Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.91 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU HỒI

BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN
CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

KHĨA LUẬN CHUN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THU HỒI

BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN
CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

GVHD: THS. NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN

TP HỒ CHÍ MINH - THÁNG 7 - NĂM 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Biện pháp phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu


khoa học do chính tác giả thực hiện, khơng sao chép bất kỳ khóa luận nào trước đó.
Mọi sự tham khảo tài liệu, thơng tin, bản án của các tác giả khác đều được tác giả
ghi chú và trích dẫn đầy đủ.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2021
Tác giả

Trần Thị Thu Hoài


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

TỪ ĐƯỢC VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

1

BLTTDS năm 2004

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004

2

BLTTDS năm 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015

3


BPKCTT

Biện pháp khẩn cấp tạm thời

4

Luật Thi hành án dân sự năm Luật Thi hành án dân sự năm 2008 được
2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 sửa đổi, bổ sung bởi Luật số
64/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thi hành án dân sự.

5

Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày
27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng
dẫn thi hành một số quy định tại Chương

Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP

VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời”
của Bộ luật Tố tụng dân sự.
6

Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24
tháng 9 năm 2020 của Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng
dẫn áp dụng một số quy định về các biện
pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố
tụng dân sự.


Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP

2


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI
SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ............................................................................. 7
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ ...................................................................................................................... 7
1.2. Phân biệt biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ với các biện pháp
phong tỏa khác ......................................................................................................... 14
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của biện pháp phong tỏa tài sản của người
có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam ............................................. 16
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ BIỆN PHÁP
PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ ................................... 24
2.1. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ . 24
2.2. Điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ .......... 27
2.3. Thủ tục áp dụng, thay đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ ....................................................................................... 34
2.4. Trách nhiệm khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
khơng đúng ............................................................................................................... 38
2.5. Giá trị pháp lý của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ ................................................................................... 41
CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BIỆN PHÁP PHONG
TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CĨ NGHĨA VỤ VÀ KIẾN NGHỊ HỒN
THIỆN ..................................................................................................................... 44
3.1. Về đối tượng của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ ............ 44

3.2. Về kháng cáo đối với quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ ..................................................................................................... 52
3.3. Về khiếu nại quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ .............................................................................................. 57
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC BẢN ÁN

3


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Để giải quyết một tranh chấp dân sự đã phát sinh tại Tòa án, vụ án phải trải
qua một quy trình tố tụng chặt chẽ theo luật định. Quy trình tố tụng này gồm nhiều
giai đoạn khác nhau và được thực hiện theo tuần tự. Vì thế, đương sự cần chờ đợi
một khoảng thời gian nhất định để nhận được bản án, quyết định cuối cùng của Tòa
án. Trong khoảng thời gian này, khơng hiếm trường hợp một bên đương sự thiếu
thiện chí, ngầm thực hiện hành vi tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài chính.
Từ đó làm cho quyền và nghĩa vụ của các đương sự được ghi nhận trong bản án,
quyết định của Tòa án chậm được thực hiện hoặc khơng thực hiện được vì đương sự
có nghĩa vụ khơng có điều kiện thi hành án. Vậy nên, pháp luật tố tụng dân sự cần
phải thiết lập biện pháp tố tụng phù hợp để đảm bảo việc giải quyết vụ án và thi
hành án, hạn chế tình trạng án tồn đọng. Và đó chính là lý do mà Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 ghi nhận biện pháp phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong hệ thống các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, biện pháp phong tỏa tài sản

của người có nghĩa vụ là biện pháp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ
án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là
cần thiết để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc đảm bảo cho việc thi hành án.
Kể từ khi được ghi nhận trong Bộ luật Tố tụng dân sự, biện pháp phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ có một vị trí nhất định trong hệ thống các biện pháp
khẩn cấp tạm thời nói riêng và pháp luật tố tụng dân sự nói chung. Thực tiễn xét xử
cho thấy biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng trong
nhiều quan hệ tranh chấp như tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động
hay hơn nhân gia đình. Dù được áp dụng trong vụ án tranh chấp ở bất kỳ lĩnh vực
nào, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ luôn là giải pháp hiệu quả
trong việc ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản của đương sự, bảo tồn tài sản, đảm bảo
cho q trình giải quyết vụ án và việc thi hành án sau khi có bản án, quyết định của
Tịa án. Từ đó cho thấy biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ có ý
nghĩa quan trọng trong q trình giải quyết vụ án dân sự. Mặt khác, để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ đã tác động trực tiếp đến quyền tài sản làm ảnh hưởng đến quyền lợi ích

1
1


hợp pháp của đương sự khác. Cũng khơng ít trường hợp, đương sự lạm dụng yêu
cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ làm phát
sinh thiệt hại thực tế cho chính người bị áp dụng biện pháp này hoặc người thứ ba
có liên quan. Chính vì vậy, các nội dung pháp luật về biện pháp phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ phải đảm bảo hợp lý, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa
các đương sự. Do đó, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cần được
quan tâm và nghiên cứu chuyên sâu, đầy đủ góp phần đánh giá đúng vai trò của
biện pháp này trước nhu cầu thực tiễn của xã hội và phát huy vai trị của nó một
cách hiệu quả nhất.

Trên cơ sở đó, tác giả chọn “Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ trong tố tụng dân sự Việt Nam” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Với đề
tài này, tác giả mong muốn được cùng mọi người có cái nhìn tổng qt, từ vấn đề lý
luận đến quy định pháp luật hiện hành từ đó nhận thấy những bất cập, vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng và đưa ra kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, có thể kể
tên những cơng trình đã trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến biện pháp này như sau:
- “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh (2018), Nxb. Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam. Trong đó, nội
dung giáo trình tập trung phân tích các vấn đề của biện pháp khẩn cấp tạm thời nói
chung và có đề cập đến biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Với tính
chất là giáo trình, tài liệu chỉ tập trung cung cấp những kiến thức cơ bản, nền tảng
mà chưa đi sâu phân tích về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- “Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”, Đoàn Tấn Minh,
Nguyễn Ngọc Diệp (2016), Nxb. Lao động. Đây là cơng trình bình luận khoa học
các điều luật trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong đó có các quy định về
biện pháp khẩn cấp tạm thời và biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Với phạm vi nghiên cứu là bình luận khoa học các quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2015 nên cơng trình chưa nghiên cứu chun sâu các vấn đề lý luận
cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ trong q trình giải quyết vụ án.

