Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Đề và và đáp án văn 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.59 KB, 9 trang )

B. ĐỀ BÀI
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Năm học 2020 – 2021
MÔN NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài 90 phút
Phần I: Đọc –hiểu văn bản nghệ thuật: 3đ
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Mấy ngày mẹ về quê
Là mấy ngày bão nổi
Con đường mẹ đi về
Cơn mưa dài chặn lối.

Nhưng chị vẫn hái lá
Cho thỏ mẹ, thỏ con
Em thì chăm đàn ngan
Sáng lại chiều no bữa.

Hai chiếc giường ướt một
Ba bố con nằm chung
Vẫn thấy trống phía trong
Nằm ấm mà thao thức
Nghĩ giờ này ở quê
Mẹ cũng khơng ngủ được
Thương bố con vụng về
Củi mùn thì lại ướt.

Bố đội nón đi chợ
Mua cá về nấu chua …
Thế rồi cơn bão qua
Bầu trời xanh trở lại
Mẹ về như nắng mới


Sáng ấm cả gian nhà.
(Mẹ vắng nhà ngày bão – Đặng Hiển)

Câu 1 (1 điểm):Bài thơ trên được viết với thể thơ gì?Phương thức biểu đạt chính của bài
thơ trên là gì?
Câu 2 (1 điểm):Nhận xét về cách gieo vần của tác giả? Nêu nội dung chính của bài thơ
trên?
Câu 3 (2 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai
câu thơ:
Mẹ về như nắng mới
Sáng ấm cả gian nhà.
Câu 4 (1 điểm): Qua nội dung bài thơ trên, em rút ra những bài học gì cho bản thân?
Phần II: Viết
Câu 5 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em.
C. HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Đọc- hiểu văn bản : 5đ
Câu
1

Nội dung
- PTBĐ chính : biểu cảm
- Thể thơ: 5 chữ

Điểm
0,5đ
0,5đ


2


3

4

5

- Cách gieo vần : vần chân.
- Nội dung : Bài thơ kể câu chuyện mẹ vắng nhà trong những ngày
bão, ba bố con tự chăm lo việc nhà và niềm vui khi mẹ trở về.
- Biện pháp tu từ : so sánh ‘Mẹ về như nắng mới’
- Tác dụng :
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, làm cho bài thơ hay
hơn, hấp dẫn hơn.
+ Nhấn mạnh làm nổi bật hơi ấm, tình yêu thương của mẹ. Khẳng
định vai trò của người mẹ trong cuộc sống của con.
+ Cho thấysự kính trọng, biết ơn của tác giả đối với mẹ.
- Nhận thức: Em nhận thức được sâu sắc tình cảm gia đình đặc biệt là
tình mẫu tử là một tình cảm cao quý, thiêng liêng nhất cần trân trọng.
- Hành động :
+ Cần biết chia sẻ, cảm thông với những vất vả của mẹ, cần phải biết
ơn, hiếu thảo với cha mẹ mình.
+ Phải biết yêu thương gắn bó với mọi người trong gia đình.
+ Khơng có những việc làm trái với đạo làm con. Ra sức học tập rèn
luyện …
1. Yêu cầu về hình thức, kỹ năng:
- Tạo lập bài văn tự sự có bố cục 3 phần rõ ràng.
- Diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm, khơng sai chính tả,trình bày và
chữ viết đẹp.
2. Yêu cầu về nội dung kiến thức:
a. Mở bài

- Giới thiệu về trải nghiệm khiến em nhớ mãi
+ Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi?
+ Đó là một trải nghiệm vui hay buồn?
b. Thân bài
- Giới thiệu chung về trải nghiệm: thời gian, không gian, nhân vật
trong cuộc trải nghiệm.
- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp
lí:
+ Trải nghiệm đó bắt đầu như thế nào?
+ Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi
ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó qn?
+ Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
+ Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu)
+ Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như
thế nào?

