Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Tài liệu hướng dẫn thực tập công nhân ĐTVT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.01 MB, 40 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG



HƯỚNG DẪN

THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Đà nẵng, tháng 10 năm 2013

1


Lời nói đầu
Tài liệu hướng dẫn thực tập cơng nhân nằm trong chương trình đào tạo
thực tập điện tử cho sinh năm 4 khoa Điện Tử - Viễn thông.
Tài liệu này cần thiết cho sinh viên đi vào thực tế nghề nghiệp, nhằm
tạo bước đi vững chắc sau nay nên được trình bày ở dạng hướng dẫn các
phần cơ bản nhất cho đến thi công các mạch ứng dụng trong viễn thông, y tế,
công nghiệp.
Việc biên soạn tài liệu này có sự tham gia đóng góp ý kiến của tập thể
giảng viên tại xưởng điện tử đã kinh qua nhiều năm hướng dẫn thực tập cho
sinh viên. Tài liệu đã được sử dụng nhiều năm có bổ sung, sửa chữa, cập nhật
và sẽ tiếp tục cập nhật sau mỗi năm để đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Mặt dù rất cố gắng trong công tác biên soạn song không thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong được sự góp ý của quý Thầy Cô và quý bạn đọc để chất
lượng tài liệu ngày càng nâng cao.
Xin chân thành cảm ơn về những ý kiến của các đồng nghiệp vì mục
đích nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên.


Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về xưởng Điện tử Khoa Điện tử - Viễn
thông trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng.

Người biên soạn
Lê Hồng Nam

2


Giới thiệu môn học
1. Tên môn học:
Thực tập công nhân
2. Mã số
:
3. Tổng số tiết :
150 tiết.
4. Số đơn vị học trình:
2.5
5. Mơn học trước:

Kỹ thuật mạnh điện tử
Vi điều khiển
Thí nghiệm xung, số, mạch điện tử
6. Tài liệu chính:
Tài liệu thực tập công nhân.
7. Tài liệu tham khảo:
1. Điện tử Cơng suất - Kỹ thuật điện, Nguyễn Bính, NXBKHKT, 1995.
2. Biên soạn: Tống Văn On, Vi điều khiển 8051, Tác giả Scott Mackenzie
3. Ngô Diêm Tập, Kỹ thuật Vi điều khiển AVR.
4. Kỹ thuật mạch điện tử

5. Ngô Diêm Tập, Kỹ thuật ghép nối máy tính.
* Tóm tắt nội dung:
Bài 1: Vẽ sơ đồ mạch điện tử
Bài 2 : Phân tích sơ đồ mạch điện tử.
Bài 3: Kiểm tra và sửa chữa thiết bị.
Bài 4 : Thi công mạch điện tử.
Bài 5 : Kiểm tra lập trình điều khiển thiết bị.
Bài 6 : Nâng cấp mạch điện tử ứng dụng.

3


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 

NỘI QUY XƯỞNG ĐIỆN TỬ
SINH VIÊN THỰC TẬP TẠI XƯỞNG PHẢI TUÂN THEO CÁC ĐIỀU
QUY ĐỊNH SAU ĐÂY :
1 . Trang phục theo đúng quy định chung của nhà trường .
2 . Vào xưởng theo đúng lịch, đúng giờ quy định; Phải chuẩn bị nội dung
thực tập đầy đủ. Ra ngoài phải xin phép giáo viên.
3. Sinh viên thực tập phải có giáo viên hướng dẫn. Không được tự ý sử dụng
thiết bị khi chưa được giáo viên cho phép.
4 . Cấm hút thuốc, khơng có men bia rượu, cấm đùa giỡn, không đi lại lộn
xộn, làm ồn gây mất trật tự ; Không xả rác.

5 . Tuân thủ nghiêm các quy định về an toàn: Lao động, sử dụng điện, sử
dụng thiết bị-dụng cụ và an tồn chống cháy nổ. Khi có sự cố mất an tồn
về điện, phải nhanh chóng cắt điện .
6 . Cấm tự ý sử dụng, tháo gỡ, di chuyển hoặc mang ra khỏi xưởng các trang
thiết bị, dụng cụ,vật tư ...trên từng bàn và trong xưởng.
7 . Giữ gìn tốt tài sản trong xưởng; Nếu làm hỏng, làm mất phải bồi thường .
8 . Sau khi thực tập xong phải: Cắt điện trên từng bàn, vệ sinh công nghiệp,
thu dọn sắp xếp thiết bị, dụng cụ, tài liệu, ghế ngồi đặt đúng vị trí quy
định; Bàn giao cho Giáo viên hướng dẫn.
9 . Sinh viên, học sinh nào vi phạm các điều quy định trên sẽ bị lập biên bản
để xử lý .