2
2



- “Một số vấn đề về việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm
thời theo quy định tại Chương VIII của Bộ luật Tố tụng dân sự trên thực tiễn”,
Nguyễn Thành Duy, bài đăng trên cổng thơng tin điện tử Tịa án nhân dân tối cao.
Bài viết này tập trung nghiên cứu một số bất cập, vướng mắc về trình tự áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong đó tác giả có đề cập một số
bất cập về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ như vấn đề phong tỏa
giá trị còn lại của tài sản, phong tỏa tài sản có giá trị vượt quá nghĩa vụ tài chính của
người có nghĩa vụ. Nội dung nghiên cứu dựa trên các quy định của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004 và Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn thi hành
một số quy định tại Chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật Tố
tụng dân sự. Tuy nhiên, đến nay Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và Nghị
quyết 02/2020/NQ-HĐTP ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Hội đồng Thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn
cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được ban hành thay thế hai văn bản này.
- “Một số vấn đề về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo
Bộ luật tố tụng dân sự 2015”, Ngơ Hồng Oanh, Phạm Quỳnh Lan (2018), Tạp chí
Nghề Luật số 05/2018. Trong khn khổ bài viết tạp chí, tác giả có đề cập đến khái
niệm, đặc điểm của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và tập trung
chủ yếu vào việc chỉ ra một số vướng mắc khi thực hiện quy định về biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Dù vậy, phạm vi nghiên cứu của bài viết
chưa có sự nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề lý luận cơ bản cũng phân tích pháp
luật hiện hành về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
- “Biện pháp khẩn cấp tạm thời – Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ”,
Lê Hồng Sơn (2020), Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh. Đây là cơng trình nghiên cứu chun sâu mang tính định hướng ứng
dụng, tập trung nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, từ
đó chỉ ra những bất cập, vướng mắc cịn tồn tại. Cũng chính vì vậy mà cơng trình
chưa làm rõ những vấn đề cơ bản cũng như chưa phân tích các quy định pháp luật

hiện hành về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Có thể nói so với các cơng trình nghiên cứu về biện pháp khẩn cấp tạm thời
nói chung, số bài viết bàn về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

3
3


khơng nhiều. Với mỗi cơng trình nghiên cứu nêu trên, tác giả nghiên cứu chỉ tiếp
cận biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ dưới một số góc độ, một số
nội dung nhất định. Tuy đã có cơng trình nghiên cứu chun sâu nhưng phạm
nghiên cứu chưa phân tích tồn diện, tổng thể các nội dung liên quan đến biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Vì vậy, tác giả lựa chọn thực hiện đề tài
“Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong tố tụng dân sự Việt
Nam”, tập trung nghiên cứu biện pháp này một cách tổng thể và chi tiết từ phương
diện lý luận, pháp luật hiện hành cũng từ đó phát hiện một số bất cập, vướng mắc
khi áp dụng các quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
trong q trình giải quyết vụ án dân sự và mong muốn đưa ra một số đề xuất nhằm
hoàn thiện các quy định pháp luật trong tố tụng dân sự Việt Nam. Tuy vậy, những
tài liệu nêu trên vẫn là những tài liệu quan trọng để tác giả tham khảo khi thực
nghiên cứu đề tài của mình.
3.

Mục đích nghiên cứu đề tài

Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đã được quy định trong
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, được áp
dụng trong thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự tại Tịa án trong nhiều năm qua.
Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản và nội dung quy định pháp
luật về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong giải quyết các vụ án

dân sự. Từ đó phát hiện những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện các
quy định đó và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu
quả áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Với mục đích như trên, nhiệm vụ mà khóa luận phải thực hiện đó là:
- Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa,
lịch sử phát triển và điểm khác biệt của biện pháp này so với các biện pháp phong
tỏa khác.
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
hiện hành về chủ thể có quyền yêu cầu, điều kiện áp dụng, thủ tục áp dụng, thay
đổi, áp dụng bổ sung, hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ,
quyền khiếu nại (kiến nghị) và giải quyết khiếu nại (kiến nghị), trách nhiệm khi áp
dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khơng đúng.

4
4


- Thơng qua việc phân tích pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng để tìm
ra một số vướng mắc, bất cập còn tồn tại của việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ. Từ đó, đề xuất một số kiến nghị cụ thể nhằm hồn thiện
quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự.
4.
4.1.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là biện pháp phong tỏa tài sản của

người có nghĩa vụ theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, trong đó tập trung
nghiên cứu một số vấn đề cơ bản, pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng của biện
pháp này trong tố tụng dân sự ở Việt Nam.
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa

vụ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn
thi hành. Là một trong số các biện pháp khẩn cấp tạm thời nên ngồi các đặc tính
riêng, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cũng mang những đặc tính
của biện pháp khẩn cấp tạm thời nói chung. Do đó, để xác định đặc tính riêng cũng
như đặc tính chung của biện pháp này, đề tài đã nghiên cứu tổng thể các quy định
về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong hệ thống biện pháp khẩn
cấp tạm thời nói chung.
5.

Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài đạt hiệu quả, tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu khoa học chuyên ngành. Với mỗi phương pháp khác nhau có tác dụng
hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau làm cho đề tài được nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc.
Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên suốt Chương 1, Chương 2 và
Chương 3 của khóa luận với mục đích làm rõ các cơ sở lý luận cơ bản, tìm hiểu
sáng tỏ các quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác
giả cũng vận dụng phương pháp này để phân tích những khó khăn, vướng mắc khi
áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản vào quá trình giải quyết vụ án.
Phương pháp tổng hợp cũng được tác giả sử dụng ở mỗi chương để tổng kết
về các vấn đề đã được phân tích để người đọc dễ nắm bắt. Từ đó, tác giả có một số


5
5


đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về áp dụng biện pháp phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự.
Phương pháp so sánh được sử dụng để làm rõ điểm khác biệt của biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ so với các biện pháp phong tỏa khác, đánh
giá những ưu điểm và hạn chế của quy định pháp luật hiện hành.
Phương pháp lịch sử được sử dụng để giúp tác giả hiểu rõ hơn tinh thần nội
dung các quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong nhiều
giai đoạn khác nhau.
6.

Ý nghĩa khoa học

Khóa luận là cơng trình nghiên cứu tổng quát có hệ thống về biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Trên cơ sở đó, khóa luận cung cấp cho
người đọc một cái nhìn bao quát, toàn diện về biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự. Khóa luận cũng chỉ ra một số
vướng mắc, bất cập trong quy định pháp luật, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ trong thực tiễn, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự.
Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo trong cơng tác
nghiên cứu, học tập, dành cho người có nhu cầu tìm hiểu về biện pháp phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam.
7.

Kết cấu của khóa luận


Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
bản án, nội dung của khóa luận được chia làm 03 chương:
Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về biện pháp phong tỏa tài sản của người
có nghĩa vụ.
Chương 2. Quy định của pháp luật hiện hành về biện pháp phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ.
Chương 3. Thực tiễn áp dụng pháp luật về biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ và kiến nghị hoàn thiện.

6
6


CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ BIỆN PHÁP PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA NGƯỜI CÓ NGHĨA VỤ
1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp phong tỏa tài sản của người
có nghĩa vụ
1.1.1. Khái niệm của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Thơng qua việc nộp đơn khởi kiện của đương sự và thụ lý đơn khởi kiện,
tranh chấp phát sinh giữa các đương sự được Tòa án can thiệp và giải quyết bằng
bản án, quyết định của Tòa án. Để đưa ra bản án, quyết định cuối cùng giải quyết
nội dung vụ án, Tòa án cần một khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu, đánh giá
chứng cứ, xem xét toàn diện yêu cầu của các đương sự. Tuy nhiên, trong khoảng
thời gian này, khơng ít trường hợp đương sự vì theo đuổi lợi ích cá nhân đã thực
hiện một số hành vi mà nếu không áp dụng biện pháp ngăn chặn kịp thời có thể dẫn
đến thiệt hại cho đương sự khác hoặc gây khó khăn, trở ngại cho việc giải quyết
đúng đắn vụ án và q trình thi hành án. Chính vì vậy, với mục đích tạm thời giải
quyết u cầu cấp bách của đương sự, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu
thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo tồn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại

không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án
sau này, Tòa án có thể ban hành và thực hiện một số giải pháp trước mắt, buộc một
hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoặc không thực hiện một số hành
vi nhất định nhằm kịp thời giải quyết những nhu cầu cấp bách nêu trên. Các biện
pháp này được gọi là BPKCTT.
Theo quy định tại Điều 114 BLTTDS năm 2015, BPKCTT bao gồm các biện
pháp sau: (1) Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông
nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; (2) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ
cấp dưỡng; (3) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính
mạng, sức khỏe bị xâm phạm; (4) Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương,
tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn
lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp cho người lao động; (5) Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn
phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động; (6) Kê

7
7


biên tài sản đang tranh chấp; (7) Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản
đang tranh chấp; (8) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp (9) Cho thu
hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác; (10) Phong tỏa tài khoản
tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi
giữ; (11) Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; (12) Cấm hoặc buộc thực hiện
hành vi nhất định; (13) Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ; (14) Cấm tiếp
xúc với nạn nhân bạo lực gia đình; (15) Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động
có liên quan đến việc đấu thầu; (16) Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết
vụ án; (17) Các BPKCTT mà luật có quy định.
Như vậy, BLTTDS năm 2015 ghi nhận 16 BPKCTT cùng với một điều

khoản dự phòng. Và phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là một trong số các
BPKCTT đó. Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, pháp luật tố tụng dân sự
chưa đưa ra một khái niệm cụ thể cho biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ. Thay vào đó, BLTTDS năm 2015 dành riêng một điều luật quy định căn
cứ áp dụng biện pháp này. Cụ thể, Điều 126 BLTTDS năm 2015 quy định: “Phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ
án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này
là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án”. Các nội
dung khác về biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được căn cứ theo
quy định pháp luật của BPKCTT nói chung, gồm các quy định về quyền yêu cầu,
thẩm quyền xem xét và ban hành các quyết định tố tụng, quy trình áp dụng, buộc
thực hiện biện pháp bảo đảm, khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại kiến nghị,
trách nhiệm áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khơng
đúng. Như vậy, để hiểu rõ nội dung biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ, trước hết phải xác định biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ mang
bản chất là một BPKCTT trong tố tụng dân sự, được xem là “một công đoạn tố tụng
rút ngắn và giản đơn nhằm giúp cơ quan tài phán can thiệp nhanh chóng, kịp thời”1
trong q trình giải quyết vụ án với mục đích đảm bảo giải quyết vụ án và việc thi
hành án.
Trong khoa học pháp lý, xoay quanh khái niệm phong tỏa tài sản của người
có nghĩa vụ cịn nhiều quan điểm khác nhau, có thể kể đến một số khái niệm như:
Phạm Duy Nghĩa (2010), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 23, tr. 77.
1

