Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Tiểu luận tổng quan về thuế tiêu thụ đặc biệt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.64 KB, 12 trang )

Bài thuyết trình
Nhóm 3 (Group 1)
Họ và Tên
Hồ Thu Hằng (nhóm trưởng)
Nguyễn Thanh Tuyết
Lê Thị Thu Hiền
Phạm Thị Hồng Anh
Trần Thị Thu Huyền
Trần Thị Duyên
Vi Thị Thanh Huyền
Phạm Thị Thùy Linh
Lê Thị Ánh Dương
Nguyễn Quang Trường
Dương Ngọc Dũng

Mã sinh viên

Điểm

592149
601659
592154
601669
603923
601493
586657
601691
601401
605147
603900


9,5
9,5
9,5
9,5
9,5
9,5
9,5
9,5
9,5
9,5
9,5

Nội Dung:Tổng quan về thuế tiêu thụ đặc biệt.

Danh sách thành viên nhóm


THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

A.

Nguồn gốc hình thành thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng phổ biến ở các nước trên thế giới với các tên
gọi khác nhau: ở Pháp gọi là thuế tiêu dùng đặc biệt, ở Thụy Điển gọi là thuế đặc biệt. Ở
nước ta tiền thân của thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành là thuế hàng hóa được ban hành
năm 1951. Đến năm 1990 Bộ tài chính soạn thảo dự án luật thuế mới, đổi thuật ngữ thuế
hàng hóa thành thuế tiêu thụ đặc biệt và được Quốc Hội thông qua ngày 30/6/1990. Sau
đó được sửa đổi bổ sung tại kì họp thứ 3 Quốc hội khóa 9 và thơng qua ngày 5/7/1993.
Đến tháng 10/1995 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt lại được sửa đổi, bổ sung lần nữa. Để phát

huy vai trò của luật thuế tiêu thụ đặc biệt trong điều tiết săn xuất, tiêu dùng xã hội, điều
tiết thu nhập của người tiêu dùng cho ngân sách nhà nước một cách hợp lí, tăng cường
quản lý sản xuất kinh doanh đối với một số hàng hóa, dịch vụ; ngày 20/5/1998 Quốc hội
đã thông qua luật thuế tiêu thụ đặc biệt và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/1999 thay
thế luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 1990 và hai đạo luật sửa đổi, bổ sung ban hành năm
1993 và năm 1995.
Sau đó Quốc hội lại ban hành luật 08/2003/QH11 sửa đổi bổ sung luật thuế tiêu thụ đặc
biệt 05/1998/QH10. Vào ngày 14/11/2008 quốc hội ban hành luật số 27/2008/QH12 có
hiệu lực từ ngày 1/4/2009 thay thế hồn toàn luật 08/2003/QH11 và luật sửa đổi bổ sung
05/1998/QH10.
Vào ngày 26/11/2014 quốc hội tiếp tục ban hành luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực từ
ngày 1/1/2016 sửa đổi bổ sung một số điều 27/2008/QH12.
⇨ Như vậy hiện nay 2 luật thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất có luật thuế đối với thuế tiêu
thụ đặc biệt đó là luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 71/2014/QH13 và luật số 27/2008/QH12.
B.

Tổng quan thuế tiêu thụ đặc biệt.

1. Khái niệm
Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu, đánh vào một số hàng hóa, dịch vụ
thuộc đối tượng chịu thuế theo qui định của luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế được cấu
thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hóa, sử
dụng dịch vụ.
2. Ðặc điểm của Thuế tiêu thụ đặc biệt
Là một loại thuộc tiêu dùng, song Thuế tiêu thụ đặc biệt có những đặc điểm giống
như sau :


- Các loại hàng hóa, dịch vụ chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt được pháp luật thuế các nước qui
định hầu như giống nhau gồm : rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô, xăng...; kinh doanh cá cược,