XƯỞNG ĐIỆN TỬ
PHỤ TRÁCH XƯỞNG

LÊ HỒNG NAM

4


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ THỰC TẬP CƠNG NHÂN
I.Sinh viên đi thực tập công nhân cần thực hiện các nội dung sau
-Thực hiện đúng nội quy của xưởng điện tử
- Sinh viên tự chọn đề tài thực tập theo chuyên ngành thực tập (nếu
không chọn được giảng viên giao đề tài)
-Đề tài phải ứng dụng vào thực tế và đủ nhiệm vụ cho từng sinh viên
(Dự vào nhiệm vụ cụ thể từng buổi theo kế hoạch thực tập để giảng viên kiểm tra)

- Sinh viên phải viết nhật ký cá nhân chi tiết trong quá trình thực tập
- Viết báo cáo thực tập theo nhóm
II. Đánh giá kết quả thực tập
Nội dung đánh giá
1. Kỹ năng phân tích mạch
1.1 Vẽ sơ đồ mạch điện tử
1.2 Nêu nguyên lý làm việc chi tiết của từng linh kiện trên mạch
1.3 Nêu nguyên lý làm việc của mạch điện tử và mô phỏng
2. Kỹ năng thực hành
2.1 Kiểm tra điều kiện làm việc của từng linh kiện chính trên
mạch
2.2 Kiểm tra hoạt động của từng linh kiện trên mạch; Kiểm tra
từng chương trình con trên mạch(nếu có) (So với nguyên lý ở 1.2)
2.3 Kiểm tra hoạt động của từng khối trong mạch
3. Kỹ năng làm việc nhóm
3.1 Kiểm tra kết nối các mạch trong nhóm
3.2 Hồng thiện mạch cả nhóm
3.3 Trình bày báo cáo và ý thức thực tập, vệ sinh công nghiệp
Tồng cộng

Thang điểm
2
0,5
1
0.5
6.5
1.5
3.5
1.5
1.5

0.5
0.5
0.5
10

5


BÀI 1
VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TỬ
I. Mục đích yêu cầu.
- Với kỹ thuật công nghệ ngày càn triễn,bản vẽ mạch điện tử được tạo ra với sự trợ
giúp của máy vi tính sẽ mang những nét đặc trưng mà cách vẽ bằng tay khơng có được.
Khả năng lưu trữ cập nhật dễ dàng, có thể giả lập chạy thử nghiệm mô phỏng, chuyển từ sơ
đồ nguyên lý sang thực hiện mạch in, chuẩn hóa các đường nối mạch in và có thể giao tiếp
với máy móc và cơng nghệ hiện đại tạo ra bản mạch in với kỹ thuật cao.
- ORCAD 9.2 là phần mềm dùng để vẽ sơ đồ nguyên lý và mạch in điện tử khá
thông dụng hiện nay với tổ chức như sau: Bắt đầu với phần mềm Capture CIS để vẽ sơ đồ
mạch nguyên lý, sau đó liên thơng với các phần mềm khác như Pspice để thiết kế mạch
điện, Layout Plus để vẽ mạch in….
- Trong phần thực tập này chỉ giới hạn dùng phần mềm ORCAD 9.2 để vẽ mạch
nguyên lý và mạch in.
Yêu cầu sinh viên
- Vẽ và thiết kế các bảng mạch in dùng cho việc ráp board mạch.
- Sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng vẽ và cách sử dụng phần mềm Orcad 9
để vẽ mạch in (layout plus).
II. Nội dung
1. Các lệnh vẽ sơ đồ nguyên lý.
1.1. Lấy và đặt linh kiện.
- Để lấy kiện vào bản vẽ, dùng chuột click vào nút Place Part trên thanh Toolbar

hoặc gõ phím p từ bàn phím.

- Trong cửa sổ Place Part gõ tên linh kiện vào ô Part, nếu khơng tìm thấy linh kiện
thì click chuột vào nút Add Library để bổ sung linh kiện hoặc vào Part Saerh để tim linh
kiện.
- Nếu muốn xoay linh kiện, dùng lệnh Rotate hăọc gõ phím R trên bàn phím. Nếu
muốn lật linh kiện dùng lệnh Mirror.
- Dùng chuột để di chuyển linh kiện và đặt linh kiện, để kết thúc ta nhắp phím phải
chuột chọn End Mode.
6


1.2. Nối dây.
- Để thực hiện việc nối dây, click chuột vào Place Wire trên thanh Toolbar hoặc
nhấn W trên bàn phím, di chuyễn con trỏ đến vị trí bắt đầu vẽ rồi click trái chuột, di chuyển
con trỏ đến vị trí mới, nếu muốn gấp khúc và vẽ tiếp thì click trái chuột và vẽ tiếp tục,
muốn kết thúc thì click phải chuột và chọn End wire.
- Các đường dây có thể dao nhau và được hiểu khơng nối nếu khơng có đặt
Junction.
1.3. Điểm nối.
- Để tạo điểm nối, click vào Place Junction trên thanh Toolbar, di chuyển con trỏ
đến vị trí đặt điểm nối rồi click trái chuột, tiếp tục tiếp tục di chuyển đến vị trí
mới.
1.4. Cấp nguồn và nối đất.
- Để tạo điểm cấp nguồn, click chuột vào Place Power trên thanh Toolbar, xuất
hiện cửa sổ Place Power.

