ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM
***************
GIÀNG MÍ XÁ
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên chuyên đề:
TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA TRANG TRẠI TRỒNG DƯA HẤU SỐ 69 CỦA ÔNG
OMER ADIN, MOSHAV HATZEVA, ARAVA, ISRAEL
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chun ngành:
Kinh tế nơng nghiệp
Lớp:
K48 - Kinh tế nơng nghiệp
Khoa:
Kinh tế và Phát triển nơng thơn
Khóa học:
2016 - 2020
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Văn Tâm
Thái Nguyên - năm 2021
i
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi phép xin được chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế &
PTNT.
Cho tơi xin được gửi cảm tới các nhóm tập thể, các cá nhân đã tạo điều
kiện và giúp đỡ trong q trình tơi thực hiện nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp
này. Trong suốt q trình đó với sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo, các
anh, các chị nơi tôi thực tập, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình và tận tình của
thầy giáo TS. Nguyễn Văn Tâm, cùng với đó là sự giúp đỡ của ơng Omer
Adin cùng tồn thể các thầy cơ đã trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy tơi trong
suốt q trình thực tập cũng như quá trình báo cáo đề tài tốt nghiệp.
Đối với bản thân mỗi sinh viên thì sau quá trình 4 năm học tập và rèn
luyện ở trường Đại học làm đề tài tốt nghiệp là một điều rất quan trọng đối
với mỗi sinh viên. Làm đề tài giúp sinh viên được áp dụng một cách tối đa
những kiến thức đã được học trong nhà trường vào cuộc sống thực tế, bổ sung
thêm các kiến thức bổ ích cho bản thân. Phục vụ và giúp đỡ bản thân trong
cuộc sống cũng như trong công việc sau này.
Tôi biết sự hiểu biết của bản thân là hạn chế và thời gian có hạn, đề tài
mang tính mới, nên đề tài khơng thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì
vậy nên tơi rất mong và nhận được những đóng góp bổ sung của các thầy cơ
giáo để đề tài được hồn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2021
TÁC GIẢ
Giàng Mí Xá
ii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Tên đầy đủ
Từ viết tắt
1
BVTV
Bảo vệ thực vật
2
DH
Dưa hấu
3
GAP
Good Agricultural Practice
4
GTSX
Giá trị sản xuất
5
HQKT
Hiệu quả kinh tế
6
IC
Chi phí trung gian
7
NN - PTNT
Nơng nghiệp - Phát triển nông thôn
8
TT - BNNPTNT Thông tư - Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn
iii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Tổ chức của trang trại. ................................................................... 10
Bảng 2. 1. Chức năng và nhiệm vụ. ................................................................ 10
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai của trang trại (số liệu năm 2019).......... 12
Bảng 2.3. Các trang thiết bị và vật dụng của trại. ........................................... 13
Bảng 2.4. Năng suất sản lượng dưa hấu qua 3 năm (2017-2019) ................... 13
Bảng 2.5. Quy trình trồng và sản xuất dưa hấu tại trang trại 69 Moshav
Hatzeva. ........................................................................................................... 19
Bảng 2.6. So sánh điều kiện giữa Việt Nam và Israel. ................................... 24
Bảng 3.1. Chi phí xây chuồng trại. ................................................................. 28
Bảng 3.2. Chi phí trang thiết bị dự kiến. ......................................................... 29
Bảng 3.3. Chi phí dự kiến giống chó ban đầu. ................................................ 29
Bảng 3.4. Chi phí hàng năm cho chăn ni chó. ............................................ 29
Bảng 3.5. Doanh thu dự kiến. ......................................................................... 30
Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế của trang trại........................................................ 31
Bảng 3.7. Kết quả phân tích SWOT............................................................... 31
iv
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT................................................. ii
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ .......................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.2.3. Về chuyên môn nghiệp vụ ...................................................................... 2
1.2.4. Kỹ năng sống, kỹ năng làm việc ............................................................. 3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 3
1.3.1. Nội dung thực tập .................................................................................... 3
1.3.2 Phương pháp thực hiện............................................................................. 4
1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu, thơng tin................................................ 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập................................................................... 4
1.5 Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
1.5.1. Một số khái niệm về sản xuất.................................................................. 5
1.5.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ............................ 7
PHẦN 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP ............................................... 8
2.1. Khái quát về cơ sở thực tập ........................................................................ 8
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu..................... 8
2.2. Công tác tổ chức và sản xuất của trang trại ............................................... 9
2.2.1. Công tác tổ chức của trang trại ............................................................... 9
