TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
Lớp Ngày 4 – K22
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI 6 : SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA
TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC
DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Văn Mưa
Sinh viên thực hiện: Bùi Thị Thuỳ Dương
MSSV: 7701220220 – STT: 11
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K221
PHẦN MỞ ĐẦU
Triết học Hy Lạp cổ đại là khúc dạo đầu cho cả một nền lịch sử đồ sộ trên 2000 năm
của triết học phương Tây và đóng một vai trò quan trọng đối với lịch sử triết học thế
giới. Tìm hiểu triết học Hy Lạp cổ đại là đi tìm hiểu về cuộc đấu tranh mạnh mẽ giữa
hai trường phái triết học Duy Vật và Duy Tâm. Cuộc đấu tranh này được xem như là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt chiều dài lịch sử triết học Hy Lạp nói riêng, và nền triết học thế
giới nói chung.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
1
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K222
MỤC LỤC
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC 1
ĐỀ TÀI 6 : SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC
DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
1. Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại 3
1.1 Về tự nhiên 3
1.2 Về kinh tế 4
1.3 - Về chính trị - xã hội 5
2. Sự hình thành, phát triển và suy tàn của triết học Hy Lạp cổ đại 6
2.1. Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ VI TCN): 7
2.2. Thời kỳ thứ hai (bắt đầu từ thế kỷ V. tr.CN): 7
2.3. Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ thứ III TCN): 8
3. Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại: 9
1. Chủ nghĩa duy vật 10
1.1 Trường phái Milê: 10
1.2. Trường phái Héraclite 11
1.3. Trường phái đa nguyên 11
1.4. Trường phái nguyên tử luận 12
2. Chủ nghĩa duy tâm: 13
2.1. Trường phái Pytago 13
2.2. Trường phái Êlê (Elée) 13
2.3. Trường phái duy tâm khách quan 14
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
2
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K223
3.Triết học nhị nguyên của Arixtốt 14
1. Sự khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại 15
2. Sự giống nhau giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại: 20
1.Ưu điểm: 20
2. Hạn chế 21
CHƯƠNG I: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH,PHÁT TRIỂN VÀ CÁC
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Điều kiện ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại
1.1 Về tự nhiên
Trong những nền văn minh cổ đại rực rỡ mà ngày nay người ta biết được thì nền
văn minh Hy Lạp - La Mã xuất hiện muộn hơn cả, nhưng nó lại rất phong phú, đặc biệt
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
3
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K224
là về triết học. Hy Lạp cổ đại chính là cái nôi của nền triết học phương Tây. Đây là
quốc gia rộng lớn có khí hậu ôn hòa. Bao gồm miền Nam bán đảo Ban Căng (Balcans),
miền ven biển phía Tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở miền Egiê. Hy Lạp được chia làm
ba khu vực. Bắc , Nam và Trung bộ
Trung bộ có nhiều dãy núi ngang dọc và những đồng bằng trù phú, có thành phố
lớn như Athen. Nam bộ là bán đảo Pelopongnedơ với nhiều đồng bằng rộng lớn phì
nhiêu thuận lợi cho việc trồng trọt. Vùng bờ biển phía Đông của bán đảo Ban Căng
khúc khuỷu nhiều vịnh, hải cảng thuận lợi cho ngành hàng hải phát triển. Các đảo trên
biển Êgiê (Egée) là nơi trung chuyển cho việc đi lại, buôn bán giữa Hy Lạp với các
nước ở Tiểu Á và Bắc Phi. Vùng ven biển Tiểu Á là đầu mối giao thương giữa Hy Lạp
và các nước phương Đông. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy nên Hy Lạp cổ đại
sớm trở thành một quốc gia chiếm hữu nô lệ có một nền công thương nghiệp phát triển,
một nền văn hóa tinh thần phong phú đa dạng. Nơi có nhiều triết gia mà triết lý của họ
trở nên bất hủ.
1.2 Về kinh tế
Hy Lạp cổ đại nằm ở một vị trí vô cùng thuận lợi về khí hậu, đất đai, biển cả và
lòng nhiệt thành của con người là những tài vật, tài lực vô giá để cho tư duy bay bổng,
mở rộng các mối bang giao và phát triển kinh tế.
Thế kỷ VIII – VI TCN, đây là thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ
đại là thời kỳ nhân loại chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt. Lúc bấy giờ đồ
sắt được dùng phổ biến, năng xuất lao động tăng nhanh, sản phẩm dồi dào, chế độ sở
hữu tư nhân được cũng cố. Sự phát triển này đã kéo theo phân công lao động trong
nông nghiệp, giữa nghành trồng trọt và ngành chăn nuôi. Xu hướng chuyển sang chế
độ chiếm hữu nô lệ đã thể hiện ngày càng rõ nét. Sự phát triển mạnh mẽ của công
nghiệp, thủ công nghiệp từ cuối thế kỷ VIII TCN là lực đẩy quan trọng cho trao đổi,
buôn bán, giao lưu với các vùng lân cận. Engels đã nhận xét: “Phải có những khả năng
của chế độ nô lệ mới xây dựng được một quy mô phân công lao động lớn lao hơn trong
công nghiệp và nông nghiệp, mới xây dựng được đất nước Hy Lạp giàu có. Nếu không
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
4
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K225
có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Hy Lạp, không có khoa học và công nghiệp
Hy Lạp”.
1.3 - Về chính trị - xã hội
Từ điều kiện kinh tế đã dẫn đến sự hình thành chính trị - xã hội, xã hội phân hóa
ra làm hai giai cấp xung đột nhau là chủ nô và nô lệ. Lao động bị phân hóa thành lao
động chân tay và lao động trí óc. Đất nước bị chia phân thành nhiều nước nhỏ. Mỗi
nước lấy một thành phố làm trung tâm. Trong đó, Sparte và Athen là hai thành phố cổ
hùng mạnh nhất, nồng cốt cho lịch sử Hy Lạp cổ đại.