- Để tạo điểm nối đất, click chuột vào Place Ground trên thanh Toolbar, xuất hiện
cửa sổ Place Ground.
1.5. Viết chữ

- Để viết chữ ta click chuột vào nút Place Text ( Biểu tượng chữ A) trên thanh
Toolbar hoặc nhấn T trên bàn phím sẽ xuất hiện cửa sổ Place Text.
- Nhập dòng chữ cần nghi vào, chọn Change để thay đổi Font chữ và size chữ.Sau
đó ấn OK di chuyển đến vị trí mong muốn rồi click trái chuột để đặt.
1.6. Xóa một thành phần
- Để xóa một linh kiện, đường nối… di chuyển con trỏ đến linh kiện cần xóa rồi
click trái chuột để chọn linh kiện, sau đó click phải chuột rồi Delete hoặc nhấn phím
Delete trên bàn phím.
1.7. Thay đổi tên và giá trị linh kiện

7


-

Đưa con trỏ đến vị trí tên linh kiện cần thay đổi, Click trái chuột hai cái sẽ xuất
hiện cửa sổ Display Properties.

-

Để đặt tên và số thứ tự linh kiện, gõ vào ô Value tên và số thứ tự cần đặt, sau đó
nhắp OK. Change để thay đổi Font và size của tên và số thứ tự linh kiện,
Rotation để xoay…
Để đặt giá trị linh kiện, di chuyển con trỏ đến vị trí giá trị linh kiện cần thay đổi,
click trái chuột hai cái sẽ xuất hiện cửa sổ Display Properties giống như cửa sổ
đặt tên linh kiện. Gõ giá trị cần đặt vào ô Value và các bước tiếp theo giống như
đặt tên linh kiện.

-


1.8. chọn thành phần trong linh kiện ghép
- Một linh kiện có nhiều thành phần giống nhau được chứa trong cùng một võ.
- Khi lấy linh kiện luôn nhận được thành phần đầu tiên của linh kiện đó. Để chọn
lại thành phần linh kiện ta click vào tên linh kiện thay đổi thành A,B,C,D để
xác định thành phần tương ứng (vd: U1A,U1B,U1C ,U1D).
1.9. Thay đổi các thơng số vẽ
Để thay đổi kích thước bản vẽ, vào Menu Option trên thanh Toolbar, sau đó chọn
Schenmatic Page Properties sẽ xuất hiện cửa sổ Schenmatic Page Properties trong
đó có các New Page Sizie A,B,C,D,E thể hiện kích thước tương ứng
2. Các lệnh tạo mạch in
2.1. Cách tạo tập tin Netlist
- Sau khi vẽ xong mạch sơ đồ nguyên lý trong Capture Cis và lưu file
- Trong trang vẽ Capture Cis, chọn mục Window, chọn mục 2 dùng quản lý các vấn
đề trang vẽ.
8


Chọn Design resourse /Schematic /Page1

Chọn Tools /Create netlist.
*Netlist là tập tin lấy họ là *.MNL, trong tập tin này ghi lại các khai báo như sau: Ký hiệu trên sơ đồ sẽ dùng kiểu chân Footprint nào, các chân nào được nối với
nhau.
 Khi chọn Create Netlist thì sẽ hiện ra cửa sổ:
 Chọn mục Layout/ chọn Run ECO to Layout/ OK.

9


Mục Netlist file: địa chỉ cần lưu vào.
2.2. Vẽ mạch in trong Layout

- Sau khi tạo xong File kết nối, nhấp vào biểu tượng Layout Plus để mở trang
bảng vẽ in.
- Chọn File /New và chọn Orcad \ Data\Layout Plus \ DEFAULT.TCH

Ta chọn tập tin hỗ trợ DEFAULT.TCH, nhấn phím Open. Ta thấy hiện ra cửa sổ.

10


-

Chọn file cần vẽ( vừa tạo Netlist) có họ là *.mnl và click chuột trái vào Open để
mở file trên màn hình hiện ra.

-

Ta Save file cần vẽ ta có

11



-

Ta vào Link eisting footprint to componemt… để chọn đế cho linh kiện trong
mạch.
Xác định các lớp nối:
Mở mục: View Spreedsheet / Layers. Để chọn lớp vẽ mạch in.

12




-

Chọn kích cỡ đường mạch in.
Chọn View Spreedsheet \ net, sẽ hiển ra cửa sổ:

-

Tô đậm mục Width min con max, click phải chuột và chọn Properties. Để chọn
lại kích cỡ đường mạch.
Chọn kích cỡ chân linh kiện.
- Chọn View Spreedsheet \ padstacks, sẽ hiển ra cửa sổ để chọn kích cỡ chân.
Chạy lệnh nối mạch:
- Nối mạch tự động: Chọn Auto \ Auto Route \ Board.

- Lúc này Layout sẽ tự động nối các đường Net của mạch.
- Chọn phủ masse cho mạch.
Chọn Tool \ Obstacle \ select Tool, vẽ phủ masse rồi click phải chuột và chọn

13


Properties.

