Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số kinh nghiệm tạo video các hoạt động dạy trực tuyến cho trẻ 45 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.25 KB, 20 trang )

1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Tên đề tài: “Một số kinh nghiệm tạo video các hoạt động trực tuyến
cho trẻ 4-5 tuổi”.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã biết dịch bệnh Covid xảy ra đúng vào giữa thời
kỳ cách mạng cơng nghiệp 4.0, vì vậy có thể ứng dụng những
thành tựu công nghệ thông tin vào giải quyết cơng việc và phục
vụ cuộc sống thay vì phải trực tiếp gặp mặt, như là làm việc trực
tuyến, học hành và hội họp bằng hình thức online, kinh doanh
qua mạng, sử dụng ví điện tử và thẻ tín dụng khi thay tốn thay
thế tiền mặt… Nhờ vậy, nhìn vào thực trạng hiện nay, có thể thấy
ngành Cơng nghệ thơng tin đã trở thành một ngành hot và được
chú trọng phát triển. Cuộc cách mạng về ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông nhằm nâng cao chất lượng của việc dạy và học đã, đang phát triển
mạnh mẽ. Theo đó, nền giáo dục đào tạo đào tạo nước ta đứng trước những cơ
hội và thách thức mới đòi hỏi cần phải có những bước phát triển phù hợp. Việc
phát triển năng lực công nghệ thông tin, thiết kế và sử dụng phần mềm dạy học
là một mục tiêu quan trọng trong nền giáo dục ngày nay nhất là trong thời kỳ
covid đang diễn biến hết sức phức tạp.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo
dục trẻ là nâng cao một bước cơ bản về chất lượng học tập của trẻ, tạo ra một
môi trường giáo dục mang tính tương tác cao chứ khơng đơn thuần như kiểu
truyền thống. Trẻ được khuyến khích và tạo điều kiện chủ động để trải nghiệm
thể hiện khả năng và ý kiến của bản thân, được tạo mọi cơ hội để phát huy tính
chủ động, sáng tạo của mình. Nhất là trong thời kỳ nghỉ dịch trẻ khơng được
tiếp xúc trực tiếp với giáo viên và tham gia trực tiếp các hoạt động nên việc
giáo viên phải xây dựng các hình ảnh trực quan minh họa tốt để gây ấn tượng
với trẻ như: hình ảnh, âm thanh, màu sắc sống động, sáng tạo … Với mục đích


nâng cao vai trò của người học trong thời gian nghỉ dịch, thì việc tạo ra các
video để trẻ tiếp thu, lĩnh hội các bài học thông qua sự liên kết, giúp đỡ trực
tiếp với người thân trong gia đình và với máy vi tính. Trẻ được chủ động hoạt
động, sáng tạo hơn, từ đó giúp trẻ nắm bắt những kiến thức và tiếp cận khắc
sâu hơn trong trí nhớ của trẻ.


2

Xây dựng video các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian nghỉ
dịch chính là một trong những biện pháp hợp lý vừa tạo vừa giúp trẻ có thêm
kiến thức trong hoạt động, vừa khiến trẻ bớt nhàm chán trong thời gian nghỉ ở
nhà. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những
hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ thiết kế bài bài dạy, video thì hiện nay
với việc sử dụng các ứng dụng phần mềm giáo viên có thể sử dụng Internet để
chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp
ảnh làm tư liệu cho bài dạy, video. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh
những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi
và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm
thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của
trẻ. Trẻ được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài dạy qua
video. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với thời điểm
dịch bệnh covid 19.
Có thể nói, năm học 2021-2022 là một năm đầy thử thách đối với tất cả
các cấp học, đặc biệt là bậc học mầm non bởi trẻ Mầm non không tổ chức dạy
online mà chỉ lựa chọn những nội dung phù hợp để phối hợp chặt chẽ với phụ
huynh thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại nhà trong thời gian
chưa đến trường để tránh dịch.
Năm học 2021-2022 bản thân tôi được phân công dạy lớp 4-5 tuổi - B1,
với kinh nghiệm trên 15 năm dạy trẻ, trên 10 năm giữ vai trò trưởng khối 4 tuổi,

được tiếp xúc với trẻ của tất cả các lớp trong khối và nhiều năm được nhà trường
cử đi học hỏi, thực hành các phần mềm thiết kế video, làm truyện tranh, làm
phim hoạt hình,... Trên thực tế nhiều năm thực hiện ứng dụng CNTT vào giảng
dạy những năm gần đây tôi nhận thấy được hiệu quả rõ rệt khi đưa các phần
mềm CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Bên cạnh đó, được sự tin
tưởng của Ban giám hiệu nhà trường, năm học 2021-2022 tôi tiếp tục phụ trách
việc xây dựng chuyên đề “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy”, đồng
thời trao đổi kỹ năng ứng dụng các phần mềm CNTT thiết kế về bài giảng Elearning, xây dựng video, phim hoạt hình cho tập thể giáo viên trong nhà trường.
Với các kiến thức đã tiếp thu về ứng dụng các phần mềm CNTT tạo video, phim
hoạt hình ... cũng như tham khảo ý kiến của các đồng chí giáo viên các trường
khác có kinh nghiệm, cùng niềm say mê tự học hỏi hiện tơi đã tích lũy được
nhiều các kiến thức về CNTT, năm học 2021-2022 tôi nhận thấy sự quan trọng
của CNTT trong việc tạo video dạy trực tuyến trong mùa dịch nên quyết định đi
sâu nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm tạo video các hoạt động trực tuyến
cho trẻ 4-5 tuổi”


3

II. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng, khó khăn, thách
thức của việc sử dụng các phần mềm tạo video các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ của trường Mầm non Bình Phú A-Thạch Thất, đề xuất một số kinh nghiệm,
biện pháp thực hiện việc ứng dụng các phần mềm CNTT để xây dựng video vào
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 4-5 tuổi nhằm tăng cường cho việc đầu tư
cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập trẻ 4-5 tuổi trong thời kỳ
covid 19 diễn ra phức tạp để nhà trường có thể giữ vững danh hiệu trường tiên
tiến cấp huyện, giữ vững lòng tin với các cấp lãnh đạo và nhân dân địa phương.
III. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Nghiên cứu lý luận về công tác Ứng dụng công nghệ thông tin.

