Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.39 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NỮ HỒNG TRÚC

NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN NỮ HỒNG TRÚC

NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐƠNG Á
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS., TS NGÔ HƯỚNG

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021



iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng được sử dụng hoặc công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thơng
tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện luận văn

Nguyễn Nữ Hồng Trúc


LỜI CẢM ƠN

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn PGS., TS Ngơ Hướng tận tình hướng dẫn
tơi hồn thành luận văn này. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ
này.
Kế đến, tôi xin chân thành cảm ơn q thầy cơ Phịng Đào tạo Sau đại học,
Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hỗ trợ tơi về thủ tục và góp ý
chun mơn trong suốt q trình làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi về tinh thần, chia sẻ công việc để tôi có điều kiện tốt nhất
thực hiện luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

Học viên thực hiện luận văn


Nguyễn Nữ Hồng Trúc


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Tiêu

Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại co phần

Đông Á.
T m t t: Ngân hàng thương mại co phần Đông Á là một trong những ngân
hàng thương mại co phần đã từng có quy mô khá, mạng lưới hoạt động rộng khắp,
tiềm năng phát triển khá lớn. Tuy nhiên, rủi ro trong quá trình hoạt động kinh
doanh, ngân hàng thương mại co phần Đơng Á hiện đang trong giai đoạn chịu sự
Kiểm sốt đặc biệt của Ngân hàng nhà nước và mất dần khả năng cạnh tranh. Vì
vậy, ngân hàng thương mại co phần Đơng Á cần có những giải pháp phù hợp sát với
thực tiễn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, luận
văn này nhằm mục tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh và đưa ra các biện pháp nhằm
nâng cao khả năng của ngân hàng.
Trên cơ sở tiếp cận và kế thừa của các nghiên cứu trước đây, với nhiều đề tài
nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này nhưng sự khác biệt của tác giả ở đây về mặt
không gian và thời gian. Đến tháng 11/2020 tại ngân hàng thương mại co phần
Đơng Á chưa có đề tài nào nghiên cứu về nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân
hàng thương mại co phần Đông Á nên nghiên cứu của tác giả khơng có sự trùng lắp.
Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo của ngân hàng thương mại
co phần Đông Á, các ngân hàng khác giai đoạn 2014–2019 và các tạp chí có liên
quan, đồng thời sử dụng các phương pháp tong hợp, so sánh, phân tích số liệu để
giải quyết các mục tiêu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã Phân tích, đánh giá khả
năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại co phần Đông Á và đưa ra các biện

pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong thời gian tới.
Từ kh a: Khả năng cạnh tranh, ngân hàng thương mại, ngân hàng thương
mại cổ phần Đông Á.


SUMMARY

Title: Improving the competitiveness of Dong A joint stock commercial bank.
Summary: Dong A Commercial Joint Stock Bank is one of the joint stock
commercial banks that used to have a fairly large scale, wide operating network,
and quite large development potential. However, risks in the business process, Dong
A commercial joint stock bank is currently under the special control of the State
Bank and gradually losing its competitiveness. Therefore, Dong A commercial joint
stock bank needs to have practical solutions to improve its competitiveness with
competitors. Therefore, this thesis aims to assess the competitiveness and propose
measures to improve the bank's ability.
On the basis of the approach and inheritance of previous studies, with many
research topics related to this field, the difference of the author here in terms of
space and time. As of November 2020, at Dong A Joint Stock Commercial Bank,
there has been no research project on enhancing the competitiveness of Dong A
Commercial Joint Stock Bank, so the author's research has no overlap.
The study uses data sources from reports of Dong A Commercial Joint Stock
Bank, other banks in the period 2014–2019 and related journals, at the same time
using aggregate and comparison methods. , analyzing data to solve research goals.
The research results have: Analyzed and assessed the competitiveness of Dong A
joint stock commercial bank and proposed measures to improve the bank's
competitiveness in the coming time.
Keywords: Competitiveness, commercial bank, Dong A joint stock
commercial bank.