8
8


Theo quan điểm của tác giả Ngơ Hồng Oanh, Phạm Quỳnh Lan thì phong

tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là “một biện pháp được thực hiện nhằm mục đích
ngăn chặn khả năng thực hiện quyền định đoạt tài sản, bao gồm quyền bán, chuyển
dịch hoặc bất kì hình thức giao dịch nào khác đối với tài sản”2.
Theo quan điểm của tác giả Lê Hồng Sơn thì phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ là “việc cơ lập, cấm chuyển dịch quyền sở hữu về tài sản để đảm bảo cho
việc giải quyết vụ án dân sự”3.
Có thể thấy, hai định nghĩa về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ nêu
trên được xây dựng dựa trên bản chất của biện pháp. Nhìn chung đều thừa nhận
biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp tác động đến tài sản
của người có nghĩa vụ bằng cách cô lập, không cho phép chuyển dịch tài sản của
người có nghĩa vụ.
Nếu nhìn nhận từ khía cạnh logic ngơn ngữ, phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ được cấu thành bởi hai yếu tố: “phong tỏa tài sản” và “tài sản của người có
nghĩa vụ”. Vì vậy, cần làm rõ hai yếu tố này để tìm đến một cách hiểu hồn chỉnh
về phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Theo Từ điển Tiếng Việt, phong tỏa
được hiểu là bao vây, cô lập một khu vực, một vùng, một phạm vi nhất định4. Theo
Từ điển Luật học, phong tỏa tài sản là cấm chuyển dịch tài sản, hủy hoại tài sản khi
đã xác định được loại, số lượng, đặc điểm, giá trị tài sản. Phong tỏa tài sản được
thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và trong quá trình thi hành án
dân sự5. Như vậy, phong tỏa tài sản có thể hiểu là việc cơ lập, ngăn cản hành vi
chuyển dịch pháp lý đối với tài sản. Sau khi tài sản bị phong tỏa, mọi giao dịch làm
chuyển dịch tài sản đều vơ hiệu. Tức là giao dịch đó khơng có hiệu lực pháp luật kể
từ thời điểm giao kết, khơng có giá trị về mặt pháp lý cũng như không làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ của các bên giao dịch.
Mặt khác, đối tượng hướng đến của biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ là “tài sản của người có nghĩa vụ”. Khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự năm
2

Ngơ Hồng Oanh, Phạm Quỳnh Lan (2018), “Một số vấn đề về biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015”, Tạp chí Nghề luật, số 05, tr. 62.

3
Lê Hồng Sơn (2020), Biện pháp khẩn cấp tạm thời – Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, Luận văn
Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 06.
4
Viện ngơn ngữ, Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa, tr. 763.
5

Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển Bách khoa và Nxb. Tư pháp, tr. 621.

9
9


2015 quy định tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản
này phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người có nghĩa vụ. Thông thường, chủ
thể yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là nguyên
đơn và “người có nghĩa vụ” thường là bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan trong vụ án dân sự. Tuy nhiên, nguyên đơn cũng có thể trở thành “người có
nghĩa vụ” khi bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đối với nguyên đơn và yêu cầu Tòa án áp
dụng biện pháp này. Do đó, đối tượng của biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ là tài sản hợp pháp của người có nghĩa vụ, trong đó người có nghĩa vụ có
thể là nguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan chứ khơng
mặc định là tài sản của bị đơn.
Qua các phân tích nêu trên, có thể hiểu phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ là một BPCKTT được Tịa án áp dụng để cơ lập tài sản, khơng cho phép người
có nghĩa vụ chuyển dịch tài sản nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc
thi hành án.
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp “bổ trợ cho thủ tục tố

tụng chính”6, là quyết định tố tụng được áp dụng một cách độc lập trong quá trình
giải quyết vụ án nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo toàn tài sản để
đảm bảo các điều kiện thi hành án. Xét thấy, biện pháp phong tỏa tài sản của người
có nghĩa vụ là biện pháp có các đặc điểm sau:
Một là, tính khẩn cấp của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ.
Đây là đặc điểm nổi bật của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ nói riêng và các BPKCTT khác nói chung. Bởi lẽ mục đích chính của biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là giải quyết yêu cầu cấp bách của đương
sự trong tình thế khẩn cấp. Tình thế khẩn cấp phát sinh khi quyền lợi của đương sự
đang bị đe dọa, tài sản của người có nghĩa vụ có nguy cơ bị tẩu tán. Đặc biệt cùng
với sự phát triển của các quan hệ xã hội, các giao dịch dân sự được tiến hành một

Phạm Duy Nghĩa (2010), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 23, tr. 77.
6

10
10


cách đơn giản và nhanh chóng. Với thực tế này, nguy cơ thực hiện hành vi tẩu tán
tài sản của người có nghĩa vụ càng cao hơn.
Để đạt được mục tiêu này, đòi hỏi Tòa án phải “can thiệp, bảo vệ ngay”7,
biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ cần được áp dụng ngay trong
một thời gian hợp lý sau khi nhận thấy tình thế khẩn cấp của vụ việc. Thơng
thường, tình thế khẩn cấp có thể được nhận diện trong q trình Tịa án xem xét hồ
sơ vụ án hoặc thơng qua u cầu Tịa án áp dụng BPKCTT. Đối với biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, yêu cầu của người có quyền lợi cần được
bảo vệ là cơ sở để Tòa án nhận biết tính khẩn cấp của vụ việc và là cơ sở để Tòa án

ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Cơ quan,
tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tịa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong q trình giải quyết vụ án hoặc đồng thời
với việc nộp đơn khởi kiện cho Tịa án trong trường hợp do tình thế khẩn cấp cần
phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra8.
Tính khẩn cấp cịn thể hiện qua quy trình Tịa án ban hành quyết định áp
dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ tương đối tối giản và nhanh
chóng. Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp pháp và tài liệu chứng cứ kèm
theo, Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện
pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong một khoảng thời gian ngắn. Nếu
quy trình ban hành biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khơng đảm
bảo yếu tố kịp thời thì mục đích của người u cầu áp dụng biện pháp này không
được đảm bảo cũng như việc áp dụng biện pháp khơng cịn ý nghĩa thực tế. Tuy
nhiên, với việc giới hạn thời gian giải quyết yêu cầu áp dụng biện pháp trong thời
gian ngắn đã đặt một áp lực nhất định cho Tòa án. Một mặt, Tòa án phải kịp thời xử
lý yêu cầu áp dụng biện pháp pháp tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong thời gian
luật định. Mặt khác, Tòa án phải xem xét kỹ lưỡng yêu cầu, thận trọng đánh giá tài
liệu chứng cứ xem việc u cầu có cơ sở khơng để hạn chế sai sót, hạn chế việc áp
dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khơng đúng gây thiệt hại
cho người bị áp dụng biện pháp này hoặc cho người thứ ba có liên quan.

