Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Phân tích các tác phẩm truyện cười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 24 trang )

PHÂN TÍCH 5 TÁC PHẨM TRUYỆN CƯỜI
NHĨM 8
I. TRUYỆN KHƠI HÀI
VÍ DỤ TRUYỆN CƯỜI ĐẶC TRƯNG : (CHÁY)
Một người sắp đi chơi xa, dặn con:
- Hễ có ai tới thì đưa cái giấy này cho họ. Ðứa bé bỏ tờ giấy vào túi áo. Cả ngày
không thấy ai đến. Tối, sẵn có ngọn đèn, nó lấy ra xem, chẳng may vơ ý để tờ giấy
cháy mất.
Hơm sau, có người đến hỏi:
- Thầy cháu có nhà khơng?
Sực nhớ đến tờ giấy, nó buồn rầu đáp:
- Mất rồi!
Ơng khách giật mình, hỏi:
- Mất bao giờ?
- Tối hôm qua.
- Sao mà mất?
- Cháy!
( Truyện cười dân gian Việt Nam – NXB Văn học, Hà Nội – 1964
Văn học 7, tập 1, trang 3, NXB Giáo dục – 2000.)
ĐẶC TRƯNG NỘI DUNG :
a.Khái quát nội dung:
- Câu chuyện kể về sự hiểu lầm hớ hênh giữa người khách và đứa bé. Người
khách muốn hỏi về cha cậu nhưng cậu lại trả lời về tờ giấy nhưng trong một sự
trùng hợp lại ăn khớp với câu hỏi của vị khách ở câu hỏi thứ nhất và thứ hai khiến
người khách đâm ra hoảng hốt rồi dẫn đến hiểu lầm là cha cậu chết.
b.Phân tích :
- Hành động thứ nhất: cậu bé làm cháy tờ giấy
P a g e 1 | 24


 Người cha đi chơi xa, cẩn thận để lại tờ giấy cho đứa con phịng khi có


khách đến. Đứa bé nhận tờ giấy với thái độ nghiêm túc, cẩn thận bỏ tờ
giấy vào túi áo.
 “Cả ngày không thấy ai đến. Tối, sẵn có ngọn đèn, nó lấy ra xem, chẳng
may vơ ý để tờ giấy cháy mất.”
 Tình huống khó đỡ khi cậu bé làm cháy tờ giấy, khơng hồn thành nhiệm
vụ cha giao cho. Đây cũng là yếu tố tiên quyết gây nên tiếng cười cho
câu chuyện.
 Hành động thứ hai: người khách đến nhà chơi và gặp cậu bé
 Câu hỏi thứ nhất “ Thầy cháu có nhà khơng ?”- “Mất rồi”: Câu hỏi lịch
sự mỗi khi một người đến nhà ai đó chơi và chỉ thấy trẻ con ở nhà. Đáp
lại là câu trả lời trong sự hoảng hốt, lo sợ của cậu bé : “Mất rồi!” chứ
không thực sự để ý đến nội dung câu hỏi của người khách. => Câu trả lời
thiếu chủ ngữ khiến người khách bắt đầu hiểu lầm.
 Câu hỏi thứ hai “Mất bao giờ?”- “Hơm qua!”: Vì hiểu lầm cha cậu bé
mất người khách tiếp tục hỏi trong sự hoảng hốt. Xét về mặt tâm lý,
thằng bé chỉ suy nghĩ về tờ giấy bị cháy hôm qua.
 Câu hỏi thứ ba “Sao mà mất”- “Cháy!”: Hiểu lầm tiếp nối hiểu lầm, yếu
tố gây hài xuyên suốt màn hỏi đáp nhưng đây mới là đỉnh điểm của cái
cười.
 Màn đối thoại diễn ra một cách đầy éo le khi người khách đến hỏi cha cậu
mà cậu bé lại trả lời một nẻo từ đó làm nảy sinh cuộc đối thoại “Ơng nói gà,
bà nói vịt” như trên. Ở đây, cả người hỏi và người trả lời đều đúng, đúng
theo mạch tư duy nhưng lại sai so với hoàn cảnh, mục đích hỏi và trả lời.
c.Mục đích của tiếng cười:
- Đối tượng, nội dung và yếu tố gây cười trong này rất nhẹ nhàng, thoải mái.
Bởi truyện “Cháy” này không nhằm mục đích phê phán, đả kích ai mà chỉ đơn
thuần là qua cuộc hội thoại của cậu bé và ông khách để khiến cho người nghe bật
ra tiếng cười một cách tự nhiên nhất, thoải mái nhất. Đó cũng được gọi là tiếng
cười mua vui, giải trí.


P a g e 2 | 24


ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT :
a. a.Nhân vật :

- Như chúng ta đã được học ở phần trước tiếng cười ở bộ phận truyện khôi
hài thường kể về những nhân vật khơng có tên riêng. Và trong câu chuyện “Cháy”
này nhân vật được gọi tên bằng “cậu bé” và “ông khách”. Họ cũng khơng có địa vị
xã hội cụ thể.
-Về dạng nhân vật hài hước.Mình xin giải thích thêm đây là dạng nhân vật,
tác giả dân gian chỉ chú ý đến những yếu tố bên ngồi hoặc một nét tính
cách.Trong truyện “Cháy” điều đó biểu hiện qua lời nói của cậu bé và cử chỉ của
ơng khách.
-Nhân vật chính gây ra cái đáng cười cho câu chuyện là cậu bé và nhân vật
phụ thúc đẩy cái đáng cười chính là ơng khách.
b.Cốt truyện:
-Phân đoạn đầu: Câu chuyện giới thiệu nhân vật trực tiếp “một người sắp đi
chơi xa” và đã sắp đặt mâu thuẫn tiềm tàng một cách tự nhiên, đó chính là chi tiết
cậu bé làm cháy tờ giấy.
-Phân đoạn nút: Tờ giấy đã cháy và sáng hôm sau, một người khách bất ngờ
tới hỏi thì cậu bé mới sực nhớ lại. Đến đây, ta có thể cảm nhận được cái đáng cười
đang dần đến đỉnh điểm, đó chính là cuộc hội thoại ngớ ngẩn của người khách và
cậu bé.
-Phân đoạn kết: Khi người khách hỏi nguyên nhân tại sao lại mất cậu chỉ trả
lời vỏn vẹn “ Cháy!”, tình huống khó đỡ này đã khiến cho người đọc phải bật cười
ngã ngửa.
c. Biện pháp nghệ thuật:
Tạo yếu tố bất ngờ :
- Khi người khách hỏi “Thầy cháu có nhà không ?” tức là hỏi về cha cậu

nhưng cậu lại trả lời về tờ giấy: “Mất rồi!”không chỉ khiến người khách hoảng hốt
mà còn khiến người đọc bất ngờ và cũng hiểu được tại sao lại có cuộc đối thoại
“Ơng nói gà, bà nói vịt” .
- Ơng khách bàng hồng ,hỏi tiếp “Mất bao giờ ?”, đứa bé lại trả lời “Tối
hôm qua”. Vẫn trong lối suy nghĩ về tờ giấy, có lẽ cậu bé đang cảm thấy lo sợ vì lỡ
tay làm cháy tờ giấy và khơng hồn thành công việc mà cha cậu giao nên khi ông
P a g e 3 | 24


khách lại hỏi dồn 1 lần nữa: “Tại sao mất?” cậu bé đã trả lời trong sự nức nở
“Cháy!”.
- Chúng ta cười vì câu trả lời hồn nhiên đến ngạc nhiên nhưng cũng cười
trước thái độ bị sốc mạnh của ông khách khi nghe tin như sét đánh ngang tai.
ĐẶC TRƯNG CHỨC NĂNG:
b. a.Giải trí, gây cười :