III. Phần thực tập cụ thể:
- Sinh viên vẽ mạch in cho các mạch bị hỏng mạch in hoặc mạch cải tiến.
- Kích thước mạch in phải bố trí được trong thiết bị.
* Yêu cầu sinh viên phải bố trí linh kiện sao cho hợp lý, bảng vẽ rõ, các thao tác

nhanh.

14


BÀI 2
PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TỬ
I.

Mục đích u cầu.
- Trong sửa chữa cần phải hiểu rõ nguyên lý vận hành mạch bên trong lẫn
bên ngoài của mỗi thiết bị (cấu trúc của thiết bị), từ đó, thơng qua kiến thức lý
thuyết và phân tích sơ đồ mạch, sẽ định được nơi hư hỏng khi thiết bị có sự cố.
- Sơ đồ mạch rất quan trọng trong việc sửa chữa, tuy nhiên thường thì hãng
sản xuất ít cung cấp, hay cung cấp thiếu hoặc do sử dụng lâu ngày nên sơ đồ mạch bị hư,
thất lạc. Do đó thao tác phục hồi sơ đồ mạch là rất cần thiết.
- Bài thực hành này thực hiện trong điều kiện không có sơ đồ mạch của một
board mạch đã có những linh kiện trên đó, mà dựa vào board mạch với các đường mạch có
sẵn, vị trí liên kết giữa các phần tử trong mạch để vẽ lại sơ đồ mạch nguyên lý và phân tích
nguyên lý làm việc của mạch.
II.

Nội dung
Bài thực tập này giúp sinh viên luyện kỹ năng quan sát các board mạch, để
có thể tìm hiểu hoặc vẽ lại sơ đồ mạch trong một số trường hợp cần thiết, trong
lúc sửa chữa.
Các yêu cầu trước khi thực hành.
1. Giới thiệu một số phương tiện dụng cụ: VOM, Oscilloscope và các loại máy đo
khác.
*. Dụng cụ căn bản trong sửa chữa và các thao tác cần thiết

Sinh viên sẽ được giới thiệu:
- Các loại cây vit (tourne vis) paker, dẹp.
- Các loại khóa lục giác trong và ngồi có kích thước khác nhau.
- Các loại kìm (cắt, kẹp).
- Dụng cụ hút chì, mỏ hàn, giá đỡ, nhíp dao,v.v.

Hình 2.1: Dụng cụ sửa chữa
*. Các thiết bị đo cụ thể
VOM, Oscilloscope, máy phát sóng sin, vng, răng cưa, máy phát cao tầng.

15


Hình 2.2: Máy phát sóng và dao động ký
2. Bảo dưỡng, bảo quản thiết bị:
- Máy đo.
- Máy dùng sửa chữa.
- Sơ đồ máy.
3. An toàn trong lao động:
- Sử dụng vật dụng cách điện để tránh điện giật.
- Tiếp cận máy khơng có các thao tác dư thừa.
- An tồn cho phịng cháy.
Phương pháp thực hiện có thể tiến hành theo các bước sau đây:
1. Sinh viên nhận một board mạch cụ thể và tìm hiểu các linh kiện trên board
mạch.
2. Dựa theo đường mạch trên mạch in và thực hiện “ đo nóng” và “đo nguội” trên
board để vẽ các đường mạch in nối linh kiện trên board, phản ảnh trung thực và đầy
đủ trên giấy.
3. Vẽ sơ đồ mạch nguyên lý của board mạch.
4. Đưa về sơ đồ khối để hiểu cách vận hành.

5. Phân tích nguyên lý làm việc của mạch và công dụng của mạch.
III.

Phần thực tập cụ thể:

- Sinh viên nhận ở thầy hướng dẫn một board mạch.
- Tìm hiểu các linh kiện trên board mạch
16


- Kết hợp với kiến thức, kỹ năng tay nghề để thực hiện phục hồi sơ đồ mạch cho
máy.
- Phân tích nguyên lý làm việc của mạch.
- Phương tiện thực tập: VOM, Oscilloscope và các loại máy đo khác.
- Tùy thời gian nhiều ít, thầy hướng dẫn sẽ khoanh vùng cho sinh viên phục
hồi.
- An toàn trong thực tập.
- Lưu ý sinh viên các nơi dễ làm đứt, chạm mạch, đứt dây nối. Để giúp việc
phục hồi nhanh, chính xác, sinh viên không được điều chỉnh hoặc làm sai lệch
hiện trạng của máy.