Phạm Duy Nghĩa (2010), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 23, tr. 78.
8
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 111 BLTTDS năm 2015.
7

11
11



Đồng thời, tính khẩn cấp của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ cịn được thể hiện thông qua quy định về hiệu lực của quyết định áp dụng biện
pháp này của Tịa án. Theo đó, khoản 1 Điều 139 BLTTDS năm 2015 quy định
quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là quyết định
có hiệu lực thi hành ngay.
Hai là, tính tạm thời của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Theo quy định tại Điều 111 BLTTDS năm 2015 thì ngay từ khi nộp đơn khởi
kiện và trong thời gian Tòa án giải quyết vụ án, các chủ thể có quyền yêu cầu theo
luật định được nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ. Khi thực hiện quyền yêu cầu, các chủ thể này mong muốn tài
sản của người có nghĩa vụ được bảo tồn để bảo đảm điều kiện thực hiện nghĩa vụ
tài chính của người có nghĩa vụ sau khi có bản án, quyết định có hiệu lực của Tịa
án. Sau khi nhận được yêu cầu hợp pháp, Tòa án cân nhắc xem xét và ra quyết định
áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ với hệ quả là vơ hiệu
hóa các hành vi làm chuyển dịch tài sản trong một thời gian nhất định. Do đó, quyết
định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ chưa phải là phán
quyết cuối cùng của Tòa án. Việc Tòa án chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khơng nói lên rằng Tịa án có chấp nhận
yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hay yêu cầu độc lập của các đương sự hay không
cũng như khơng làm ảnh hưởng đến việc Tịa án xem xét, cân nhắc chấp nhận yêu
cầu của đương sự.
Tính tạm thời được thể hiện ở việc quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ có thể bị hủy bỏ trước thời điểm Tòa án ra phán quyết
cuối cùng khi rơi vào các trường hợp được liệt kê tại Điều 138 BLTTDS năm 2015,
cụ thể: người yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đề
nghị hủy bỏ; người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản
của người có nghĩa vụ nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm
thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu; nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ
chấm dứt theo quy định của Bộ luật Dân sự; việc giải quyết vụ án dân sự được đình

chỉ giải quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; quyết định áp dụng biện
pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không đúng; căn cứ áp dụng biện
pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ khơng cịn; vụ việc đã giải quyết bằng

12
12


bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật; các trường hợp Tòa án trả
lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Ngồi ra, tính tạm thời cịn thể hiện ở việc thay đổi BPKCTT đang áp dụng.
Theo đó, khi xét thấy biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ đang được
áp dụng khơng cịn phù hợp mà cần thiết phải thay đổi, người yêu cầu có quyền yêu
cầu Tòa án áp dụng BPKCTT khác thay thế (Điều 137 BLTTDS năm 2015).
Ba là, tính bảo đảm của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là biện pháp cô lập, cấm
chuyển dịch tài sản nên việc áp dụng biện pháp này có tác động trực tiếp đến quyền
và lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ hoặc người thứ ba có liên quan. Do đó, khi xây dựng biện pháp phong tỏa
tài sản của người có nghĩa vụ, nhà làm luật cần tạo ra hàng rào pháp lý hạn chế tình
trạng lạm dụng quyền yêu cầu làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của
người bị áp dụng và người thứ ba có liên quan. Hàng rào pháp lý này càng cụ thể và
cân bằng thì sự bảo vệ đó càng hiệu quả9.
Theo đó, một mặt pháp luật trao cho các chủ thể quyền yêu cầu áp dụng biện
pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, mặt khác pháp luật cũng buộc họ
phải đáp ứng các điều kiện nhất định để Tòa án chấp nhận yêu cầu đó. Trước hết là
các điều kiện về đơn yêu cầu, thời điểm yêu cầu, tài liệu chứng cứ kèm theo khi
thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ. Thứ hai, người u cầu Tịa án áp dụng biện pháp này phải thực hiện biện pháp
bảo đảm. Để Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có

nghĩa vụ, người yêu cầu phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng
tài sản hoặc tài sản có giá trị nhất định10. Trường hợp người yêu cầu Tòa án áp dụng
biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ không đúng mà gây thiệt hại cho
người bị áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ hoặc cho người
thứ ba thì người u cầu có trách nhiệm bồi thường thiệt hại11. Đây được xem là chế
tài dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với mục đích ngăn chặn sự lạm

Nguyễn Thị Thu Thủy, Lê Hải An (2017), “Về điều kiện áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng
dân sự”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 08/2017, tr. 32.
10
Khoản 1 Điều 136 BLTTDS năm 2015.
11
Điều 113 BLTTDS năm 2015.
9

13
13


quyền u cầu từ phía người có quyền u cầu và buộc họ phải cân nhắc kỹ lưỡng
trước khi thực hiện quyền yêu cầu của mình.
1.1.3. Ý nghĩa của biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ
Trải qua các giai đoạn phát triển, thực tiễn đã phản ánh biện pháp phong tỏa
tài sản của người có nghĩ vụ là giải pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự,
đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và thi hành án một cách hiệu quả.
Đối với người yêu cầu, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là
cơng cụ hữu hiệu để họ bảo vệ quyền và lợi ích của mình một cách nhanh chóng và
tạm thời trong q trình giải quyết vụ án. Để vụ án được giải quyết cơng bằng, minh
bạch, Tịa án phải thực hiện đúng quy trình tố tụng theo quy định của pháp luật.
Thông thường, thời gian để giải quyết vụ án dân sự đã phát sinh tại Tòa án khơng