Thành bang Athen nằm ở vùng đồng bằng thuộc Trung bộ Hy Lạp, có điều kiện
địa lý thuận lợi nên đã trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa của Hy Lạp cổ đại, và
là cái nôi của triết học Châu Âu. Tương ứng với sự phát triển kinh tế, văn hóa là thiết
chế nhà nước chủ nô dân chủ Athen.
Thành Sparte nằm ở vùng bình nguyên, đất đai rất thích hợp với sự phát triển
nông nghiệp. Chủ nô quý tộc thực hiện theo lối cha truyền con nối. Chính vì thế Sparte
đã xây dựng một thiết chế nhà nước quân chủ, thực hiện sự áp bức rất tàn khốc đối với
nô lệ.
Do sự tranh giành quyền bá chủ Hy Lạp, nên hai thành phố trên tiến hành cuộc
chiến tranh khốc liệt kéo dài hàng chục năm và cuối cùng dẫn đến sự thất bại của thành
Athen. Cuộc chiến tàn khốc đã lưu lại sự suy yếu nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và
quân sự của đất nước Hy Lạp. Chiến tranh, nghèo đói đã nảy sinh các cuộc nỗi dậy của
tầng lớp nô lệ. Nhưng lại thất bại vì họ xuất phát từ nhiều bộ lạc khác nhau, không có
ngôn ngữ chung, không có quyền hạn, không được tham gia vào các hoạt động xã hội,
chính trị. Chớp lấy thời cơ, Vua Philíp ở phía Bắc Hy Lạp đã đem quân xâm chiếm
toàn bộ bán đảo Hy Lạp thế kỷ thứ II TCN, Hy Lạp một lần nữa bị rơi vào tay của đế
quốc La Mã. Tuy đế quốc La Mã chinh phục được Hy Lạp, nhưng lại bị Hy Lạp chinh
phục về văn hóa.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
5
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K226
Engels đã nhận xét “không có cơ sở văn minh Hy Lạp và đế quốc La Mã thì
không có Châu Âu hiện đại được”. Vì điều kiện kinh tế, nhu cầu buôn bán, trao đổi
hàng hóa mà các chuyến vượt biển đến với các nước phương Đông trở nên thường
xuyên. Chính vì thế tầm nhìn của họ cũng được mở rộng, những thành tựu văn hóa của
Ai Cập, Babilon đã làm cho người Hy Lạp ngạc nhiên. Tất cả các lĩnh vực, những yếu
tố của nước bạn đều được người Hy Lạp đón nhận, “Những người Hy Lạp mãi mãi là
đứa trẻ nếu không hiểu biết gì về Ai Cập”.
Trong thời đại này Hy Lạp đã xây dựng được một nền văn minh vô cùng xán lạn
với những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành
nên nền văn minh phương Tây hiện đại.
Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng văn học thần thoại rất phong
phú, những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn, phản ánh cuộc sống
sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng tự
nhiên, xã hội của người Hy Lạp cổ đại.
Về nghệ thuật, đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị.
Về luật pháp, đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá
nghiêm tại thành bang Athen.
Về khoa học tự nhiên, những thành tựu toán học, thiên văn, vật lý… được các
nhà khoa học tên tuổi như Thalés, Pythago, Heraclite sớm phát hiện ra. Và đặc biệt,
người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản triết học vô cùng đồ sộ và sâu sắc.
2. Sự hình thành, phát triển và suy tàn của triết học Hy Lạp cổ đại
Lịch sử triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại có thể chia làm ba thời kỳ. Xuyên suốt
ba thời kỳ ấy là cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm mà đỉnh
cao là cuộc đấu tranh giữa đường lối duy vật của Đê-mô-crít và đường lối duy tâm của
Platôngg.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
6
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K227
2.1. Thời kỳ thứ nhất (thế kỷ VI TCN):
Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ mới hình thành. Do sự phát triển của sản
xuất, thế giới quan cũ có tính chất tôn giáo, thần thoại dần dần nhường chỗ cho những
hiểu biết khoa học về con người, về vũ trụ. Trên cơ sở đó, triết học với tư cách là một
khoa học bao quát mọi tri thức (khoa học của khoa học) ra đời.
a. Ba nhà triết học duy vật thuộc trường phái Mi-lê (tên một đô thị cổ Hy Lạp)
là Talét, Anaximăngđrơ và Anaximen cho rằng có những thực thể vật chất đầu tiên,
vĩnh viễn vận động tạo ra mọi vật trên thế giới.
Theo Talét đó là nước, theo Anaximăngđrơ đó là một thực thể vô định và vô hạn, theo
Anaximen đó là không khí.
Hêraclít không thuộc trường phái nói trên, ông cũng cho rằng bản nguyên của vũ trụ là
lửa, lửa thông qua sự đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sinh ra vạn vật.
b. Ngược lại, một số nhà triết học thuộc trường phái Êlê (tên một đô thị cổ ở
miền nam nước Ý) như Xênôphan, Pácmênít, Dênông và trường phái Pitago lại có
những quan điểm duy tâm, siêu hình về nguồn gốc vũ trụ. Họ cho rằng, thế giới là một
tồn tại bất động và bất biến (trường phái Êlê), con số là bản nguyên của vũ trụ (trường
phái Pitago).