17


BÀI 3
KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA THIẾT BỊ
I. Mục đích yêu cầu.
- Thực tập các thao tác trước, trong và sau khi sửa chữa phải rất cẩn thận
và chính xác.
- Thực tập xác định linh kiện cụ thể trên máy so với ký hiệu trên sơ đồ

mạch và ngược lại.
- Xác định được các thông số của mỗi điểm trên sơ đồ mạch.
II. Nội dung
- Đưa sơ đồ mạch về sơ đồ khối để hiểu cách vận hành (bài 1).
- Khai thác các điểm thử và đo kiểm tra các điểm cần thiết khác trong
mạch (V, A, dạng tín hiệu, tần số, biên độ …). Mỗi điểm trên sơ đồ mạch thường có ghi các
thơng số cần thiết, khi máy hư thì các thơng số tại điểm này sẽ biến đổi rất lớn, từ đó, nhờ
vào các loại máy đo, sinh viên sẽ xác định cụ thể thông số sai và suy luận ra nơi hư của
máy để sửa chữa.
- Cung cấp kiến thức về phân cực các loại bán dẫn: BJT, FET, SCR, IC…
- Các bước trên sẽ giúp sinh viên nhạy bén trong đối chiếu thuận nghịch
và giúp phản xạ chính xác trong sửa chữa.
- Giới thiệu cách phân vùng trong sơ đồ để tìm linh kiện:
Tên 201, 221, 301 …
Đối chiếu cột và hàng trên sơ đồ mạch.
Dùng mũi tên để chỉ từ đâu đến đâu.
- Ứng dụng lý thuyết mạch, lý thuyết về phân cực các loại bán dẫn, từ đó
khoanh vùng hư, đi dần đến tìm linh kiện hư (đi từ rộng sang hẹp).
- Khả năng hư của các linh kiện:
Pin: yếu, hở tiếp xúc, hết pin.
Điện trở: đứt, tăng trị số, biến màu, ít khi bị nối tắt.
Tụ điện: nổ, nối đất, rò rỉ, ít khi hở chân.
Cuộn dây: đứt.
Bán dẫn: nối tắt, rò rỉ.
Lưu ý: Các điểm đo nếu không đúng quy định có thể làm hư máy, nghiêng
mạch trống trải để đo, tránh làm chạm 2 điểm gần nhau trên mạch in, tránh
làm ngã board, không vặn (chỉnh) bất cứ nút nào khi chưa có ý kiến của thầy
hướng dẫn.
- Sau khi thực tập, đóng máy lại, tránh làm hư vỏ máy vì đưa vào khơng
đúng khớp.

III. Phần thực tập cụ thể:
- Các phương tiện thiết bị là VOM, oscilloscope.
- Căn cứ vào sự thay đổi các thông số khi đo ở từng điểm trong máy sinh
viên sẽ suy luận khả năng hư hỏng.
- Đối với IC cần khai thác các chân sau: nguồn; ngõ vào, ra; các phân cực ở
chân khác.
- IC hư thường rất nóng và thơng số ở các chân thường thay đổi rất lớn.
- An toàn trong thực tập: tránh làm chạm mạch khi đo.
Tùy thời điểm cụ thể và thực tế thị trường, sinh viên có thể thực tập công việc khác
nhưng nội dung vẫn nằm trong mảng kiến thức này.
18


Hình 3.1: Mạch thực tập

19


BÀI 4
THI CƠNG MẠCH ĐIỆN TỬ
I.

Mục đích u cầu.
- Đây là bước đầu đi vào thi công các đường nối cần thiết trên miếng bakelite
tráng đồng, các kỹ năng sẽ được nâng dần lên mạch in nhiều lớp.
- Khi đi vào sản xuất hàng loạt, khi đặt hàng, tối thiểu sinh viên cũng nắm bắt
được ưu khuyết điểm của sản phẩm làm ra.
II.
Nội dung
1. Phương pháp thực hiện mạch in

Sau khi vẽ hoàn chỉnh sơ đồ mạch in trên giấy, chúng ta bước sang giai đoạn
thực hiện mạch in. Trình tự thực hiện tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Dùng giấy nhám nhuyễn đánh sạch lớp oxit hóa đang bám trên tấm mạch in (phía
có tráng lớp đồng), trước khi vẽ các đường mạch.
Bước 2: Tạo đường mạch in trên mặt đồng có các phương pháp sau:
- In mạch in đã vẽ ra giấy để in lụa hoặc ép nhiệt để tạo mạch in trên mặt đồng.
- Dùng viết lơng có dung mơi acetone để vẽ nối các đường mạch trên mặt đồng (dựa
theo các điểm pointou vừa định vị và sơ đồ mạch đã vẽ trước trên giấy).
Trong khi vẽ ta chú ý, có hai phương pháp để vẽ điểm pad hàn trên mạch in. Điểm pad hàn
có thể vẽ theo hình trịn hoặc hình vng. Thơng thường điểm pad trịn dễ thực hiện nhưng
lại kém tính mỹ thuật hơn điểm pad vuông.Muốn thực hiện điểm pad vuông, ta có thể dùng
viết tơ rộng (quanh vị trí cầntạo điểm pad vng), sau đó dùng đầu mũi dao nhọn và thước
kẻ tỉa bớt mực để duy trì một vùng mực bám hình vng cho điểm pad cần thực hiện. Cơng
việc này địi hỏi nhiều thời gian và sự tỉ mỉ khi thực hiện.
- Sau khi đã tạo các đường mạch trên mặt đồng của mạch in, ta quan sát xem có vị
trí nào bị vẽ khơng liền nét, độ đậm của các đường phải đều nhau, đồng thời không bỏ sót
đường mạch nào cả. Trong trường hợp cần thiết, sinh viên phải chờ cho mực khô hẳn rồi đồ
lại một lần nữa.
Bước 3: Sau khi vẽ hoàn chỉnh, sinh viên chờ khô mới mang mạch in nhúng vào thuốc tẩy.
Hóa chất tẩy sẽ ăn mịn lớp đồng tại các vị trí khơng bám mực và sẽ để ngun lớp đồng tại
các vị trí được bao phủ bằng các đường vẽ mực. Khi nhúng mạch in trong thuốc tẩy, muốn
phản ứng hóa học xảy ra nhanh, cần thực hiện các thao tác sau để tăng tốc độ phản ứng:
- Lắc tấm mạch trong chậu thuốc.
- Nên đặt chậu thuốc tẩy nơi có ánh sáng mặt trời để tăng cường tốc độ phản
ứng nhờ hiệu ứng quang.
- Nếu thuốc tẩy được nung nóng khoảng 50 oC thì thời gian tẩy sẽ nhanh hơn
khi thuốc tẩy có nhiệt độ thấp (bằng nhiệt độ môi trường).
Bước 4: Sau khi tẩy xong các phần đồng không cần thiết, nên ngâm mạch vào
trong nước lã và dùng giấy nhám nhuyễn chà sạch các đường mực đã vẽ. Công việc
sẽ chấm dứt khi các đường mạch được đánh bóng và sáng.