hề ngắn; thậm chí có thể xuất hiện những tình tiết mới khiến vụ án thêm phức tạp.
Trong khoảng thời gian này, đương sự là người có nghĩa vụ hồn tồn có khả năng
thực hiện hành vi hủy hoại, tẩu tán tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ. Khi nhận thấy
có dấu hiệu của hành vi này, việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản sẽ giúp ngăn
chặn hành vi một cách nhanh chóng, giữ được tài sản để đảm bảo cho việc thi hành
phán quyết của Tòa án. Từ đó, quyền và lợi ích của đương sự được bảo vệ cho đến
khi có bản án, quyết định của Tòa án.
Đối với Tòa án, việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ giúp đảm bảo khả năng thi hành bản án, quyết định của Tịa án. Xuất phát từ thái
độ thiếu thiện chí của người có nghĩa vụ mà tồn tại khơng ít trường hợp sau khi bản
án, quyết định có hiệu lực thì người có nghĩa vụ đã tẩu tán tài sản và khơng cịn khả
năng thi hành án. Bước vào giai đoạn thi hành án, nếu có căn cứ xác định giao dịch
liên quan đến tài sản phải thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thì Chấp hành viên
có thể thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu tun bố giao dịch đó vơ
hiệu hoặc u cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó12.
Tuy nhiên, việc chứng minh hành vi tẩu tán chưa bao giờ là dễ dàng, kéo theo đó là
việc tốn kém thời gian, chi phí của người được thi hành án. Do đó, biện pháp phong
tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là giải pháp hữu hiệu ngăn chặn hành vi trốn tránh
nghĩa vụ của đương sự, từ đó đảm bảo khả năng thi hành bản án của Tòa án.

12

Khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014.

14
14


1.2. Phân biệt biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ với các
biện pháp phong tỏa khác

Khi dựa trên tiêu chí là bản chất, mục đích của các BPKCTT để phân loại, có
thể hình thành nhóm BPKCTT phong tỏa tài khoản, tài sản bao gồm các biện pháp:
phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong
tỏa tài sản ở nơi gửi giữ; phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Trong đó, biện
pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước
được hiểu là hình thức giữ ngun khơng cho dịch chuyển tài khoản của người có
nghĩa vụ tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước13. Phong tỏa tài sản ở
nơi gửi giữ là biện pháp cô lập khơng cho chuyển dịch tài sản của người có nghĩa
vụ và tài sản này đang do người khác nắm giữ14. Biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ là biện pháp cô lập, không cho phép chuyển dịch tài sản người có
nghĩa vụ.
Khi đối chiếu với biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ, có thể
thấy tính chất của ba biện pháp này là tương tự nhau. Cả ba biện pháp đều có cách
thức thực hiện là phong tỏa: đối với biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ
chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước là giữ nguyên, không cho dịch chuyển tài
khoản; đối với biện pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ và phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ là cô lập không cho chuyển dịch tài sản. Nếu nhìn nhận dưới góc
độ đối tượng áp dụng của biện pháp thì biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân
hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có đối tượng là tiền trong tài khoản
của tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước; đối tượng của biện pháp
phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ và biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa
vụ là tài sản của người có nghĩa vụ. Như vậy, đối tượng phong tỏa của cả ba biện
pháp về bản chất đều là tài sản của người có nghĩa vụ. Những điểm giống nhau này
có thể lý giải bởi mục đích của cả ba biện pháp đều là hạn chế tình trạng tẩu tán tài
sản, trốn tránh nghĩa vụ thi hành án của người có nghĩa vụ.
Mặt khác, nhà làm luật đã xây dựng ba biện pháp phong tỏa khác nhau nên
giữa các biện pháp này ắt hẳn có sự khác biệt nhất định. Để thấy rõ sự khác biệt
này, có thể theo dõi các ví dụ sau:
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn
Thị Hoài Phương (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 311.

14
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2018), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nguyễn
Thị Hoài Phương (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, tr. 312.
13

15
15


Vụ việc thứ nhất15: Công ty THH và Công ty ATT ký hợp đồng mua bán
hàng hóa là Dầu Fo. Vì Cơng ty ATT vi phạm nghĩa vụ thanh tốn nên Cơng ty
THH khởi kiện u cầu Tịa án buộc Cơng ty ATT thanh tốn số tiền nợ gốc là
147.807.726 đồng và lãi suất chậm thanh tốn. Trong q trình giải quyết vụ án,
Cơng ty THH u cầu Tịa án áp dụng BPKCTT đối với tài khoản A của Công ty
ATT tại ngân hàng để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án và đảm bảo cho việc thi
hành án. Ngày 15/6/2020 Tòa án giải quyết vụ án đã ra Quyết định áp dụng
BPKCTT số 04/2020/QĐ-BPKCTT phong tỏa tài khoản tại ngân hàng đối với số tài
khoản số 0381000599799 do Cơng ty ATT đứng tên chủ tài khoản. Có thể thấy,
trong trường hợp này, đối tượng cần áp dụng BPKCTT là số tiền trong tài khoản do
Công ty ATT đứng tên chủ tài khoản. Xét bản chất thì số tiền nêu trên là tài sản của
người có nghĩa vụ nhưng số tiền này đã được gửi giữ cho bên thứ ba là ngân hàng
dưới hình thức tài khoản nên để bảo tồn số tiền này trong tài khoản thì BPKCTT
cần áp dụng là biện pháp phong tỏa tài khoản tại ngân hàng.
Vụ việc thứ hai16: Ngày ơng T có vay của anh D số tiền 350.000.000 đồng
với mức lãi suất 10%/năm. Sau khi vay, ông T đã trả cho anh D nhiều lần với tổng
số tiền là 160.000.000 đồng, số tiền còn nợ là 190.000.000 đồng nên ngày
26/10/2018 anh D làm đơn khởi kiện yêu cầu ông T trả cho anh số tiền nợ là
190.000.000 đồng và lãi chậm trả. Trong quá trình giải quyết vụ án, anh D yêu cầu
Tòa án áp dụng BPKCTT là “Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ” đối với số tiền
200.000.000 đồng trong tổng số tiền của ông T được thi hành theo Quyết định thi