2. Nội dung thực hiện Ứng dụng các phần mềm về công nghệ thông tin vào
cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ 4-5 tuổi của trường Mầm non Bình Phú A - Thạch
Thất.
3. Đề xuất một số biện pháp, kinh nghiệm trong việc thiết kế, sử dụng các
phần mềm CNTT nhằm phục vụ xây dựng video các hoạt động chăm sóc ,giáo dục
trẻ 4 - 5 tuổi.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành có liên quan
đến việc ứng dụng CNTT vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà
trường, xây dựng cơ sở nghiên cứu lý luận cho việc nghiên cứu đề tài.
2. Phương pháp thực tiễn:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra - kiểm tra.
- Phương pháp tổng kết, đúc kết kinh nghiệm thông qua hoạt động của
bản thân và đồng nghiệp.
V. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện áp dụng từ tháng 9/2021 đến tháng 05/2022 tại lớp 4-5
tuổi B1 trường mầm non Bình Phú A - Thạch Thất - Hà Nội.
Nội dung của đề tài: “Một số kinh nghiệm tạo video các hoạt động trực tuyến
cho trẻ 4-5 tuổi”


4

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Việc tạo video các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 4-5 tuổi trong thời gian
nghỉ dịch covid tại nhà không chỉ là thỏa mãn các nhu cầu về kiến thức của trẻ mà
còn là vấn đề cấp thiết cần được đáp ứng để thích nghi với yêu cầu đổi mới về nội

dung dạy trong thời gian covid 19 diễn biến phức tạp, đòi hỏi giáo viên phải phối
kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh và đưa ra các nội dung, phương pháp,
hình thức tổ chức giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế. Các nội
dung phối hợp chủ yếu là hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa
học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà. Chính vì thế giáo viên
mầm non cần biết cách khai thác ứng dụng các phần mềm CNTT vào việc tạo
video 1 cách hấp dẫn, sáng tạo nhằm phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ trong
thời gian nghỉ dịch đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên để đáp ứng được mục đích trên thì
địi hỏi người giáo viên khơng ngừng nâng cao kiến thức về tin học, dành thời gian
nghiên cứu việc áp dụng các phần mềm CNTT 1 cách linh hoạt vào giảng dạy. Từ
đó tìm ra các giải pháp để tạo được nhiều video có chất lượng để gửi tới phụ huynh
học sinh nhằm phát huy tính tích cực của trẻ 1 cách tối đa.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trên thực tế, khi xây dựng video các hoạt động chăm sóc, giáo dục cho trẻ
khơng ít giáo viên cảm thấy khó khăn, lúng túng vì để thực hiện được một video
hồn chỉnh có đủ nội dung mong muốn, hình ảnh, âm thanh sắc nét qua môi
trường Multimedia phong phú địi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị về
phơng nền, về trang phục, về đồ dùng phục vụ hoạt động, về lời dẫn hợp lý ....
Hơn thế nữa để xây một video chất lượng thì ngồi kiến thức cơ bản về vi tính,
sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng như power point, camtasia, capcut
… và các phần mềm hỗ trợ khác, giáo viên cần phải có niềm đam mê thật sự với
cơng việc thiết kế, địi hỏi sự sáng tạo, sự nhạy bén, tính thẩm mỹ để săn tìm tư
liệu từ nhiều nguồn.
Bên cạnh đó bản thân tơi cịn lúng túng trong việc xây dựng các nội
dung để quay video cho bản thân và cho đồng nghiệp trong khối 4 tuổi. Hình
thức tổ chức chưa đa dạng hấp dẫn, sáng tạo gây hứng thú cho trẻ. Mà tâm lý
trẻ vẫn còn mang nặng đặc điểm là dễ thích, chóng chán và thường được hấp
dẫn bởi những đối tượng có tính sinh động, mới mẻ, do đó việc xây dựng
video các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ đôi khi chưa được nghiên cứu kỹ



5

dẫn đến việc tạo video chưa được thu hút hấp dẫn với trẻ, vì vậy vẫn chưa
phát huy được hiệu quả tối đa ý tưởng về các nội dung muốn truyền tải đến
trẻ.
Từ những thực tế trên, qua quá trình thực hiện đề tài trong năm học 20212022 với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả trong việc đẩy mạnh chăm
sóc, giáo dục trẻ trong mùa dịch đáp ứng được mục tiêu của ngành đề ra. Sau
đây tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình với đề tài: “Một số kinh
nghiệm tạo video các hoạt động trực tuyến cho trẻ 4-5 tuổi”.
III. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi :
a. Về phía giáo viên:
- Được sự quan tâm từ phía Phòng giáo dục đào tạo, Ban giám hiệu Nhà
trường hàng năm tôi được tham dự các lớp tập huấn về ứng dụng các phần mềm
công nghệ thông tin.
- Bản thân tơi có kiến thức về Tiếng Anh và trình độ về tin học, biết sử dụng
máy tính và có một số kỹ năng để xây dựng bài giảng điện tử cũng như đã khai
thác, sử dụng phần mềm thiết kế video Camtasia, sử dụng phần mềm hoạt hình
toon boom studio trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.
- Năm học 2021-2022 đạt giải đặc biệt trong hội thi “thiết kế bài giảng Elearning" cấp trường
b. Về phía trẻ:
- 90% trẻ đã qua chương trình 3 tuổi nên đã ít nhiều có tiếp xúc về các nội
dung chăm sóc, giáo dục trẻ.
- Trẻ ngoan và có ý thức trong việc phối kết hợp với phụ huynh để thực hiện
các hoạt động cô gửi trên nhóm zalo
c. Về phụ huynh:
- Đa số gia đình trẻ có máy tính nên trẻ đã được tiếp xúc với máy vi tính tại nhà
- Phần đa phụ huynh nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc chăm sóc
giáo dục trẻ ở độ tuổi này.

- Phụ huynh quan tâm, nhiệt tình phối kết hợp với giáo viên, thường xuyên
việc trao đổi với giáo viên về kết quả thực hiện các nội dung hoạt động cô gửi
cũng như lợi ích từ việc cho trẻ tiếp cận với CNTT.
- Phụ huynh tham gia các cuộc họp trực tuyến đầy đủ.
d. Về cơ sở vật chất:
Lớp học đủ ánh sáng, đủ phương tiện đồ dùng học tập, đặc biệt được trang
bị máy vi tính và kết nối Internet.
2. Khó khăn:


6

a. Đối với giáo viên:
- Khai thác một số tính năng của một số website phần mềm hỗ trợ còn hạn
chế như: phần mềm canvas, phần mềm Ulead video studio ... do vậy cịn gặp
nhiều khó khăn trong q trình ứng dụng các phần mềm vào việc xây dựng
video.
- Các thiết bị máy tính phục vụ ứng dụng các phần mềm luôn thay đổi ngày
càng hiện đại và cần được cập nhập thường xuyên tuy nhiên trong điều kiện của cá
nhân tơi chưa có điều kiện để nâng cấp hơn các thiết bị và ứng dụng này nên trong
quá trình tạo video còn chưa được nét và hấp dẫn trẻ.
- Bản thân giáo viên còn chưa thực sự sáng tạo trong xây dựng nội dung
truyền tải các hoạt động đến trẻ.
b. Đối với trẻ:
- Qua khảo sát đầu năm thì trẻ chưa hứng thú vào các hoạt động chăm sóc
và giáo dục mà giáo viên đưa ra với trẻ.
- Các kỹ năng mà trẻ thực hành khi tham gia các hoạt động trực tuyến còn
hạn chế
c. Đối với phụ huynh:
- Phần lớn phụ huynh lớp tôi làm nông nghiệp, làm mộc ít có thời gian trị

chuyện, quan tâm, đồng hành với trẻ trong các bài học cần có sự phối hợp của
phụ huynh.
- Nhiều gia đình đơng con chưa có đủ phươn tiện để trẻ mầm non có thể
tham gia được các hoạt động mà cơ gửi trên nhóm zalo.
- Nhiều gia đình cịn e ngại việc cho trẻ tiếp cận các phương tiện hiện đại
vì sợ mặt trái của cơng nghệ.
d. Đối với cơ sở vật chất:
- Kinh phí đầu tư các thiết bị CNTT nhằm phục vụ cho việc xây dựng video
các hoạt động cịn ít, nhà trường chưa đầu tư trong việc mua các phần mềm tạo
video có bản quyền để sử dụng.
- Đơi lúc mạng yếu, máy móc trục trặc nên gây ra một số tình huống bất lợi
cho quá trình giáo viên xây dựng video, một số video chưa được xây dựng kịp thời
so với kế hoạch đã xây dựng.
3. Số liệu điều tra cụ thể:
a. Khảo sát trẻ:
Tổng số trẻ khảo sát: 30/30 = 100%. Trong đó 25/30 = 83% số trẻ đã qua
chương trình 3 tuổi. Cụ thể :
TT
Nội dung
Đầu năm
Tốt - khá
Đạt
Chưa đạt


7

Trẻ
Kỹ năng tiếp xúc với các phương
tiện học

Hứng thú của trẻ trong các video
hoạt động trực tuyến
Kỹ năng thực hành theo các video
hoạt động trực tuyến
Kiến thức trẻ nắm bắt được qua
các hoạt động trực tuyến
Xếp loại chung

1
2
3
4

%

Trẻ

%

Trẻ

%

15

50

15

50


5

17

7

23

18

60

3

10

6

20

21

70

2

6

5


17

23

77

2

6

7

23

21

71

b. Khảo sát giáo viên:
Đầu năm
TT

Nội dung

1

Tốt

Kỹ năng sử dụng linh hoạt máy vi tính

Kỹ năng khai thác Internet và thư điện tử
trong dạy học
Kỹ năng khai thác các phần mềm hỗ trợ để
thiết kế video
Kỹ năng sử dụng linh hoạt các phần mềm thiết
kế video
Xếp loại chung

2
3

Khá

TB

x
x
x
x
x

c. Khảo sát phụ huynh:
STT
1

2
3
4

Nội dung

Số lượng phụ huynh tương tác tốt với giáo viên
cùng chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian trẻ
nghỉ dịch ở nhà
Số phụ huynh quan tâm, đồng hành với trẻ cùng
hướng dẫn, thực hiện bài học qua video các hoạt
động giáo viên gửi
Số lượng video được phụ huynh phản hồi tốt
Số lượng máy tính, các phương tiện được phụ
huynh chuẩn bị để trẻ học tập qua video tại nhà

Đầu năm
20

10
10
20

Sau khi nghiên cứu thực trạng xây dựng video của giáo viên; sự quan tâm
đồng hành, giúp đỡ và trao đổi của phụ huynh; việc học tập, thực hành của trẻ


8

trong thời gian nghỉ dịch của trẻ 4-5 tuổi tôi đã xây dựng và thực hiện tốt một số
biện pháp sau:
d. Các biện pháp thực hiện nội dung đề tài:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch đầu năm và tham mưu để đầu tư cơ sở vật
chất phục vụ việc xây dựng video thông qua các ứng dụng, các phần mềm về
CNTT.
Biện pháp 2: Rèn luyện và nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT của bản thân và

trao đổi kinh nghiệm qua các chuyên đề ứng dụng CNTT.
Biện pháp 3: Tìm những nội dung, kiến thức dạy trẻ trực tuyến sao cho hấp
dẫn, sáng tạo, sinh động để đưa vào thiết kế video nhằm kích thích ở trẻ khả năng
tư duy và hứng thú cao vào các hoạt động.
Biện pháp 4: Rèn luyện khả năng tự tin của bản thân khi quay video các bài
dạy trực tuyến.
Biện pháp 5: Khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ việc thiết kế
video các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà đạt hiệu quả cao
Biện pháp 6: Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm
sóc, giáo dục trẻ qua video trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà.
IV. NHỮNG BIỆN PHÁP CỤ THỂ
1. Xây dựng kế hoạch đầu năm và tham mưu để đầu tư cơ sở vật chất
phục vụ việc ứng dụng CNTT:
Để chủ động trong việc giáo dục trẻ, đồng thời cũng giúp trẻ đạt hiệu quả
cao hơn qua các video trẻ học tập tại nhà thì việc xây dựng kế hoạch đầu năm
học là một việc làm rất quan trọng. Ngay từ đầu năm học nhận được sự chỉ đạo
từ Phịng GD&ĐT huyện Thạch Thất, ngồi việc xây dựng kế hoạch hoạt động
dạy trẻ trên phần mềm Gokids thì tơi thống nhất với giáo viên trong khối xây
dựng song song kế hoạch kết nối trực tuyến với phụ huynh bằng các bài tuyên
truyền và các video thiết thực phù hợp với trẻ trong thời gian nghỉ dịch tại nhà.
Bên cạnh đó thì việc bổ sung đồ dùng, đồ chơi, phương tiện giảng dạy
theo TT01 của Bộ giáo dục, đồ dùng phục vụ việc ứng dụng CNTT xây dựng
video cũng là một việc rất quan trọng. Đặc biệt là trang bị cho bản thân 1 chiếc
điện thoại đời cao hoặc 1 chiếc máy quay tốt để hình ảnh các tiết học được sắc
nét, chất lượng video sáng dễ nhìn cũng là 1 việc làm không thể thiếu trong việc
thiết kế 1 video có chất lượng cao. Để việc ứng dụng CNTT vào xây dựng các
video trực tuyến được thuận lợi, tôi đã lên kế hoạch tham mưu với nhà trường để
lớp được trang máy laptop và động viên các chị em trong khối mua máy tính cá
nhân. Cuối năm học 2020-2021 tơi đã được nhà trường đầu tư 1 máy tính để
phục vụ việc xây dựng các video tuyên truyền cho nhà trường, đồng thời 100%



