Cơ cấu tổ chức công ty
Tổ chức công ty là việc bố trí, sắp xếp mọi
người trong công ty vào những vai trò, những
công việc cụ thể. Nói cách khác, tổ chức là tổng
thể những trách nhiệm hay vai trò được phân
chia cho nhiều người khác nhau nhằm đạt được
mục tiêu và nhiệm vụ chung.
Các cấp độ của cơ cấu tổ chức công ty
Cơ cấu tổ chức công ty phải gồm có 3 cấp độ như sau:
* Cấp độ cơ cấu vĩ mô: là cách sắp xếp, tổ chức vị trí, vai trò của từng cá nhân
trong công ty.
* Cấp độ vi mô: là cách qui định quyền hạn, trách nhiệm của từng vị trí mà các cá
nhân trong công ty nắm giữ.
* Hệ thống bổ trợ: bao gồm hệ thống điều hành của tổ chức, quá trình quản lý sự
phát triển của công ty, hệ thống văn hoá công ty và hệ thống quản lý hoạt động
công ty.
Công ty sẽ không thực hiện có hiệu quả các chức năng của mình nếu 3 cấp cơ cấu
này không được thiết lập một cách đúng mức để hỗ trợ cho hoạt động của công ty.
Ngoài ra, khi đánh giá hoạt động của một công ty hoặc khi thành lập một công ty
mới ta cũng cần phải xem xét 3 cấp độ cơ cấu này.
Các hình thức cơ cấu tổ chức công ty
a. Cơ cấu tổ chức chức năng
Trong cơ cấu này, vai trò của từng vị trí được bố trí theo chức năng nhằm đạt được
mục tiêu, nhiệm vụ chung. Quản lý của từng bộ phận chức năng: sản xuất, bán
hàng, tài chính, marketing sẽ có nhiệm vụ báo cáo lại với giám đốc- người chịu
trách nhiệm phối hợp các hoạt động trong công ty và cũng là người chịu trách
nhiệm cuối cùng về kết quả hoạt động của công ty.
Dạng biến thể của cơ cấu chức năng là cơ cấu tiền chức năng thường được thấy
trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và chưa phân định thành nhiều chức năng
riêng rẽ. Trong cơ cấu tiền chức năng, một người có thể đảm nhiều chức năng khác
nhau.
Lợi ích của cơ cấu chức năng:
* Có sự chuyên môn hoá sâu sắc hơn, cho phép các thành viên tập trung vào
chuyên môn của họ hơn.
* Tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với các kỹ năng phù hợp với từng
bộ phận chức năng.
Nhược điểm:
Không có hiệu quả trong các công ty có quy mô lớn. Khi hoạt động của công ty
tăng về qui mô, số lượng sản phẩm tăng thì sự tập trung của người quản lý đối với
lĩnh vực chuyên môn của anh ta sẽ bị dàn mỏng, do đó sẽ làm giảm mối quan tâm
tới các phân đoạn sản phẩm cụ thể và nhóm khách hàng của từng sản phẩm
b. Cơ cấu tổ chức phòng ban
Cơ cấu phòng ban là cơ cấu nhóm các sản phẩm hoặc khách hàng có mối liên hệ
với nhau thành các phòng ban. Các phòng ban được phân chia sẽ tập trung vào các
phân đoạn thị trường khách hàng nhất định và chịu trách nhiệm sản xuất và quảng
cáo, xúc tiến kinh doanh đối với nhóm khách hàng đó. Đồng thời, những công việc
chung của các phòng ban như phân bổ tài chính, vấn đề liên quan đến luật pháp,
các công việc hành chính sẽ được thực hiện ở cấp công ty.
Lợi ích: Tập trung vào từng phân đoạn thị trường và sản phẩm cụ thể.
Nhược điểm: các chức năng bị lặp lại ở các phòng ban khác nhau và đòi hỏi phải
có sự hợp tác giữa các phòng ban. Chính vì thế, công ty phải tuyển dụng những
giám đốc có năng lực thực sự để vừa biết cách lãnh đạo công ty lại vừa biết hoà
mình vào bộ máy lãnh đạo chung của toàn công ty.
c. Cơ cấu tổ chức ma trận
Cơ cấu ma trận là sự phối hợp giữa cơ cấu chức năng và cơ cấu phòng ban. Lợi
ích: cho phép tập trung vào khách hàng và sản phẩm, đồng thời cho phép có sự
chuyên sâu vào chức năng.
Nhược điểm: đòi hỏi có sự hợp tác cao độ thì cơ cấu mới hoạt động có hiệu quả.
Bí quyết để điều hành hoạt động của cơ cấu ma trận là thường xuyên tổ chức các
cuộc họp để xem xét lại tình trạng công việc và giải quyết các bất đồng nảy sinh
khi nhân viên phải chịu trách nhiệm về công việc trước nhiều hơn một người quản
lý.
Cơ cấu ma trận tuy có nhiều ưu điểm song việc triển khai trong thực tế lại đòi hỏi
phải có sự hợp tác và trao đổi thông tin rất nhiều. Vì vậy, để áp dụng cơ cấu ma
trận sao cho có hiệu quả, công ty phải đầu tư tiền bạc và thời gian để đào tạo đội
ngũ lãnh đạo và nhân viên phát triển các kỹ năng cần thiết.
8 tiêu chuẩn đánh giá và thiết lập cơ cấu tổ chức công ty
1. Mức độ hỗ trợ của cơ cấu đối với mục tiêu chiến lược của công ty.
2. Mức độ tạo ra giá trị của các chức năng và những chức năng nào cần thiết để hỗ
trợ tốt hơn cho mục tiêu của công ty.
3. Mức độ hỗ trợ cho việc đạt được các mục tiêu của các vị trí, vai trò nhất định.
4. Các vị trí công việc có đủ quyền hạn thực thi nhiệmvụ một cách có hiệu quả hay
không?
5. Mối quan hệ giữa người có nghĩa vụ báo cáo và người được báo cáo có được xác
lập rõ ràng?
6. Mức độ của việc kiểm soát và số cấp độ cần có trong công ty để tạo điều kiện
thuận lợi cho việc đạt được các mục tiêu một cách có hiệu quả.
7. Các thành viên trong ban lãnh đạo và tổ kỹ thuật cũng như các nhân viên có đủ
năng lực và kỹ năng để hoàn thành vai trò được giao?
8. Mức độ phối hợp hoạt động giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng. Các
hệ thống hỗ trợ cần có để tổ chức thực hiện chức năng đạt hiệu quả cao.
Theo: doanhnhan360