Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận pháp luật về quảng cáo thương mại tại việt nam (LTM2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.75 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Luật Thương Mại 2
Giảng viên giảng dạy: TS Hồ Ngọc Hiển
Th.S Nguyễn Đăng Duy
Đề tài: Pháp luật về quảng cáo thương mại tại Việt Nam

Họ và tên sinh viên:
Lớp:
Mssv:

Hà Nội - 2022


LỜI MỞ ĐẦU

Trên thị trường kinh doanh, các thương nhân ln tìm cách để người tiêu dùng có thể tiếp
cận được với những hàng hóa, dịch vụ của mình thơng qua hoạt động xúc tiến thương
mại. Hoạt động này không chỉ có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy việc bán hàng
hóa và cung ứng dịch vụ của thương nhân mà cịn thúc đẩy thị trường trong nước, góp
phần phát triển nền kinh tế. Chính vì có vai trị quan trọng ảnh hưởng đến thị trường kinh
doanh, nền kinh tế của đất nước nên hoạt động này được điều chỉnh bởi pháp luật mà cụ
thể là Luật thương mại 2005 và một số văn bản hướng dẫn khác. Một trong số những
hình thức xúc tiến thương mại phổ biến nhất hiện nay đó là hoạt động quảng cáo thương
mại. Nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng tăng cao do sự thay đổi của xã hội, kinh
tế, các thương nhân năm bắt được điều đó đã đưa ra rất nhiều những loại hàng hóa, dịch
vụ nên hoạt động quảng cáo thương mại lại càng sôi nổi hơn. Từ đó có nhiều những vấn
đề mới xảy ra, điều này cũng cho thấy những bất cập, hạn chế của những quy định điều


chỉnh về hoạt động quảng cáo thương mại này khi áp dụng trên thực tế.
Để tổng kết kiến thức cuối kì cũng như tìm hiểu về quảng cáo thương mại, em xin được
chọn đề tài pháp luật về quảng cáo thương mại để nêu những vấn đề pháp lý và một số
bất cập, hạn chế của những quy định điều chỉnh về hoạt động này.

1


I. Khái niệm và đặc điểm của quảng cáo thương mại:
1. Khái niệm của quảng cáo thương mại:
Quảng cáo là một trong những hình thức truyền tải thơng tin đến con người phổ biến
nhất hiện nay, cụ thể đây là công cụ tuyên truyền, giới thiệu bằng nhiều cách thức khác nhau
nhằm đáp ứng được nhu cầu của hoạt động kinh doanh, những mục tiêu về văn hóa, xã hội,
chính trị. Điều 102 Luật thương mại 2005 quy định: “Quảng cáo là hoạt động xúc tiến
thương mại của thương nhân để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ của mình.” Theo cách định nghĩa này thì có thể hiểu bản chất quảng cáo thương
mại là một trong những hình thức quảng cáo để phục vụ hoạt động kinh doanh của thương
nhân. Thương nhân thực hiện hoạt động quảng cáo để truyên truyền, giới thiệu về hàng hóa,
dịch vụ, hãng kinh doanh những hàng hóa dịch vụ đó nhằm hấp dẫn, thuyết phục người mua,
đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Đây là một hoạt động khơng thể thiếu của thương nhân vì mục
đích lợi nhuận, nhu cầu cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

Như vậy quảng cáo thương mại khác biệt với những hình thức quảng cáo khác như hoạt
động tuyên truyền, cổ động về đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước,…
Tuy nhiên ở định nghĩa tại Điều 102 vẫn chưa thực sự chính xác khi quy định quảng cáo
để giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của mình. Vì có
những thương nhân kinh doanh về dịch vụ quảng cáo được thuê để thực hiện việc quảng
cáo thương mại cho những hàng hóa và dịch vụ của thương nhân khác chứ khơng phải
của riêng mình.
2. Đặc điểm của quảng cáo thương mại:

Cùng là q trình thơng tin đến mọi người nhưng khác với quảng cáo nói chung, quảng
cáo thương mại là hoạt động do thương nhân thực hiện để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của mình hoặc thực hiện dịch vụ quảng cáo cho thương nhân khác. Còn những hoạt động của
cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội hay những tổ chức, cá nhân thực hiện
quảng cáo khơng phục vụ kinh doanh thì khơng phải là quảng cáo thương mại. Ở quảng cáo
thương mại có yếu tố thương mại tức nghĩa là hoạt động quảng cáo này phải
2


nhằm mục tiêu sinh lời cho thương nhân. Đây là một hoạt động không trực tiếp đem lại lợi
nhuận, thậm chí cịn gây tốn kém nhưng nó lại mang lại lợi nhuận cho thương nhân một cách
gián tiếp. Không những đem lại lợi nhuận, hoạt động này còn tạo điều kiện để cạnh tranh với
các đối thủ khác chẳng hạn: thương nhân tạo ra sự nhận biết cho sản phẩm của mình thơng
qua việc nhấn mạnh những đặc điểm, lợi ích của nhãn hiệu, hướng khách hàng đang sử dụng
hàng hóa dịch vụ của thương nhân khác đến hàng hóa và dịch vụ của mình. Để thực hiện thì
các thương nhân cần phải có phương tiện để thơng tin về hàng hóa và dịch vụ đến cơng
chúng như: truyền thanh, truyền hình, ấn phẩm, áp phích,… và sản phẩm quảng cáo như:
thơng tin bằng hình ảnh, hành động, âm thanh, tiếng nói, chữ viết,…Đặc điểm này cho thấy
sự khác biệt đối với các hình thức xúc tiến thương mại khác khi mà các sản phẩm, dịch vụ
của thương nhân không được tiếp cận trực tiếp với khách hàng mà phải thơng qua một
phương tiện. Từ phương tiện đó thì chỉ có những mặt tốt của hàng hóa mới được giới thiệu
chính vì vậy mà có rất nhiều vấn đề nảy sinh từ hình thức quảng cáo.

II. Một số vấn đề pháp lý của quảng cáo thương mại:
1. Chủ thể hoạt động quảng cáo thương mại:
Quảng cáo thương mại là hoạt động của thương nhân hoặc các thương nhân kinh doanh
dịch vụ quảng cáo, tuy nhiên trong quá trình để tạo ra quảng cáo thì có nhiều chủ thể khác
tham gia vào như người phát hành quảng cáo, người cho thuê phương tiện, địa điểm quảng
cáo, người tiếp nhận quảng cáo,… Chủ thể đầu tiên là người quảng cáo thương mại được quy
định tại Điều 103 Luật thương mại gồm thương nhân, chi nhánh của thương nhân Việt Nam,

chi nhánh của thương nhân nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam. Những chủ thể
này có quyền tự quảng cáo hoặc thuê tổ chức kinh doanh dịch vụ quảng cáo, được lựa chọn
những chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo của mình và phải chịu trách nhiệm trước
pháp luật về nội dung quảng cáo, đảm bảo được tính trung thực và chính xác. Chủ thể thứ
hai, những thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh dịch vụ quảng cáo, thực hiện một hoặc một số hoạt động quảng cáo cho thương nhân
dựa trên cơ sở hợp đồng dịch vụ quảng cáo nhằm mục đích sinh lời. Chủ thể thứ ba, người
phát hành quảng cáo thương mại theo Điều 115 Luật thương mại 2005 là
3


người trực tiếp phát hành sản phẩm quảng cáo, thương mại, là người truyền tải sản phẩm
quảng cáo lên phương tiện quảng cáo. Chủ thể thứ tư, người cho thuê phương tiện quảng cáo
là các cá nhân, tổ chức sở hữu phương tiện quảng cáo để cho thuê và thu phí từ phương tiện
quảng cáo theo thỏa thuận của hợp đồng. Nếu một thương nhân có nhu cầu quảng cáo nhưng
muốn tìm một thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người cho thuê phương tiện, địa
điểm quảng cáo,.. với giá cả hợp lý, phải chăng thì có thể thơng qua chủ thể nữa đó là người
mơi giới quảng cáo được không? Hiện nay chưa xuất hiện những thương nhân hoạt động
trong lĩnh vực này, tuy nhiên khi mà hàng hóa, dịch vụ ngày càng trở nên đa dạng, có nhiều
hơn những nhu cầu về quảng cáo để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì có thể sẽ có thêm chủ
thể nữa là những người làm môi giới quảng cáo trong tương lai.