9

các lớp trong khối 4 tuổi đã trang bị được máy tính cá nhân và giáo viên trong
khối đều có điện thoại di động tốt. Do vậy việc thực hiện xây dựng video các
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở lớp và khối của tôi là hết sức thuận lợi.
Khi lập kế hoạch, tôi luôn chọn các nội dung hoạt động về kỹ năng và một
số hoạt động giáo dục phù hợp với chủ đề sự kiện sát với khả năng nhận thức và
hiểu biết của trẻ. Kế hoạch đã được Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt ngay từ
đầu năm học.
Việc chuẩn bị đầy đủ các phương tiện phục vụ ứng dụng CNTT trong xây
dựng các video cũng như lập kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học giúp tôi không
những chủ động trong việc thiết kế các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mà việc tổ
chức đó cịn được tiến hành theo một cách có hệ thống hơn.
2. Rèn luyện và nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT của bản thân và
trao đổi kinh nghiệm qua các chuyên đề ứng dụng CNTT:
Bản thân là một giáo viên ln có đam mê học hỏi, tìm hiểu về công nghệ
thông tin nên ngay từ những năm học đầu huyện triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy, tôi đã tự học hỏi cách sử dụng các trình word như
Microsoft office, microsoft powerpoint, microsoft Excel, cách đánh văn bản 10
ngón ... Do có đam mê nên tơi học rất nhanh và nhanh chóng sử dụng các trình
soạn thảo văn bản và làm giáo án điện tử một cách dễ dàng
Khơng chỉ vậy, tơi ln tự tìm hiểu qua google cách sử dụng các phần
mềm có liên quan đến việc soạn giảng giáo án điện tử, thiết kế video như phần
mềm CutterJoiner, camtasia studio, format factory, capcut, canvas ...
Trong nhiều năm học tơi được nhà trường, Phịng GD&ĐT huyện tạo điều
kiện học bồi dưỡng về công nghệ thơng tin từ các khóa đào tạo do chun viên
của phịng, sở hướng dẫn, bởi vậy tơi đã có thêm nhiều kiến thức về sử dụng
công nghệ thông tin nâng cao, các phần mềm hỗ trợ như : Windows Movie

Maker2.6, Total Video Converter, Photoshop, toonboom studio, ... và có được
nhiều chứng chỉ hồn thành các khóa đào tạo cơng nghệ thông tin nâng cao hay
mới nhất đây là chứng chỉ sử dụng phần mềm làm phim hoạt hình từ phần mềm
canvas, sau những khóa học đó, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường
tôi tiếp tục về triển khai trao đổi với đồng nghiệp trong toàn trường cũng như
trong khối qua chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục.
Sau nhiều năm số giáo viên có kỹ năng ứng dụng CNTT trong thiết kế bài
giảng và làm video đạt hiệu quả cao, đặc biệt là đối với giáo viên trong khối 4
tuổi do tôi phụ trách tăng lên rõ rệt, số giáo án điện tử, video được sử dụng có
hiệu quả vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ có tiến triển, đặc biệt trong
năm học 2021-2022 trẻ không được đến trường tôi đã mạnh dạn đưa những


10

video thiết kế hay tốt được lên trang youtube để gửi đến trẻ thơng qua phụ
huynh. Ngồi ra tơi cịn đưa video lên các trang fanpage của nhà trường để bạn
bè đồng nghiệp trong cộng đồng cùng tham khảo, góp ý để ngày càng có những
video hay hơn, hấp dẫn và kích thích được hứng thú của trẻ khi tham gia học
trực tuyến qua video.
Từ những nhận thức trên tôi luôn ý thức được rằng cần phải tự bồi dưỡng
và rèn luyện bản thân, khơng ngừng tìm tịi, tham khảo tài liệu, tư liệu qua
mạng, học hỏi, trao đổi với các đồng chí trong khối và các đồng chí trường khác
có kinh nghiệm hơn mình để có thêm kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông
tin trong việc xây dựng các video hoạt động dạy trẻ trực tuyến.
3. Tìm những nội dung, kiến thức dạy trẻ trực tuyến sao cho hấp dẫn, sáng
tạo, sinh động để đưa vào thiết kế video nhằm kích thích ở trẻ khả năng tư duy và
hứng thú cao vào các hoạt động.

Là một giáo viên có nhiều năm đảm nhiệm khối trưởng khối 4 tuổi, tôi đã

nắm bắt và lĩnh hội được rất nhiều kiến thức từ việc giáo dục trẻ trực tiếp. Ngồi ra
tơi cũng tham gia nhiều các hội thi về công nghệ thông tin nên phần nào đã nắm bắt
được cách thức truyển tải nội dung giáo dục vào video 1 cách hợp lý để gửi đến trẻ.
Thông qua việc sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động
được tôi đã chuyển tới trẻ nội dung một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành cho
trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc
sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non trong điều kiện trẻ
phải nghỉ dịch tại nhà.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, địi hỏi mỗi giáo viên khơng ngừng
nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó
tìm ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho trẻ
là đòi hỏi cấp thiết cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói
riêng về tin học để có thể sáng tạo video các hoạt động sao cho thật sinh động, hiệu
quả nhưng phù hợp với từng môn học tránh lặp đi lặp lại một hình thức trong 1
video sẽ làm mất đi hứng thú của trẻ.
Nhưng để có được một video hay, có sự tương tác hiệu quả từ phía trẻ quả
là 1 điều không phải dễ. Đối với một giáo viên khi có ý định thiết kế 1 video
hoạt động cần nắm vững quy trình thiết kế và khai thác sử dụng phần mềm hỗ
trợ hợp lý.
Điều đầu tiên để xây dựng 1 hoạt động qua video cần phải xác định mục tiêu
bài học, lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm,
Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức, xây dựng thư viện tư liệu, lựa chọn ngơn
ngữ hoặc phần mềm trình diễn để xác định tiến trình dạy học thơng qua các hoạt


11

động cụ thể, chạy thử chương trình, sữa chữa và hồn thiện. Thoạt nghe thì có vẻ
phức tạp nhưng thực sự muốn có được 1 video giảng dạy tốt khơng bắt buộc phải
thực hiện những yêu cầu trên. Tùy thuộc vào tính chất của từng hoạt động mà yêu