đua ngựa, đua xe, sòng bạc...
- Mức thuế suất Thuế tiêu thụ đặc biệt được pháp luật thuế các nước quy định rất cao vì
thuế đánh vào một số hàng hóa dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho nhu
cầu thiết yếu hàng ngày của con người và có ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người
trong xã hội.
- Cách thu Thuế tiêu thụ đặc biệt ở các nước cũng giống nhau, tức là nhà nước chỉ thu
một lần ở khâu sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hay kinh doanh các dịch vụ thuộc diện chịu
Thuế tiêu thụ đặc biệt.
3. Vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
Tầm quan trọng của thuế tiêu thụ đặc biệt:
Xuất phát từ đặc điểm chung đã được trình bày ở phần trên, do đó Thuế tiêu thụ
đặc biệt có tầm quan trọng như sau:
- Thông qua chế độ thu Thuế tiêu thụ đặc biệt, nhà nước động viên một phần thu nhập
đáng kể của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng hướng
dẩn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập của người tiêu
dùng vào ngân sách nhà nước một cách công bằng hợp lý: ai tiêu dùng nhiều các hàng
hóa, dịch vụ chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt thì nộp thuế nhiều hơn người tiêu dùng ít hoặc
không phải nộp thuế nếu không tiêu dùng các hàng hóa, dịch vụ đó.
- Việc ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt để điều chỉnh việc sản xuất, kinh doanh,lưu
thơng và tiêu dùng một số hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, chưa thật cần thiết cho
nhu cầu xã hội thể hiện sự tăng cường quản lý, kiểm soát của nhà nước một cách tập
trung, chặt chẽ đối với các loại hàng hóa, dịch vụ này.
4. Mối liên hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuế khác .
Mối liên hệ giữa thuế tiêu thụ đặc biệt với các loại thuế khác trong quá trình lưu
thơng hàng hóa, thực hiện dịch vủ (chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế xuất khẩu, nhập
khẩu ) :
Các loại hàng hóa, dịch vụ thuộc diện chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt không phải chịu
thuế giá trị gia tăng đối với số lượng hàng hóa, dịch vụ đã kê khai nộp Thuế tiêu thụ đặc



biệt. Chẳng hạn, cơ sở trực tiếp sản xuất khi bán ra những mặt hàng thuộc diện chiụ Thuế
tiêu thụ đặc biệt thì cơ sở này chỉ kê khai nộp Thuế tiêu thụ đặc biệt mà không phải kê
khai nộp thuế giá trị gia tăng đối với số hàng hoá đã chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp cơ sở sản xuất có tổ chức chi nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm trực thuộc
thì cơ sở sàn xuất phải kê khai và nộp Thuế tiêu thụ đặc biệt tại nơi sản xuất. Các chi
nhánh, cửa hàng tiêu thụ sản phẩm phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng theo thuế suất
đối với hoạt động kinh doanh thương nghiệp.
Các hàng hóa, dịch vụ đã chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt, khi lưu thông trên thị trường,
tức là được chuyển qua khâu thương nghiệp thì các cơ sở kinh doanh các mặt hàng này
không phải nộp Thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng phải nộp thuế giá trị gia tăng theo biểu thuế
ngành kinh doanh thương nghiệp.
Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc diện chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp
Thuế tiêu thụ đặc biệt cùng với thuế nhập khẩu theo từng lần nhập khẩu, khi bán hàng
hóa này thì cơ sở phải nộp thuế giá trị gia tăng.
5. Nguyên tắc thiết lập thuế tiêu thị đặc biệt
Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định trong phạm vi hàng hoá,dịch
vụ đặc biệt cần điều tiết cao
.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được thiết lập thép nguyên tắc khơng phân biệt hàng hố sản
xuất trong nước và hàng nhập khẩu
Thuế xuất thuế tiêu thụ đặc biệt được thiết kế cao hơn thuế tiêu dùng thông thường
và phân biệt chi tiết cho từng đối tượng
Thuế tiêu thụ đặc biệt phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ ,liên hồn với các sắc
thuế tiêu dùng khác trong hệ thống thuế đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế .
6 Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Là những loại hàng hố, dịch vụ khơng thật cần thiết, có hại cho con người hoặc
ảnh hưởng đến tiêu dùng. (Theo quy định tại điều 2 luật thuế tiêu thụ đặc biệt, điều 2
Nghị định 26).