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VI T
Từ vi t t t

C m từ ti ng Việt

ABB

NH TMCP An Bình

BacABank

NH TMCP Bắc Á

CN/PGD

Chi nhánh/Phịng giao dịch

DongABank

NH TMCP Đơng Á

HĐQT

Hội đồng quản trị

KienLongBank

NH TMCP Kiên Long


NCB

NH TMCP Quốc dân

NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NH TMCP

Ngân hàng thương mại co phần

Saigonbank

NH TMCP Sài gịn cơng thương

TCTD

To chức tín dụng

TGĐ

Tong giám đốc

Tp.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài sản cố định

VietABank

NH TMCP Việt Á

VietBank

NH TMCP Việt Nam thương tín

VietcapitalBank

NH TMCP Bản Việt


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

Từ vi t t t

C m từ ti ng Anh

C m từ ti ng Việt

CAR

Capital adequacy ratio


Tỷ lệ an toàn vốn

ROA

Return on Assets

Tỷ suất lợi nhuận trên tong tài sản

ROE

Return on Equity

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

VAMC

Vietnam Asset Management
Company

Công ty quản lý tài sản Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
MỤC LỤC............................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................... x

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................... 1
1. Lý do chọn tài.............................................................................................. 1
2. M c tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu.................................................. 2
2.1
Mục tiêu nghiên cứu chung..................................................................... 2
2.2

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể..................................................................... 2

3. Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 3
6. Những ng g p v lý luận và thực tiễn của luận văn.................................... 3
6.1.

Những đóng góp về lý luận của luận văn............................................... 3

6.2.

Những đóng góp về thực tiễn của luận văn............................................ 3

7. K t cấu của luận văn....................................................................................... 4
8. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu..................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI........................................................................................... 7
1.1 Cơ sở lý thuy t v cạnh tranh của các ngân hàng thương mại....................7
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh........................................ 7
1.1.2.


Cạnh tranh của ngân hàng thương mại................................................... 8

1.2 Khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại..................................... 19
1.2.1. Quan niệm về khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại..............19


1.2.2. Những chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại........................................................................................................ 20
Ket luận chương 1.................................................................................................37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á..................................................... 38
2.1 Tổng quan v Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Á............................38
2.1.1 Khái quát về sự hình thành, phát triển và cơ cấu to chức.....................38
2.1.2

Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại co phần
Đông Á................................................................................................. 43

2.2 Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng Thương mại cổ phần
Đông Á........................................................................................................... 47
2.2.1 Năng lực tài chính................................................................................. 47
2.2.2

Năng lực cơng nghệ.............................................................................. 60

2.2.3

Nguồn nhân lực..................................................................................... 60

2.2.4


Năng lực quản trị.................................................................................. 61

2.2.5

Hệ thống kênh phân phối...................................................................... 62

Ket luận chương 2................................................................................................. 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á........................................ 66
3.1 Những cơ hội và thách thức cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ở
Việt Nam cũng như đối với DongA Bank trong thời gian tới......................... 66
3.1.1 Cơ hội................................................................................................... 66
3.1.2

Thách thức............................................................................................ 67

3.2 Những điểm mạnh và điểm yeu trong hoạt động cạnh tranh của DongA
Bank trong thời gian tới..................................................................................... 69
3.2.1 Điểm mạnh............................................................................................ 69
3.2.2

Điểm yếu............................................................................................... 70

3.3 Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ
phần Đông Á....................................................................................................... 72
3.3.1. Nâng cao khả năng cạnh tranh của DongA Bank thơng qua việc nâng cao khả
năng tài chính của ngân hàng............................................................................ 72
3.3.2.


Giải pháp về công nghệ..................................................................................... 74

3.3.3.

Phát triển đội ngũ nhân sự................................................................................. 75


3.3.4.

Nâng cao khả năng quản trị điều hành, quản trị hệ thống, áp dụng các phương
thức quản lý theo chuẩn mực quốc tế................................................................ 76

3.3.5.