cầu khác nhau được đặt ra cho các bạn. Tuy nhiên nếu đáp ứng được các nhu cầu
trên thì thật tuyệt vời, với kinh nghiệm của mình tơi xin chia sẽ cụ thể như sau:
Trước hết giáo viên cần xác định thiết kế video hoạt động đó là hoạt động
gì? cần thực hiện những mục đích - yêu cầu như thế nào? hay nói cách khác là
cần lựa chọn kiến thức cơ bản bằng ý tưởng của mình rồi mới khai thác nguồn
tài liệu từ nhiều nguồn để phục vụ mục đích. Nếu trước đây giáo viên phải đi tìm
kiếm hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng 1 cách thủ cơng, khó
khăn thì ngày nay với việc sử dụng các nguồn từ CNTT giáo viên có thể khai
thác một nguồn tư liệu vô tận, phong phú thông qua việc truy cập Internet.
Ngồi ra những nguồn thơng tin có thể tìm trực tiếp trên Website, hoặc từ
đồng nghiệp trong trường, trường bạn, nhưng quan trọng vẫn là ở ý tưởng sẵn có
trong kinh nghiệm của người làm video. Khi lựa chọn cần lựa chọn tư liệu phù
hợp thể hiện rõ nội dung hoạt động mà mình định thiết kế, hình thức đa dạng
(thơng tin, hình ảnh, video,..) được chọn lọc bổ sung và đưa vào một file tư liệu.
Xử lý thơng tin bằng việc khai thác tính năng của các phần mềm hỗ trợ.
Từ việc tìm hiểu kỹ các nội dung hoạt động để xây dựng 1 video sáng tạo,
sống động, hấp dẫn gây được sự chú ý của trẻ. Giáo viên cần có sự đầu tư trong
dàn dựng như: Tìm nền cho video, tìm những hình ảnh có nội dung đẹp, phù hợp
truyền tải được hết ý của nội dung dạy.
VD: Khi thiết kế hoạt động dạy trẻ “khám phá sự kỳ diệu của màu sắc” tôi
xây dựng mục đích - yêu cầu cần đạt trong bài dạy này của trẻ. Sau đó lên nội
dung dạy dẫn dắt hợp lý để vào bài nhằm kích thích sự hứng thú của trẻ trước
khi vào nội dung chính bằng cách cho trẻ quan sát sự kỳ diệu của màu sắc trong
thế giới thiên nhiên. Để có được video sự kỳ diệu của màu sắc trong thế giới
thiên nhiên tôi đã lên goolge và sử dụng phần mềm download IDM để tải được
video có nội dung bản quyền đó. Sau khi trẻ nhận ra được thế giới thiên nhiên có
nhiều màu sắc kỳ diệu tôi tiếp tục cho trẻ quan sát màu sắc gần gũi xung quanh
trẻ và khẳng định với trẻ màu sắc tồn tại khắp nơi trên trái đất. Khi trẻ đã hứng
thú với bài học tôi giới thiệu với trẻ về sự xuất hiện của bạn bút chì cùng đồng
hành trong hoạt động dạy của mình. Tơi sử dụng hình ảnh bút chì giới thiệu về

bánh xe màu sắc và sự kết hợp giữa 3 màu cơ để tạo ra các màu sắc khác nhau.
Để làm được như vậy tơi phải sự dụng cơng cụ tìm kiếm trên goolge tải video về
bằng dowload IDM và sử dụng camtasia để cắt ghép đến phần kiến thức tôi cần
để nối vào bài dạy của mình. Tơi xen kẽ các bài tập để trẻ thực hành và nói kết


12

quả với phụ huynh từ đó khắc sâu hơn cho trẻ nội dung học. Cuối cùng tôi kết
thúc bài học bằng 1 bài hát nhẹ nhàng để khắc sâu củng cố bài học với trẻ.
Nói tóm lại để có 1 video có nội dung, kiến thức hấp dẫn, sáng tạo kích
thích được sự hứng thú tham gia hoạt động của trẻ thì điều khơng thể thiếu được
mà giáo viên cần làm là xác định được mục đích yêu cầu một cách rõ ràng và
tìm được các hình ảnh, video sinh động hấp dẫn với trẻ.
4. Rèn luyện khả năng tự tin của bản thân khi quay video các bài dạy
trực tuyến.
Cốt lõi sau sự thành công của 1 video dạy trực tuyến chính là người dạy. Sự
dẫn dắt của người dạy xuyên suốt và hợp lý là 1 phần đem lại sự hứng thú vào bài
học của của trẻ. Chính vì vậy người dạy cần có sự tự nhiên trước máy quay để khi
trẻ xem có thể cảm nhận được sự tin tưởng từ cơ giáo của mình.
Để có được sự tự tin, một phần là xuất phát từ năng khiếu của người dạy,
nhưng một phần khơng nhỏ nữa đó là nhờ vào sự trau dồi kỹ năng thể hiện tự tin từ
cuộc sống hàng ngày như: Tiếp xúc nhiều với tất cả các phụ huynh qua các buổi
họp trực tuyến, đứng lên tổ chức nhiều cuộc họp với giáo viên trong khối, thường
xun nói trước đám đơng, tham gia các hoạt động văn hóa nghệ thuật ... và đặc
biệt là thường xuyên tổ chức dạy trẻ hàng ngày và trong các hội thi, thao giảng các
tiết dạy cho đồng nghiệp học tập, từ đó khả năng ngơn ngữ của giáo viên trở lên lưu
lốt và linh hoạt hơn. Ngồi ra để rèn luyện khả năng tự tin người giáo viên cần
phải tự ý thức để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân sau mỗi lần quay hỏng. Trước
khi tham gia tổ chức quay video thì giáo viên cần chuẩn bị những lời dẫn, đọc trước

để khi quay không bị vấp hoặc nói sai. Khi lời dẫn được xuyên suốt thì cũng là một
phần mang lại cho trẻ hứng thú vào hoạt động.
Do là người địa phương nên khi nói giáo viên thường mắc lỗi nói tiếng địa
phương, thậm chí cịn nói ngọng các từ l và n. Bởi thế nên giáo viên cần phải tập
luyện ngôn ngữ chuẩn phổ thông ở mọi lúc, mọi nơi trong cuộc sống giao tiếp hàng
ngày để có thể tự tin hơn nữa trong việc tham gia quay video dạy trẻ trực tuyến.
5. Khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ việc thiết kế video
các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà đạt hiệu quả cao.
Phần mềm hỗ trợ là một trong những công cụ đắc lực giúp cho giáo viên
thiết kế thành cơng 1 video. Chính bởi vậy mà giáo viên cần phải chủ động khai
thác 1 cách tối ưu mọi phần mềm để thiết kế video 1 cách linh hoạt, sáng tạo và hấp
dẫn cho trẻ sao cho không cần nhiều đến sự hỗ trợ từ người thân trẻ vẫn say sưa
học hỏi các bài học từ video cơ gửi.
Bản thân tơi là một giáo viên có niềm đam mê tìm tịi, khám phá về CNTT
để sử dụng được thành thạo các ứng dụng, các phần mềm tin học nhằm phục có


13

hiệu quả cho việc dạy và học nói chung và thiết kế các giáo án điện tử, giáo án Elearning nói riêng. Chính bởi vậy năm học 2021-2022 trước tình hình diễn biến mới
trong việc dạy và học thời kỳ covid 19, học sinh không được đến trường để đảm
bảo an tồn cho việc phịng chống dịch của tồn xã hội. Chuẩn bị cho 1 năm học
mà giáo viên không biết đến trẻ, không biết đến phụ huynh chỉ giao tiếp với nhau
qua mạng, qua các ứng dụng goolge meeting, zoom meetting, ... Cùng với thực
hiện sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT huyện Thạch Thất, năm
học 2021-2022 bậc học Mầm non không tổ chức dạy trực tuyến mà chỉ thực hiện
các hoạt động kết nối với phụ huynh qua các bài tuyên truyền về sức khỏe mùa
dịch, qua các video có nội dung chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp với tình hình
chung của đất nước.
Năm học 2021-2022 nhà trường phải tổ chức các ngày hội, ngày lễ như:

‘ngày hội đến trường của bé’, ‘Đêm hội trăng rằm’; Các cuộc thi ‘Vẽ tranh tặng
chú bộ đội’ đều bằng hình thức trực tuyến. Bản thân tơi được giao nhiệm vụ thiết kế
các video đó để gửi đến phụ huynh và trẻ. Tôi cũng trăn trở suy nghĩ nên sử dụng
phần mềm gì để phục vụ cho việc thiết kế các video này một cách hiệu quả nhất bởi
mỗi phần mềm hỗ trợ đều có những tính năng ưu việt khác nhau. Và thường khi
làm video chuyên nghiệp mọi người không thể không biết đến phần mềm hỗ trợ
đắc lực nhất đó là phần mềm Camtasia studio.
5.1. Phần mềm Camtasia studio.
Phần mềm camtsia là một phần mềm có đầy đủ những tính năng ưu việt
giúp người làm video có thể cắt ghép, chỉnh sửa, thay phơng nền cho mọi video
theo ý thích Phần mềm camtsia là một phần mềm có đầy đủ những tính năng ưu
việt giúp người làm video có thể cắt ghép, chỉnh sửa, thay phông nền, bỏ âm
thanh gốc, ... cho mọi video theo ý của người sáng tạo. Việc khai thác được tối
ưu các tính năng của phần mềm này giúp cho người sáng tạo có thể tạo ra được
nhiều video hay, sống động. Để có thể sử dụng được hết các tính năng của phần
mềm này thì giáo viên cần phải có 1 số vốn tiếng anh kỹ thuật để có thể biết
nghĩa của các tính năng trên các thanh cơng cụ
VD: + Tệp Clip bin đó là nơi để tất cả các video, ảnh, âm thanh để tạo
video mới; Transitons đó là mục chọn các hiệu ứng cho video thêm sinh động;
Visual properties là mục xóa nền hoặc chuyển màu nền cho video; Record the
screen là ghi hình màn hình; hoặc các cơng cụ trên thanh chính như biểu tượng
cắt video, copy, dán, trở lại …
+ Khi thiết kế hoạt động “ngày hội đến trường của bé” cho nhà trường
trước tiên tôi quay video các đoạn dẫn dắt, giới thiệu của MC, đoạn phát biểu
của hiệu trưởng trên nền phông xanh. Sau đó tơi tìm hình ảnh các hoạt động của


14

nhà trường về ngày khai giảng, tìm những bản nhạc, bài hát phù hợp; tìm những

video, hình ảnh để làm nền cho video;… Sau đó đưa tất cả vào phần mềm
camtasia studio để cắt, ghép, thay phông nền và tạo video. Khi đã hồn thiện
được video theo ý muốn tơi xuất video ở định dạng đuôi mp4 và chia sẻ lên cho
đồng nghiệp nhận xét, góp ý để rút kinh nghiệm cho các video sau.
Nói tóm lại để sử dụng được thành thạo, linh hoạt phần mềm này đòi hỏi
người giáo viên phải tìm hiểu và thực hiện thường xuyên hơn. Đặc biệt khi sử
dụng phần mềm Camtasia cần lưu ý phần mềm khơng thể cho các video có định
dạng đi webm, hoặc các âm thanh có đi m4a, … chính bởi vậy nên khi sử
dụng giáo viên cần phải sử dụng thêm một phần mềm hỗ trợ đắc lực nữa đó là
phần mềm đổi đi: Formart factory.
5.2. Phần mềm Format factory
Đây là phần mềm vô cùng đắc lực cho việc thiết kế 1 video bởi phần mềm
này có thể đổi đi cho mọi video, hình ảnh, âm thanh về định dạng âm thanh
mà người dùng cần. Ngoài ra phần mềm này có thể giúp người dùng cắt, ghép
video rất tiện lợi. Trên thực tế có rất nhiều các phần mềm đổi đuôi như: total
video converter, Joiner and cutter hoặc có thể cắt hoặc đổi đi video, âm thanh,
hình ảnh bằng các trang website online audio converter; … nhưng những phần
mềm đó đều khó sử dụng và địi hỏi người sử dụng phải mua bản quyền, với các
website miễn phí thì lại bị giới hạn các âm thanh, video nên nếu có phần mềm
Format factory thì giáo viên khơng cần phải suy nghĩ đắn đo trước mỗi lần sử
dụng và đặc biệt là không mất thời gian nhiều cho công việc của mình.
Ví dụ: Khi thiết kế video về hoạt động “nhận biết phân biệt phía phải phía
trái của bản thân trẻ” tơi đã phải tìm video cho bài hát mở đầu gây hứng thú cho
trẻ nhưng video đó lại có đi webm nên tơi đã sử dụng phần mềm Format
factory để đôi đuôi sang mp4. Trước tiên tôi tải video về và mở phần mềm
format factory lên chọn vào mục video -> chọn vào mp4 -> mở file có chứa
video -> đồng ý -> nhấn vào start covert như vậy là hồn thiện việc đổi đi cho
video đó.
Nhìn chung phần mềm format fatory là một phần mềm miễn phí và được
sử dụng một cách dễ dàng giúp giáo viên khơng mất thời gian nhiều trong việc

tạo video có định dạng đi như mong muốn.
Bên cạnh đó khi làm bất kỳ video nào thì việc khai thác các hình ảnh,
video, âm thanh trên mạng là một điều không thể thiếu đối với những ai muốn
thiết kế video. Và ứng dụng phổ biến nhất đó là cơng cụ tìm kiếm goolge
5.3. Ứng dụng goolge crome