2.2.2. Sản xuất của trang trại ........................................................................... 11
v
2.3. Quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất tại trang trại ......................... 15
2.4. Phân tích thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của trang trại............. 20
2.4.1. Điểm mạnh ............................................................................................ 20
2.4.2. Điểm yếu ............................................................................................... 20
2.4.3. Cơ hội .................................................................................................... 21
2.4.4. Thách thức- Đầu tư nghiên cứu giống mới .......................................... 21
2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ...................................................... 21
2.5.1. Những yếu tố làm nên thành công của trang trại .................................. 21
2.5.2. Hệ thống tưới nhỏ giọt trong nông nghiệp thông minh ........................ 22
2.5.3. Ứng dụng công nghệ thơng tin .............................................................. 22
2.5.4. Nơng nghiệp thơng minh kiểm sốt côn trùng theo phương pháp sinh
học ................................................................................................................... 23
2.5.5. Nông nghiệp thông minh là nông nghiệp trực tuyến ............................ 24
2.6. Bài học cho nền nông nghiệp Việt Nam .................................................. 24
PHẦN 3. Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP ......................................................... 26
3.1. Giá trị cốt lõi ý tưởng ............................................................................... 26
3.2. Khách hàng............................................................................................... 26
3.2.1. Khách hàng mục tiêu ............................................................................. 26
3.2.2. Kênh phân phối ..................................................................................... 26
3.2.3. Quan hệ khách hàng .............................................................................. 26
3.3. Hoạt động chính ....................................................................................... 27
3.4. Cấu trúc chi phí, doanh thu, lợi nhuận ..................................................... 28
3.4.1. Chi phí ................................................................................................... 28
3.4.2. Doanh thu .............................................................................................. 30
3.5. Hiệu quả kinh tế ....................................................................................... 31
3.6. Điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội và thách thức........................................... 31
vi
3.7. Những rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện dự án và biện pháp để giảm
thiểu rủi ro ....................................................................................................... 32
3.8. Những kiến nghị hỗ trợ ý tưởng............................................................... 32
3.8.1. Đối với cơ quan chính quyền địa phương ............................................. 32
3.8.2. Đối với các cá nhân nuôi nhỏ lẻ ............................................................ 32
PHẦN 4. KẾT LUẬN .................................................................................... 33
4.1. Kết luận kết quả thực tập tại trang trại số 69 Moshav Hatzeva, Avrava,
Israel ................................................................................................................ 33
4.2. Kết luận dự án khởi nghiệp ...................................................................... 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 35
HÌNH ẢNH MINH HỌA
1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nằm ở khu vực Trung Đơng với diện tích 22.000km2 Israel là một
trong những quốc gia hạn hán, khơ cằn nhất thế giới. Israel có diện tích khiêm
tốn, chỉ 22.072 km2 tương đương với tỉnh Nghệ An của Việt Nam nhưng lại
có một ngành nơng nghiệp phát triển ở trình độ cao đáng để học hỏi dù điều
kiện địa lý khơng thích hợp cho nơng nghiệp, Israel vẫn là một nhà xuất khẩu
lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nơng
nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu cực kỳ khắc
nghiệt và sự thiếu thốn nước hồn tồn khơng thích hợp với nông nghiệp.
Nhưng Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm và chỉ bổ sung một
phần nhỏ nhu yếu phẩm từ bên ngoài.
Israel là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất
khẩu trái cây, rau, củ, quả sạch. Trong đó dưa hấu là một trong những loại hoa
quả thiết yếu không thể thiếu đặc biệt là trong mùa hè nóng bức với nhiệt độ
lên đến 45o C. Dưa hấu không những sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước
mà còn xuất khẩu ra nước ngồi .Cho nên với những hạn chế khó khăn mà
nơng nghiệp Việt Nam chúng ta cịn gặp thì cần có các giải pháp phù hợp để
khắc phục và áp dụng công nghệ vào sản xuất, đặc biệt học hỏi kinh nghiệm
từ đất nước có nền nơng nghiệp tiên tiến hàng đầu của khu vực Trung Đông,
đây là một trong những nước hàng đầu thế giới về nghiên cứu và ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp đáng học hỏi.
Trong quá trình thực tập và tìm hiểu cơ cấu tổ chức sản xuất trang trại
trồng trọt tại trang trại số 69 Moshav Hatzeva, Israel của ông Omer Adin giúp
em nắm bắt được rõ hơn về cách thức tổ chức, củng cố bổ sung thêm nhiều
2
kiến thức và thấy rõ được tính ưu việt và khả năng phát triển của hình thức tổ
chức sản xuất trang trại cũng như mặt hạn chế cần khắc phục.