Tiếng cười ở đây nhằm mục đích mua vui là chính, bởi trong truyện “Cháy”
với sự ngây thơ của cậu bé cùng với cử chỉ sốc mạnh của ông khách đã khiến cho
chúng ta phải bật cười một cách tự nhiên, cười lớn.
Câu truyện “Cháy” cũng khơng mang nhiều tính triết lí thâm sâu như truyện
trào phúng hay sâu sắc như truyện Trạng. Câu truyện chỉ đơn thuần lấy những hiểu
lầm thường gặp, dễ mắc phải trong đời sống hằng ngày làm tiếng cười điển hình là
lối nói tắt và “Ơng nói gà bà nói vịt.” như trên.
Tiếng cười ở đây cịn giúp cho chúng ta sảng khoái tinh thần sau ngày dài
mệt mỏi, giúp xả stress và giúp não tiết ra serotonin chữa lành cơ thể .
b. Nhận thức:
Làm cho mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc nói đầy đủ
thành phần chủ vị câu trong cuộc sống.
c. Thẩm mỹ:
Từ cách nói chuyện khơng rõ đầu đi của cậu bé ta biết được khi nói

chuyện cần sử dụng ngơn ngữ, câu từ cho phù hợp mang tính thẩm mỹ, cụ thể.
d. Sinh hoạt:
Loại truyện này được truyền miệng rộng rãi, có thể được kể ở bất cứ đâu và
bất cứ lúc nào. Ngồi ra, cịn được áp dụng trong giảng dạy.
e. Giáo dục:
Ngụ ý trong giao tiếp không nên lạm dụng cách nói rút gọn phải sử dụng
đầy đủ cả chủ ngữ, vị ngữ để tránh gây hiểu lầm cho người nghe.

P a g e 4 | 24


VÍ DỤ TRUYỆN CƯỜI ĐẶC TRƯNG: (BỐ MÀY! ĐÃ CHẾT VỚI TAO CHƯA!)
Một anh, nhà có giỗ, vợ vừa làm cỗ xong, đặt lên bàn thờ thì một con ruồi đến đậu
ngay lên đĩa thịt. Chị vợ vội kêu lên:
- Thôi chết rồi! Mâm cơm cúng ông bà mà anh khơng coi cẩn thận để ruồi nó đậu
vào, làm uế tạp mất rồi!
Anh chồng nghe thế, giận con ruồi lắm, nghĩ bụng: Hai vợ chồng lòng thành làm
được mâm cơm mà con ruồi nó làm ơ uế, giờ có cúng, ông bà cũng không về
hưởng nữa, liền lên huyện kêu:
- Bẩm lạy quan lớn, chúng tôi vất vả quanh năm hôm nay mới làm đuợc mâm cơm
cúng ông bà, thế mà con ruồi nó sà vào, làm ơ uế cả. Xin quan lớn xử tội nhờ.
Quan nghe xong bảo:
- Tao cho phép mày từ rày hễ thấy nó bất kỳ ở đâu, cứ đánh cho chết.
Quan vừa bng lời, thì một con ruồi đến đậu ngay trên má quan.
Anh kia trông thấy, mắm môi, giang tay tát bốp vào mặt quan chứi:
- Bố mày! Ðã chết với tao chưa!
(Theo Bùi Mạnh Nhị (Chủ biên) - Hồ Quốc Hùng – Nguyễn Thị
Ngọc Điệp, Văn học dân gian, những tác phẩm chọn lọc.)
ĐẶC TRƯNG NỘI DUNG:
a.Khái quát nội dung:

-Câu chuyện kể về một đơi vợ chồng vì tức giận con ruồi đậu vào mâm cơm
mà cả hai đã dùng cả lòng thành chuẩn bị để cúng giỗ ông bà, mà đi kiện lên quan
huyện và cái đáng cười nằm ở chỗ vị quan huyện này lại vì chính lời phán xử của
mình mà bị anh kia “tát bóp vào mặt quan chửi: Bố mày! Đã chết với tao chưa”.
b.Phân tích:
-Hành động thứ nhất : Phát hiện con ruồi đậu lên mâm cỗ và tức giận:
 “Vợ vừa làm cỗ xong, đặt lên bàn thờ thì một con ruồi đến đậu ngay
lên đĩa thịt. Chị vợ vội kêu lên: Thôi chết rồi! Mâm cơm cúng ông bà
mà anh không coi cẩn thận để ruồi nó đậu vào, làm uế tạp mất rồi!”.
P a g e 5 | 24


Đây là phản ứng bình thường của chị vợ bởi vì 2 vợ chồng chị làm
lụng vất vả để làm được mâm cơm cúng ông bà mà giờ lại bị con ruồi
đậu vào làm cho công sức của hai vợ chồng như đổ sông đổ bể.
-Hành động thứ hai: Anh chồng lên kiện quan.


“Anh chồng nghe thế, giận con ruồi lắm, nghĩ bụng: Hai vợ chồng
lòng thành làm được mâm cơm mà con ruồi nó làm ơ uế, giờ có cúng,
ông bà cũng không về hưởng nữa, liền lên huyện kêu.”. Hành động
thái quá của người chồng như vấn đề thức ăn bị ruồi đậu vào là một
chuyện nhỏ người chồng có thể khua tay cho nó bay đi. Thay vào đó,
anh ta lại đi kiện quan.

=> Vụ kiện tụng đã thể hiện sự vô lý khi con người lại đi chắp nhặt với
con ruồi nhỏ bé khơng có khả năng kháng kiện.
-Hành động thứ ba: Tát vào mặt quan.
 “ Tao cho phép mày từ rày hễ thấy nó bất kỳ ở đâu, cứ đánh cho
chết.”. Có lẽ ơng quan cũng nhận thấy đây là một chuyện hết sức nhỏ

nhặt nên ông ta đã đưa ra cách giải quyết nhanh chóng theo ý của
người chồng. Nhưng lại vơ tình biến cách giải quyết thành mở đầu
cho cú tát bất ngờ về sau.
 “Quan vừa bng lời, thì một con ruồi đến đậu ngay trên má
quan.Anh kia trông thấy, mắm môi, giang tay tát bốp vào mặt quan
chứi: Bố mày! Ðã chết với tao chưa!”. Ở đây một hoàn cảnh trớ trêu
và bất ngờ đã xảy ra. . Anh chồng vì sợ trái lệnh quan nên đã tuân lệnh
của một cách máy móc và dẫn đến hành động tát vào mặt ơng quan
kia. Cịn vị quan bị chính lời phán xử của chính mình mà bị ăn cái tát
trời giáng từ anh chồng. => Đây là tình huống cao trào gây ra tiếng
cười cho câu chuyện.
=>Tiếng cười trong truyện này thể hiện qua cuộc đối thoại giữa ông quan và
anh chồng, ơng quan thì khơng biết cách giải quyết vấn đề cho triệt để mà cứ
qua loa cho xong chuyện để rồi dẫn đến tình huống trớ trêu, cịn anh chồng
thì có những hành động hồ đồ, khơng suy xét rõ ràng.
c.Mục đích của tiếng cười:
-Ở đây, truyện khơng nhằm mục đích chỉ trích hay phê phán nặng nề mà chỉ
mua vui, giải trí. Từ tình huống bất ngờ cuối truyện để tạo điểm nhấn cho toàn
P a g e 6 | 24


truyện khiến tiếng cười của người đọc được bật ra một cách sảng khoái và tự
nhiên.
ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT:
a. Nhân vật
-Cái đáng cười trong truyện “Bố mày !Đã chết với tao chưa!” được thể hiện
qua cử chỉ và lời nói đáng cười. Cụ thể là khi anh này đã tát vào mặt ơng quan để
đập chết con ruồi và nói lớn rằng: “Bố mày đã chết với tao chưa”, cử chỉ và lời nói
xảy ra nhanh chóng, bất ngờ và đột ngột khiến người nghe sửng sốt trước hành
động của anh cũng như mắc cười với diễn biến câu truyện như thế.