- Hàng

hóa: Là các sản phẩm hàng hố hồn chỉnh, khơng bao gồm bộ linh kiện để
lắp ráp các hàng hố này.
Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm;
Rượu;Bia


- Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng
ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng;
Xe mơ tơ hai bánh, xe mơ tơ ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
Tàu bay, du thuyền (là loại sử dụng cho mục đích dân dụng)
- Xăng các loại
- Đối với mặt hàng điều hồ nhiệt độ cơng suất từ 90.000 BTU trở xuống thuộc đối
tượng chịu thuế TTĐB: trường hợp cơ sở sản xuất bán hoặc cơ sở nhập khẩu nhập tách
riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc nhập khẩu (cục
nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như đối với sản phẩm hoàn chỉnh
(máy điều hoà nhiệt độ hoàn chỉnh).
- Bài lá;
- Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học)
Lưu ý: Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa quy định là các sản phẩm
hàng hóa hồn chỉnh, khơng bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.
-

Dịch vụ:

- Kinh doanh vũ trường;
- Kinh doanh mát-xa (massage), karaoke
- Kinh doanh casino; trị chơi điện tử có thưởng bao gồm trị chơi bằng máy giắc-pót
(jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; kinh doanh đặt cược (bao gồm: đặt

cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật)
- Kinh doanh đặt cược bao gồm: Đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược
khác theo quy định của pháp luật.
- Kinh doanh golf bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi golf
- Kinh doanh xổ số.


7. Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia cơng chế biến trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác
cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu bao gồm:
a. Hàng hóa do các cơ sở sản xuất, gia cơng trực tiếp xuất khẩu ra nước ngồi bao gồm
cả hàng hóa bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho
doanh nghiệp chế xuất.
- Cơ sở có hàng hóa thuộc đối tượng khơng chịu thuế TTĐB theo quy định này phải có
hồ sơ chứng minh là hàng đã thực tế xuất khẩu:
- Hợp đồng bán hàng hoặc hợp đồng gia cơng cho nước ngồi
- Hóa đơn bán hàng hóa xuất khẩu hoặc trả hàng, thanh tốn tiền gia cơng
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng
b. Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu
theo giấy phép tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, trong thời hạn chưa phải nộp thuế xuất nhập
khẩu thì khi tái nhập khẩu khơng phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất xuất bán
hàng hóa này phải nộp thuế TTĐB


c. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất
khẩu theo hợp đồng kinh tế
- Đối với hàng hóa cơ sở xuất khẩu mua, nhận ủy thác xuất khẩu để xuất khẩu nhưng
không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh doanh xuất khẩu phải kê khai, nộp
thuế TTĐB đối với hàng hóa này khi tiêu thụ bán trong nước.

d. Hàng hóa mang ra nước ngồi để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài
2. Hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp sau
a. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ khơng hồn lại; q tặng, quà biếu bao gồm:
- Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ khơng hồn lại, bao gồm cả hàng nhập khẩu
bằng nguồn viện trợ khơng hồn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; hàng trợ
giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch
bệnh.
- Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.
b. Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa
chuyển khẩu, bao gồm:
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt
Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu
ra khỏi Việt Nam.
- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt
Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không
làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định
đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngồi hoặc giữa cơ quan, người
đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngồi ủy quyền.


- Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa
khẩu Việt Nam.
c. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn không phải
nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì
khơng phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái xuất khẩu.
- Hàng hóa tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu, nếu thực tái nhập khẩu trong thời hạn không

phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái nhập khẩu.
d. Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái xuất khẩu trong thời hạn
chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định.
- Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm nhập
khẩu thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm
tra, phát hiện thì ngồi việc truy thu thuế TTĐB cịn bị xử phạt theo quy định của pháp
luật
e. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy
định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao.
f. Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế nhập khẩu của cá nhân
người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam
g. Hàng nhập khẩu để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định
của pháp luật.
h. Hàng hố nhập khẩu từ nước ngồi vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào
khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa
các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ.
- Chú ý:Cơ sở nhập khẩu các mặt hàng thuộc các trường hợp không phải chịu thuế
TTĐB khi nhập khẩu theo quy định trên, nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê khai,
nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hố, hành
khách và kinh doanh du lịch.


