểu cho y học La Mã cổ đại là Gallene (thế kỷ II). Ông đã tổng kết trị thức y
học từ thời Hypocrates trở đi, viết nên nhiều luận văn về y dược và giải phẫu, đề xuất
phương pháp thực nghiệm qua và tiến hành giải phẫu nhiều động vật.

Vậy có thể tổng kết được rằng đối với văn hóa khoa học tự nhiên của nền văn minh
Hy-La vào thời ấy vô cùng phát triển, họ đã có những tiến bộ trong tư duy, họ thốt ra

được khỏi những suy nghĩ gị bó áp đặt của tơn giáo hay tín ngưỡng. Bằng chứng là
những nhà thiên tài vật lí, tốn học, những vị thần số học đã được ra đời, với những
định luật, định lí họ đã tìm ra như định Lý Pytagore, định luật Acsimet... đã làm cuộc
đổi mới đến cả thế giới này cho đến ngày hôm nay. Và đặc biệt họ đã bước gần hơn


×