Từ những lý do đó, em đã tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu cơ cấu tổ
chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trồng dưa hấu số 69
của Ông Omer Adin, Moshav Hatzeva, Arava, Israel”.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Qua thực tập làm việc, tìm hiểu mơ hình tổ chức và hoạt động sản xuất
kinh doanh của trang trại số 69 của ông Omer Adin, Moshav Hatzeva, Arava,
Israel. Giúp tôi rút ra được những bài học bổ ích và kinh nghiệm thực tế cho
bản thân để có thể áp dụng vào thực tế tại Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trải nghiệm học hỏi công tác tổ chức của trang trại, quan sát đánh giá và
phân tích cách thức sản xuất về thị trường đầu ra về hiệu quả kinh tế của
trang trại, thơng qua đó nắm rõ cách thức tổ chức, sản xuất của trang trại và
rút ra bài học cũng như giải pháp để áp dụng tại Việt nam khắc phục các
hạn chế mà Việt nam còn gặp phải để nâng cao giá trị các sản phẩm nông
nghiệp Việt nam.
1.2.3. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Đây là cơ hội rất tốt cho sinh viên có cơ hội cọ sát với thực tế và gắn
kết các lý thuyết đã học được trong nhà trường
- Gặp gỡ sinh viên quốc tế trao đổi học hỏi về nền nơng nghiệp
khác nhau
- Hiểu biết và nắm rõ được tồn bộ các hoạt động sản xuất của trang
trại và vai trị của người chủ trang trại trong cơng tác tổ chức, hoạt động
kinh doanh.
3
- Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia vào các hoạt động tổ chức sản
xuất trực tiếp tại trang trại, giúp làm tăng khả năng giao tiếp của sinh viên
bên cạnh đó được học hỏi và làm việc tại một môi trường mới.
- Giúp sinh viên nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, sử dụng máy tính
trong cơng việc, kỹ năng thu thập và xử lý những thông tin mới, kỹ năng lắng
nghe, kỹ năng thuyết trình, … đó đều là các kỹ năng cần có của một sinh viên
năm cuối trước khi ra trường.
1.2.4. Kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Thái độ làm việc nghiêm túc, luôn theo kế hoạch và giờ giấc của
chủ trại.
- Không trốn khỏi đơn vị thực tập
- Luôn trung thực, lịch sự
- Tuân thủ quy định của trại
- Không tự ý nghỉ làm mà chưa được sự cho phép của chủ trại.
- Tham gia đầy đủ các hoạt động, phong trào của trại do chủ và quản lý
tổ chức.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu mơi trường sống, văn hóa tại Moshav Hatzeva.
- Tìm hiểu trang trại tại Moshav.
- Tình hiểu cơng tác tổ chức sản xuất và hoạt động sản xuất kinh doanh
của trang trại.
- Trực tiếp tham gia vào mọi quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại
trang trại.
4
1.3.2 Phương pháp thực hiện.
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Thực hiện thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong các
báo cáo khuyến nông và các tài liệu đã công bố từ các cơ quan và tổ chức
- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại Hatzeva, Israel.
- Số liệu thống kê về kết quả sản xuất kinh doanh của Hatzeva
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:
Các thông tin sơ cấp được thu thập trong quá trình làm việc tại trang trại
và trực tiếp tại trang trại thông qua các kênh sau:
- Phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp chủ trang trại và quản lý
trang trại.
- Phương pháp thảo luận: Thảo luận cùng chủ trang trại quản lý và một
số nhân công cần thiết để biết được một số vấn đề, thắc mắc, khơng hài
lịng trong quá trình sản xuất kinh doanh của người lao động cũng như
chủ trang trại.
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức tổ chức sản xuất, kinh
doanh, trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch…của trang trại, quan sát các sự việc,
sự kiện diễn ra trong suốt quá trình trồng để có cái nhìn tổng thể về trang trại.
1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu, thơng tin.
Từ các số liệu thu thập được tại nơi thực tập, tôi đã tiến hành tổng hợp
và phân tích, đánh giá một số các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh để rút ra cách nhìn cũng như bài học kinh nghiệm cho sự
ứng dụng triển khai tại Việt Nam.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ ngày 01/08/2019 – 26/12 /2020.
- Địa điểm: Trang trại của ông Omer Adin tại trang trại số 69 Moshav
Hatzeva, Arava, Israel.
5
1.5 Cơ sở lý luận
1.5.1. Một số khái niệm về sản xuất
* Các khái niệm về sản xuất
- Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là một dự án hay một sự nghiên cứu về quá trình sản xuất,
hay là quá trình kinh tế của việc chuyển đổi đầu vào thành đầu ra. Quá trình
sản xuất là sử dụng các nguồn lực đầu vào để tạo ra hàng hóa, dịch vụ phù
hợp với mục đích và nhu cầu sử dụng trong nền kinh tế thị trường. Quá trình
này bao gồm các giai đoạn từ sản xuất, đóng gói, lưu trữ và vận chuyển.