-Trong truyện này có 3 nhân vật : Người vợ, anh chồng và ông quan. Người
vợ tuy không nổi bật nhưng vẫn giữ vai trò nhất định. Chủ yếu vẫn là anh chồng
(nhân vật chính gây ra cái đáng cười) và ông quan (nhân vật phụ của câu truyện
thúc đẩy cái đáng cười ).
b. Cốt truyện:
Phân đoạn đầu: Thể hiện qua câu mở đầu ngắn gọn, súc tích: “Một anh, nhà
có giỗ, vợ vừa làm cỗ xong, đặt lên bàn thờ…” khi con ruồi bỗng từ đâu đậu lên
mâm cỗ. => Mâu thuẫn đã được sắp đặt.
Phân đoạn nút: Sau khi bị vợ mắng vì để ruồi đậu lên mâm cỗ. Anh chồng
tức giận liền báo quan: “Bẩm lạy quan lớn, chúng tôi vất vả quanh năm hôm nay
mới làm đuợc mâm cơm cúng ông bà, thế mà con ruồi nó sà vào, làm ơ uế cả. Xin
quan lớn xử tội nhờ.”=> Mâu thuẫn đang dần được đưa lên tầm cao mới, chỉ vì một
con ruồi mà đi báo quan thế chẳng phải là “Chuyện bé xé ra to” hay sao.
Phân đoạn kết: Vị quan trả lời :“Tao cho phép mày từ rày hễ thấy nó bất kỳ ở
đâu, cứ đánh cho chết.” ngay lập tức không biết từ đâu lại có một con ruồi bay đến,
đậu ngay vào má ông quan và như thế đã gây nên cớ sự: “Anh kia trông thấy, mắm
môi, giang tay tát bốp vào mặt quan chứi: Bố mày! Ðã chết với tao chưa!”. Đến
đây mâu thuẫn đã được bộc lộ khiến người đọc không thể không thốt ra tiếng cười.
f. Biện pháp nghệ thuật ( câu chuyện đã sử dụng 2 biện pháp sau )
-Phóng đại sự thật: Truyện sử dụng lối nói phóng đại. Ở đây, dù tức giận con
ruồi đậu lên mâm cỗ nhưng thực tế chẳng có ai lại vì chuyện đó mà đi kiện một
con ruồi cả.
-Tạo yếu tố bất ngờ: Để gây tiếng cười giòn giã, sảng khoái truyện cười dân
gian thường dùng yếu tố bất ngờ để tạo cảm xúc mạnh. Trong truyện này, yếu tố
bất ngờ nằm ở cú tát của anh chồng đối với ông quan huyện và sau đó là lời nói:
P a g e 7 | 24


“Bố mày! Ðã chết với tao chưa! “ khiến ta cười khơng chỉ bởi lời nói này mà cịn
cười cho nhân vật bị ăn tát.

ĐẶC TRƯNG CHỨC NĂNG:
a. Giải trí, gây cười:
-Trong truyện “Bố mày ! Đã chết với tao chưa!”, cũng chính nhờ sự lố lăng
của đơi vợ chồng mà dẫn đến cớ sự như thế để rồi từ một tình huống đơn giản
người ta phải bật cười vì cú tát của anh chồng dành cho ông quan và câu nói chốt
hạ ở cuối truyện.
b. Nhận thức:
-Câu chuyện chê trách sự lố lăng của đôi vợ chồng nhưng cũng chỉ ở mức
nhẹ nhàng, chủ yếu vẫn là cười cho vui cuộc sống, sảng khoái tinh thần.
c. Thẩm mỹ:
-Từ hành động thái quá, thiếu suy xét của người chồng tác giả dân gian
muốn nhắn nhủ với người đọc là khi làm bất cứ chuyện gì cũng phải suy xét kĩ,
tránh gây ra những tình huống khó đỡ.
d. Sinh hoạt:
-Câu chuyện này vừa được lưu truyền bằng miệng vừa được in trong sách
vở.
e. Giáo dục :
-Bên cạnh đó, câu truyện cũng nhắc nhở chúng ta rằng khi gặp phải một vấn đề
nào đó cần phải biết suy xét kĩ càng, giải quyết rõ ràng và bao quát để tránh dẫn
đến những hiểu lầm khơng đáng có.

P a g e 8 | 24


II. TRUYỆN TRÀO PHÚNG
VÍ DỤ ĐẶC TRƯNG TRÀO PHÚNG BẠN( LỢN CƯỚI ÁO MỚI)
Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi
đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.
Đứng mãi từ sáng đến chiều chả thấy ai hỏi cả, anh ta tức lắm.
Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to:

– Bác có thấy con lợn cưới của tơi chạy qua đây không?
Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:
– Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
(Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 Tập 1)
ĐẶC TRƯNG VỀ NỘI DUNG:
a.Khái quát nội dung:
-Truyện kể về hai anh chàng có tính hay khoe. Một người thì có chiếc áo
mới, cịn người kia thì có con “lợn cưới”. Anh có chiếc áo mới đứng ở ngoài cửa
đợi người đi qua khen mình mã mãi khơng thấy ai hỏi thì tức tối lắm. Bỗng anh có
con lợn cưới đi qua và hỏi có thấy có con “ lợn cưới” khơng. Anh này nhân cơ hội
liền lấy tay khoe vạt áo và bảo khơng thấy có con lợn nào chạy qua cả mà khơng
cần biết người khác đang hỏi gì mình.
b.Phân tích:
- Hành động của anh “áo mới”: “Có anh tính hay khoe của. Một hôm, may được
cái áo mới, liền đem ra mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen.”
 Mở đầu câu chuyện ta đã thấy vô cùng hài hước, người đàn ông trong câu
chuyện (anh “áo mới”) đã là một người trưởng thành, nhưng lại có một tính
cách rất trẻ con, đó là muốn nhận được những lời khen ngợi của mọi người.
 Nhưng đen đủi thay cho anh ta, vì đứng từ sáng đến tận chiều nhưng không
thấy ai hỏi thăm hay đả động gì đến chiếc áo cả. Ta cũng có thể thấy anh ta
khá là kiên nhẫn, bởi không nề hà thời gian hay sự mệt mỏi, vì mục đích của
mình mà anh ta vơ cùng quyết tâm. Sự kiên nhẫn ấy đáng quý nhưng mục
đích của anh ta lại rất nực cười, thậm chí thành lố bịch, người đọc sẽ cảm
thấy khó hiểu rằng vì sao chỉ vì một lời khen sáo rỗng mà anh ta chấp nhận
hi sinh thời gian và công sức một cách mù quáng như vậy. Tính khoe khoang
P a g e 9 | 24


của anh ta không dừng lại ở sự trẻ con nữa mà thành một hành động đáng
chê cười, đả kích. Vì khơng được ai khen mà anh ta trở nên tức tối, bực bộ.