Giải pháp phát triển kênh phân phối................................................................. 77

PHẦN KẾT LUẬN................................................................................................ 80
TÀI LI U THAM KHẢO........................................................................................ i


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG
Bảng 2.1

TÊN BẢNG
Tong tài sản hợp nhất và vốn điều lệ của DongABank từ
năm 2014 đến 2019

Bảng 2.2 Tong tài sản của một số ngân hàng khác năm 2018, 2019
Bảng 2.3

Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8

Vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng khác năm 2018,
2019
Tỷ lệ nợ quá hạn một số ngân hàng khác tại thời điểm
31/12/2019 và 31/03/2020
Thu lãi từ hoạt động dịch vụ năm 2018, năm 2019 của một
số ngân hàng
Lợi nhuận trước thuế của một số ngân hàng năm 2018,
2019
Huy động vốn của một số Ngân hàng khác tại thời điểm
31/12/2019 và 31/03/2020
Thống kê huy động vốn tiết kiệm tháng 8 và tháng 9 năm
2015 của DongABank

Bảng 2.9 Dư nợ của một số Ngân hàng khác năm 2018, năm 2019

TRANG
48
48
49
52
53
54
54
55

58


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ
HÌNH

TÊN HÌNH

Hình 2.1 Sơ đồ to chức hoạt động cúa DongABank
Hình 2.2 Tong tài sản hợp nhất và vốn điều lệ của DongABank trước
giai đoạn kiểm sốt đặc biệt (08/2015)
Hình 2.3 Tỷ lệ nợ xấu của DongABank năm 2011 đến 2014

TRANG
34
48
51


14

PHẦN MỞ ĐẦU
Trong chương 1, luận văn giới thiệu tóm tắt các nội dung bao gồm lý do lựa
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, đóng góp của luận văn, bố cục của
luận văn.
1. Lý do chọn đ tài
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế, cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
ngày càng gay gắt hơn và nhất là khi nước ta đã mở cửa thị trường tài chính trong
nước theo các cam kết quốc tế như là các ngân hàng nước ngoài được phép thành

lập chi nhánh tại Việt Nam… Sự xuất hiện của các tập đoàn ngân hàng lớn trên thế
giới là một thách thức đối với ngành ngân hàng Việt Nam. Cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội cũng như quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trong
những năm gần đây, các to chức trung gian tài chính đã chủ động tìm kiếm, nghiên
cứu và thực hiện biện pháp để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, với các ngân hàng thương mại, hoạt động đầu tư nâng cao khả năng
cạnh tranh là điều tất yếu, điều này không những giúp nâng cao vị thế của ngân
hàng trên thị trường mà cịn có tác dụng đảm bảo tính vững mạnh và sự phát triển
của hệ thống ngân hàng nói chung mà cịn thúc đẩy cả sự phát triển của nền kinh tế
của nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của mỗi
ngân hàng trong toàn hệ thống ngân hàng là một điều cần thiết.
Ngân hàng thương mại co phần Đông Á là một trong những ngân hàng thương
mại co phần đã từng có quy mơ khá, mạng lưới hoạt động rộng khắp, tiềm năng
phát triển khá lớn. Tuy nhiên, rủi ro trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân
hàng thương mại co phần Đông Á hiện đang trong giai đoạn chịu sự Kiểm soát đặc
biệt của Ngân hàng nhà nước và mất dần khả năng cạnh tranh với các ngân hàng
thương mại co phần khác. Vì vậy, ngân hàng thương mại co phần Đơng Á cần có


những giải pháp phù hợp sát với thực tiễn để nâng cao khả năng cạnh tranh với các
đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài Nâng cao
khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại co phần Đông Á.
2. M c tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
2.1 M c tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận văn là làm rõ thực trạng và đánh giá khả
năng cạnh tranh của Ngân hàng Thương mại co phần Đông Á. Từ đó đề xuất một số
kiến nghị nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng Thương mại co phần
Đông Á.
2.2 M c tiêu nghiên cứu c thể
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu chung, luận văn tập trung giải quyết các