Ngoài ra mỗi hoạt động thương mại đều được xem như là một dạng của quá
trình sản xuất. Sản xuất được đo bởi “tỷ lệ của sản lượng đầu ra trong một
khoảng thời gian”
Có ba khía cạnh của q trình sản xuất
1. Số lượng được sản xuất ra
2. Loại hàng hóa sản được xuất ra
3. Sự phân bố về mặt khơng gian và thời gian
Một q trình sản xuất được định nghĩa khi bất kỳ hoạt động nào làm
tăng sự tương tự giữa mơ hình của nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ làm
tăng và thay đổi cả về số lượng, kích cỡ, chủng loại, hình dạng và sự phân bổ
của những loại hàng hóa, dịch vụ này trên thị trường.
Sản xuất là quá trình kết hợp của nguyên liệu đầu vào bao gồm vật chất
và phi vật chất để tạo ra sản phẩm cho người tiêu dùng. Đây là một hoạt động
tạo ra sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ, có giá trị sử dụng và mang lại ích lợi
cho người tiêu dùng.
Phúc lợi kinh tế là một quá trình được tạo ra trong quá trình sản xuất,
khi mọi hoạt động kinh tế đều nhắm đến việc thỏa mãn nhu cầu sử dụng của
6
con người theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong q trình sản xuất, có hai
yếu tố giải thích cho sự gia tăng về phúc lợi kinh tế, đó là
- sự cải thiện về tỷ lệ giá cả
- chất lượng của hàng hóa và việc tăng thu nhập từ loại hình sản xuất
Một số loại hình sản xuất quan trọng bao gồm
+ Sản xuất thị trường
+ Sản xuất công cộng
+ Sản xuất hộ gia đình
- Khái niệm tổ chức sản xuất
Tổ chức sản xuất là sự bố trí các cơng đoạn các khâu cả trong dây
chuyền và ngồi mơi trường để nhằm thực hiện một chu trình kinh doanh từ
“đầu vào” đến “đầu ra” để tạo ra năng suất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản
xuất nhanh hơn hướng tới giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ra tới mức
thấp nhất, rút gọn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
Hiệu quả sản xuất được hiểu là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
tận dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và nhiều yếu tố
khác) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra.
* Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là sự thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của tất
cả các thành viên trong xã hội trên cơ sở trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất và sự giới hạn của nguồn lực, là quá sử dụng nguồn nhân lực, vật lực để
đạt được hiệu quả cao nhất. Nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế tận dụng
các nguồn lực có sẵn trong một động kinh tế. Giai đoạn tái sản xuất lại vật
chất, sản phẩm và hàng hoá dịch vụ sản xuất ra là kết quả của các yếu tố đầu
vào theo quy trình cơng nghệ và kỹ thuật sản xuất nhất định
7
Hiệu quả kinh tế khơng những là mục đích cuối cùng của q trình tổ
chức sản xuất hàng hóa mà bên cạnh đó phải đáp ứng được nhu cầu vật chất
và cả tinh thần cho xã hội.
1.5.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
Theo Thông tư số 49/2013/TT-BNNPTNT ngày 19 tháng 11 năm 2013
của Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn: về việc hướng dẫn tiêu chí xác
định những vùng sản xuất trồng trọt đủ điều kiện an tồn thực phẩm
Theo thơng tư số 05/2014/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 2 năm 2014 của
Bộ Nông nghiệp&Phát triển nông thôn về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia trong
lĩnh vực trồng trọt
Theo quyết định số 34/2016/QĐ-UBND ngày 9 tháng 12 năm 2016 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc Quyết định ban hành quy định
chính sách hỗ trợ đặc thù để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông
nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020
8
PHẦN 2
TỔNG QUAN CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Khái quát về cơ sở thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn nghiên cứu.