2.2. Thời kỳ thứ hai (bắt đầu từ thế kỷ V. tr.CN):
Đây là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ phát triển đến hình thức cao và cũng là
thời kỳ phồn vinh của triết học cổ đại Hy Lạp. Thời kỳ này, đối tượng nghiên cứu của
triết học được mở rộng sang các vấn đề về kết cấu của vật chất, nhận thức luận và đời
sống chính trị. Trong đó, kết cấu của vật chất là vấn đề trung tâm của nhiều trường phái
triết học.
a. Theo khuynh hướng duy vật. Ămpeđôclơ cho rằng, bản nguyên của vũ trụ
không phải chỉ là một thực thể riêng biệt (như trường phái Milê) mà là gồm 4 thực thể:
đất, nước, lửa, không khí. Anaxago lại cho rằng, mọi vật đều được cấu tạo từ hạt cực
nhỏ nhờ quá trình phân giải và đồng nhất của chúng.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
7
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K228
Đạt tới đỉnh cao nhất của chủ nghĩa duy vật thời kì này là học thuyết về nguyên tử của
Đêmôcrít. Theo ông, tất cả mọi vật đều được cấu thành từ những nguyên tử. Nguyên tử
là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được, chúng vĩnh viễn vận
động, không có điểm kết thúc.
b. Đối lập lại chủ nghĩa duy vật trên đây là chủ nghĩa duy tâm khách quan của
Platôngg. Ông là đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm thời cổ đại Hy Lạp. Ông đã
xây dựng học thuyết về ý niệm để chống lại chủ nghĩa duy vật. Theo ông, giới tự nhiên
bắt nguồn từ ý niệm.
c. Dao động giữa đường lối duy vật của Đêmôcrít và đường lối duy tâm của
Platông là Arixtốt. Ông là một nhà triết học lớn, bộ óc bách khoa thời cổ đại Hy Lạp -
La Mã, nhưng là một nhà triết học không triệt để. Một mặt, ông bác bỏ thuyết ý niệm
của Platông; mặt khác ông lại chủ trương hình thức là bản chất của mọi sự vật, mà hình
thức của mọi hình thức là tư duy (hình thức thuần tuý).
2.3. Thời kỳ thứ ba (từ thế kỷ thứ III TCN):
Đây là thời kỳ khủng hoảng và suy vong của chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp -
La Mã. Cùng với sự suy tàn đó, nền văn hoá mà nó sản sinh ra cũng suy tàn theo. Vào
cuối thế kỷ này, chỉ còn Êpiquya và học trò của ông là Lucơrexơ là tiếp tục đường lối
duy vật của Đê-mô-crít.
Triết học Hy Lạp - La Mã cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học mà người
ta thường thấy mối quan hệ của nó với các khuynh hướng, các trào lưu triết học sau
này.
Trong những thành tựu triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại, học thuyết về nguyên tử
của Đêmôcrít, tư tưởng biện chứng của Hêraclít và lôgích học của Arixtốt là những
cống hiến xuất sắc đối với sự phát triển của tư tưởng triết học nhân loại.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết
học Hy Lạp-La Mã cổ đại chứng tỏ rằng, ngay từ đầu, lịch sử triết học là lịch sử đấu
tranh giữa hai thế giới quan, hai phương pháp luận đối lập nhau. Cuộc đấu tranh ấy
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
8
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K229
phản ánh lợi ích của những tầng lớp, những giai cấp khác nhau trong xã hội có giai cấp
đối kháng.
3. Những đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại:
Một là, triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và
phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. Nó là công cụ lý luận để giai cấp này
duy trì trật tự xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình.
Hai là, trong nền triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa
các trào lưu, trường phái duy vật – duy tâm, vô thần – hữu thần và gắn liền với cuộc
đấu tranh chính trị - tư tưởng, trong đó điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy
vật của Đêmôcrit và trào lưu duy tâm cảu Platôngg.
Ba là, trong nền triết học Hy Lạp cổ đại đã xuất hiện phép biện chứng chất phác.
Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại là “những nhà biện chứng bẩm sinh”. Họ nghiên cứu
và nghiên cứu phép biện chứng để nâng cao nghệ thuật hùng biện, để bảo vệ quan điểm
triết học của mình, để tìm ra chân lý. Họ đã phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện
chứng, nhưng chưa trình bày chúng như một hệ thống lý luận chặt chẽ.
Bốn là, triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiện để tổng
mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về các lĩnh vực khác
nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi
sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó. Do trình độ tư duy lý luận còn thấp, nên khoa học tự
nhiên chưa đạt đến trình độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật, mà
nó mới nghiên cứu tự nhiên trong tổng thể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới.
Vì vậy, các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát trực tiếp
các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học.
Năm là, triết học Hy Lạp coi trọng vấn đề con người. Các nhà triết học Hy Lạp
cổ đại đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người, cố lý giải vấn đề quan hệ
giữa linh hồn và thể xác, về đời sống đạo đức – chính trị - xã hội của họ. Dù còn có
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
9
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2210
nhiều bất đồng, song nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao
quý nhất của tạo hóa.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC DUY VẬT CHẤT PHÁC VÀ
TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
Do là một trong những nền triết học mở đường trong lịch sử triết học nhân loại
hơn nữa các quan niệm triết học được rút ra trên cơ sở suy luận, suy đoán từ sự quan
sát trực tiếp các sự kiện xảy ra trong tự nhiên, trong xã hội nên triết học Hy Lạp cổ đại
mang nặng tính sơ khai, chất phác, ngây thơ. Tuy nhiên, từ trong sự khởi đầu đó, các
nhà triết học sau này đã nhìn thấy ở triết học Hy Lạp cổ đại mầm mống của tất cả các
kiểu thế giới quan sau này và xem nó là một đỉnh cao của triết học nhân loại. Tuỳ thuộc
vào từng thời kỳ lịch sử, tuỳ từng không gian địa lý cụ thể mà triết học Hy Lạp cổ đại
chia thành các trường phái và các giai đoạn phát triển khác nhau, nhưng chung quy
cũng bao gồm hai phái chính là triết học duy vật và triết học duy tâm.
1. Chủ nghĩa duy vật
Chủ nghĩa duy vật được hình thành từ trường phái Milet- trường phái Heraclite,
trường phái Đa nguyên và đạt được đỉnh cao như trong trường phái Nguyên tử luận.