Trước khi dùng nhựa thơng lỏng phủ bảo vệ lớp đồng, ta dùng khoan (đường
kính lưỡi khoan khoảng 0,8 -1mm) để khoan các lỗ ghim linh kiện. Trong một vài
trường hợp, ta có thể dùng máy dập bấm lỗ thay vì khoan. Tuy nhiên, lỗ dập khơng
trịn và khi dập dễ làm mẻ lớp bakelite nhưng tốc độ thi công nhanh hơn, và dễ
thao tác hơn phương pháp khoan.
Bước 5: Sau khi khoan (hay dập) lỗ xong, cần đánh sơ lại một lần mạch in (phía có các
đường đồng) bằng giấy nhám nhuyễn, làm sạch lớp oxit hóa lần cuối rồi mới nhúng tấm
mạch vào dung dịch nhựa thông pha với xăng và dầu lửa. Khi nhúng xong mạch, để ráo và
phơi khô lớp sơn phủ.
Bước 6:Kiểm tra mạch in và linh kiện rời rồi mới hàn linh kiện lên mạch.
20


Bước 7:Kiểm tra điều kiện làm việc của từng linh kiện trên mạch rồi mới kiểm tra hoạt
động của mạch.
III.
Phần thực tập cụ thể:
- Sinh viên sẽ thực hiện mạch in theo trình tự các bước đã được trình bày trong bài 3.
- Kiểm tra linh kiện và hàn linh kiện vào board mạch in.
- Cấp nguồn và kiểm tra hoạt động của mạch.
Yêu cầu khi thực hiện hoàn thành.
- Đúng sơ đồ mạch.
- Đường mạch in không bị chạm, khơng đứt mạch.
- Đường mạch đều, thẳng vng góc cạnh.
- Mã số trên mạch in rõ nét, có lớp bảo vệ (nhựa thông) mỏng đều, các lỗ
khoan đúng tâm.
- Các mối hàn phải đạt yêu cầu.
- Mạch hoạt động ổn định.

21



BÀI 5
KIỂM TRA LẬP TRÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
-Giúp sinh viên làm quen với vi điều khiển thông dụng hiện nay và ứng dụng chúng để
điều khiển các đối tượng cụ thể. Bài thực hành tập trung vào phương pháp thiết kế
chương trình sao cho dễ sửa chữa, mở rộng.
II.

- Bài thực hành này yêu cầu sinh viên phải biết trước cấu tạo và lập trình 89C51
NỘI DUNG
1. Kiến trúc của vi điều khiển 8951.
2.
U1

39
38
37
36
35
34
33
32
1
2
3
4
5
6

7
8
19
18
31
9

P0.0/AD0
P0.1/AD1
P0.2/AD2
P0.3/AD3
P0.4/AD4
P0.5/AD5
P0.6/AD6
P0.7/AD7
P1.0
P1.1
P1.2
P1.3
P1.4
P1.5
P1.6
P1.7
XTAL1
XTAL2

P2.0/A8
P2.1/A9
P2.2/A10
P2.3/A11

P2.4/A12
P2.5/A13
P2.6/A14
P2.7/A15
P3.0/RXD
P3.1/TXD
P3.2/INT0
P3.3/INT1
P3.4/T0
P3.5/T1
P3.6/WR
P3.7/RD
ALE/PROG
PSEN

21
22
23
24
25
26
27
28
10
11
12
13
14
15
16

17
30
29

EA/VPP
RST
AT89C51

IC vi điều khiển 8951 thuộc họ MCS51 có các đặc điểm sau :
+ 4 kbyte Flash.
+ 128 byte RAM
+ 4 port I/0 8 bit
+ Hai bộ định thời 16 bits
+ Giao tiếp nối tiếp
+ 64KB khơng gian bộ nhớ chương trình ngồi
+ 64 KB khơng gian bộ nhớ dữ liệu ngồi
a.Port0: là port có 2 chức năng, ở trên chân từ 32 đến 39 của MC 8951. Trong các
thiết kế cỡ nhỏ khơng dùng bộ nhớ ngồi, P0 được sử dụng như là những cổng I/O. Còn
trong các thiết kế lớn có yêu cầu một số lượng đáng kể bộ nhớ ngồi thì P0 trở thành các
đường truyền dữ liệu và 8 bit thấp của bus địa chỉ.
22