 Anh có áo mới thích khoe của đến mức đứng ở cổng từ sáng đến chiều mà
không thấy ai đi qua mà hậm hực.
-Hành động của anh “lợn cưới”: “Đang tức tối, chợt thấy một anh, tính cũng hay
khoe, tất tưởi chạy đến hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tơi chạy qua đây
khơng?”
 Lại càng ngớ ngẩn hơn khi có một người đàn ông kia (anh “lợn cưới”) tỏ ra
hớt hải chạy đến hỏi anh chàng này : “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy
qua đây không?”. Lời hỏi han sẽ rất bình thường nếu như anh ta khơng cố
tình nhấn mạnh từ “lợn cưới”. Con lợn thì ai cũng biết, nhưng lợn cưới thì
thật kì quặc, nó “đậm” mùi khoe khoang, chẳng là nhà của người đàn ơng
này đang có cơng việc, vì vậy mà việc hỏi con lợn cưới chỉ là hình thức màu
mè bên ngồi. Cịn mục đích chính là khoe hơm nay nhà tơi có việc, có tổ
chức ăn uống rất linh đình.
 Anh “lợn cưới” thích khoe của đến mức khoe trong tình huống mất con lợn
mới (trong đám cưới) nên đi tìm.
-Màn đối thoại của 2 anh chàng:
 Ta có thể thấy hai anh chàng khoe khoang đều gặp đúng đối thủ, đúng là “vỏ
quýt dày thì có móng tay nhọn”. Người đàn ơng chạy đi tìm lợn hỏi với
giọng điệu vơ cùng hồ hởi, câu trả lời anh ta mong muốn nhận được nhất lúc
này là sự hỏi thăm về con lợn cưới.
 Nhưng, đối thủ của anh ta lại không phải là người bình thường, anh ta trả lời
nhưng cũng khơng giống với câu trả lời mà người đàn ơng tìm lợn muốn
nghe: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua
đây cả!”. Nghe qua, câu trả lời đáp ứng được câu hỏi nhưng ai cũng có thể
phát hiện ra mục đích của anh chàng kia cũng không phải trả lời mà là khoe
về chiếc áo của mình.
 Câu truyện đáng cười vì ai cũng thích khoe khoang, thể hiện. Lời lẽ và cử chỉ
của nhân vật chỉ hướng đến mục đích khoe của, khoe của một cách vô duyên và
quá lộ liễu. Cách khoe của này không ngờ lại gây cười cho người trong thiên hạ.
=>Tiếng cười châm biếm ( cụ thể trong trào phúng bạn): Những thói xấu “thơng

thường” ở những người bình dân bộc lộ ở những hành vi buồn cười trong sinh hoạt
của họ.
P a g e 10 | 24


c.Mục đích của tiếng cười:
- Ở đây nó là tiếng cười châm biếm nhưng không gay gắt và quyết liệt như
tiếng cười trào phúng dành cho giai cấp thống trị (trào phúng thù). Truyện cười
"Lợn cưới áo mới" mượn tình huống hài hước, khoe của của hai người đàn ông để
phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách q trớn,
khoe khơng có điểm dừng và không khéo léo. Mang lại tiếng cười vui vẻ nhẹ
nhàng nhưng có ý nghĩa sâu cay đối với chúng ta về thói xấu phổ biến của một bộ
phận người trong xã hội – khoe khoang.
ĐẶC TRƯNG VỀ NGHỆ THUẬT:
a. Nhân vật:
- Ở đây là tiếng cười trào phúng bạn, nó phê phán những thói hư tật xấu
trong nội bộ nhân dân và có ý nghĩa giáo dục. Đối tượng của cái cười trong “Lợn
cưới áo mới” là cái đáng cười mà nhân vật để lộ qua hành vi ứng xử của mình thói khoe khoang, một thói xấu phổ biến trong xã hội.
- Nhân vật trong tác phẩm không có tên riêng và địa vị xã hội cũng khơng cụ
thể. Truyện chỉ nhắc đến “anh tính hay khoe của” và anh lợn cưới.
- Nhân vật trong truyện trào phúng bạn là nhân vật bị châm biếm đả kích,
thường là một bộ phận nhân dân có thói hư tật xấu (như lười nhác, tham lam, ăn
vụng, khoác lác, hà tiện, hèn nhát, sợ vợ, chanh chua, ...). Còn trong tác phẩm
“Lợn cưới áo mới”, nhân vật đã gây nên tiếng cười qua tính cách khoe khoang của
mình, vì muốn được người khác trầm trồ nên đã tạo ra những hành động khó đỡ và
lời nói trái lẽ thường.
- Nhân vật chính gây ra cái đáng cười là anh “áo mới”, chỉ vì muốn khoe áo
mới mà đứng hóng từ sáng tới chiều. Nhân vật phụ thúc đậy tiếng cười bộc phát là
anh “lợn cưới”. Nếu khơng có anh lợn cưới thì câu chuyện sẽ kết thúc ở chỗ anh
“áo mới” đứng ở cửa nhà tức giận vì khơng khoe được chiếc áo, nên anh “lợn

cưới” chính là nhân tố quan trọng trong câu truyện.
b.Cốt truyện:
- Mấu chốt gây cười là ở chỗ phải làm sao cho cái đáng cười tự nó bộc lộ ra
một cách cụ thể, sinh động, nực cười và bất ngờ nhất. Truyện cười không tự đặt ra
cho mình nhiệm vụ kể lại số phận, cuộc đời của nhân vật như trong truyện cổ tích.
Nó chỉ là một lát cắt ngang trong cuộc đời của nhân vật. Khi tiếng cười nổ ra là lúc

P a g e 11 | 24


chuyện kết thúc. Trong “Lợn cưới áo mới” tiếng cười được bộc phát ngay khi độc
giả đọc xong câu chuyện.
- Cái cười có thể là một thói xấu nào đó, chẳng hạn như ở đây là khoe
khoang, nhưng bản thân thói xấu chưa đủ gây ra cái đáng cười. Người ta phải tạo
ra một hồn cảnh thích hợp để mâu thuẫn tiềm tàng bộc lộ dưới dạng cái ngược
đời. Và vì cái đáng cười là hiện tượng mâu thuẫn nên truyện cười thường được cấu
tạo theo dáng dấp một màn kịch, thường gồm 3 phần:
-Phân đoạn đầu: Thể hiện trước hết qua câu mở đầu “Có anh tính hay khoe
của” và đặt sẵn hồn cảnh mâu thuẫn “Một hơm, may được cái áo mới, liền đem ra
mặc, rồi đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen”
-Phân đoạn nút: Tình tiết gây cười của câu chuyện được đẩy lên cao trào khi
hai người đàn ơng này nói chuyện với nhau. Khi nhân vật chính- anh “áo mới”
đang tức vì đứng hóng cả buổi mà chẳng có ai hỏi tới thì lại bị anh “lợn cưới” chạy
đến khoe trước.
-Phân đoạn kết: Phơi bày cái đáng cười: anh “áo mới” đang lăm le khoe mẽ
mà chẳng thành, lại bị anh lợn cưới cướp lời “Bác có thấy con lợn cưới của tơi
chạy qua đây khơng?”. Tình thế tưởng chừng như phần thắng đã thuộc về anh lợn
cưới, anh áo mới đã bất ngờ lật lại được thế cờ, vẫn trả lời người hỏi một cách
nghiêm chỉnh lịch sự, thế mà anh ta vẫn không quên nắm bắt thời cơ khoe khoang
của mình “Từ lúc tơi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây

cả!”. Đến đây, cái đáng cười đã được phát hiện, mọi mâu thuẫn cũng đã được sáng
tỏ.
c. Biện pháp nghệ thuật:
- Tình huống gây cười đầy ấn tượng, bất ngờ và hài hước.
- Xây dựng nhân vật chân thực, sinh động.
- Yếu tố gây cười:
+ Anh “áo mới” đã đứng hóng trước cửa từ sáng tới chiều, sự kiên nhẫn của
anh ta là rất đáng khen nhưng chỉ khi nó được áp dụng vào đúng mục đích. Thế
mà, anh ta lại dùng quỹ thời gian đó chỉ để đợi lời khen sáo rỗng của người khác
về chiếc áo mới của mình. Điều đó thật lố bịch và có phần trẻ con.
+ Và đúng là trời khơng phụ lịng người đã mang đến anh lợn cưới cho anh
ta, “Bác có thấy con lợn cưới của tơi chạy qua đây khơng”. Tình tiết gây cười bật
ra ngay trong câu hỏi của anh tìm lợn.
P a g e 12 | 24


”Lợn cưới”: Khơng nhất thiết phải nói là "lợn cưới", chỉ cần nói "lợn" là đủ nhưng
anh chàng cứ cố nhấn mạnh yếu tố "cưới" ở đây để khoe của, khoe con lợn của
mình.
+ Tuy nhiên anh chàng này lại gặp ngay "đối thủ" khoe khoang cũng ngang
cơ mình. Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi
muốn biết, anh lại cũng tranh thủ khoe ln chiếc áo mới của mình “Từ lúc tôi mặc
cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”
- Tác giả dân gian kích thích tiếng cười của ta nhiều lần và làm cho tiếng
cười nâng lên dần tầng mức rồi kết thức nó khi đạt đến tuyệt đỉnh. Đó chính là
nghệ thuật tiệm tiến, hay cịn là cách bố cục gói kín mở nhanh.
- Bên cạnh đó, tiếng cười cịn được tạo nhờ cách sử dụng ngôn ngữ khoe lố
bịch; qua việc miêu tả điệu bộ, hành động của nhân vật; nghệ thuật phóng đại; …
ĐẶC TRƯNG VỀ CHỨC NĂNG:
a. Nhận thức, đấu tranh xã hội :

-Truyện cười "Lợn cưới áo mới" là những tiếng cười mỉa mai, châm biếm
thói hay khoe, háo danh, hay thích thể hiện mình của một số người trong xã hội.
b. Thẩm mỹ:
-Qua việc phê phán thói khoe khoang của anh “áo mới” và anh “lợn cưới”,
câu chuyện cũng muốn đề cao về sự khiêm tốn, chừng mực trong cách xử sự.
c. Sinh hoạt:
-Câu chuyện được lưu truyền bằng miệng và được đưa vào trong giảng dạy
ở trường học.
d. Giáo dục :
-Khoe khoang là một thói quen xấu, tuy không gây hại cho người khác
nhưng để lại những ấn tượng không tốt trong mắt người đối diện. Những lời khoe
khoang khiến cho người nói trở nên lố bịch đồng thời gây khó chịu cho người
khác.
-Cần sống giản dị, khiêm nhường, tài năng và giá trị của con người được
khẳng định qua những hành động cụ thể chứ không phải những lời khoe khoang
sáo rỗng, vô vị.

P a g e 13 | 24


VÍ DỤ TRUYỆN CƯỜI ĐẶC TRƯNG (HAI KIỂU ÁO)
Có ơng quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan
xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì?
Người thợ may đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng
trước phải mau ngắn đi dăm tấc, cịn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau
phải may ngắn lại.

Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bão:
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
(Theo Trường Chính - Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam)
ĐẶC TRƯNG NỘI DUNG:
a. Khái quát nội dung :
- Cuộc đối thoại giữa một ông quan lớn với người thợ may.
g. Phân tích :
- Khi người thợ may hỏi “Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để
tiếp ai ạ?” => có ý mỉa mai, kháy quan.
- “Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc,
còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.” => Thông
thường kiểu áo lương ngày xưa hai vạt trước và sau đều bằng nhau. Nhưng khi
may áo cho quan người thợ may nói ra điều trên với nội dung ngầm ẩn: để ngài cúi
gập trước quan trên và vênh mặt lên khi đứng trước thường dân. Nói cụ thể hơn thì
quan là kẻ xu nịnh, cúi người (thậm chí quỳ dưới chân) trước quan trên và hống
hách (thường ưỡn ngực ta đây) trước đám dân đen con đỏ. Khi ưỡn ngực thì vạt
trước phải hếch lên, vạt sau chùng xuống nên phải cắt ngắn đi, còn khi phải cúi
xuống thì vạt trước
P a g e 14 | 24


=> Thủ thuật nhạo bán quan của người thợ may rất khéo léo. Ta lại thấy
được quan kém thua cả người thợ may về mặt trí tuệ.
h. Mục đích
-Truyện “Hai kiểu áo” nhằm đả kích, phê phán thói hách dịch, xu nịnh của vị
quan nên là thuộc tiểu loại trào phúng thù. Phê phán thói xấu đối xử khơng cơng
bằng với mọi người, có thái độ phân chia theo cấp bậc, sự khinh bỉ và những hành
động tác oai tác quái giữa một bộ phận những kẻ ăn trên ngồi chốc, mũ cao áo rộng
với những người dân đen yếu thế. Đây là một tính xấu phổ biến của một số bộ
phận quan lại có chức có quyền trong xã hội xưa. Từ đó, ta có thể thấy được một

đạo lý khi làm người, làm quan như sau: cho dù ở địa vị nào cũng đều cần hiểu và
tôn trọng người khác, ở ngôi cao mà không tự cao. Từ sự phân tích cách dùng từ, ta
thấy câu chuyện dạy ta nên lên tiếng trước những bất công một cách tinh tế, tế nhị
mà thấu đáo. Trong việc giao tiếp, chúng ta nên có cách hành xử hợp lí, thái độ hịa
nhã với tất cả mọi người chứ khơng nên phân biệt đối xử với bất kì ai.
ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT:
a. Nhân vật:
- Nhân vật “quan lớn” tiêu biểu cho giai cấp trong xã hội phong kiến
- Ở đây nhân vật phụ (vị quan) là đối tượng của cái cười hài hước, cịn nhân vật
chính (thói hư tật xấu của con người xã hội bấy giờ) là đối tượng của cái cười
châm biếm.
- Nhân vật đáng cười vị quan được thể hiện qua hàm ý trong lời nói của người thợ
may “Quan ngẫm nghĩ một hồi rồi bão: -Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai
kiểu.”, ngầm khẳng định mình là người luồn cúi, xu nịnh quan trên và hách dịch
với dân đen.
i. Cốt truyện :
-Phân đoạn đầu: Giới thiệu trực tiếp nhân vật “Có ơng quan lớn…” và mâu
thuẫn tiềm tàng “Biết quan xưa nay nổi tiếng luồn cúi quan trên, hách dịch với
dân…”.
-Phân đoạn nút: Người thợ may hỏi quan may chiếc áo này để tiếp ai và giải
thích “Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải may ngắn đi dăm tấc,
còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại”.
-Phân đoạn kết: Khi vị quan hiểu được hàm ý của người thợ may, nên đã cho
là chí lí và truyền lệnh may cho ta cả hai kiểu.
P a g e 15 | 24