1.1 Trường phái Milê:
Trường phái triết học đơn nguyên do ba nhà triết học duy vật là Talet,
Anaximăngđrơ, Anaximen xây dựng, nhằm làm sáng tỏ bản nguyên vật chất của thế
giới. Nếu bản nguyên thế giới được Talet cho là nước, Anaximăngđrơ cho là apeiron,
còn Anaximen cho là không khí. Những quan niệm triết học duy vật của trường phái
Milê tuy còn mộc mạc, thô sơ nhưng có ý nghĩa vô thần chống lại thế giới quan thận
thoại đương thời và đã chứa đựng yếu tố biện chứng chất phác.
Đóng góp quan trọng nhất của trường phái này là đã đặt nền móng do sự hình
thành các khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú
thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh của các mặt
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
10
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2211
đối lập v.v… Một điều đáng quý nữa là các triết gia đã xuất phát từ thế giới để giải
thích thế giới, khẳng định thế giới xuất phát từ một thời nguyên vật chất duy nhất.
1.2. Trường phái Héraclite
Do nhà ẩn dật Héraclite sáng lập. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình quý
tộc chủ nô ở thành phố Ephetdơ. Ông sớm trở thành một nhà triết học duy vật thể hiện
rõ các tư tưởng biện chứng chất phác từ thời cổ Hy Lạp. Ông coi bản nguyên của thế
giới là lửa. Vũ trụ không phải do Thượng Đế hay một lực lượng siêu nhiên nào đó tạo
ra, mà nó “đã” và “đang” sẽ mãi mãi là ngọn lửa vĩnh hằng không ngừng bùng cháy và
lụi tàn. Tàn lụi và bùng cháy theo cái logos tức là “quy luật, trật tự” nội tại của chính
mình. Ông xem thế giới “vừa tồn tại vừa không tồn tại”, “không ai tắm hai lần trong
một dòng sông”. Thế giới vật chất “vừa đa dạng vừa thống nhất, vừa mang tính hài hòa
vừa xung đột”.
Như vậy, Héraclite là nhà triết học đã nêu lên các phỏng đoán thiên tài về quy
luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, mà sau này Marx đã đề cập và đi sâu.
Phép biện chứng duy vật chất phát là đóng góp của triết học Héraclite vào kho tàng tư
tưởng của nhân loại. “Thế giới chỉ là ngọn lửa đang bập bùng cháy suốt ngày đêm”.
1.3. Trường phái đa nguyên
Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật
Empedocles ( 490 – 430 TCN ) và Anaxagoras ( 500 – 428 TCN ) cố vượt qua quan
niệm đơn nguyên sự khai minh của các trường phái như Milet - trường phái Héraclite
xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng. Empedocles
thừa nhận khởi nguyên của thế giới là bốn yếu tố : đất, nước, lửa và không khí.
Anaxagorax cho rằng cơ sở đầu tiên của tất cả mọi sự vật là “những hạt giống”.
Anaxagorax xem “ mọi cái được trộn lẫn trong mọi cái”.
Tuy nhiên, quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, nghĩa là còn hạn chế.
Những hạn chế này được thuyết phục bởi thuyết nguyên tử luận. Nhưng thuyết này vẫn
còn sơ khai và nhận định bằng cảm tính.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
11
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2212
1.4. Trường phái nguyên tử luận
Trường phải này là đỉnh cao của triết học duy vật cổ đại trong giai đoạn cực
thịnh với các đại biểu Lơxip, Đêmôcrit, trong đó, Lơxip là người đầu tiên nêu lên các
quan điểm về nguyên tử. Đêmôcrit là người phát triển các quan điểm này thành một hệ
thống chặt chẽ và có sức thuyết phục. Mặc dù còn nhiều hiền tế nhưng với những thành
tựu đạt được, ông ta đã nâng chủ nghĩa duy vật lên đỉnh cao, làm cho nó đủ sức đương
đầu chống lại các trào lưu duy tâm đang thời ấy thịnh hành lúc bấy giờ, mà trước hết là
trào lưu duy tâm nổi tiếng của Platôngg. Sang thời kỳ suy tàn của triết học Hy Lạp cổ
đại, Êpicua đã củng cố, bảo về và phát triển thêm học thuyết nguyên tử.
Lơxip( Leucippe (500 – 440 TCN)), cho rằng cái tồn tại (nguyên tử) tồn tại
nhưng khác với Pác mê níc ông cũng cho rẵng cái không tồn tại(chân không) cũng tồn
tại. Nguyên tử và chân không không cùng khởi nguyên thế giới. Trong vũ trụ, luôn có
những cơn lốc xoáy của các nguyên tử xảy ra trong chân không, do vậy mà các nguyên
tử cùng kích thước tụ lại với nhau theo từng loại để tạo ra đất, lửa, nước, không khí. Từ
đó tạo nên tinh tú loài người và các tinh tú rực sáng. Vạn vật đều sinh, diệt theo luật
nhân quả.