mục tiêu cụ thể như sau
Phân tích, đánh giá tong quan khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương
mại co phần Đông Á.
Làm rõ thực trạng hoạt động và đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân
hàng thương mại co phần Đông Á thông qua các yếu tố tác động đến khả
năng cạnh tranh của đơn vị nhằm xác định những kết quả đạt được, những
tồn tại, hạn chế và điểm mạnh, điểm yếu, trả lời câu hỏi khả năng cạnh
tranh của Ngân hàng thương mại co phần Đông Á hiện nay như thế nào?
Dựa trên thực trạng khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại co
phần Đông Á để đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao khả năng
cạnh tranh của Ngân hàng thương mại co phần Đông Á.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận văn giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
Các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của
Ngân hàng thương mại co phần Đông Á?
Làm thế nào để nâng cao khả năng canh tranh Ngân hàng thương mại co


phần Đông Á?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là khả năng cạnh tranh của ngân hàng
Thương mại co phần Đông Á.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở phạm vi về không gian và thời
gian.

-

Về không gian Luận văn nghiên cứu khả năng cạnh tranh của Ngân hàng
thương mại co phần Đông Á.


-

Về thời gian: Luận văn nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại co phần
Đông Á giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2019.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp
nghiên cứu định tính, dựa trên số liệu thống kê mô tả các tài liệu số liệu thể hiện các
hoạt động của cơ sở nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tong hợp,
diễn giải, quy nạp để phân tích đánh giá các hoạt động của cơ sở nghiên cứu.
6. Những đ ng g p v lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Những đ ng g p v lý luận của luận văn
Phân tích các yếu tố đánh giá khả năng cạnh tranh của các ngân hàng, đặc biệt
là phân tích các yếu tố đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại co
phần Đông Á.
Đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân
hàng này trong thực tiễn.
6.2. Những đ ng g p v thực tiễn của luận văn
Hiện nay, cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt. Sự canh tranh
xảy ra không chỉ giữa các ngân hàng với nhau mà còn là sự cạnh tranh giữa ngân
hàng và các định chế tài chính, các ngân hàng nước ngồi được thành lập chi nhánh


và hoạt động song song bình đẳng với các ngân hàng trong nước. Việc nghiên cứu
khả năng cạnh tranh của ngân hàng TMCP Đông Á sẽ thấy rõ được điểm mạnh và
những điểm còn hạn chế của ngân hàng này. Từ đó, đưa ra những giải pháp nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng này để cạnh tranh hiệu quả với các to
chức tín dụng khác.
7. Ket cấu của luận văn
Luận văn gồm

Chương 1: Tổng quan về khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.
Nội dung chương này của luận văn sẽ tìm hiểu những lý thuyết về khả năng cạnh
tranh của ngân hàng thương mại, nghiên cứu về những tiêu chí đánh khả năng cạnh
tranh của các ngân hàng thương mại và sự cần thiết của việc nâng cao khả năng
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng khả năng cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ
phần Đông Á. Trong chương này, tác giả trình bày thực trạng và đánh giá khả năng
cạnh tranh của Ngân hàng thương mại co phần Đông Á.
Chương 3: Một số ý kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng
thương mại cổ phần Đơng Á. Nội dung chương này trình bày những đóng góp chính
của đề tài, đề xuất ý kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương
mại co phần Đông Á dựa trên những thực trạng của ngân hàng.
8. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu
Xung quanh vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM nói chung
và cụ thể cho từng NHTM nói riêng đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu theo các
phương diện khác nhau
Nguyễn Thị Quy (2005), “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
trong xu thế hội nhập” sách chuyên khảo, nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, đã
đề cập đến nhiều khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và đánh
giá năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. Tác giả đã đưa ra khái niệm


về năng lực cạnh tranh của NHTM như sau “Năng lực cạnh tranh của một ngân
hàng là khả năng ngân hàng đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy
trì và phát triển thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của
ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sự hoạt động an tồn và lành mạnh, có
khả năng chống đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh
doanh”. Tác giả có xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của
hệ thống ngân hàng thương mại của một quốc gia, đó là tiềm lực tài chính, năng
lực cơng nghệ, nguồn nhân lực, năng lực quản lý, cơ cấu to chức, hệ thống kênh