Ngày nay, khi mà công nghệ thông tin ngày càng phát triển, hoạt động quảng cáo
trên các nền tảng trực tuyến cũng phát triển theo. Các chủ thể tham gia vào hoạt động
quảng cáo thương mại trực tuyến cũng sẽ khác so với quảng cáo thương mại theo truyền
thống bao gồm nhà quảng cáo, người phát hành quảng cáo và mạng lưới quảng cáo.
Người phát hành quảng cáo trực tuyến có sự khác biệt đó là những người có khơng gian
để quảng cáo trên phương tiện của mình gồm cả những người phát hành quảng cáo dựa
trên các nền tảng xã hội. Mạng lưới quảng cáo là mạng lưới quảng cáo trực tuyến dựa
trên nền tảng môi trường cơng nghệ, bao gồm nhiều đơn vị với vai trị là trung gian môi

giới giữa những người mua quảng cáo - người quảng cáo và người bán quảng cáo - người
1

phát hành quảng cáo. Tuy quảng cáo thương mại trực tuyến đem lại nhiều lợi ích nhưng
vẫn cịn tồn tại nhiều những bất cập mà pháp luật chưa giải quyết.
2. Sản phẩm, phương tiện quảng cáo thương mại:
Sản phẩm quảng cáo thương mại là sản phẩm trí tuệ được Nhà nước bảo hộ, bao gồm
những thơng tin bằng hình ảnh, âm thanh, tiếng nói, chữ viết,… chứa đựng nội dung và hình
thức quảng cáo thương mại. Nội dung của sản phẩm không chỉ thể hiện được những thông
tin người quảng cáo muốn truyền tải mà còn phải đảm bảo sự lành mạnh, đúng sự

1

/>
4


thật, không gây nhầm lẫn cho khách hàng. Những sản phẩm này thường phải thể hiện thơng
qua nhiều hình thức quảng cáo rõ ràng, dễ hiểu, có tính thẩm mỹ thậm chí có cả yếu tố sáng
tạo để gây ấn tượng với mọi người, làm cho mọi người ghi nhớ về thơng tin hàng hóa và dịch
vụ của họ, kích thích được nhu cầu mua sắm và sử dụng dịch vụ. Các phương tiện quảng cáo
được quy định tại Điều 106 chính là cơng cụ để đưa sản phẩm quảng cáo đến với mọi người.
Khi sử dụng phương tiện quảng cáo chủ thể phải tuân thủ các quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền và pháp luật về báo chí, xuất bản thơng tin.

3. Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại:
Việc thuê một thương nhân kinh doanh dịch vụ quảng cáo thương mại để thực hiện
hoạt động quảng cáo phải thông qua hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại. Hợp đồng dịch
vụ quảng cáo thương mại với bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mà cụ thể là bên kinh
doanh dịch vụ quảng cáo thương mại (bên cung ứng dịch vụ) thực hiện công việc cho bên

thuê quảng cáo và bên thuê quảng cáo phải trả tiền cho bên kinh doanh dịch vụ quảng cáo đó.
Mục tiêu của bên cung ứng dịch vụ là hướng tới lợi nhuận. Loại hợp đồng này phải được lập
thành văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý khác tương đương và tuân thủ các
nguyên tắc cơ bản của hợp đồng cung ứng dịch vụ thương mại nói chung. Nội dung của hợp
đồng dịch vụ quảng cáo thương mại không chỉ gồm những điều khoản về giá cả, phương
thức, phương tiện quảng cáo thương mại, thời gian, phạm vi quảng cáo,.. mà còn cần có
những điều khoản về bảo mật và quyền sở hữu trí tuệ. Vì sản phẩm quảng cáo thương mại là
mơt sản phẩm trí tuệ, thể hiện những thơng tin về hàng hóa, dịch vụ của bên thuê quảng cáo
với mục tiêu là nhằm hấp dẫn người mua và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa. Quy định rõ ràng
những điều khoản này sẽ giúp các bên tránh được những tranh chấp và bảo vệ được quyền sở
hữu trí tuệ cho sản phẩm quảng cáo của mình. Tùy thuộc vào nội dung mà hợp đồng dịch vụ
quảng cáo thương mại có thể là hợp đồng dịch vụ trọn gói hay là hợp đồng cho thuê phương
tiện quảng cáo, phát hành quảng cáo. Với mỗi loại hợp đồng thì các thương nhân tham gia
vào các khâu khác nhau để thực hiện những cơng việc mà mình được th. Hợp đồng dịch vụ
quảng cáo thương mại được thiết lập nhằm bảo