Đêmôcrit (Démocrite (460 – 370 TCN)) là học trò của Leucippe đã kế thừa và
phát triển thuyết nguyên tử luận trên một phương diện mới. Theo ông vũ trụ được cấu
thành bởi hai thực thể đầu tiên là nguyên tử và chân không. Hai thực thể này là căn
nguyên của các sự vật hiện tượng. Mặc dù Đê môcrit không giải thích được nguồn gốc
của vận động, không biết được linh hồn là hiện tượng tinh thần nhưng việc ông khẳng
định bản chất thế giới là vật chất – nguyên tử luôn vân độn theo quy luật nhân quả, vũ
trụ là chất vô hạn và đa dạng, không được sáng tạo , không bị hủy diệt là quan niệm
duy vật, vô thần dũng cản đương thời.Đêmôcrit đã công hiến cho khoa học tự nhiên và
chủ nghĩa duy vật ý tưởng nổi tiếng về nguyên tử.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
12
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2213
2. Chủ nghĩa duy tâm:
2.1. Trường phái Pytago
Xuất phát từ quan điểm cho rằng đạo đức phải phục tùng tôn giáo để cùng thống
trị thiên hạ và qua đó lý giải tính thông nhất của thế giới mà Pytago đã đặt nền móng
cho chủ nghĩa duy tâm thời cổ Hy Lạp
Dưới ảnh hưởng của toán học, Pytago cho rằng con số là bản nguyên của thế
giới, là bản chất của vạn vật, mỗi sự vật tương ứng với một con số nhất định. Theo ông,
trật tự của các con số quy định bởi trật tự của vạn vật. Trong đời sống phải cố vạch ra
trật tự của các con số từ trong trật tự của sự vật đẻ khám phá ra trật tự thần thánh, điều
ác nhất định sẽ xảy ra nếu người ta không hiểu đúng và làm theo trật tự thần thánh
Do chịu ảnh hưởng bởi quan niệm duy tâm – tôn giáo của triết học Phương
Đông mà Pytago coi linh hồn bất tử tồn tại độc lập với thể xác và chịu sự chi phối của
luật luân hồi. Giải thoát linh hồn ra khỏi sự ràng buộc của thể xác là mục đích của cuộc
sống. Nhận thức là chức năng của linh hồn. Chân lý có được nhờ vào sự mách bảo của
thần linh, thông qua hình thức chiêm nghiệm tâm linh, được thực hiện bởi linh hồn bất
tử.
2.2. Trường phái Êlê (Elée)
Do Xê nô phan thành lập theo tinh thần duy vật, nhưng sau đó được Pác mê níc
phát triển theo tinh thần duy lý ngả về khuynh hướng duy tâm khi dựa trên khái niệm
nền tảng – tồn tại. Điều này đã mở ra một giai đoạn mới trong sự phát triển tư tưởng
triết học Hy Lạp cổ đại coi cái khởi nguyên của thế giới không phải là một sự vật cụ
thể mà là tồn tại – một phạm trù triết học mang tính khỏi quát cao, và chỉ được nhận
thức bởi tu duy – lý tính. Quan điểm này của Pácmênic đã được Dênông bảo vệ nhiệt
thành. Nhà hùng biện đã đưa ra những apôri để đào sâu tư duy lý luận, và thông qua
chúng, ông muốn chứng minh, tồn tại là đồng nhất, duy nhất, và bất biến, còn tính
phức tạp, đa dạng và vận động của thế giới là không có thực.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
13
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2214
2.3. Trường phái duy tâm khách quan
Thể hiện lập trường chính trị của tầng lớp chủ nô bảo thủ chống lại nền dân chủ
Athen và hệ thống triết học duy vật của trường phái nguyên tử luận. Được xây dựng
bởi Socrate và Platông.
Socrate (469 – 399 TCN), khác với nhiều nhà bác học khác là không nghiên cứu
về giới tự nhiên, ông dành phần lớn nghiên cứu về con người, đạo đức. “Con người hãy
nhận thức về chính mình”. Bàn về con người dưới khía cạnh đạo đức. Platông (427 –
347 TCN), xuất thân trong một gia đình chủ nô quý tộc ở Athen. Ông trở thành kiệt
xuất nhất thời cổ đại Hy Lạp bởi quan niệm triết học duy tâm khách quan. Ông xây
dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là “thuyết ý niệm”, với giá trị
bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức,
chính trị, xã hội.
3.Triết học nhị nguyên của Arixtốt
Aristote (384 – 322 TCN). Ông sinh ra tại miền Bắc Hy Lạp, là học trò xuất sắc
của Platôngg. Tuy nhiên ông đứng trên quan niệm duy vật tiến bộ phê phán thuyết ý
niệm của Platônggg ,nhưng ông cũng không ủng hộ quan điểm của các trường phái duy
vật bàn về khởi nguyên vật chất của vũ trụ. Khi bàn về cá vấn đề siêu hình , sự do dự
giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đã đua Arixtốt đến với chủ nghĩa nhị
nguyên, và từ chủ nghĩa nhị nguyên ông đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm khi đưa ra
thuyết nguyên nhân. Tuy nhiên khi bàn về vật lý học , ông lại bộc lộ rõ quan điểm duy
vật của mình. Theo Arixtốt ông cho rằng thuộc tính quan trọng của thế giới là “vận
động”. Vận động không tách rời vật thể tự nhiên. Vận động của thế giới tự nhiên có
nhiều hình thức, sự tăng và giảm, sự ra đời và tiêu diệt, sự thay đổi trong không gian,
sự thay đổi về chất … Tuy nhiên, triết học của ông còn hạn chế, dao động giữa chủ
nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng ông đã mở ra một chân trời mới cho khoa
học Phương Tây phát triển.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
14
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2215
CHƯƠNG III: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC DUY
VẬT CHẤT PHÁC VÀ TRIẾT HỌC DUY TÂM Ở HY LẠP THỜI CỔ ĐẠI
1. Sự khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ
đại
Hy Lạp là nơi chôn nhau cắt rốn của nền triết học phương Tây. Ngay từ khi ra
đời, lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại chứng kiến cuộc đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm, thể hiện một cuộc đấu tranh giữa giữa hai thế giới quan,
hai phương pháp luận đối lập nhau. Điển h́ình của thời kỳ này ở Hy Lạp đó là cuộc đấu
tranh giữa đường lối Duy Vật của Đêmôcrit và Duy Tâm của Platôngg.