0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ

0.5đ

0.5đ

0.5đ


0.5đ

3.0đ


+ Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?
c. Kết bài
- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:
+ Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó 0.5đ
quên…)
Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?

ĐỀ BÀI
I/ Đọc, hiểu (3đ): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“ Thiêng liêng hai tiếng gia đình
Nơi mọi người sống hết mình vì ta
Con cháu cha mẹ ông bà
Xung quanh tất cả đều là người thân
Cho ta cuộc sống tinh thần
Cho ta vật chất khơng cần nghĩ suy
Cha mẹ ta thật diệu kì
u thương ta nhất từ khi lọt long
Mẹ cho ta bú ẵm bồng
Cha ni ta lớn tính cơng thế nào
Như là biển rộng trời cao
Như là bệ phóng dẫn vào tương lai”
(Hai tiếng gia đình- Nguyễn Đình Huân)
Câu1. Đoạn thơ trên được tác giả viết theo thể thơ nào? Chỉ ra dấu hiệu của thể thơ đó?
Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên.
Câu3. Em hiểu nghĩa của từ gia đình là gì? Đặt câu với từ gia đình.

Câu4. Đoạn thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào? Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện
pháp tu từ đó.
II/ Làm văn (7đ)
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận bài thơ trên.
Câu 2: Kể về một lần mắc lỗi khiến thầy cô hoặc cha mẹ buồn.

Gợi ý trả lời
C1. Thể thơ: Lục bát
- Dấu hiệu:


+ Số chữ trong một dòng: Mỗi cặp câu thơ gồm hai dịng thơ: một dịng có sáu chữ và
một dịng có tám chữ.
+ Số câu: Khơng giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám chữ.
+ Gieo vần: Tiếng thứ sáu của hai câu lục bát trong một cặp phải vần với nhau. Tiếng thứ
tám của câu bát phải hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu lục tiếp
C2. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
C3. Gia đình: Là tập hợp những người quen thuộc, thân thương, gần gũi với chúng ta, gia
đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên
kết với nhau về quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
C4: Đoạn thơ cuối tác giả sử dụng biện pháp tu từ : so sánh:
So sánh : công cha nghĩa mẹ như “biển rộng trời cao”, như “bệ phóng dẫn vào tương lai”.
* Tác dụng:
- Gợi hình: So sánh tình mẹ, cơng cha với biển rộng trời cao:
+ Cha mẹ yêu thương, chăm sóc con, cha mẹ chính là điểm tựa cho con bay cao bay xa
trong cuộc đời này.
+ Phép so sánh đã khẳng định công cha nghĩa mẹ là vô cùng rộng lớn, vĩ đại khơng gì đo
đếm được, khơng bao giờ có thể phai mờ.
- Gợi cảm:
+ Thể hiện lịng u kính cha mẹ của tác giả, của mỗi chúng ta

+ Là lời nhắc nhở con cháu thực hiện trọn vẹn đạo hiếu của bản thân mình.
B. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I VĂN 6
Phần I. Đọc – hiểu (5 điểm)
Đọc bài thơ và trả lời những câu hỏi sau:
Lặng rồi cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt vì hè nắng oi.
Nhà em vẫn tiếng ạ ời,
Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru.
Lời ru có gió mùa thu
Bàn tay mẹ quạt,mẹ đưa gió về.
Những ngơi sao thức ngồi kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc trịn,
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.