5


vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên và tránh được nhũng rủi ro trong hoạt động
quảng cáo để xúc tiến thương mại của thương nhân.
4. Các hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm:
Hoạt động quảng cáo thương mại tại Việt Nam hiện nay rất sôi nổi do trên thị
trường có rất nhiều hàng hóa, dịch vụ đa dạng. Hoạt động này đem lại cơ hội thương mại
cho thương nhân, kích thích yếu tố cạnh tranh, kích thích tiêu dùng cho cá nhân và cho
sản xuất tạo sự tăng trưởng cho nền kinh tế,… Tuy nhiên trên thực tế, chính những cơ hội
thương nhân có được từ quảng cáo thương mại lại là nguyên nhân gây nên những hành vi
làm ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội, của nhà nước, của người tiêu dùng và các thương
nhân khác. Để đảm bảo trật tự thương mại, môi trường cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ
lợi ích của nhà nước, người tiêu dùng và thương nhân, pháp luật đã quy định tại Điều 109

Luật thương mại 2005 những hoạt động quảng cáo thương mại bị cấm thực hiện. Những
hoạt động quảng cáo bị cấm này theo em được chia ra thành các nhóm như sau:
Thứ nhất, nhóm những hoạt động quảng cáo làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà
nước và tồn xã hội quy định tại các Khoản 1,2,5 Điều 109. Các thương nhân có quyền
quyết định nội dung và hình thức sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo với mục
đích truyền tải thơng tin hàng hóa, dịch vụ của mình đến với mọi người. Đối tượng nào
cũng có thể tiếp nhận thơng tin, cho thấy sức truyền tải thơng tin thơng qua hình thức
quảng cáo là rất lớn. Chính vì vậy khi giới thiệu về hoạt động kinh doanh của mình,
thương nhân phải thực hiện đúng với mục đích là thơng tin về hàng hóa dịch vụ, khơng
được lợi dụng quảng cáo để có hành vi tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập,
chủ quyền, an ninh quốc gia, phân biệt chủng tộc,… Cùng với đó, sản phẩm quảng cáo và
phương tiện quảng cáo không được trái với thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử, và
quy định của pháp luật. Chẳng hạn như nhãn hàng giải khát Coca Cola đã sử dụng cụm từ
“Mở lon Việt Nam” trong nội dung quảng cáo là có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu
thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
2

2

/>
6


Thứ hai, nhóm những quảng cáo làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng quy
định tại các Khoản 3, 4, 7 Điều 109. Thương nhân có quyền tự do kinh doanh, quyền quảng
cáo thương mại tuy nhiên phải thực hiện trong khuôn khổ luật định. Những hàng hóa, dịch
vụ mà Nhà nước cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh hoặc cấm quảng cáo được quy đinh tại
Điều 7 Luật quảng cáo 2012, Điều 6,7 Luật đầu tư 2020. Những sản phẩm như thuốc lá, rượu
bia, hàng hóa chưa được phép lưu thơng tại thời điểm quảng cáo cũng bị cấm quảng cáo. Đây
đều là những hàng hóa, dịch vụ gây hại đến lợi ích người tiêu dùng và rộng hơn là gây hại