j. Biện pháp nghệ thuật:
- Nghệ thuật phóng đại: phản ánh hiện thực một cách nghệ thuật giống như
nghệ thuật biếm họa trong hội họa: Việc may áo được phóng đại để bóc lột trần trụi

thói hư tật xấu của con người trong xã hội lúc bấy giờ.
- Tạo yếu tố bất ngờ: câu hỏi của người thợ may mang đầy hàm ý, đến khi vị
quan kinh ngạc hỏi lại thì đáp trả một cách thơng minh chứa đựng sự mỉa mai kín
đáo: “Nếu ngài mặc hầu quan trên thì vạt đằng trước phải mau ngắn đi dăm tấc,
còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.”
ĐẶC TRƯNG CHỨC NĂNG:
a.Nhận thức, đấu tranh xã hội: Phê phán thói xấu, đối xử khơng cơng bằng
với mọi người, có thái độ phân chia theo cấp bậc, sự khinh bỉ những người nghèo
khổ
b.Thẩm mỹ: hướng người đọc tới những cái tốt đẹp hơn qua nhân vật quan
trong truyện, sống phải ngay thẳng, liêm chính, khơng phân biệt đối xử với những
người thấp bé
c.Sinh hoạt: câu truyện được lưu truyền bằng hình thức truyền miệng, sách
vở
d.Giáo dục: Trong việc giao tiếp, chúng ta nên có cách hành xử hợp lí, thái
độ hịa nhã với tất cả mọi người chứ không nên phân biệt đối xử

P a g e 16 | 24


VÍ DỤ TRUYỆN CƯỜI ĐẶC TRƯNG ( ĐẤT NỨT CON BỌ HUNG)
Từ bé Quỳnh đã nổi tiếng học giỏi và đối đáp nhanh. Trong làng có ơng Tú
Cát rất hợm hĩnh, đi đâu cũng khoe mình hay chữ. Quỳnh rất ghét những loại
người như vậy. Một hôm Quỳnh đang đứng xem đàn lợn ăn cám trong chuồng, Tú
Cát đi qua trông thấy, liền gọi Quỳnh lại và bảo:
- Ta nghe đồn mày thơng minh và có tài đối đáp. Bây giờ ta ra cho mày một
câu đối, nếu không đối được, ta sẽ đánh địn.
Nói rồi, Tú Cát lên giọng, gật gù ngâm nga:
- Lợn cấn ăn cám tốn.
Tú Cát nghĩ rằng câu này rất khó đối, ví “Cấn” và “Tốn” là hai quẻ trong

kinh Dịch nào ngờ. Quỳnh đối lại ngay:
- Chó khơn chớ cắn càn.
Quẻ này cũng có “Khôn” và “Càn” là tên hai quẻ trong kinh Dịch, đồng thời
lại có ý xỏ Tú Cát là chó. Khơng ngờ bị chơi đau như vậy, Tú Cát tức lắm, hằm
hằm bảo:
- Được! Ta ra thêm vế nữa, phải đối lại ngay – rồi đọc – Trời sinh ông Tú
Cát.
Quỳnh đáp luôn:
- Đất nứt con bọ hung.
Tú Cát tức đến sặc tiết nhưng khơng làm gì được, vì Quỳnh đối rất chỉnh,
đành lùi thủi bỏ đi.
(Truyện được tổng hợp từ trang web giaingo.info)
NỘI DUNG TRUYỆN CHUNG CỦA TRẠNG QUỲNH :
-Truyện lấy bối cảnh cả 2 Đàng thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Cụ thể là thời
Hậu Lê. Những sự kiện trong truyện xảy ra có thể khơng chính xác tuyệt đối so với
thời gian thực tế.
-Truyện kể về cuộc đời của Trạng Quỳnh – một nhân vật có thật trong lịch
sử, mang tính cách trào phúng dân gian Việt Nam.
-Trạng Quỳnh có tư chất thông minh ngay từ trong bụng mẹ. Từ nhỏ, Quỳnh
đã tỏ ra thông minh, học đâu nhớ đấy. Cậu ước mơ sau này sẽ làm ông trạng. Mặt
khác, cậu cũng khá quậy, thường ở bẩn.
P a g e 17 | 24


-Cậu gặp chuyện gì cũng có thể giải quyết, đối đáp rất giỏi. Ngay cả thầy và
chúng bạn cũng khâm phục về tài trí của cậu. Khi trưởng thành, cậu ấy vẫn nghịch
ngợm, nhưng điều đặc biệt là cậu không nghịch bằng hành động mà bằng trí thức
của mình. Quỳnh thi đạt cả 3 kỳ thi nhưng chỉ đỗ đến Hương Cống vì chán ghét
chốn quan trường thời đó.Tên Quỳnh Cống cũng từ đó được mọi người thường hay
nhắc đến.

ĐẶC TRƯNG NỘI DUNG :
-Truyện xoay quanh màn đối đáp giữa trạng Quỳnh và Tú Cát – một con
người “rất hợm hĩnh, đi đâu cũng khoe mình hay chữ”.
-Đây là màn đối đáp ngang tài, ngang sức giữa một cậu bé được người đời
gọi là thần đồng với một người có “học vấn cao”. Tuy nhiên chỗ học vấn đó của Tú
Cát đã không thắng nổi sự thông minh lanh lợi của Quỳnh.
-Bên ngồi là những câu đối thoạt trơng hết sức thông minh, đặc sắc nhưng
ẩn sâu trong từng câu chữ Quỳnh thốt ra hết thảy đều có ý phê phán, châm biếm
gay gắt.
-Thói thường người học giả tinh thâm kinh sách phải khiêm tốn, nhã nhặn
nhưng nhân vật Tú Cát lại trái ngược hồn tồn, ơng ta ngạo mạn, tự cao tự đại với
học vấn của mình.
-Đúng với bối cảnh trước chuồng lợn, ông Tú ra vế đối: “Lợn cấn ăn cám
tốn”. “Lợn Cấn” là loại lợn đực nuôi để làm giống. Y nói Quỳnh chỉ là con lợn
giống, chẳng làm được gì ngồi việc ăn tốn cám ra. Quỳnh đáp lại:” Chó khơn chớ
cắn càn”. Ý muốn nói Tú Cát là con chó. Và nếu có khơn thì không nên cắn càn tức
ra câu đối càn với Quỳnh. Lợn đối với chó, Cấn Tốn là hai quẻ trong bát qi mà
đối với Khơn Càn thì khơng thể chê vào đâu được.
-Bị Quỳnh xỏ lại một vố đau như vậy, Tú Cát tức lắm. Bèn ra thêm câu đối
nữa: “Trời sinh ông Tú Cát”. Quỳnh không chần chừ mà đối lại ngay: “Đất nứt con
bọ hung”. Ở đây, trời đối với đất. Hai quẻ Hung và Cát đối nhau thì cịn gì cân
xứng bằng. Nhưng sâu cay ở chỗ khi ơng Tú Cát tự nhận mình là thiên tử, là người
mà ơng trời sinh ra thì trong mắt Quỳnh, người ngạo mạn như ơng ta lại khơng
khác gì con bọ hung – một loài sâu bọ dơ dáy suốt ngày rúc vào những nơi xú uế
để đối với Tú Cát. Đúng như lời cảnh báo của Quỳnh, “Chó khơn chớ cắn càn”.
Lần này Tú đã thực sự biết được hậu quả của việc ngạo mạn, ra câu đối càn để đọ
tài trí với Quỳnh. Sau cùng thì TC đã phải ngậm ngùi mà đi ra chỗ khác.
P a g e 18 | 24