hành án số 339/QĐ-CCTHADS ngày 16/11/2018 của Chi cục thi hành án dân sự
của Thành phố S tỉnh ĐT để đảm bảo thi hành án cho anh D. Ngày 30/8/2019, Tòa
án nhân dân huyện C ra Quyết định áp dụng BPKCTT số 09/2019/QĐ-BPKCTT
phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ đối với số tiền nêu trên. Có thể thấy, đối tượng cần
áp dụng BPKCTT trong trường hợp này là số tiền thuộc sở hữu của ông T được xác
định theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ
quan thi hành án dân sự đã ban hành trước đó. Tuy số tiền thuộc sở hữu của mình
nhưng hiện ơng T không nắm giữ số tiền này mà số tiền này do người phải thi hành
án theo quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự đang nắm giữ, quản
Bản án số 64/2020/KDTM-ST ngày 29/9/2020 của Tòa án nhân dân quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí
Minh về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.
16
Bản án số 91/2020/DS-PT ngày 25/5/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp về tranh chấp hợp đồng
vay tài sản.
15

16
16


lý. Như vậy, xét về bản chất thì đối tượng cần phong tỏa vẫn là tài sản của người có
nghĩa vụ nhưng tài sản này đang do một chủ thể thứ ba (khơng là ngân hàng, tổ
chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước) nắm giữ nên BPKCTT cần áp dụng là biện
pháp phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
Vụ việc thứ ba17: Bà N và ông E, bà H có hợp đồng bằng lời nói với nhau để
mua bán thức ăn gia súc. Trong quá trình mua bán, ông E và bà H trả tiền cho bà N
không đúng theo thỏa thuận nên bà N nộp đơn khởi kiện yêu cầu ông E và bà H liên
đới trả cho bà N tổng số tiền là 700.000.000 đồng và lãi chậm trả. Trong quá trình
giải quyết vụ án, bà N yêu cầu áp dụng BPKCTT phong tỏa tài sản là quyền sử
dụng đất thuộc sở hữu của ông E và bà H. Ngày 02/8/2018 Tòa án nhân dân huyện

Mỏ Cày ra Quyết định áp dụng BPKCTT số 01/2018/QĐ-BPKCTT đối với quyền
sử dụng đất thuộc sở hữu của ông E và bà H theo yêu cầu của bà N. Có thể thấy, đối
tượng cần áp dụng BPKCTT trong vụ án này là quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của
ông E bà H, tức là tài sản của người có nghĩa vụ. Đồng thời, tài sản này đang do
chính chủ sở hữu tài sản là ông E và bà H đang nắm giữ, quản lý. Vậy nên,
BPKCTT cần áp dụng là biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Như vậy, trong cả ba ví dụ nêu trên đối tượng cần áp dụng biện pháp phong
tỏa về bản chất đều tài tài sản của người có nghĩa vụ nhưng tùy từng đối tượng cụ
thể mà quyết định áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản, phong tỏa tài sản ở nơi
gửi giữ hay biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Xét thấy, việc pháp luật hiện hành tách bạch biện pháp phong tỏa tài sản
thành ba biện pháp, quy định thành ba điều luật độc lập như hiện nay sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho đương sự dễ dàng lựa chọn biện pháp phù hợp với tính chất vụ
việc mà họ đang u cầu Tịa án giải quyết, đồng thời Tòa án cũng sẽ dễ dàng vận
dụng các quy định đó trong q trình giải quyết các vụ án dân sự18.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004

Bản án số 68/2019/DS-PT ngày 13/3/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre về tranh chấp hợp đồng mua
bán tài sản.
18
Nguyễn Thị Thủy (2013), Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong việc giải quyết vụ án dân sự tại Tòa
án cấp Sơ thẩm, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 45.
17

17
17



Từ năm 1986, đất nước bắt đầu chương trình đổi mới kinh tế toàn diện, các
quan hệ dân sự, thương mại, lao động phát triển nhanh chóng và phong phú nên đòi
hỏi phải xây dựng một hệ thống pháp luật phù hợp. Đối với lĩnh vực tố tụng dân sự,
nhiều văn bản pháp luật quan trọng được ban hành trong giai đoạn này, điển hình là
Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, Pháp lệnh Thủ tục giải
quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao
động năm 1996.
Với sự ra đời của ba Pháp lệnh này đã đánh dấu một bước phát triển mới,
điểm tiến bộ rõ nét của quy định về BPKCTT so với các văn bản pháp luật trước
đó19. Cả ba Pháp lệnh đều quy định một cách có hệ thống về BPKCTT, đặc biệt là
có sự phân chia các BPKCTT cụ thể. Xuất phát từ việc mỗi Pháp lệnh điều chỉnh
thủ tục tố tụng cho tranh chấp ở các lĩnh vực khác nhau nên các BPKCTT được ghi
nhận tại mỗi Pháp lệnh là không giống nhau. Cụ thể, Điều 41 Pháp lệnh Thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 ghi nhận có 07 BPKCTT, đó là: Buộc một
bên phải thực hiện việc cấp dưỡng; Giao người chưa thành niên cho cá nhân, cơ
quan hoặc tổ chức chăm nom; Trả tiền lương hoặc tiền công lao động; Kê biên tài
sản đang tranh chấp để tránh việc tẩu tán; Cấm chuyển dịch tài sản đang tranh chấp;
Cho thu hoạch và bảo quản sản vật có liên quan việc tranh chấp; Cấm hoặc buộc
thực hiện hành vi nhất định. Điều 42 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế
năm 1994 quy định 04 BPKCTT, gồm: Kê biên tài sản người đang tranh chấp,
phong tỏa tài khoản; Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác thực hiện một
số hành vi nhất định; Cho thu hoạch và bảo quản sản vật có liên quan đến tranh
chấp; Cho bán sản phẩm, hàng hoá dễ bị hư hỏng. Theo quy định tại Điều 44 Pháp
lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động năm 1996, BPKCTT bao gồm: Tạm
đình chỉ việc thi hành quyết định sa thải người lao động; Buộc người sử dụng lao
động tạm ứng: tiền lương, tiền bồi thường, trợ cấp do tai nạn lao động hoặc bệnh
nghề nghiệp cho người lao động; Cấm hoặc buộc đương sự, tổ chức, cá nhân khác