phân phối, mức độ đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, mức độ cạnh tranh và khả
năng hợp tác của các ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó, tác giả đã đưa ra các
nhóm giải pháp nâng cao năng lực nội tại của các ngân hàng trong nước.
Lê Đình Hạc (2005), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân
hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” luận án tiến sỹ
kinh tế, Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, luận án đã hệ thống hóa được
một số vấn đề mang tính lý luận về cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nói
chung và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập quốc tế nói riêng. Bên cạnh đó, luận
án đã chỉ ra được các hoạt động ngân hàng liên quan đến cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Đồng thời, luận án đã đưa ra ba
nhóm tiêu chí cơ bản để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại.
Đó là các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh thơng qua phương thức cạnh tranh
(tính đa dạng danh mục dịch vụ tài chính; chất lượng dịch vụ; giá cả dịch vụ; và khả
năng tạo cơ hội tiếp cận dịch vụ cho khách hàng); Các tiêu chí đánh giá thông qua
các yếu tố tiềm năng (chất lượng nguồn nhân lực; trình độ cơng nghệ; tiềm lực tài
chính; chiến lược kinh doanh; khả năng sinh lời; độ an toàn; uy tín trên thị trường;
thị phần); các tiêu chí về mơi trường cạnh tranh (kinh tế vĩ mơ; chính trị; văn hóa;
xã hội; cơng nghệ; hệ thống luật pháp và cơ chế hoạt động).
Nguyễn Quỳnh Hoa (2014), “Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt
Nam”, luận án tiến sỹ kinh tế. Tác giả đã đưa ra các giải pháp để xây dựng hệ thống


ngân hàng vững mạnh, hướng tới các tiêu chuẩn tiên tiến của khu vực và thế giới.
Trong đó có các giải pháp nâng cao năng lực tài chính như sáp nhập, nâng tỷ lệ sở
hữu của nhà đầu tư nước ngoài, xử lý nợ xấu... Các giải pháp liên quan đến môi
trường pháp lý, môi trường kinh tế...
Đặng Hữu Mẫn (2010), “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
Việt Nam - Thực trạng và những đề xuất cải thiện”, bài nghiên cứu đăng trên tạp chí
khoa học và công nghệ, đại học Đà Nẵng - số 6 (41).2010. Trong nghiên cứu, tác
giả phân tích năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam qua các chỉ số Năng

lực tài chính; năng lực thị phần; năng lực cạnh tranh về nguồn nhân lực; năng lực
cạnh tranh về công nghệ; năng lực cạnh tranh về mở rộng và phát triển dịch vụ;
năng lực cạnh tranh về thương hiệu. Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các NHTM Việt Nam.
Đỗ Thị Tố Quyên (2012), “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng
thương mại co phần Ngoại thương Việt Nam”, luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh
tế quốc dân. Tác giả tập trung vào nghiên cứu góc độ đầu tư cho nâng cao năng lực
cạnh tranh của một NHTM.
Tóm tat
Tác giả đã trình bày tóm tắt những nội dung chính của vấn đề nghiên cứu, bao
gồm: Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu, đóng góp và kết cấu đề tài nghiên cứu. Từ đó cho thấy một cái
nhìn tồn diện về vấn đề nghiên cứu để tiếp cận các phần nghiên cứu ở các chương
tiếp theo.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lý thuyet v cạnh tranh của các ngân hàng thương mại
1.1.1.
1.1.1.1.

Khái niệm cạnh tranh và khả năng cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là một thuật ngữ được sử dụng khá pho biến và có nhiều định nghĩa
khác nhau. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), NXB Từ điển bách khoa nhận
định rằng “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động tranh đua giữa những nhà sản
xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị

trường có lợi nhất.”
Tơn Thất Nguyễn Thiêm (2005), cho rằng “cạnh tranh trong thương trường
không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà chính là phải mang lại cho khách hàng
những giá trị gia tăng cao và mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn mình chứ không
lựa chọn đối thủ cạnh tranh” .
Như vậy, cạnh tranh là sự tranh giành các lợi thế cần thiết của các chủ thể
trong nền kinh tế để đạt được lợi ích cao từ hoạt động kinh doanh bằng nhiều
phương thức khác nhau.
1.1.1.2.

