Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Đề thi hoá 10 học kì 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.43 KB, 4 trang )

SỞ GD & ĐT ĐĂK NƠNG
TRƯỜNG THPT CHUN
NGUYỄN CHÍ THANH

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
Năm học: 2021- 2022
MƠN: HĨA HỌC 10 cơ bản (Đề thi bổ sung)
Thời gian làm bài: 50 phút;
(28 câu trắc nghiệm + 4 câu tự luận)
Mã đề thi
101

(Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu và bảng tuần hồn)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .....................
Cho biết ngun tử khối của các nguyên tố:
H=1, C=12, N=14, O=16, F=19, Na=23, Mg=24, Al=27, Si =28, P=31, S=32, Cl= 35,5, K=39,
Ca=40, Mn=55, Fe=56, Cu=64, Zn=65, Br=80, Ag= 108, I=127, Ba=137
I. TRẮC NGHIỆM
t
Câu 1. Cho sơ đồ phản ứng: KMnO4 + HCl (đặc) ⎯⎯
→ KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
Hệ số cân bằng phản ứng là các số nguyên tối giản. Số phân tử HCl đóng vai trị chất khử là:
A. 16.
B. 8.
C. 5.
D. 10.
Câu 2. Trong hợp chất, nguyên tố flo có số oxi hóa là:
A. -1.
B. +1.
C. +3.
D. 0.


Câu 3. Cho hình vẽ mơ tả thí nghiệm điều chế clo từ MnO2 và dung dịch HCl:
0

Khí clo sinh ra thường lẫn hơi nước và khí hiđro clorua. Để thu được khí clo khơ thì bình (1)
và bình (2) lần lượt đựng:
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.
D. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
Câu 4. Để hịa tan hồn tồn m gam hỗn hợp Zn và ZnO cần dùng 100,5 ml dung dịch HCl
36% (D = 1,19 g/ml) thì thu được 8,96 lít khí (ở đktc). Phần trăm khối lượng của Zn trong
hỗn hợp gần nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 37,2%.
B. 74,5%.
C. 40%.
D. 63%.
Câu 5. Trong tự nhiên, clo tồn tại chủ yếu dưới dạng:
A. Đơn chất Cl2 có trong khí thiên nhiên.
B. Khống vật sinvinit (KCl.NaCl).
C. Khống vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O).
D. NaCl trong nước biển và muối mỏ.
Mã đề 101

Trang 1/4


Câu 6. Hoà tan 3,6 gam kim loại Mg bằng dung dịch HCl vừa đủ, thu được bao nhiêu lít khí
H2 (ở đktc)? Giả sử hiệu suất của phản ứng là 80%.
A. 0,500.
B. 4,488.

C. 2,688.
D. 3,366.
Câu 7. Cho các chất sau: KOH, Zn, Ag, Al(OH)3, MnO2, K2SO4. Ở nhiệt độ thường, axit HCl
tác dụng được với số chất trong dãy trên là:
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 8. Có thể phân biệt ba bình khí HCl, Cl2, H2 bằng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch phenolphtalein.
B. Q tím ẩm.
C. Khơng phân biệt được.
D. Dung dịch AgNO3.
Câu 9. Trộn lẫn 200 ml dung dịch HCl 2M với 300 ml dung dịch HCl 4M. Nồng độ mol/l
của dung dịch thu được là:
A. 2,3.
B. 3,2.
C. 2,1.
D. 1,2.
Câu 10. Cho vào ống nghiệm khô một vài tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài giọt dung
dịch HCl đậm đặc. Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy màu ẩm. Hiện
tượng quan sát được là:
A. có khí màu vàng lục xuất hiện.
B. có khí màu vàng lục xuất hiện, giấy màu bị mất màu.
C. có khí màu trắng xuất hiện.
D. khơng có hiện tượng gì.
Câu 11. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào sai?
A. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2.
B. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.
C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

D. AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3.
Câu 12. Chất nào sau đây tác dụng được với H2 ngay cả khi ở trong bóng tối và ở nhiệt độ rất
thấp?
A. I2.
B. F2.
C. Br2.
D. Cl2.
Câu 13. Cho mẩu giấy quỳ tím khơ vào bình đựng khí HCl khơ thì quỳ tím:
A. khơng chuyển màu.
B. chuyển sang màu xanh.
C. mất màu.
D. chuyển sang màu đỏ.
Câu 14. Cho 2,24 lít halogen X2 (ở đktc) tác dụng vừa đủ với magie, thu được 9,5 gam MgX2.
Nguyên tố halogen đó là:
A. clo.
B. flo.
C. brom.
D. iot.
Câu 15. Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố
halogen đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 2 electron
B. Nhận thêm 1 electron
C. Nhường đi 1 electron
D. Nhường đi 7 electron
Câu 16. Dãy axit sắp xếp theo chiều giảm dần tính axit là:
A. HF > HCl > HBr > HI.
B. HI > HBr > HCl > HF.
C. HCl > HBr > HF > HI.
D. HCl > HBr > HI > HF.
Câu 17. Cấu hình electron lớp ngồi cùng của các nguyên tố nhóm halogen là:

A. ns2np6.
B. ns2np4.
C. ns2np5.
D. ns2np3.
Câu 18. Để thu được muối NaCl tinh khiết có lẫn tạp chất NaI ta tiến hành như sau:
A. Đun nóng hỗn hợp.
B. Sục khí F2 đến dư, cơ cạn.
C. Sục Br2 đến dư, cơ cạn.
D. Sục khí Cl2 đến dư, cô cạn.
Câu 19. Đổ dung dịch chứa 1,0 gam HBr vào dung dịch chứa 1,0 gam NaOH. Nhúng giấy
quỳ tím vào dung dịch thu được thì giấy quỳ tím chuyển sang màu nào?
A. Khơng xác định được.
B. Khơng đổi màu.
C. Màu xanh.
D. Màu đỏ.
Mã đề 101

Trang 2/4


Câu 20. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2,
I2)?
A. Tác dụng mạnh với nước.
B. Ở điều kiện thường là chất khí.
C. Vừa có tính oxi hố, vừa có tính khử.
D. Có tính oxi hố mạnh.
Câu 21. Khi cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu đậm
hơn?
A. NaCl.
B. NaI.

C. NaBr.
D. NaF.
Câu 22. Cho bốn đơn chất: F2, Cl2, Br2, I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
A. F2.
B. I2.
C. Br2.
D. Cl2.
Câu 23. Kim loại nào sau đây tác dụng với khí Cl2 và dung dịch HCl loãng cho cùng một loại
muối clorua kim loại?
A. Fe.
B. Cu.
C. Mg.
D. Ag.
Câu 24. Cho các phản ứng hóa học sau, phản ứng nào chứng minh Cl2 có tính oxi hố mạnh
hơn Br2?
A. Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
B. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
C. Br2 + 2NaOH → NaBr + NaBrO + H2O
D. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Câu 25. Cho 5,4 gam Al tác dụng với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giả sử phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 26,7.
B. 19,6.
C. 12,5.
D. 25,0.
Câu 26. Khi nung nóng, iot rắn chuyển thành thể hơi, không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng
này được gọi là:
A. sự bay hơi.
B. sự ngưng tụ.
C. sự phân hủy.

D. sự thăng hoa.
Câu 27. Trong phản ứng hóa học sau: SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr
Vai trò của Br2 trong phản ứng trên là:
A. chất khử và chất oxi hóa.
B. chất bị oxi hóa.
C. chất bị khử.
D. chất khử.
Câu 28. Cho vào ống nghiệm 1,0 ml dung dịch hồ tinh bột. Nhỏ tiếp một vài giọt cồn iot vào
ống nghiệm. Màu dung dịch thu được trong ống nghiệm là:
A. màu xanh.
B. màu đỏ.
C. không màu.
D. màu vàng.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. (1,0 điểm)
a) Tại sao khơng dùng bình thủy tinh đựng dung dịch HF?
b) Khử trùng nước sinh hoạt bằng clo phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về liều lượng,
thời gian,... nếu không sẽ phản tác dụng. Em hãy giải thích tại sao có thể dùng clo để khử
trùng nước sinh hoạt? Tại sao lại tuân thủ nghiêm ngặt quy định về liều lượng?
Câu 2. (0,5 điểm)
Cho 2,4 gam Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 ở đktc. Tính V.
Câu 3. (0,5 điểm)
Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào mơ tả đúng nhất cách thu khí HCl trong phịng thí
nghiệm? Giải thích.

Mã đề 101

Trang 3/4



Câu 4. (1,0 điểm)
Hịa tan hồn tồn 1,7 gam hỗn hợp X gồm Zn và kim loại M ở nhóm IIA vào dung
dịch axit HCl thu được 0,67 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, nếu hòa tan hết 1,9 gam M thì dùng
khơng hết 200 ml dung dịch HCl 0,5M. Tìm kim loại M.
------ HẾT ------

Mã đề 101

Trang 4/4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×