4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ
ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải
trí, thể thao khơng đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông;
5. Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế

phẩm khác do cơ sở sản xuất ra nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp
(reformade component) và các chế phẩm khác trực tiếp bán ra cho cơ sở sản xuất khác để
sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng).
6. Điều hồ nhiệt độ có cơng suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản
xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu; uỷ thác nhập khẩu hệ thống điều hoà
trung tâm trên 90.000 BTU hoặc cơ sở kinh doanh nhập khẩu ký hợp đồng với nhà thầu
lắp đặt thiết bị trong nước về việc cung cấp hệ thống điều hòa trung tâm trên 90.000
BTU; việc giao hàng tùy thuộc vào tiến độ thi công công trình (hệ thống điều hịa này
được nhập khẩu thành nhiều lần nhiều chuyến) để khơng phải tính nộp thuế TTĐB đối
với từng lần nhập khẩu là các chi tiết của thiết bị nhập khẩu như cục nóng hoặc cục lạnh.
8. Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt
- Giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất chưa có thuế GTGT và chưa có thuế
TTĐB, được xác định cụ thể như sau:
Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT / 1 +thuế suất thuế TTĐB
Ví dụ :
- Cơ sở sản xuất X sản xuất sản phẩm A (A là hàng hóa chịu thuế TTĐB), giá bán 1 sản
phẩm A chưa thuế GTGT là 130.000 đồng/sản phẩm, thuế suất thuế TTĐB là 30% thì:
Giá tính thuế TTĐB = 130.000 / (1+ 30%) = 100.000 đồng
Thuế TTĐB phải nộp = 100.000 * 30% = 30.000 (đồng)
- Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hóa chịu thuế TTĐB bán hàng qua các chi nhánh, cửa
hàng, cơ sở phụ thuộc thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá do các chi nhánh, cửa


hàng, cơ sở phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT. Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại
lý bán đúng giá do cơ sở quy định, hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính
thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng.
- Đối với bia hộp (bia lon), cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định như sau:
Giá tính thuế TTĐB = (Giá bán chưa có thuế GTGT – Giá trị vỏ hộp) / (1 + thuế suất thuế
TTĐB)


9. Tìm hiểu thêm
- Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt: Lợi bất cập hại?
TheLEADERDự thảo tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt lên 10% của Bộ tài
chính đã vấp phải nhiều phản đối của các cơ quan và doanh nghiệp cả trong và ngoài
nước.
- Theo đề xuất được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến, các loại nước ngọt sẽ được bổ sung
vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) gồm nước ngọt có ga, khơng ga, tăng
lực, thể thao, trà, cà phê uống liền được đóng gói theo dây chuyền sản xuất nước ngọt.
- Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ hai phương án thuế suất. Một là áp mức thuế
10% từ năm 2019 và hai là áp thuế 20% từ năm 2019. Tuy nhiên, cơ quan này thiên về
phương án đầu tiên hơn.
- Bộ này cũng đưa ra 3 lý do về quyết định áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt:
cơ cấu lại thuế để tăng ngân sách; phù hợp với xu hướng quốc tế và bảo vệ sức khỏe
người tiêu dùng tránh bệnh tiểu đường và béo phì.
- Tuy nhiên, nhiều cơ quan quản lý và đặc biệt là khối doanh nghiệp đã lên tiếng phản
đối, cho rằng các lợi ích mà động thái này mang lại không bù đắp lại được những tác
động tiêu cực của nó đối với thị trường.
- Doanh nghiệp rượu - bia - nước giải khát đang chịu những điều kiện gì?
Trao đổi với TheLEADER bên lề Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam năm 2017 luật
sư Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch Hiệp hội bia - rượu - nước giải khát Việt Nam (VBA)
cho biết, bia, rượu, nước giải khát là ngành kinh doanh có điều kiện và phải tuân thủ một
số quy định riêng".