đến lợi ích của toàn xã hội. Mục tiêu của quảng cáo thương mại là nhằm thúc đẩy tiêu thụ
hàng hóa, dịch vụ nhưng đối với những hàng hóa gây hại khơng chỉ đến sức khỏe mà còn là
tinh thần của con người, xâm hại đến trật tự xã hội thì càng khơng được phép thực hiện việc
xúc tiến thương mại. Về Khoản 7 Điều 109, hoạt động quảng cáo chỉ giới thiệu những mặt
tốt của sản phẩm, tuy nhiên mặt tốt này phải dựa trên cơ sở sự thật. Những quảng cáo sai sự
thật là những quảng cáo gây dựng được lòng tin từ khách hàng từ việc “thổi phồng” chất
lượng, công dụng, số lượng,… của hàng hóa, dịch vụ nhưng lại khơng đúng trên thực tế.
Người quảng cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung quảng cáo, đảm bảo
thông tin trung thực, chính xác về hàng hóa và dịch vụ của mình.
Thứ ba, nhóm những quảng cáo làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của cá nhân, tổ chức,
môi trường cạnh tranh lành mạnh quy định tại Khoản 5, 6, 8, 9 Điều 109. Quảng cáo bằng
việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp thể hiện ở chỗ nội dung quảng cáo có thể đề cập
bằng lời nói, chữ viết hoặc các yếu tố khác cấu thành nội dung quảng cáo (như hình ảnh, âm
thanh,..), khiến người tiếp nhận quảng cáo liên hệ ngay với hàng hóa, dịch vụ và đối thủ cạnh
3

tranh. Mục đích của việc so sánh này chỉ có thể là “tâng bốc” hàng hóa, dịch vụ của mình,
hạ thấp hàng hóa dịch vụ của thương nhân khác, gây tổn hại đến hoạt động kinh doanh của
thương nhân đó. Các thương nhân đầu tư, bỏ chất xám để tạo nên một sản phẩm thể hiện
được thơng tin về hàng hóa, dịch vụ của mình theo cách riêng, không bị trùng lặp với những
sản phẩm quảng cáo hàng hóa dịch vụ cùng loại khác. Vì vậy sản phẩm

3

/>
7


quảng cáo chính là sản phẩm trí tuệ của mỗi thương nhân. Việc quảng cáo vi phạm đến
quyền sở hữu trí tuệ, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác gây ảnh hưởng đến thương hiệu,

danh dự của thương nhân, cá nhân, tổ chức là hoạt động quảng cáo bị cấm. Về khoản 9
Điều 109, để nhằm xúc tiến thương mại và đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, các thương nhân
sử dụng quảng cáo như công cụ để gièm pha, hạ thấp uy tín của đối thủ cạnh tranh hoặc
ngăn cản sự gia nhập thị trường của thương nhân mới. Quảng cáo nhằm cạnh tranh khơng
lành mạnh có thể là quảng cáo so sánh, quảng cáo nói xấu, bắt chước, quảng cáo gây
nhầm lẫn,… Những hành vi này chủ yếu xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối
thủ cạnh tranh, chính vì vậy để bảo vệ mơi trường cạnh tranh lành mạnh thì hoạt động
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh là hoạt động bị cấm.
III. Một số bất cập về pháp luật quảng cáo thương mại tại Việt Nam:
Thứ nhất, những quy định về quảng cáo thương mại được quy định trong nhiều văn
bản pháp luật khác nhau như Luật cạnh tranh, Luật thương mại, Luật quảng cáo tạo nên
sự thiếu thống nhất, có những quy định cịn trùng lặp gây khó khăn cho việc tiếp cận, tra
cứu cũng như là thi hành trên thực tế.
Thứ hai, pháp luật chưa có những quy định cụ thể để điều chỉnh hoạt động quảng cáo
thương mại trực tuyến, đây là mơ hình mới nhưng phổ biến trong thời đại công nghệ
thông tin phát triển. Trên thực tế, có những trường hợp mà người quảng cáo đã khơng biết
quảng cáo của mình được hiển thị trên những nội dung xấu, độc hại trên các phương tiện
truyền thông xã hội. Hoặc những hình ảnh của các cá nhân, tổ chức bị lấy làm quảng cáo
trên các nền tảng trực tuyến khi chưa được cho phép. Điều này cho thấy rất khó để kiểm
sốt những sản phẩm quảng cáo thương mại thông qua các mạng lưới xã hội và cả những
chủ thể tham gia vào hoạt động quảng cáo trực tuyến này.
Thứ ba, quy định về quảng cáo so sánh trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa dịch vụ. Có những quảng cáo so sánh những hàng hóa, dịch vụ cùng loại của thương
nhân khác mà bị làm mờ, nói bóng gió nhưng người xem vẫn có thể nhận ra được đó là sản
phẩm nào. Đây là phương pháp so sánh gián tiếp, điều này tác động tiêu cực đến hoạt động
8