* Vị trí địa lý
Hatzeva là một Moshav ở miền nam Israel nằm giữa trung tâm Arava,
khoảng 12 km về phía bắc của Ein Yaha, nó thuộc thẩm quyền của Hội đồng
khu vực trung tâm Arava. Năm 2019 dân số là 620 người. Khoảng gần 200 hộ
dân sinh sống ở Moshav, hầu hết họ kiếm sống bằng nghề nông nghiệp mà ở
đây là nông nghiệp công nghệ cao. Cuộc sống ở đây diễn ra bình thường nhờ
các hồ chứa nước ngầm và năm mươi giếng khoan cung cấp nước sạch và
nước cho nông nghiệp cho các cộng đồng ở Arava, trong đó có Moshav
Hatzeva. Moshav nằm cách biển Chết khoảng 25 km về phía Nam, khoảng
135 km. từ Eilat, khoảng 100 km. Từ Beer-Sheva, và gần biên giới
Jordan. Trong những năm gần đây, ngành du lịch cũng phát triển trong
cộng đồng. Đặc biệt là dịch vụ cắm trại và trải nghiệm đua xe ngoài trời
* Khí hậu
Israel nằm ở khu vực trung đơng nên có khí hậu Địa Trung Hải đặc trưng
bởi mùa hè dài, rất nóng và khơ hạn mùa đơng ngắn ngủi nhưng lạnh và nhiều
mưa, thay đổi theo vĩ độ và độ cao, vào mùa hè ở khu vực dọc bờ biển Địa
Trung Hải khí hậu rất ẩm ướt tuy nhiên tại hoang mạc Negev thì khơ
Khí hậu Israel được xác định giữa đặc điểm khô cằn cận nhiệt đới của
nước Ai Cập và ẩm cận nhiệt đới của Levant đông Địa Trung Hải. Tháng 1 là
tháng lạnh nhất, với nhiệt độ trung bình thay đổi từ 5 °C tới 12 °C, và tháng 8
là tháng nóng nhất ở nhiệt độ 20 °C tới 40 °C. Tại thành phố Eilat, vào mùa
hè nhiệt độ cao nhất nước có ngày lên đến 46 °C. Hơn 70% lượng mưa trung
9
bình mỗi năm của Israel rơi xuống vào giữa tháng 11 và tháng 3, từ tháng 6
đến tháng 9 rất ít mưa. Lượng mưa thì phân bố khơng đồng đều, có xu hướng
giảm nhiều khi đi về hướng nam. Tại điểm cực nam, lượng mưa trung bình
nhỏ hơn 50 millimét hàng năm. Lượng mưa thường tập trung trong những
trận bão mạnh, gây ra xói mịn và lũ lụt. Vào tháng 1 và tháng 2 dương lịch,
có tuyết tại những điểm cao ở cao nguyên như Haifa và núi Hermon
* Giao thông
Moshav Hatzeva với hệ thống giao thông được dải nhựa hầu như là 99%
từ Moshav cho tới trang trại. Đảm bảo để cơng tác làm việc đưa đón cơng
nhân cũng như đưa máy móc trang thiết bị phục vụ cho canh tác, chăm sóc,
thu hoạch sản phầm.
* Tài nguyên đất
Moshav Hatzeva khá giàu tài nguyên đất. Địa hình ở đây bằng phẳng,
đất đai khá màu mỡ rất phù hợp cho việc trồng các loại sản phẩm nông nghiệp
như ớt, cà chua, cà tím, bí…đặc biệt là dưa hấu 1 trong những sản phẩm nông
nghiệp chủ đạo ở đây.
2.2. Công tác tổ chức và sản xuất của trang trại
2.2.1. Công tác tổ chức của trang trại
Trang trại 69 Omer Adin có một hệ thống tổ chức chặt chẽ với nhau.
Đứng đầu là ông Omer chủ trang trại, quản lý và công nhân được thể hiện cụ
thể ở bảng 2.1.
10
Chủ Trang Trại
Quản lý
Công nhân
Công nhân người
Thái Lan
Công nhân Việt Nam
Sơ đồ 2.1. Tổ chức của trang trại
Nhận xét: Sơ đồ tổ chức của trang trại gồm có 1 người chủ, 1 người quản
lý công nhân, 21 công nhân Thái Lan và 3 sinh viên Việt Nam. Sơ đồ tổ chức
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau ln tạo được sự gắn kết ổn định chắc chắn
trong quản lý cũng như công việc của trang trại.
Sau đây là chức năng, nhiệm vụ bảng 2.1.
Bảng 2. 1. Chức năng và nhiệm vụ.
STT
Diễn giải
1
Chủ
Nhiệm vụ và chức năng
- Là người điều hành trang trại.
- Là người quản lý trang trại.
- Là Người trả lương cho công nhân.
- Người giải quyết các vấn đề của trang trại.
- Quan hệ hợp tác với các đối tác làm ăn.
- Là người đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như
thái độ làm việc của công nhân.
11
STT
Diễn giải
2
Quản lý
Nhiệm vụ và chức năng
- Là người quản lý công nhân.
- Là người được chủ giao việc.
- Người giám sát công nhân làm.
- Người phiên dịch cho công nhân.
3
Công nhân
- Là công nhân lao động xuất khẩu lâu năm và họ
(Thái Lan)
tham gia trực tiếp vào tất cả các q trình hoạt động
sản xuất của trang trại.
4
Cơng nhân
-Là sinh viên thực tập từ Việt Nam, đây chủ yếu là lao
(sinh viên
động ngắn hạn thường thì là 10 tháng và ngồi thời
Việt Nam)
gian đi làm cịn phải đi học.
Nhận xét: Ơng chủ là người có quyền hành cao nhất trong trang trại
người ra quyết định tất cả các công việc của trang trại. Sau đó là quản lý có
nhiệm vụ báo cáo một ngày làm việc và đây là cánh tay trái của chủ, quản lý
công nhân và giải quyết một số vấn để của trang trại mà không cần tới chủ
Cơng nhân là những người lao động chính và nghe theo lượng công việc do
chủ đưa ra và được sự quản lý của người quản lý.