15

Đây là một ứng dụng phổ biến nhất đối với tất cả mọi người nhất là với
những giáo viên đang muốn xây dựng các video có chất lượng tốt. Việc sử dụng
ứng dụng này rất phổ biến trên toàn thế giới. Mọi người có thể tìm kiếm mọi thứ
trên ứng dụng bằng giọng nói, bằng cách gõ văn bản tìm kiếm. Sử dụng hiệu quả
các tính năng của ứng dụng này cũng là một cách góp phần tạo ra video các hoạt
động trở nên phong phú, hấp dẫn và sinh động hơn.
Ví dụ: Khi xây dựng video “Dạy trẻ kỹ năng cắt móng tay” tơi đã phải tìm
kiếm bài hát “khúc hát đơi bàn tay”, những khung hình bắt mắt, hình ảnh sinh
động để cho vào video sao cho phù hợp với nội dung bài dạy.
Nhưng để góp phần tạo nên ấn tượng cho video thì trang bìa mở đầu cũng
là 1 trong những điều khiến tôi phải băng khoăn mỗi khi thiết kế video bởi mỗi
bài tôi lại muốn tạo ra 1 trang bìa khác nhau để khơng tạo sự nhàm chán với trẻ
ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tơi thường xây dựng trang bìa trên phần mềm
powerpoint.
5.4. Ứng dụng thiết kế trang bìa power point
Đây là 1 ứng dụng phổ biến nhất trên nền tảng Office bởi trên ứng dụng
này có đầy đủ các tính năng cần thiết để tạo được các trang bìa sinh động, hấp
dẫn trẻ ngay từ cái nhìn đầu tiên. Trong phần mềm có thể đánh chữ, tạo kiểu
chữ, chèn âm thanh, tạo các hiệu ứng, chèn các hình ảnh, … Chỉ bấy nhiêu thơi
cũng đã đủ để cho giáo viên có thể thiết kế được mn vàn các trang bìa đẹp, bắt
mắt, sinh động phát triển các giác quan của trẻ.

Ví dụ: Khi thiết kế video hoạt động âm nhạc với nội dung trọng tâm “nghe
hát: em đi giữa biển vàng”. Tôi đã chọn các hình ảnh về cây lúa, hình ảnh em bé
đang đi giữa biển lúa vàng, các hình ảnh như bướm bay, đồng cỏ, chim hót, …
từ đó tạo ra 1 trang bìa rất đặc sắc thu hút được sự hứng thú của trẻ vào bài học.
5.5. Các ứng dụng khác
Không chỉ khai thác triệt để, hiệu quả các phần mềm ứng dụng tạo video
cần thiết tơi cịn sử dụng kết hợp nhiều các ứng dụng khác để tạo video như:
Capcut, youtube, photoshop, paint, mp3 key shifter, …
Nói chung để có được một video hồn hảo đúng theo ý của mình bản thân
tơi phải khơng ngừng học hỏi, tìm kiếm nhiều các công cụ đắc lực khác nhau để
thiết kế video các hoạt động nhằm giúp phụ huynh và trẻ có kiến thức tốt hơn về
chăm sóc sức khỏe, về thực hành các kỹ năng sống và nắm bắt được kiến thức
cần thiết diến ra trong mùa dịch
6. Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo
dục trẻ qua video trong thời gian trẻ nghỉ dịch tại nhà.


16

Cùng với sự nỗ lực của bản thân, để thực hiện tốt việc xây dựng video các
hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ diễn ra trong mùa dịch thì sự quan tâm, đồng
hành phối hợp từ phía Nhà trường và phụ huynh là rất cần thiết.
Do vậy ngay từ đầu năm học tôi cùng kết hợp với giáo viên cùng lớp (đồng
chí Chiến) đưa ra kế hoạch cũng như tìm hiểu về nhận thức của phụ huynh trong
lớp mình, từ đó tổ chức họp phụ huynh trực tuyến để trao đổi về cơ sở vật chất của
lớp nói chung, về tầm quan trọng của việc đồng hành cùng giáo viên và trẻ trong
thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà, nhất là đối với những phụ huynh luôn quan tâm đến
việc học tập của con em mình như: Phụ huynh của cháu Thế Phong, Khắc Việt,
Thanh Phương, Đăng Nhật…; một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc
học của các cháu như phụ huynh cháu: Chí Cường, Minh Hiếu, Nguyễn Thị Ngọc

Bích, …
Từ đó sự nhận thức của các bậc phụ huynh đồng đều hơn, hiểu được vai trò
của phụ huynh trong thời gian trẻ nghỉ dịch ở nhà. Do vậy ngay từ đầu năm học 1
số phụ huynh lớp tơi rất tích cực trao đổi kết quả tham gia các hoạt động do giáo
viên gửi video.
Hơn nữa, trong các cuộc họp qua zoom tôi thường xuyên đưa thông các
bài giảng, các trò chơi để giao lưu cùng trẻ và nhờ phụ huynh đồng hành cùng
con khi con tham gia các trị chơi đó. Từ đó giúp phụ huynh nắm được cách thức
để học và chơi cùng trẻ một cách phù hợp nhất.
Để thấy rõ việc thiết kế các video đạt hiệu quả ra sao, tôi đã trao đổi trước
với phụ huynh những nội dung mà tôi sắp sửa thiết kế cho trẻ hoạt động để phụ
huynh có thể nắm bắt và đồng hành cùng trẻ 1 cách thoải mái hơn.
Qua đó, phụ huynh rất vui tin tưởng và cùng cơ giáo uốn nắn trẻ. Từ đó chất
lượng giáo dục trẻ 4-5 tuổi ngày càng được nâng lên rõ rệt.
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Đối với trẻ:
Qua việc xây dựng và gửi video các hoạt động gửi đến trẻ trong thời gian trẻ
nghỉ ở nhà, tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt. Với các hoạt động phát triển thẩm
mĩ trẻ tự tin thể hiện trước mặt người thân hơn, tự tạo được các sản phẩm đơn giản
qua sự hướng dẫn của cô. Với hoạt động phát triển ngôn ngữ, trẻ hứng thú và say
sưa hơn khi được làm quen với những câu chuyện, bài thơ. Phát triển các lĩnh vực
khác: Trẻ tự đúc rút, lĩnh hội các kiến thức của cô một cách hứng thú, hăng say mà
không cần sự trợ giúp từ người thân trong gia đình. Từ đó hình thành ở trẻ những
kỹ năng sống cần thiết, giúp trẻ nâng cao hơn khả năng tự lập, dũng cảm hơn.
Nội dung
Tốt-khá

Đầu năm
Đạt




Tốt-khá

Cuối năm
Đạt




17
Trẻ
TT
1

2

3

4

Kỹ năng tiếp
xúc với các
phương tiện học
Hứng thú của trẻ
trong các video
hoạt động trực
tuyến
Kỹ năng thực
hành theo các

video hoạt động
trực tuyến
Kiến thức trẻ
nắm bắt được
qua các hoạt
động trực tuyến
Xếp loại chung

%

Trẻ

%

Trẻ

%

Trẻ

%

Trẻ

%

Trẻ %

15


50

15

50

15

50

15

50

0

0

5

17

7

23

18

60


13

43

17

57

0

0

3

10

6

20

21

70

14

46

16


54

0

0

2

6

5

17

23

77

18

60

12

40

0

0


2

6

7

23

21

71

15

50

15

50

0

0

2. Đối với giáo viên:
Việc thiết kế, xây dựng video của giáo viên trong các hoạt động đã đem
lại cho trẻ nhiều hứng thú hơn và giờ học trở nên nhẹ nhàng và thoải mái. Với
những hình ảnh phong phú, âm thanh sống động, lời dẫn dắt nhẹ nhàng, ngơn
ngữ gần gũi, ... có thể phát huy tối đa các lĩnh vực phát triển ở trẻ trong thời kỳ
trẻ không được đến trường.