Việc sản xuất phải tuân thủ theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP của Luật Đầu tư 2014
về kinh doanh rượu và Nghị định 77 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 về điều
kiện sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, đối với bia và nước giải khát còn phải đáp ứng quy
định về an toàn thực phẩm theo Nghị định 38 của Chính phủ.
"Như vậy, các doanh nghiệp phải tập trung nhân lực, vật chất để có thể đáp ứng các điều

kiện về cơ sở sản xuất, nhân lực, môi trường, phịng cháy chữa cháy...", ơng nói.
- Đánh thuế TTĐB nước ngọt: Hịn đá tảng cho ngành cơng nghiệp đầy tiềm năng?
Đề cập đến vấn đề đánh thuế TTĐB với nước ngọt, ơng Vỵ cho biết, gần đây, Bộ
Tài chính cũng đưa ra dự thảo đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) đối với nước ngọt. Đây
là một khó khăn đối với ngành bia, rượu, giải khát nói chung và đối với ngành sản xuất,
kinh doanh nước ngọt nói riêng.
"Chúng tơi đã có ý kiến với Bộ Tài chính, với Phịng thương mại và công nghiệp Việt
Nam (VCCI) bởi nước giải khát là một ngành nhận được sự quan tâm của Nhà nước và
theo kế hoạch sản xuất bia, rượu, nước giải khát đến năm 2025, tầm nhìn 2035, ngành
nước giải khát có tốc độ tăng trưởng rất nhanh", ơng Vỵ nói.
Theo kế hoạch này, năm 2020, sản lượng dự kiến đạt trên 6 tỷ lít, đến năm 2025,
con số này lần lượt sẽ tăng lên trên 9 tỷ lít và 15 tỷ lít lần lượt vào năm 2025 và 2035.
"Theo đó, Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích, phát triển ngành này nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Bởi vì nước giải khát đã trở thành một loại đồ
uống hết sức phổ biến cả ở thành thị lẫn nông thôn".
Nếu áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với nước ngọt, cộng thêm thuế giá trị gia
tăng (GTGT) từ 10 – 12%, rồi thuế GTGT đối với đường từ 5% lên 6% thì giá thành của
nước ngọt sẽ tăng lên ít nhất 12%, ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất và nhu cầu
của người tiêu dùng.
- Đánh thuế nước ngọt sẽ giúp giảm tình trạng tiểu đường và béo phì, tăng ngân sách?
Việc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của người dân sẽ dẫn đến tình trạng
bn lậu, sản xuất hàng giả hàng nhái. Điều này lại quay trở lại ảnh hưởng đến chính sức
khỏe của người tiêu dùng.


Bên cạnh đó, dự thảo này, nếu được thơng qua, sẽ ảnh hưởng cả đến những người
nông dân, những người sản xuất và cung cấp các nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm
nước ngọt.
Nhà nước cũng phải chi một khoản kinh phí để tăng cường cơng tác chống bn
lậu hàng giả, hàng nhái và giải quyết vấn đề lao động dôi dư khi các doanh nghiệp buộc

phải cắt giảm năng lực sản xuất khi quy mô giảm, giá thành tăng cao.
"Kiến nghị của chúng tôi là Nhà nước nên xem xét chưa áp thuế TTĐB đối với nước
ngọt", ông Vỵ nói.
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam (AmCham), bà Natasha Ansell
cho rằng, việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt là một thực tế khơng thơng
dụng và khơng được khuyến khích.
Theo khảo sát của AmCham tiến hành trên 158 quốc gia khác nhau, chỉ có 40 nước
trong số đó (bao gồm 4 nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương - với ít hơn 2% dân số
khu vực - Thái Lan, Campuchia, Lào, Brunei) thực thi điều luật này



×