2.2.2. Sản xuất của trang trại
2.2.2.1. Tư liệu sản xuất
* Đất đai:
Tổng diện tích của trang trại là 15 ha chủ yếu là để xây nhà lưới gồm
(nhà lưới và nhà máy vòm) được thể hiện ở bảng 2.2.
12
Bảng 2.2. Tình hình sử dụng đất đai của trang trại (số liệu năm 2019)
STT
Đất
Diện tích (ha)
1
Tổng diện tích
15(ha)
2
Đất sản xuất
14.5(ha)
3
Nhà xưởng
0.5(ha)
Mục đích
- Xây nhà xưởng.
- Đất sản xuất.
- Nhà lưới 5(ha).
- Nhà Vịm 9.5(ha).
- Nhà đóng gói sản phẩm 0.3(ha).
- Nhà kho 0.2(ha).
Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2019
Nhận xét: Trang trại của ơng Omer có tổng diện tích là 15 ha chia ra
gồm:
- 14.5ha chủ yếu trồng dưa hấu, không canh tác thêm bất cứ loại sản
phẩm nào.
- 0,5ha xây dựng nhà xưởng:
+ 0.3(ha) nhà xưởng chủ yếu là để đóng gói và phân loại sản phẩm.
+ 0.2(ha) nhà kho. Do vừa thu hoạch thương lái đã đến lấy ln nên hầu
như là khơng có hàng tồn kho khơng nhiều vì vậy mà nhà kho chiếm diện tích
rất ích.
* Các loại vật dụng và trang thiết bị của trang trại:
Để cho quá trình sản xuất được diễn ra ổn định và thuận lợi thì
khơng thể thiếu các trang thiết bị cũng như vật dụng do vậy chủ trang đã đầu
tư đầy đủ các trang thiết bị, vật dụng để đáp ứng nhu cầu phục vụ cho quá
trình sản xuất, cụ thể theo bảng 2.4 dưới đây.
13
Bảng 2.3. Các trang thiết bị và vật dụng của trại
Số lượng
TT
Loại
Chức năng
1
Xe tractor
4
Cày, kéo
2
Thang gấp
2
Lên nhà lưới
3
Box
150
Đựng dưa
4
Xẻng
24
Xúc đất
5
Búa
24
Đóng nhà lưới
6
Bình phun
6
Phun thuốc trừ sâu
7
Bình xịt
24
Xịt thuốc kich thích
8
Kéo
24
Cắt dưa lúc thu hoạch
(cái)
Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2019
Nhận xét: Tất cả các trang thiết bị, vật dụng đều đảm bảo về cả chất
lượng và số lượng đê phục vụ cho hoạt động sản xuất, đáp ứng được khối
lượng công việc của trang trại luôn hoạt động ổn định, lâu dài.
2.2.2.2. Năng suất - sản lượng
Trong 3 năm trở lại đây năng suất và sản lượng bình theo năm của
trang trại có rất nhiều sự thay đổi cụ thể, ở bảng 2.4
Bảng 2.4. Năng suất sản lượng dưa hấu qua 3 năm (2017-2019)
Diễn giải
Đơn vị
2017
2018
2019
Tổng diện tích
Ha
10
13
15
Năng suất
Tấn/ha
150
170
200
Sản lượng
Tấn/năm
4.200
6.188
8.400
Nguồn: Điều tra trực tiếp năm 2019
14
- Sản lượng thu hoạch vụ thứ I đợt 1 = tổng diện tích trồng x năng suất
tấn/ha.
- Sản lượng thu hoạch vụ thứ I đợt 2 = 40 % sản lượng đợt 1.
- Sản lượng thu hoạch vụ thứ II đợt 1 = tổng diện tích trồng x năng suất
tấn/ha.
- Sản lượng thu hoạch vụ thứ II đợt 2 = 40% sản lượng đợt 1.
- Tổng sản lượng/năm = sản lượng đợt I + sản lượng đợt II + 40% sản
lượng đợt I + 40% sản lượng đợt 2.
Nhận xét: Do năm 2017 - 2018 ông Omer canh tác cả cà chua, cà tím và ớt
chng nên diện tích đất trồng tuy xấp xỉ bằng nhau nhưng sản lượng khơng
được nhiều. Đến năm 2019 ơng Omer đã chuyển hồn tồn sang chun trồng
dưa hấu bên cạnh đó ơng mua them 5ha đất nên sản lượng và chất lượng tang
lên rõ rệt. Cụ thể: năm 2017 đạt 4.200 tấn đến 2019 thì đạt 8.400 tấn
- Mặc dù diện tích đất trồng cùng với sản lượng dưa hấu tăng lên theo
năm nhưng vẫn đảm bảo được đầu ra cho sản phẩm vì ln có đầu ra ổn định
có mối làm ăn lâu dài.