kinh doanh của các thương nhân khác tuy nhiên luật lại chỉ quy định về phương pháp so
sánh trực tiếp. Chính vì vậy điều này gây nên sự bất hợp lý trong việc bảo vệ quyền, lợi

ích hợp pháp của các thương nhân khác, tạo cơ hội để các thương nhân thực hiện quảng
cáo cạnh tranh không lành mạnh.
Thứ tư, về quảng cáo đúng sự thật là một trong số những quảng cáo thương mại bị
cấm. Trên thực tế thương nhân quảng cáo thương mại đã không ngần ngại thổi phồng về
sản phẩm của mình là “tốt nhất”, duy nhất hay được tổ chức nào đó khuyên dùng…trong
khi đó, chất lượng sản phẩm đó liệu được bao nhiêu phần là đúng sự thật. Pháp luật về
quảng cáo thương mại chưa có những quy định cụ thể nhằm điều chỉnh hành vi này mà
mới chỉ nêu chung chung về nghĩa vụ trung thực của chủ thể quảng cáo và quy định đây
là hành vi cấm. Điều này dẫn đến việc vẫn có những sản phẩm khác so với những gì mà
thương nhân đã thông tin đến khách hàng qua quảng cáo.
Thứ năm, pháp luật về quảng cáo thương mại cần phải có định nghĩa rõ ràng thế nào
là quảng cáo so sánh. Quy định cụ thể những đối tượng được bị cấm so sánh vì trong hai
văn bản Luật thương mại và Luật cạnh tranh, đối tượng bị cấm so sánh cịn có sự chưa
thống nhất. Đối tượng được quy định tại Luật thương mại là hoạt động kinh doanh, hàng
hóa dịch vụ nhưng Luật cạnh tranh quy định chỉ có hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động kinh
doanh bị so sánh qua quảng cáo cũng xâm phạm đến lợi ích của thương nhân khác chính
vì vậy cần có sự thống nhất giữa các văn bản pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của các
thương nhân đó.

9


LỜI KẾT

Thông qua việc nghiên cứu về đề tài pháp luật về quảng cáo thương mại điện tử ở Việt
Nam, có thể thấy đây là một hoạt dộng đem lại nhiều những lợi ích cho thương nhân,
thúc đẩy hoạt động mua bán, đáp ứng nhu cầu cạnh tranh, góp phần nâng cao hiệu quả
sản xuất để từ đó thúc đẩy được nèn kinh tế. Những hoạt động này còn ảnh hưởng đến
khơng chỉ lợi ích của người tiêu dùng, các thương nhân khác, xã hội thậm chí cịn ảnh
hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Chính vì vậy rất cần có những quy định để điều chỉnh

những hoạt động này nhằm bảo đảm quyền lợi ích của các thương nhân và của những chủ
thể khác. Những quy định điều chỉnh quảng cáo thương mại cũng khá đầy đủ tuy nhiên
vẫn tồn tại những hạn chế, bất cập chưa được sửa đổi phù hợp với tình hình kinh tế, xã
hội hiện nay. Từ đó cần phải tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện những vấn đề cịn vướng
mắc trong những quy định này.

10


Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật thương mại;
2. Luật thương mại 2005;
3. Nguyễn Thị Đan Phượng (2020), Quảng cáo thương mại trực tuyến - Mơ hình hoạt
động và hướng tiếp cận của pháp luật;
4. Bằng Lăng (2019), Trước Coca Cola, quảng cáo nào không hợp thuần phong mỹ
tục Việt Nam?;
5. Luật sao sáng (2021), So sánh trực tiếp sản phẩm: coi chừng phạm quy định pháp
luật;
6. Lê Trung Nhẫn (2021), Hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam
hiện nay

11



×