Đêmôcrit (460-370 TCN) là “một trong những nhà Duy Vật lớn của thời kỳ cổ
đại chiếm vị trí nổi bật trong triết học Duy Vật Hy Lạp cổ đại”. Ông đă có quá tŕnh tích
luỹ kiến thức qua việc đi qua các nước ở phương đông, là người am hiểu rất nhiều lĩnh
vực, và đươch các nhà kinh điển của chù nghĩa Mác coi là bộ óc bách khoa đầu tiên
của ngườiHy Lạp . Platôngg là đại diện cho trường phái Duy tâm, ông là người đầu tiên
xây dựng hệ thống hoàn chỉnh của Chủ Nghĩa Duy Tâm khách quan đối lập với thế
giới quan Duy Vật. Ông là người đă tiến hành đấu tranh gay gắt chống lại Chủ Nghĩa
Duy Vật đặc biệt là chống lại những đại biểu của Chủ Nghĩa Duy Vật thời bấy giờ như
Hêracrít hay Đêmôcrit.
• Về vấn đề khởi nguyên của thế giới:
Đêmôcrit quan niệm rằng nguyên tử và chân không là cơ sở đầu tiên cấu tạo nên
mọi vật đó là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được, không màu sắc,
không âm thanh, không mùi vị, không thể phân chia được, không khác nhau về chất mà
chỉ khác nhau về hình thức, trật tự, tư thế. Nguyên tử có rất nhiều nhưng mỗi nguyên tử
có một hình thức nhất định: hình cầu, góc cạnh và mỗi loại sinh vật đều được cấu thành
bởi các nguyên tử do chúng kết hợp với nhau theo một trật tự nhất định. Ông quan
niệm sinh vật biết đổi là do sự sắp xếp các nguyên tử. Ông quan niệm về bản nguyên
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
15
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2216
thế giới mang tính hình tượng nhưng chưa thoát khỏi trực quan cảm tính, biểu hiện là
ông coi các nguyên tử có hình dạng nhất định.
Còn Platôngg cho rằng ý niệm là nguồn gốc sinh ra thế giới. Ý niệm tồn tại
ngoài con người, ngoài cảm giác của con người; “ý niệm tồn tại vĩnh viễn bất biến, bất
động”. Ý niệm là cái có trước , là cái sản sinh, là nguyên nhân ,bản chất , khuôn mẫu
của sự vật; coi sự vật là cái có sau, là cái bóng được mô phỏng, sao chép từ ý niệm.
Các sự vật cụ thể có thể cảm thụ được bằng cảm giác chỉ là bản sao của các ý niệm,
dựa vào ý niệm hay đúng hơn là thế giới ý niệm. Platôngg thừa nhận có hai thế giới tồn
tại: thế giới ý niệm, là thế giới tồn tại vĩnh viễn, bất biến, bất động, tuyệt đối chân thực
cơ sở tồn tại của thế giới sự vật cảm tính. Còn thế giới sự vật cảm tính là thế giới tồn
tại không chân thực, luôn luôn biến đổi, là cái bóng của ý niệm, do ý niệmsản sinh ra,
phụ thuộc vào ý niệm loài người cũng thuộc về thế giới này.
• Về vũ trụ: Đêmôcrit cho rằng vũ trụ là vô tận vĩnh cửu, là vô hạn đa dạng, không được
sáng tạo và không bị huỷ diệt. Còn Platông thì ngược lại ông cho rằng vũ trụ này
không tồn tại thực, tất cả chỉ là sự phức hợp của ý niệm do ý niệm quy định do thượng
đế quyết định và không tồn tại.
• Về vấn đề linh hồn: theo Đêmôcrit, ông đă bác bỏ quan niệm về sự sản sinh ra sự sống
và con người của thần thánh. Theo ông sự sống là kết quả biến đổi dần dần từ thấp đến
cao của tự nhiên. Sinh vật đầu tiên xuất hiện ở môi trường nước và dưới tác động của
nhiệt độ. Sinh vật đó sống dưới nước, sau đó dần dần xuất hiện sinh vật có vú sống trên
cạn. Cuối cùng là con người ra đời trên quả đất. Ông đă phân biệt rõ ràng sự vật và
sinh vật chúng khác nhau ở chỗ sự vật không có linh hồn, còn sinh vật có linh hồn: linh
hồn được cấu tạo bởi các nguyên tử hình cầu, giống như nguyên tử của lửa vận động
với vận tốc cao. Nguyên tử linh hồn sinh ra nhiệt, nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và
vận động. Ông coi cái chết là sự phân tán của các nguyên tử cấu tạo nên thể xác và các
nguyên tử cấu tạo nên linh hồn chứ không phải là linh hồn lìa khỏi thể xác. Tuy quan
niệm của Đêmôcrit về linh hồn còn mang tính mộc mạc, song nó giữ vai trò rất quan
trọng trong việc chống lại quan điểm duy tâm, tôn giáo về tính bất tử của linh hồn.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
16
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2217
Còn Platông cho rằng con người bao gồm linh hồn và thể xác tồn tại độc lập với
nhau . “Linh hồn của con người là một bộ phận của linh hồn vũ trụ do thượng đế sáng
tạo ra do đó nó bất tử và tồn tại vĩnh hằng”. Khi con người chết linh hồn sẽ thoát ra
khỏi con người và bay lên trú ngụ ở một vì sao. Khi thể xác mới ra đời, linh hồn bay
xuống nhập vào thể xác đó và tạo ra con người hoàn chỉnh bao gồm cả linh hồn và thể
xác. Trong khi bay xuống nhập vào thể xác con người linh hồn đă lãng quên những
điều quan sát được ở thế giới những ý niệm. Vì thể, nhận thức của con người thực chất
là sự hồi tưởng, sự nhớ lại của linh hồn về những điều mà nó đă lãng quên.