-Nội dung truyện đã phản ánh rõ được tính cách của 2 nhân vật:
+ Quỳnh ghét những người tự cao như Tú Cát nên đã không ngần ngại nhận
so tài với ơng ta và đã có những câu đáp lại vế đối của ông Tú hết sức gắt gao như
đã phân tích ở trên.
+Tú Cát ln ngạo mạn với học vấn của mình, khơng phục chuyện một đứa
trẻ như Quỳnh lại có học vấn cao siêu nên đã sinh tâm tranh đấu. Muốn cho Quỳnh
biết mình là người tài trí nên đã sinh sự bằng kiến thức và cả lời dọa nạt với
Quỳnh.
-Sau cùng thì trái bóng cao ngạo là Tú Cát cũng bị Quỳnh chọc cho xì hết.
Tú bị xỏ đau và khơng cịn chữ để đối lại với Quỳnh nên đã bỏ đi. Nhưng là bỏ đi
với sự khơng phục, bằng mặt nhưng khơng bằng lịng: “Tú Cát tức đến sặc tiết
nhưng khơng làm gì được, vì Quỳnh đối rất chỉnh, đành lùi thủi bỏ đi.”
ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT:
a. Nhân vật
-Quỳnh: Tính cách thơng minh, hiểu biết sâu rộng, là người làm bật lên và
châm biếm những thói hư tật xấu của những quan viên, trọc phú (trong truyện này
là Tú Cát).
-Tú Cát: Một người tâm cao khí ngạo, luôn tự cao về việc bản thân học sâu
hiểu rộng, thi đỗ Tú tài. Bên cạnh đó cịn có tính hiếu thắng, hơn thua với cả trẻ
con. Mặc dù coi mình là kẻ sĩ phu nhưng lại dùng vũ lực để de dọa Quỳnh: “Bây
giờ ta ra cho mày một câu đối, nếu không đối được, ta sẽ đánh đòn.”
k. Cốt truyện
-Phân đoạn đầu: Phần mở đầu đơn giản, đi thẳng vào trọng tâm câu chuyện.
Giới thiệu ngắn gọn tính cách, đặc điểm nhân vật Quỳnh và Tú Cát (Quỳnh học
giỏi, đối đáp nhanh, ghét những người có chút tài năng, địa vị là đã ra oai; Tú Cát
hợm mình, ln cho rằng mình hay chữ). Sau đó đi thẳng vào bối cảnh câu chuyện:
Quỳnh đang xem lợn ăn cám trong chuồng, Tú Cát thấy và màn đối đáp kinh điển
nổ ra.
-Phân đoạn nút: Phát triển nội dung lên tới cao trào, đẩy mâu thuẫn dần lên
đỉnh điểm.

+“Lợn cấn ăn cám tốn” – “Chó khơn chớ cắn càn”, vế ông Tú đối chỉ mang
ý mỉa mai; Quỳnh đối lại ngồi mang ý mỉa mai cịn kèm thêm cảnh báo.
P a g e 19 | 24


+“Trời sinh ông Tú Cát” – Đất nứt con bọ hung”, ơng Tú vốn chỉ muốn hợm
mình, nhắc nhở Quỳnh về thân phận Tú Tài của ông ta, Quỳnh giật ông ta từ trên
trời xuống, nhắc cho ông ta biết vị trí của mình.
Những vế đối khơng nói rõ ý nghĩa truyền tải trên mặt chữ khiến người
đọc phải trâm ngâm suy tư để bật cười và hiểu được nội dung, bài học từ truyện.
-Phân đoạn kết: Mâu thuẫn chính thức lên tới đỉnh điểm.
+ Tú Cát rơi vào thế bí và bỏ đi. Tiếng cười bề mặt là màn đấu trí với phần
thua đậm sâu thuộc về Tú Cát. Tiếng cười tiềm tàng trong đó là những câu đối
mang ý “chửi xéo” của Quỳnh.
+ Tình tiết gây cười ở Đất nứt con bọ hung khơng tập trung tồn bộ ở cuối
truyện mà dàn trải, tăng dần với cường độ mạnh hơn. Bắt đầu từ khi Tú Cát đưa ra
câu đối để mở đầu màn đọ trí cho đến khi Tú khơng cịn nói lại được nữa mà bỏ đi.
l. Biện pháp nghệ thuật:
-Kể theo hình thức tự sự, cốt truyện đơn giản, tình huống truyện rõ rệt lấy
cuộc đối thoại giữa Quỳnh và đối tượng trào phúng làm trung tâm.
-Sử dụng ngôi kể thứ 3, người kể chuyện đứng ở ngoài quan sát sự việc, thấy
được hết tâm trạng, tình cảm, hành động của nhân vật.
-Hệ thống ngữ cơ đọng, súc tích, mang tính tư duy.
-Miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật phù hợp với hoàn cảnh và tình huống
truyện.
+Quỳnh thơng minh, đối đáp giỏi: khơng ngần ngại chấp nhận lời
thách đấu của Tú Cát, đối đáp nhanh lẹ, không chần chừ và biết sử dụng kiến
thức đúng chỗ để xử lí người hợm hĩnh như ơng Tú.
+Tú Cát thường hay hợm mình, ln nghĩ bản thân tài trí kiệt xuất nên
muốn đọ trí với Quỳnh. Sự hống hách dần chuyển sang phẫn nộ, uất ức khi

bị sự thông minh của Quỳnh trừng trị.
-Xây dựng nhân vật nhất qn về tính cách, lời nói, suy nghĩ.
+Quỳnh cho dù bị dọa đánh hay bị Tú Cát ra vế đối khó cũng khơng
nao núng mà hiên ngang đối lại ngay. Tú Cát cho dù đối thua cũng giữ
nguyên sự ngạo mạn, khơng phục mà bỏ đi.
+Lối đối đáp tài tình giữa Trạng Quỳnh và Tú Cát, thể hiện được trí
tuệ của người xưa
P a g e 20 | 24


ĐẶC TRƯNG CHỨC NĂNG:
a.Nhận thức, đấu tranh xã hội:
-Tác động vào nhận thức, vào tình cảm của chúng ta, làm cho ta có thể vui,
có thể buồn, có thể phẫn nộ, căm ghét, khinh bỉ, đau xót...
b.Thẩm mỹ:
-Trạng Quỳnh thể hiện khát vọng, ước mơ cao đẹp của nhân dân về những
con người có trí tuệ, dũng cảm bảo vệ cơng lý, chính nghĩa, vươn tới sự chiến
thắng của cái đẹp, cái thiện.
c.Sinh hoạt:
-Lưu truyền trong đân gian và được in thành một tập truyện-“Trạng Quỳnh”.
d.Giáo dục:
-Truyện Trạng Quỳnh nói chung và truyện “Đất nứt con bọ hung” nói riêng
là bài học gần gũi mà quý giá cho mỗi người.
-Giúp mỗi người hiểu được tri thức là kho báu vô giá với mỗi cá nhân.
-Sơng sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu. Từ xưa đến nay, người thật sự lợi hại
đều rất khiêm tốn, ung dung thản đãng, họ không bao giờ phơ trương hay tùy tiện
khoe khoang thành tích của bản thân. Họ thường âm thầm tích lũy năng lượng đợi
đến lúc có thể tỏa sáng chói lọi.
-Bên cạnh có kiến thức cịn cần phải có thái độ khiêm tốn, không ngừng học
hỏi để trau dồi kiến thức và đạo đức của mình. Có câu rằng: “Tâm cao khí ngạo,