b. Port1: là một port I/O chuyên dụng, trên các chân 1-8 của MC8951. Chúng được
sử dụng với một múc đích duy nhất là giao tiếp với các thiết bị ngồi khi cần thiết.
c. Port2: là một cổng có cơng dụng kép trên các chân 21 – 28 của MC 8951. Ngoài
chức năng I/O, các chân này dùng làm 8 bit cao của bus địa chỉ cho những mơ hình thiết kế
có bộ nhớ chương trình ROM ngồi hoặc bộ nhớ dữ liệu RAM có dung lượng lớn hơn 256
byte.
d. Port3: là một cổng có cơng dụng kép trên các chân 10 – 17 của MC 8951. Ngoài

chức năng là cổng I/O, những chân này kiêm luôn nhiều chức năng khác nữa liên quan đến
nhiều tính năng đặc biệt của MC 8951, được mô tả trong bảng sau:
Bit

Tên

P3.0

RxD

Ngõ vào dữ liệu nối tiếp.

P3.1

TxD

Ngõ xuất dữ liệu nối tiếp.

P3.2

INT 0

Ngắt ngoài 0.

P3.3

INT1

Ngắt ngồi 1.


P3.4
P3.5
P3.6
P3.7

T0
T1

ƯWR
RD

Chức năng chuyển đổi

Ngõ vào TIMER 0.
Ngõ vào của TIMER 1.
Điều khiển ghi dữ liệu lên bộ nhớ ngoài.
Điều khiển đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài.

Bảng 2.1 : Chức năng của các chân trên port3
e. PSEN (Program Store Enable): 8951 có 4 tín hiệu điều khiển, PSEN là tín hiệu
ra trên chân 29. Nó là tín hiệu điều khiển để cho phép truy xuất bộ nhớ
chương trình mở rộng và thường được nối đến chân OE (Output Enable) của một EPROM
để cho phép đọc các byte mã lệnh của chương trình. Tín hiệu PSEN ở mức thấp trong suốt
phạm vi quá trình của một lệnh. Các mã nhị phân của chương trình được đọc từ EPROM
qua bus và được chốt vào thanh ghi lệnh của 8951 để giải mã lệnh. Khi thi hành chương
trình trong ROM nội PSEN sẽ ở mức cao.
f. ALE (Address Latch Enable ): Tín hiệu ra ALE trên chân 30 tương hợp với các
thiết bị làm việc với các xử lý 8585, 8088. 8951 dùng ALE để giải đa hợp bus địa chỉ và dữ
liệu, khi port 0 được dùng làm bus địa chỉ/dữ liệu đa hợp: vừa là bus dữ liệu vừa là byte
thấp của địa chỉ 16 bit . ALE là tín hiệu để chốt địa chỉ vào một thanh ghi bên ngồi trong

nữa đầu của chu kỳ bộ nhớ. Sau đó, các đường Port 0 dùng để xuất hoặc nhập dữ liệu trong
nữa sau chu kỳ của chu kỳ bộ nhớ.
Các xung tín hiệu ALE có tốc độ bằng 1/6 lần tần số dao động trên chip và có thể
được dùng là nguồn xung nhịp cho các hệ thống. Nếu xung trên 8951 là 12MHz thì ALE có
tần số 2MHz. Chân này cũng được làm ngõ vào cho xung lập trình cho EPROM trong
8951.
g. EA (External Access): Tín hiệu vào EA trên chân 31 thường được nối lên mức cao
(+5V) hoặc mức thấp (GND). Nếu ở mức cao, 8951 thi hành chương trình từ ROM nội
trong khoảng địa chỉ thấp (4K). Nếu ở mức thấp, chương trình chỉ được thi hành từ bộ nhớ
23