(Mẹ - Trần Quốc Minh, SGK Tiếng Việt 2 tập 1)
Câu 1. (1,5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? PTBĐ chính? Ai là người
bày tỏ cảm xúc trong bài thơ? Bày tỏ cảm xúc về ai?
Câu 2. (0,5 điểm) Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 3 : (2 điểm) Câu thơ: “Mẹ là ngọn gió của con suốt đời” sử dụng biện pháp tu
từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó trong hai câu thơ trên.
Câu 4: (1 điểm) Từ bài thơ, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về mái ấm gia đình
đối với cuộc đời của mỗi con người?
Phần II. Viết (5 điểm)
Kể một trải nghiệm đáng nhớ của em.
C. HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Câu

1


2
3

4

Nội dung
PHẦN I. Đọc – hiểu (5 điểm)
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? PTBĐ chính? Ai là người bày tỏ
cảm xúc trong bài thơ? Bày tỏ cảm xúc về ai?
- Thể thơ: lục bát
- PTBĐ: biểu cảm
- Người bày tỏ cảm xúc trong bài thơ: người con
- Bày tỏ cảm xúc về người mẹ của mình
Nêu nội dung chính của bài thơ: Bài thơ nói về nỗi vất vả và tình yêu
thương bao la của người mẹ
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu:
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
- Biện pháp tu từ so sánh ngang bằng.
+ Chỉ ra các từ ngữ thể hiện phép tu từ so sánh ngang bằng: mẹ, là,
ngọn gió.
- Tác dụng của phép so sánh:
+ Gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật được cụ thể, sinh động: gợi ra
hình ảnh người mẹ giống như ngọn gió mát lành, bình yên luôn yêu
thương con, chăm lo cho con suốt cuộc đời.
+ Biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc: hình ảnh thơ nói lên:
 Lịng biết ơn của người con dành cho mẹ.
 Tình thương yêu lớn lao, sự hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con.
Từ bài thơ, hãy nêu ngắn gọn suy nghĩ của mình về mái ấm gia đình đối
với cuộc đời của mỗi con người?


Điểm
1
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
1
0.25
0.25
0,5
0.5
0.5

0,5


Học sinh trả lời theo ý hiểu, gợi ý các suy nghĩ về vai trị của gia đình như
0,5
sau:
- Gia đình là nơi ta được sinh ra, lớn lên và trải qua các giai đoạn của
cuộc đời.
- Gia đình là nơi ni dương, chăm sóc những cơng dân tốt cho xã hơi,
hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân.
0,5
- Gia đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong cuộc sống, chốn về bình
yên sau những vất vả gian lao, nơi luôn rộng mở khoan dung sau những
sai lầm vấp ngã.
0,5

- Mỗi người đều cần phải xây dựng và vun đắp hạnh phúc gia đình.
0,5
PHẦN II. Viết (5 điểm)
Kể một trải nghiệm đáng nhớ của em.

1

2

3

Yêu cầu về kĩ năng
- Bài viết đảm bảo đúng thể loại văn tự sự.
- Bài viết có đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết luận .
- Bài văn diễn đạt trong sáng, lời văn rõ ràng, không mắc quá 6 lỗi chính
tả trên tồn bài.
. u cầu về nội dung kiến thức:
a. Mở bài
- Giới thiệu về trải nghiệm khiến em nhớ mãi
+ Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi?
+ Đó là một trải nghiệm vui hay buồn?
b. Thân bài
- Giới thiệu chung về trải nghiệm: thời gian, không gian, nhân vật trong
cuộc trải nghiệm.
- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:
+ Trải nghiệm đó bắt đầu như thế nào?
+ Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày
dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên?
+ Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?
+ Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu)

+ Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế
nào?
+ Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?
c. Kết bài
- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:
+ Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…)
Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?
Sáng tạo:
- Có ý tưởng sáng tạo trong cách diễn đạt, biết sử dụng kết hợp các

0.5
0.5
0.5
0.5

1.5

0.5

0.5


phương thức biểu đạt khác trong bài.
- Biết vận dụng thêm các phép tu từ đã học để thể hiện đối tượng.

0.5

Người ra đề

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I

Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút
ĐỀ BÀI
I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che chở…con trông con chờ
Đi xa con nhớ từng giờ
Mẹ là tất cả bến bờ bình yên.”
( “Mẹ là tất cả” - Phạm Thái)
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che chở...con trông con chờ.
Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn ngắn cảm nhận bài thơ
Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về
quê, với một người thân, với con vật nuôi.