kiến thức sâu rộng cũng vơ ích”. Người vênh váo tự đắc khơng thể nào dung nạp ý
chí của vạn vật. Chỉ khi giữ thái độ khiêm tốn học hỏi thì người đó mới có thể
thành cơng.
-Vơ tri khơng đáng sợ, đáng sợ nhất chính là cuồng vọng tự đại. Người tự
cho rằng bản thân biết mọi thứ kỳ thực sự hiểu biết ấy chỉ là bề nổi của tảng băng
chìm mà thơi. Giống như ếch ngồi đáy giếng, tự giam mình trong hiểu biết hữu
hạn, khơng thể thăng tiến nhưng ln cho rằng bản thân mình đúng mà trở nên đắc
chí. Ngược lại người biết được càng nhiều, học thức càng phong phú thì lại tỏ ra
khiêm tốn. Bởi vì họ biết núi này cao cịn có núi khác cao hơn.

P a g e 21 | 24


III. TỔNG KẾT ĐẶC TRƯNG CHỨC NĂNG CỦA TRUYỆN CƯỜI
ĐẶC TRƯNG NỘI DUNG:
a. Mục đích của tiếng cười :
-Mua vui giải trí: là chủ yếu, song nó cũng có tính chất phê phán nhẹ nhàng
những thói xấu của người bình dân, những lầm lẫn, hớ hênh, những tình huống trớ
trêu: (Tay ải tay ai, Thấy dễ mà thèm, Ăn vụng gặp nhau...) như các giai thoại về
Bác Ba Phi
- Đả kích: vạch trần cái ác, cái xấu có tính bản chất của giai cấp thống trị,
lãnh đạo. Là vũ khí đấu tranh nhằm đả kích châm biếm các nhân vật tiêu biểu của
xã hội phong kiến: từ vua chúa, quan chức đến địa chủ cường hào, thầy đồ, thầy
chùa, thầy pháp, thầy lang, nhà giàu mới, ông bà chủ, sếp... (Quan huyện thanh
liêm, Thần bia trả nghĩa, Nó phải bằng hai mày, Nam mơ... boong, Thầy đồ liếm
mật, Chỉ có một con ma...). Hệ thống truyện trạng (tiêu biểu là truyện Trạng
Quỳnh, truyện ơng Ĩ), Ba Giai Tú Xuất,...
-Phê bình giáo dục: phê phán những thói hư tật xấu trong nhân dân, của
người chung quanh trong xã hội đương thời: Hội sợ vợ, Lợn cưới áo mới, Sợ quá
nói liều...

ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT:
a) Nhân vật:
-Truyện cười có khá ít nhân vật. Thường là hai (một chính, một phụ) nhưng
đều là những nhân vật có “nét”, khó quên.
-Ba loại nhân vật xoay quanh mục đích gây cười. Đó là
+ Nhân vật bị cười (Là đối tượng của tiếng cười phê phán, đả kích, châm
biếm); + nhân vật cười (Nhân vật này thường xuất hiện trong truyện cười kết
chuỗi, là nhân vật tích cực, chủ thể của tiếng cười phê phán ) .
+ Nhân vật trung gian (Là phương tiện tạo ra tiếng cười phê phán).
Ví dụ: Truyện “Tam đại con gà”, thầy đồ là đối tượng của tiếng cười phê
phán (nhân vật bị cười), người chủ nhà là nhân vật tích cực, chủ thể của tiếng cười
phê phán (nhân vật cười), đứa con – học trò là phương tiện tạo ra tiếng cười phê
phán (nhân vật trung gian).
-Tuy nhiên, không nhất thiết phải có đầy đủ ba loại nhân vật trên trong
truyện cười
P a g e 22 | 24


b) Kết cấu cốt truyện:
-Ngắn gọn mà vẫn bảo đảm đầy đủ một cốt truyện có mở đầu, diễn
biến và kết thúc.
-Được cấu tạo hết sức chặt chẽ và giàu kịch tính, như một màn hài
kịch nhỏ gồm ba phần:
+Phân đoạn đầu: Giới thiệu màn kịch có mâu thuẫn tiềm tàng.
+Phân đoạn nút: Mâu thuẫn tiềm tàng phát triển tới đỉnh điểm.
+Phân đoạn kết: Giải quyết mâu thuẫn.
c) Biện pháp nghệ thuật:
- Đề tài gây cười: Truyện cười khai thác những cái xấu, cái đáng cười, đặc
biệt là những mâu thuẫn trái lẽ, ngược đời để làm nên một hệ thống đề tài vơ cùng
phong phú đa dạng, ít trùng lắp.

-Cách giải quyết bất ngờ, gây cười: Truyện cười với nhiều tình huống đáng
cười nối tiếp nhau. Đỉnh điểm gây cười là tình huống cuối truyện (Cháy, Nam mo
boong …). Mâu thuẫn tiềm tàng được đẩy lên tới tận cùng rồi được giải quyết đột
ngột, bất ngờ (Tao thèm quá, Giàn lý đổ…)
-Cường điệu gây cười: Tác giả dân gian hư cấu bằng thủ pháp cường điệu,
phóng đại, thậm xưng để gây ra tiếng cười (Con rắn vuông, Thà chết cịn hơn,
Đánh chết nửa người…)
-Ngơn ngữ gây cười
ĐẶC TRƯNG CHỨC NĂNG:
a) Giải trí, gây cười : Tiếng cười ở đây nhằm mục đích mua vui là chính,
tiếng cười ở đây cịn giúp cho chúng ta sảng khối tinh thần.
b.Nhận thức: Làm cho mọi người nhận thức về nhiều điều trong cuộc sống
từ những chi tiết gây cười trong truyện
c) Thẩm mỹ: Từ những mẩu truyện cười mang đến cho ta giá trị thẩm mỹ
trong đời sống từ những cái thói xấu, những hiểu lầm hớ hên từ các nhân vật trong
truyện hướng ta tới cái Chân Thiện Mỹ.
d) Sinh hoạt: Được truyền miệng rộng rãi, có thể được kể ở bất cứ đâu và
bất cứ lúc nào. Ngồi ra, cịn được áp dụng trong giảng dạy, được in trong sách vở.

P a g e 23 | 24


e) Giáo dục: Từ những ngụ ý, những bài học trong truyện cười giáo dục con
người ta sống như thế nào cho đúng, tránh xa những thói hư, tật xấu.
GIÁ TRỊ XƯA VÀ NAY:
-Thời xưa những câu chuyện khôi hài thương chỉ được kể lưu truyền bằng
miệng, chuyện kể vui mỗi khi “trà dư, tửu hậu”.
-Thời nay đã được in trong sách vở, được lan truyền rộng rãi và có thể tránh
được trường hợp bị phai nhòa theo thời gian lịch sử .
- Dù là thời xưa hay hiện đại ngày nay truyện cười đều vì mục đích mua vui,

khơi hài là chủ yếu qua những hiểu lầm hớ hênh thường gặp.
-Có chức năng giáo dục cho con người qua những mẩu truyện đó.

P a g e 24 | 24



×