mở rộng. Người ta còn dùng chân EA làm chân cấp điện áp 21V khi lập trình cho EPROM
trong 8951.
h. RST (Reset): Ngõ vào RST trên chân 9 là ngõ reset của 8951. Khi tín hiệu này
được đưa lên mức cao (trong ít nhất 2 chu kỳ máy), các thanh ghi trong 8951 được đưa vào
những giá trị thích hợp để khởi động hệ thống.
i.OSC: 8951 có một bộ dao động trên chip, nó thường được nối với thạch anh giữa
hai chân 18 và 19. Tần số thạch anh thông thường là 12MHz.
j. POWER: 8951 vận hành với nguồn đơn +5V ( 20%. Vcc được nối vào chân 40 và
Vss (GND) được nối vào chân 20.
2. Tìm hiểu về tập lệnh của 89C51.
Một số lệnh thường gặp.
ACALL addr11 : Gọi chương trình con(gọi đến địa chỉ tuyệt đối).
Mơ tả: ACALL gọi khơng điều kiện một chương trình con đặt tại địa chỉ được chỉ ra trong
lệnh. Lệnh này tăng nội dung của PC bởi 2 để PC chứa địa chỉ của lệnh kế lệnh ACALL,
sau đó cất nội dung 16 bit của PC vào stack(Byte thấp cất trước) và tăng con trỏ stack SP
bởi 2. Do vậy chương trình con được gọi phải được bắt đầu trong cùng khối 2K của bộ nhớ
chương trình với Byte đầu tiên của lệnh theo sau lệnh ACALL. Các cờ khong bị ảnh hưởng.
LCALL addr16 : Gọi chương trình con. Chương trình con được gọi phải được bắt đầu

trong cùng khối 64K của bộ nhớ chương trình với Byte đầu tiên của lệnh theo sau lệnh
LCALL. Các cờ khong bị ảnh hưởng.
ADD A,<src-byte>: Cộng
Mô tả: ADD Cộng nội dung của một byte ở địa chỉ được chỉ ra trong lệnh với nội dung
thanh chứa và đặt kết quả vào thanh chứa.
ADD có 4 kiểu định địa chỉ cho toán hạn nguồn: thanh ghi, trực tiếp, thanh ghi gián tiếp
hoặc tức thời.
AJMP addr11: Nhảy đến địa chỉ tuyệt đối. Đích nhảy đến phải trong cùng khối 2K của bộ
nhớ chương trình với byte đầu tiên của lệnh theo sau lệnh AJMP.
ANL <dest-byte>,<src-byte>: thực hiện phép tốn AND từng bít giữa hai tốn hạng được
chỉ ra trong lệnh và lưu kết quả vào tốn hạn đích. Các cờ không bị ảnh hưởng.
CJNE <dest-byte>,<src-byte>,rel : So sánh và nhảy nếu không bằng. Cờ nhớ được set
bằng 1 nếu giá trị ngun khơng dấu của tốn hạn trước nhỏ hơn giá trị ngun khơng dấu
của tốn hạn sau. Ngược lại cờ nhớ bị xố.
CLR bit: Xố bít.
CPL bit: Lấy bù bit.
DEC byte: Byte chỉ ra trong lệnh được giảm đi 1, cờ nhớ không bị anhư hưởng.
DIV AB: chia số nguyên không dấu 8 bit chứa trong thanh chứa cho số ngun khơng dấu
8 bít chứa trong thanh ghi B. Thương số chứa trong thanh chứa A còn dư số chứa trong
thanh ghi B.
DJNZ <byte>,địa chỉ được chỉ ra bưởi toán hạn thứ hai trong lệnh nếu kết quả sau khi giảm khác 0.
INC byte: Byte chỉ ra trong lệnh được tăng bởi 1, cờ nhớ không bị anhư hưởng.
JB bit,ret : Nhảy nếu bít được set bằng 1.
MOV dest-byte>,<src-byte> : Di chuyển nội dung của tốn hạng nguồn đến tốn hạn
đích.
MUL AB: Nhân các số nguyên không dấu 8 bit chứa trong thanh chứa A và trong thanh ghi
B. Byte thấp của tích số 16 bit được cất trong thanh chứa cong byte cao cất trong thanh ghi
B.
RL A: 8 bít trong thanh chứa A được quay trái 1 bit.

SETB <bit>: Set bit bằng 1.
24


Các ký hiệu thường dùng nhất cho việc lập lưu đồ.
So sánh
Hộp xử lý
Khối nhập, xuất
Chương trình con
Bắt đầu và kết thúc chương trình
Một số ví dụ.
Chương trình hiển thị giây và phút dùng bộ định thời.
#include <Rc51Regs.inc>
GIAY
EQU 31H
; Địa chỉ của RAM lưu giá trị của giây
PHUT
EQU 32H
; Địa chỉ của RAM lưu giá trị của phút
ORG 00H
LJMP MAIN
ORG 001BH
;Vector của bộ định thời 1
LJMP T0ISR
ORG 0030H
MAIN:
MOV R1,#0
MOV GIAY,#0
MOV PHUT,#0
MOV TMOD,#12H

MOV IE,#8AH
;Cho phép ngắt do các bộ định thời
SETB TF1
; Buột ngắt do bộ định thời 1
LAP:
MOV A,GIAY
CJNE A,#60,HT
INC PHUT
MOV GIAY,#00H
MOV A,PHUT
CJNE A,#60,HT
MOV PHUT,#00H
HT:
MOV A,GIAY
ACALL HTGIAY
MOV A,PHUT
ACALL HTPHUT
CJNE R1,#100,LAP
MOV R1,#0
INC GIAY
LJMP LAP
; Chương trình ngắt
T0ISR:
CLR TR1
MOV TH1,#HIGH(-10000)
MOV TL1,#LOW(-10000)
SETB TR1
25



×