Trong hệ thống văn bản pháp luật tố tụng dân sự giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989, quy định về
BPKCTT không nhiều và chưa được quy định một cách có hệ thống. Quy định điển hình về BPKCTT có thể

kể đến Điều 14 Sắc lệnh 85 ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định thẩm
quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau: “Trong trường hợp cấp bách tịa án nhân dân cấp huyện có
thẩm quyền tun án ấn định các phương pháp bảo vệ đối với vụ kiện khơng thuộc thẩm quyền của tịa án
cấp huyện”. Quy định ghi nhận Tòa án nhân nhân cấp huyện có quyền áp dụng các phương pháp bảo vệ trong
trường hợp “cấp bách”. cần có sự can thiệp kịp thời của Tòa án để ngăn chặn hành vi ảnh hưởng đến việc giải
quyết vụ.
19

18
18


có liên quan thực hiện những hành vi nhất định nếu xét thấy cần thiết cho việc giải
quyết vụ án lao động hoặc để bảo đảm cho việc thi hành án.
Có thể thấy, các BPKCTT được ghi nhận tại ba Pháp lệnh nêu trên tương đối
nhiều nhưng lại chưa có Pháp lệnh nào ghi nhận biện pháp phong tỏa tài sản của
người có nghĩa vụ. Mặc dù vậy, các quy định khác về BPKCTT trong giai đoạn này
là cơ sở pháp lý quan trọng để hình thành cũng như phát triển các quy định về biện
pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong những giai đoạn sau.
1.3.2. Giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2014
Mở đầu cho giai đoạn này là sự ra đời của BLTTDS năm 2004 được Quốc
hội khóa XI thơng qua ngày 15/6/2004 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005.
Thay vì áp dụng ba loại thủ tục tố tụng riêng biệt như giai đoạn trước đó, BLTTDS
năm 2004 được xây dựng với một thủ tục tố tụng chung, thống nhất có thể áp dụng
để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ dân sự, hơn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động. Với sự thay đổi này, BLTTDS năm 2004 đã
đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự Việt
Nam, nỗ lực hội nhập và tiếp thu thành quả văn minh của nhân loại20.
Đối với các nội dung về BPKCTT, BLTTDS năm 2004 đã dành trọn Chương
VIII với 27 điều luật để điều chỉnh các nội dung này. Nội dung các điều luật này

vừa kế thừa quy định của giai đoạn trước vừa bổ sung phát triển các quy định mới
chi tiết và đầy đủ hơn. Theo quy định tại Điều 102 BLTTDS năm 2004, trong quá
trình giải quyết vụ án án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ
quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện có quyền yêu cầu áp dụng một hoặc
nhiều BPKCTT, các BPKCTT gồm: (1) Giao người chưa thành niên cho cá nhân
hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; (2) Buộc thực hiện trước
một phần nghĩa vụ cấp dưỡng; (3) Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm; (4) Buộc người sử dụng lao
động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc
bệnh nghề nghiệp cho người lao động; (5) Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa
thải người lao động; (6) Kê biên tài sản đang tranh chấp (7) Cấm chuyển dịch quyền
về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; (8) Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang

Trần Tuấn Anh (2007), “Luật so sánh và thực tiễn xây dựng bộ luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Luật học, số
04, tr. 49.
20

19
19


tranh chấp; (9) Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hoá khác;
(10) Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước;
phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; (11) Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ; (12)
Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định; (13) Các BPKCTT khác mà
pháp luật có quy định.
Như vậy, BLTTDS năm 2004 ghi nhận 12 BPKCTT và một điều khoản dự
phịng các biện pháp khác mà pháp luật có quy định. Trong đó, một mặt BLTTDS
năm 2004 tiếp tục ghi nhận các BPKCTT đã được ghi nhận tại ba Pháp lệnh ở giai
đoạn trước; mặt khác bổ sung thêm các BPKCTT mới như buộc thực hiện trước

một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm… Và
cũng từ đây, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ lần đầu tiên được
ghi nhận minh thị trong hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam tại khoản 11
Điều 102 BLTTDS năm 2004. Có thể thấy, việc ghi nhận biện pháp phong tỏa tài
sản của người có nghĩa vụ của BLTTDS năm 2004 là một trong nhiều yếu tố chứng
minh pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam không ngừng thay đổi, bổ sung trong tiến
trình hội nhập quốc tế. Bởi lẽ, biện pháp phong tỏa tài sản là biện pháp đã được quy
định là BPKCTT tại nhiều quốc gia. Ví dụ khoản 1.1 Điều 140 Bộ luật Tố tụng dân
sự Liên bang Nga quy định biện pháp “Phong tỏa tài sản của bị đơn do bị đơn hoặc
người khác nắm giữ” là một trong số các BPKCTT. Có thể thấy, Bộ luật Tố tụng
dân sự Liên bang Nga đã quy định một biện pháp mang bản chất tương tự như
phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
Khơng chỉ liệt kê biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ trong hệ
thống BPKCTT, BLTTDS năm 2004 còn dành riêng một điều luật quy định căn cứ
và điều kiện áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ. Theo đó,
Điều 114 BLTTDS năm 2004 quy định: “Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ
được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có
nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc
giải quyết vụ án hoặc bảo đảm cho việc thi hành án”.
Để cụ thể hóa một số quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người có
nghĩa vụ nói riêng và BPKCTT nói chung, ngày 27/4/2005 Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP, trong đó có
quy định hướng dẫn về đối tượng áp dụng, buộc thực hiện biện pháp bảo đảm và
một số trình tự thủ tục liên quan khi áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của người

20
20



×