2.2.2.3. Kênh tiêu thụ
Dưa hấu là 1 loại sản phẩm mà người Israel rất chuộng đặc biệt vào mùa
hè và với chất lượng đảm bảo an toàn nên thị trường tiêu thụ rộng. Kênh tiêu
thụ là sự liên kết chặt chẽ giữa “Chủ trang trại - Thương lái - Người tiêu
dùng” với kênh tiêu thụ này trang trại không lo sản phẩm của mình gặp rủi ro
và cũng khơng bị ép giá.
Qua sơ đồ ta thấy thị trường tiêu thụ dưa hấu chỉ thong qua 1 kênh duy
nhất đó là: Kênh: “Người sản xuất - Thương lái - Người tiêu dùng”
Người nông dân sẽ bắt đầu 1 mùa vụ từ trồng trọt đến chăm sóc qua một
q trình cho đến khi thu hoạch, những người thương lái sẽ đến tận nhà để
15
nhập sản phẩm, thậm chí có người ra tận trang trại để đợi sản phẩm, sau đó
người thương lái sẽ chuyển đến các siêu thị các khu chợ với người tiêu dùng
2.3. Quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất tại trang trại
Sau 10 tháng thực tập và trải nghiệm tơi đã tham gia và nắm được mọi
qui trình sản xuất dưa hóa tại trang traị bao gồm các bước sau:
* Bước 1: chuẩn bị làm đất và ủ đất vào vụ trồng
-Dụng cụ: Máy cày tractor, xẻng, plastic.
- Một nhà vòm rộng 5m và được chia thành 2 luốg nhỏ mỗi luống rộng
và làm tơi sốp đất, tạo thành luống, rộng 1m, cày đất cộng với phân vi sinh và
làm phẳng bề mặt luống.
- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư thực vật của vụ trồng trước, cày
xới kỹ sâu khoảng 20-25 cm.
-Lắp hệ thống tưới nước nhỏ giọt rồi phủ plastic lên trên bề mặt và lấp
đất không cho bay đi.
* Bước 2: Ủ đất và làm sạch cỏ
-Dụng cụ: Xẻng và gang tay y tế.
Sau khoảng hơn 1 tháng ủ đất ta tiến hành kiểm tra xem có cỏ dại mọc xung
quanh luống thì ta làm sạch làm cỏ trong và ngoài luống.
-Tác dụng: Làm thống và tránh các loại cơn trùng trú ẩn.
* Bước 3: Dọn rác xung quanh luống
- Dọn các loại rác trong vườn từ chai lọ túi bóng, bao đựng phân bón, việc
dọn rác trong vườn là rất quan trọng, với mục đích đảm bảo vệ sinh mơi
trường, hạn chế rủi ro đối cho cây và cũng như hạn chế phát sinh và lây lan
dịch bệnh từ đó góp phần nâng cao năng suất cho trang trại, tạo ra, tạo thiện
cảm cho các thương lái và các khách quan khi đến thăm mơ hình trang trại.
16
* Bước 4: Lắp đặt hệt thống lưới và ni lông
- Dụng cụ: Găng tay, búa, đinh, xẻng.
- Phủ ni long đối với vụ mùa đông và phủ lưới đối với vụ hè.
+ Đối với nhà lưới dải và kéo căng và cố định bằng cách đóng đinh kết
hợp với các thanh ngỗ nhỏ vào mép lưới ở các cạnh.
+ Đối với nhà vòm phủ và cố định bằng cách vùi 1 lớp cát quanh nhà vịm.
-Mục đích: Tạo độ ẩm cho cây và hạn chế được các loại sâu và dịch bệnh
từ bên ngoài.
* Bước 5: Trồng dưa
- Dụng cụ: Găng tay cao su, cây đục lỗ.
- Lấy dụng cụ đã có sẵn ở trang trại và đi đục lỗ để trồng dưa với khoảng
cách là 40 cm 1 lỗ và đục lỗ thẳng với lỗ thoát nước của ống nhỏ giọt.
- Khi trồng lấy khay cây con ra khỏi thùng đựng thì phun một lượng
dung dịch thuốc kích thích vừa đủ đã pha sắn trước đó vào.
- Tiến hành lấy cây con ra khỏi khay giống: cách lấy cây con rất đơn
giản bằng cách dùng tay đập vào khay cho cây con rơi khỏi khay đựng cây
giống, lưu ý chỉ lấy 1 cây cho vào 1 lỗ, sau khi trồng hết mới lại tiếp tục lấy
thêm để tránh cho việc bầu đất ở gốc cây con bị khô.