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ I
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút
ĐỀ BÀI
I. Đọc hiểu văn bản: (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mẹ là cơn gió mùa thu

Cho con mát mẻ lời ru năm nào
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ
( “Mẹ là tất cả”- Lăng Kim Thanh”
Câu 1 (0,5 điểm) Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 2 (0,5 điểm). Tìm các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên?
Câu 3 (1,0 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ:
Mẹ là đêm sáng trăng sao
Soi đường chỉ lối con vào bến mơ.
Câu 4 (1,0 điểm) Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn thơ trên?
II. Tạo lập văn bản (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) nêu cảm nhận của
em về nhân vật Dế Mèn đoạn đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” ( Tơ Hồi). Qua
nhân vật Dế Mèn, em rút ra cho mình bài học gì?
Câu 2 (5,0 điểm): Kể lại một trải nghiệm của em ( Về một chuyến du lịch, một chuyến về
quê, với một người thân, với con vật nuôi.
ĐÁP ÁN
Câu
Câu 1
Câu 2

Câu 3

Câu 4

Yêu cầu cần đạt
I. Đọc - hiểu văn bản (3,0 điểm)
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Đề A.
- Từ láy: mênh mông, dạt dào

Đề B.
- mát mẻ.
* HS chỉ ra biện pháp tu từ đặc sắc sau
Đề A
- Biện pháp tu từ: So sánh “Mẹ là biển rộng mênh mông”
Đề B: Biện pháp tu từ so sánh: “Mẹ là đêm sáng trăng sao”
+ Tác dụng:
- Tạo nên cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn…giàu hình ảnh, giàu sức
gợi cảm.
- Nhấn mạnh, làm nổi bật tình u thương vơ bờ bến của người mẹ
đối với con cái đồng thời thể hiện lòng biết ơn chân thành, sâu sắc
của con đối với mẹ.
Bài học cuộc sống em rút ra từ đoạn trích
- Nhận thấy tình mẫu tử là tình cảm cơ cùng thiêng liêng và cao cả

ĐIỂM
0,5
0,5

0,25

0,25
0,5
0, 25


đối với cuộc sống con người.
- Phải biết trân quý những giây phút được sống bên mẹ, trân trọng
tình cảm gia đình…
- Hãy thực hiện lịng hiếu thảo một cách thật tâm, chân tình - chăm

sóc, phụng dưỡng, u thương cha mẹ tử tế.
- Lên án, phê phán những hành động vô lễ, ngược đãi, bất hiếu đối
với cha mẹ
II. Phần Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 * Cảm nhận về nhân vật Dế Mèn: HS đảm bảo các yêu cầu sau:
- Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con
nhà võ
- Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống
hách, xốc nổi
- Sau khi bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết cho Dế Choắt, Dế Mèn
hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình
*Bài học
- Khơng nên kiêu căng, coi thường người khác.
- Không nên xốc nổi để rồi hành động điên rồ.
- Không quá đề cao bản thân rồi rước hoạ.
- Cần biết lắng nghe, quan tâm, giúp đỡ mọi người xung quanh.

0, 25
0, 25
0, 25

1.0

1.0

Câu 2 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự: có đầy đủ Mở bài,
Thân bài, Kết bài.

0,25


b. Xác định đúng vấn đề
c. Triển khai vấn đề:
a. Mở bài
Giới thiệu về trải nghiệm của bản thân.
b. Thân bài. Kể diễn biến câu chuyện
- Sự việc khởi đầu
- Sự việc phát triển
- Sự việc cao trào
- Sự việc kết thúc
c. Kết bài. Nêu suy nghĩ về trải nghiệm
d. Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt.
e. Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ nghĩa
TV.

0,25
0,5
0,5
1,0
1,0
0,5
0,5
0,25
0,25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×