• Về vấn đề nhận thức: “Đêmôcrit là người có công lao to lớn trong lịch sử triết học về
vấn đề xây dựng lý luận nhận thức vai trò của cảm giác vớ tính cách là điểm khởi đầu
của nhận thức và vai trò của tư duy trong việc nhận thức thế giới xung quanh”(2). Theo
Đêmôcrit sở dĩ con người có những cảm giác khác nhau về màu sắc mùi vị, âm thanh
nóng lạnh là do những nguyên tử khối hợp tạo nên chủ thể nhận thức. Điều đó có nghĩa
là đối tượng của nhận thức là vật chất thế giới xung quanh con người và nhờ sự tác
động của đối tượng nhận thức vào con người nên con người mới nhận thức được. Ông
chia ra nhận thức thành nhận thức mờ tối và nhận thức chân lý. Nhận thức mờ tối là
nhận thức do các giác quan đem lại. Nhận thức chân lý là nhận thức do sự phân tích
sâu sắc sự vật để nắm chắc bẳn chất bên trong của nó. Ông quan niệm rằng hai dạng
nhận thức đó có liên quan với nhau chặt chẽ. Trong đó cảm giác là bước đầu của nhận
thức. Ông xây dựng nên thuyết “hình ảnh”(I-dô-lơ) mộc mạc. Ông quan niệm bề ngoài
của sự vật toát ra những hơi thở tinh tế tạo thành hình ảnh của chúng, những hơi thở
tinh tế đó tác động vào cơ quan cảm giác của con người làm cho mọi người cảm nhận
được sự vật. Song cảm giác là nhận thức “mờ tối” vì nó chưa làm cho con người hiểu
được bản chất tinh tế nằm sâu trong sự vật. Do đó con người phải dựa vào nhận thức
sâu sắc hơn. Qua đây chúng ta có thể thấy theo Đêmơcrít “ lý tính”, phải dựa vào
“những dẫn chứng” do cảm tính đem lại và sau đó cần phải đi sâu vào phân tích tìm
chân lý đang còn nằm sâu dưới đáy bể. Điều này có thể thấy rằng ông không hề phủ
nhận khả năng nhận thức chân lý khách quan của con người.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
17
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2218
Còn Platông cho cho rằng nhận thức chẳng qua là sự hồi tưởng lại của linh hồn
bất tửu (lý trí) về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng trong thế giới ý niệm nhưng lãng
quên. Linh hồn nhận thức bằng cách đàm thoại với nhau đẻ làm thức tỉnh các ý niệm
trong bản thân mình. Tranh luận, sự va chạm giữa các ý kiến chung, chúng là biện pháp
khám phá ra các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau để tiến đến sự thừa
nhận những ý kiến chung. Nhận thức chân lý là khám phá ý niệm tồn tại sẵn trong linh
hồn con người, hoàn toàn diễn ra bên ngoài hoạt động cảm tính của con người, vì hoạt
động cảm tính chỉ mang lại kiến giải sai lầm về thế giới sự vật.
• Về quan điểm chính trị- xă hội :
Đêmôcrit đứng trong lập trường của phái chủ nô dân chủ, kịch liệt chống lại
phái chủ nô quý tộc. Ông ra sức bảo vệ và tuyên truyền cho chế độ dân chủ của chủ nô
trong đó thể hiện quyền lợi của ḿnh gắn liền với sự phát triển ngày càng một mạnh mẽ
của thương mại và công nghiệp. Ông đề cao, ca ngợi cổ vũ cho tình thân ái, tính ôn hoà
lợi ích chung và quyền lợi chung của công dân tự do. Theo ông “ cần phải ưa thích cái
nghèo trong một Nhà nước dân chủ hơn so với cái gọi là cuộc sống hạnh phúc trong
chế độ chuyên chế tựa như là tự do tốt hơn nô lệ” (3). Đương nhiên là do xuất thân từ
tầng lớp chủ nô dân chủ Đêmôcrit chỉ đề cập đến nền dân chủ của chủ nô, còn bản thân
nô lệ thì cũng như các nhà tư tưởng khác, ông cho rằng phải biết tuân theo người chủ
nô.
Ông đề cao Nhà nước, chính Nhà nước đóng vai trò duy trì trật tự và điều hành
xă hội. Theo Đêmôcrit cần phải trừng trị nghiêm khắc những kẻ vi phạm pháp luật hay
chuẩn mực đạo đức nào đó. Phương châm tư tưởng của Đêmôcrit là thà sống nghèo
khổ còn hơn là giàu có nhưng mất tự do dân chủ. Mục tiêu của con người là sống hạnh
phúc nhưng hạnh phúc không đơn thuần chỉ là giàu có. Ông khẳng định hạnh phúc là
sự thanh thản trong tâm hồn và được tự do. Chỉ có người biết bằng lòng với sự hưởng
lạc vừa phải thì mới được hạnh phúc.
Còn Platông: ông đề cao vai trò của chế độ quý tộc đứng trên lập trường của
phái chủ nô quý tộc chống lại chế độ dân chủ tiến bộ của xă hội. Ông cho rằng linh hồn
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
18
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2219
gồm các bộ phận lý tính, ý chí và cảm tính trong xă hội có các hạng người tương ứng
với các bộ phận của linh hồn. Lý tính là cơ sở của các đức tính cao cả chỉ có được ở
những nhà triết học, các nhà thông thái ; ý chí là cơ sở của đức tính can đảm. Nó thể
hiện ở trong những người lính, những chiến binh. Cảm tính là cơ sở của các đức tính
thận trọng. Đức tính này thường có ở những người dân tự do, những người thợ thủ
công. Platông đặc biệt miệt thị nô lệ. Theo ông nô lệ không phải là người mà chỉ là
động vật biết nói, không có đạo đức.
Platông chủ trương duy trì các hạng người trong xă hội, cũng có nghĩa là duy trì
sự bất bình đẳng giữa mọi người. Nhà nước ra đời là để đáp ứng những nhu cầu đó.