- Tiến hành trồng vào buổi sáng lúc nắng chưa lên (trồng thẳng vào lỗ
thoát nước của hệ thống tưới) nếu lổ nhỏ thì phải dùi cho rộng vừa đủ bầu đất
của cây giống, trồng lấp kín và lấy hai ngón tay ấn đầu ở xung quanh gốc để
đất tiếp xúc rễ cây.
- Mùa đơng thì che mái bằng ni lơng vì cường độ chiếu sang ít và nhiệt
độ xuống thấp vào ban đêm. Mục đích là giữ ấm và giữ mức nhiệt độ thích
hợp nhất cho sự phát triển của cây.
- Mùa hè thì che bằng lưới vì cường dộ ánh sáng cũng như độ ẩm đủ là
đủ để cây phát triển.
17
- Để trồng cây giống đạt được hiệu quả như mong muốn thì phải thực
hiện mọi gian đoạn trồng đúng kỷ thuật trồng thì tỷ lệ sống của cây con với
mật độ như mong muốn của chủ trang trại.
- Trang trại dưa hấu rất rộng nên phải tiến hành trồng lâu mất khoảng 2
tháng nên công tác vừa trồng vừa chăm sóc là xen nhau.
* Bước 6: Kiểm tra, làm cỏ, phun hormone sinh trưởng và chăm sóc
Dụng cụ:, găng tay, dụng cụ đo định mức dung dịch, quần áo bảo hộ,
bình phun.
- Tính từ thời điểm trồng được 3 tuần cây con đã bén rễ, tiến hành kiểm
tra nếu có cây chết thì thay thế bằng cây mới.
- Sau hơn 2 tuần trồng thì có rất nhiều cỏ tiến hành làm cỏ xung quanh
luống. Tất cả công việc đều làm bằng tay khơng phun các loại thuốc diệt có
nào trong quá trình dọn và làm sạch cỏ.
- Đến thời điểm có quả to bằng đầu ngón tay:
+ Phun một bình phun dung tích 20 lít thì pha với 23ml hormone (phun
vào sáng sớm) đối với vụ hè.
+ Dùng bình xịt nhỏ xịt trực tiếp vào quả, đối với vụ đơng.
+ Phun đều tay lên tất cả các diện tích hoa trồng cùng một thời gian để
cây sinh trưởng và phát triển đều nhau để cho hoa ra hoa cùng thời điểm để
thu hoạch. Và tiến hành phun đợt 2 sau đó 2 tuần.
+ Sau khoảng thời gian quả dưa to bằng quả bưởi, tiến hành cắt tỉa loại
bỏ các quả đực để không gian cho những quả cái phát triển.
+ Làm cỏ và chăm sóc cho đến khi thu hoạch.
* Bước 7: Thu hoạch
- Thu hoạch hai đợt đối với vụ hè.
- Thu hoạch ba đến bốn đợt đối với vụ đông.
18
- Dụng cụ gồm kéo, găng tay
- Khoảng 3 tháng trồng và chăm sóc khi dưa đạt tiêu chí về kích thước
và độ ngọt thì tiến hành thu.
- Thu vào buổi sáng và phân loại đóng gói dán tem vào buổi chiều.
- Sau khi thu hái ở trang trại về thì lấy về nhà kho để phân loại và đóng
gói dán tem.
- Cuối cùng là thương lái đến chở đi.
- Đợt thu thứ 2, thứ 3 cũng làm tương tự cho đến khi hết dưa ở trang trại.
- Sau khi thu hoạch xong, hết mùa vụ thì tắt nước ở trang trại để cây dưa
khơ để vào q trình dọn dẹp chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.
* Bước 8: Bảo quản sau thu hoạch
- Cho vào kho mát bảo quản nếu thương lái chở không hết
- Bảo quản trong kho chỉ trong 1 đêm hoặc 1 ngày 1 đêm vì:
+ Dưa hấu là loại sản phẩm tiêu thụ nhanh và lớn nên hầu như thu bao
nhiêu thương lái lấy bấy nhiêu.
+ Vì có sự liên kết giữa nhà nơng và thương lái nên trong 1 ngày chủ
trang trại chỉ yêu cầu thu đủ chỉ tiêu của thương lái.
+ Do có sự liên kết chặt chẽ đó nên trang trại hầu như khơng có hàng tồn
kho hoặc có cũng rất ít chủ yếu là do chở không hết để lại cho chuyến ngày
hôm sau.
* Bước 9: Dọn trang trại
- Sau khi thu hoạch hết vụ thì tắt nước tồn bộ trang trại 1 đến 2 tuần
mục đích để cây dưa chết.
- Sau khi cây dưa chết thì tiến hành nhổ tất cả các gốc dưa và gom lại để
chở đi tiêu hủy.
- Lật tất cả các lớp ni long phủ bề mặt luống cho vào khu tái chế.
- Làm cỏ, dọn rác để chuẩn bị vụ mới quay lại bước 1.