Đã thiết kế được nhiều video hay, hồn chỉnh, tích lũy được nhiều kinh
nghiệm cũng như các nguồn tài liệu mở để làm nguồn xây dựng các hoạt động
khác; Bản thân tôi đã đạt giải đặc biệt trong hội thi ‘thiết kế bài giảng E-learning’
cấp trường và đạt giải nhì thiết kế video trong hội thi ‘Giáo viên dạy giỏi’ cấp
trường năm học 2021-2022.
Thiết kế và xây dựng được hệ thống ngân hàng về video các hoạt động trực
tuyến có ứng dụng CNTT nhằm nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động cho trẻ
4-5 tuổi đạt hiệu quả giáo dục cao, đáp ứng được những năng lực hiểu biết và nhu
cầu ngày càng cao của trẻ mầm non, mặt khác nâng cao trình độ giáo viên trong
thời kỳ phòng chống dịch covid 19.
TT

Nội dung

1
2

Kỹ năng sử dụng linh hoạt máy vi tính
Kỹ năng khai thác Internet và thư điện
tử trong dạy học

Đầu năm
Tốt Khá TB

x
x

Cuối năm
Tốt Khá TB
x

x


18
2

Kỹ năng khai thác các phần mềm hỗ trợ
để thiết kế video
Kỹ năng sử dụng linh hoạt các phần
mềm thiết kế video
Xếp loại chung

3

x

x

x

x

x

x

3. Đối với phụ huynh:
Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giáo
dục trẻ mầm non, từ đó phụ huynh rất nhiệt tình đóng góp về kinh phí
cũng như học liệu, tài liệu, các nội dung và các thiết kế trò chơi cho trẻ;

Quan tâm hơn đến cơng tác xã hội hóa và tham gia “học” cùng trẻ, cùng
vươn tới mục đích ni dạy con cháu tốt hơn.
STT

Nội dung

1

Số lượng phụ huynh tương tác tốt với giáo viên
cùng chăm sóc giáo dục trẻ trong thời gian trẻ
nghỉ dịch ở nhà
Số phụ huynh quan tâm, đồng hành với trẻ cùng
hướng dẫn, thực hiện bài học qua video các
hoạt động giáo viên gửi
Số lượng video được phụ huynh phản hồi tốt
Số lượng máy tính, các phương tiện được phụ
huynh chuẩn bị để trẻ học tập qua video tại nhà

2

3
4

Đầu
năm

Cuối
năm

Tăng


20

30

10

10

30

20

10

35

25

20

30

10

C. KẾT LUẬN
I. Bài học kinh nghiệm:
Thực hiện chương trình đổi mới hình thức tổ chức giáo dục trẻ mầm non
đáp ứng trong thời kỳ phòng chống dịch covid 19 hiện nay là một vấn đề quan



19

trọng và cần thiết. Do đó các hoạt động cho trẻ tham gia cần mới lạ hấp dẫn lôi
cuốn trẻ. Chính vì vậy địi hỏi tơi cần tích cực tìm tòi học hỏi thêm nhiều hơn
nữa để ứng dụng được nhiều phần mềm tin học vào việc thiết kế các video trong
cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ.
Khi sử dụng các phần mềm giáo dục, cần chú ý đừng nên q lạm dụng vì
nếu khơng sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ của bài giảng. Ví dụ như lựa chọn phơng
chữ, màu chữ, hiệu ứng hình ảnh...nên chọn màu chữ và màu nền khơng q
tương phản, hiệu ứng hình ảnh không quá rối mắt như vậy trẻ sẽ không thể chú ý
vào bài giảng được gây tác dụng ngược.
Khi sắp xếp các nội dung hoạt động để xây dựng video hãy sắp xếp đơn
giản, hợp lý và luôn lưu ý đến mối liên kết giữa các nội dung đó. Quan trọng là
bạn hãy tự tin khi thực hiện dạy trước máy quay.
Người giáo viên phải nhiệt tình yêu nghề mến trẻ đam mê khám phá thế
giới công nghệ thông tin, tự trau dồi các kiến thức kỹ năng tin học, tìm hiểu các
phần mềm có thể ứng dụng vào ngành học của mình.
Phải thực sự trau dồi để bản thân ln tự tin, thường xun học cách nói
tiếng phổ thông và sửa lỗi ngọng cho bản thân.
Phải nắm được yêu cầu cần đạt về kiến thức trong độ tuổi lớp mình phụ
trách, nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có hình thức và biện pháp sư
phạm phù hợp giúp trẻ tiếp thu các kiến thức theo yêu cầu độ tuổi đề ra.
Phải tuyên truyền tốt với phụ huynh về lợi ích thiết thực của việc đồng
hành cùn trẻ trong các hoạt động.
Tích cực học tập bạn bè đồng nghiệp về các kinh nghiệm ứng dụng tin học
vào việc xây dựng video cho trẻ.
2. Những kiến nghị đề nghị sau thực hiện
Năm học 2021-2022 là một năm học thật đặc biệt và đầy khó khăn thách thức
đối với cấp học mầm non. Nó khơng chỉ địi hỏi sự quan tâm đồng hành từ phía phụ

huynh với trẻ mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên
mầm non. Bên cạnh đó mong các cấp ngành, trường học cần quan tâm đến cải thiện
đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non để giúp họ có thể yên tâm phát
huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực hiện tốt được yêu cầu, nhiệm vụ của việc
ứng dụng CNTT trong xây dựng thiết kế video các hoạt động cho trẻ trong thời kỳ
covid 19 hiện nay.

Mong rằng trong thời gian tới được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo sẽ
trang bị thêm các phương tiện công nghệ hiện đại như: bảng tương tác hay các
phần mềm để phát huy được tối đa sự tương tác giữa trẻ với các hoạt động cô
thiết kế và gửi đến trẻ trên các nhóm lớp.


20

Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình thiết kế video
các hoạt động trực tuyế cho trẻ trong mùa dịch nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển toàn diện đạt các yêu cầu độ tuổi đề ra. Hình
thành ở trẻ hứng thú, niềm đam mê nghệ thuật, công nghệ tin học nhằm xây
dựng thế hệ mầm non thành những chủ nhân có kiến thức trình độ đáp ứng được
yêu cầu mới của thời đại. Do thời gian hạn chế, những biện pháp trên đây của tơi
vẫn cịn nhiều thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự động viên góp ý để tơi làm
tốt hơn việc ứng dụng cơng nghệ thông tin vào trong hoạt động giáo dục trẻ.
Xin chân thành cảm ơn!

Bình Phú, ngày 20 tháng 4 năm 2022
(Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, khơng sao
chép nội dung của người khác)
Tác giả




×