Theo Platôngg hình thức cộng hoà là “Nhà nước lý tưởng”. Trong đó quyền thống trị
tuyệt đối về tầng lớp chủ nô quý tộc. Nhà nước, đó là hiện thân của cả ba đức tính đó là
thông thái, can đảm và thận trọng. Trong “Nhà nước lý tưởng”, ông chia xă hội ra
thành ba đẳng cấp dựa vào đặc trưng đạo đức. Đẳng cấp thứ nhất là các nhà triết học,
các nhà thông thái, giữ vai trò lănh đạo xă hội ; đẳng cấp thứ hai là quân nhân có trách
nhiệm bảo vệ “Nhà nước lý tưởng”; đẳng cấp thứ ba là dân lao động tự do, thợ thủ
công và những người tự do khác làm ra sản phẩm nuôi sống Nhà nước.
• Về quan niệm đạo đức:
Đêmôcrit cho rằng, đạo đức học giúp làm rõ số phận, cuộc sống và hướng dẫn
hành vi, thái độ của từng con người. Sự hiểu biết là cơ cở của hành vi đạo đức. Sống
đúng mực, ôn hoà, không gây hại cho mình và cho người khác là sống có đạo đức.
Hạnh phúc của con người là trạng thái mà trong đó con người sống trong sự hưởng lạc
vừa phải trong sự thanh thản của tâm hồn tự do.
Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platôngg cho rằng, sống hạnh phúc là sống có
đạo đức. Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi hướng thiện là hành vi không dựa
trên khoái lạc, lợi chủ quan mà là hướng đến những ý tưởng tuyệt đối khách quan
thuộc về thế giới ý niệm ở trên trời. Con người chỉ nhận thức được những ý tưởng này
bằng lý trí. Theo Platông, con người muốn sống hạnh phúc phải dùng lý trí để chiêm
nghiệm những ý tưởng và khắc phục những dục vọng thấp hèn , giúp linh hồn thoát
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
19
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2220
khỏi gông cùm thể xác. Như vậy, theo Platôngg, con người không thể tìm thấy hạnh
phúc cho riêng mình ở xung quanh mình, dưới trần gian; con người chỉ có thể đạt được
hạnh phúc trong thế giới ý niệm, ở trên trời, sau khi chết.
2. Sự giống nhau giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ
đại:
Tuy có sự đấu tranh gay gắt giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm trong suốt chiều
dài lịch sử triết học Hy Lạp, nhưng vẫn có một vài sự tương đồng ở hai trường phái
triết học này.
Thứ nhất là vấn đề con người: Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra nhiều
quan niệm khác nhau về con người, cố lý giải vấn đề quan hệ giữa linh hồn và thể xác,
về đời sống đạo đức – chính trị - xã hội của họ. Dù còn có nhiều bất đồng, song nhìn
chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa.
Thứ hai, các nhà triết học cổ đã đã biết gắn bó giữa triết học và khoa học tự
nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau để hướng tới việc xây dựng
thế giới quan tổng thể.
Thứ ba, triết học thời kỳ này mang tính giai cấp rõ rệt, là hệ tư tưởng, là thế giới
quan của giai cấp chủ nô thống trị, đồng thời nó còn là công cụ bảo vệ, duy trì địa vị,
quyền lợi của giai cấp chủ nô, là công cụ nô dịch, đàn áp các giai cấp khác về mặt tư
tưởng, duy trì trật tự xã hội.
CHƯƠNG IV: ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1.Ưu điểm:
-Triết học cổ hy lạp như hồi chuông tỉnh thức giấc mộng thần thánh muôn đời của
người dân Hy Lạp. Tách ly vai trò của thần thánh ra khỏi ý thức hệ của con
người.
-Vai trò của tự nhiên và con người được đề cập một cách khách quan. Nhằm đi
đến tìm hiểu con người và tự nhiên từ đâu mà có và đi về đâu.
-Đạo đức lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại được đề cập.
-Là nền tảng cho các trường phái triết học sau này.
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
20
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2221
-Khoa học Duy nghiệm và Duy lý manh nha hình thành.
-Trả lời phần nào câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không?
2. Hạn chế
-Triết học cổ Hy Lạp còn nằm trên tư duy trừu tượng là chủ yếu.
-Các vấn đề triết học còn chưa rõ ràng, còn rời rạc chưa hệ thống hóa.
-Tuy có đặt vai trò của con người, nhưng chưa hoàn toàn tách khỏi yếu tố thần
linh.
KẾT LUẬN
Ngay từ khi ra đời, triết học Hy Lạp cổ đại đã chứng kiến cuộc đấu tranh mạnh
mẽ không thể dung hoà giữa Chủ Nghĩa Duy Vật và Chủ Nghĩa Duy Tâm, mà đại biểu
tiêu biểu nhất là Đêmocrít và Platôngg. Dù còn nhiều hạn chế về mặt lí luận, nhưng
triết học Hy Lạp đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình, đặt những viên gạch
đầu tiên, xây dựng nên một nền văn minh châu Âu sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tài liệu:
TS Bùi Văn Mưa và cộng sự –“Triết học phần 1-Đại cương về lịch sử Triết học”
(2011)
Thích Trí Huệ-“Các Trường Phái Triết Học Hy Lạp cổ đại, cuộc đời và cái chết của
triết gia Socrate”-2012
Nguyễn Minh Trường –“ Triết học cổ đại Hy Lạp”-2010
Vũ Dương Ninh – “Lịch sử văn minh thế giới” – Tái bản lần thứ 14 năm 2012.
2. Website
/>%E1%BA%A1p_c%E1%BB%95_%C4%91%E1%BA%A1i
/>hoc-co-dai-Hy-Lap-158141
/>%E1%BA%A1p-c%E1%BB%95-%C4%91%E1%BA%A1i#!p=1
/>lap.html
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
21
BÙI THỊ THUỲ DƯƠNG
STT:11_Nhóm 2 Cao học Ngày 4 K2222
Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học duy vật chất phác và triết học duy tâm ở Hy Lạp thời cổ đại
22