Khái niệm khả năng cạnh tranh

Hiện nay, khái niệm về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp tồn tại
nhiều cách định nghĩa khác nhau, tùy thuộc vào cách mà các nhà nghiên cứu tiếp
cận về khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp.
Michael Porter (1985) cho rằng “để có thể cạnh tranh thành cơng, các doanh
nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản
xuất thấp hơn; hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt mức giá cao hơn
trung bình. Để duy trì lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần ngày càng đạt được


những lợi thế cạnh tranh tinh vi hơn, qua đó có thể cung cấp những hàng hóa hay
dịch vụ chất lượng cao hơn hoặc sản xuất có hiệu suất cao hơn”.
Theo Tơn Thất Nguyễn Thiêm (2005), thì “năng lực cạnh tranh là việc gia tăng
giá trị nội sinh và ngoại sinh của doanh nghiệp”
Trong luận văn này, khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được tiếp cận
theo khía cạnh nâng cao sức mạnh nội tại của chính doanh nghiệp đồng thời nắm
bắt tốt các cơ hội đến từ thị trường, thích nghi tốt hơn với các các yếu tố của môi
trường, giảm thách thức và hạn chế tối thiểu rủi ro nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho
doanh nghiệp.

Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp không chỉ được đánh giá thông qua
các chỉ tiêu liên quan đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm mà nó cung ứng ra thị
trường như là giá cả, kiểu dáng, chất lượng, uy tín của thương hiệu….mà cịn thơng
qua khả năng tài chính, khả năng quản lý, vị thế kinh doanh, thị trường tiêu thụ, thị
trường các yếu tố đầu vào.
1.1.2.

Cạnh tranh của ngân hàng thương mại

1.1.2.1. Quan điểm v cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là
một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi
nhuận.Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ
có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh
tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất
nhằm thu hút khách hàng, mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho
ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh của ngân hàng thương mại là sự ganh đua, tranh
giành khách hàng giữa các ngân hàng thương mại dựa trên tất cả những khả năng
mà ngân hàng đó có được để đáp ứng nhu cầu khách hàng về việc cung cấp những
sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự đặc trưng riêng của mình so với các
NHTM khác trên thị trường để tạo ra khả năng cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân


hàng, phát triển mở rộng thêm thị phần, nâng cao uy tín, thương hiệu và vị thế trên
thương trường.
Trong cạnh tranh sẽ phát sinh ra người có khả năng cạnh tranh mạnh hay yếu,
sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh hay yếu. Để có thể chiến thắng trong cạnh
tranh thì các chủ thể cần phải có khả năng cạnh tranh (sức cạnh tranh hay năng lực
cạnh tranh). Để có khả năng cạnh tranh, các chủ thể phải không ngừng nâng cao
năng lực cạnh tranh. Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp trong

nền kinh tế thị trường do đó khơng nằm ngồi những nội dung nói trên về cạnh
tranh.
1.1.2.2.

Các loại hình cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Có nhiều tiêu thức được sử dụng làm căn cứ để phân loại cạnh tranh. Trong đó
pho biến thường dựa vào chủ thể tham gia thị trường, mức độ, tính chất cạnh tranh
trên thị trường và phạm vi ngành.
Căn cứ các chủ thể tham gia trên thị trường cạnh tranh:
+ Cạnh tranh giữa ngân hàng và các định chế tài chính phi ngân hàng Định
chế tài chính phi ngân hàng bao gồm các cơng ty tài chính và cho th tài chính,
quỹ đầu tư và cơng ty quản lý quỹ, cơng ty chứng khốn và bảo hiểm,… là các to
chức kinh doanh trong lĩnh vực tài chính - tiền tệ, được thực hiện một số hoạt động
ngân hàng như là nội dung kinh doanh thương xuyên, nhưng không được nhận tiền
gửi khơng kỳ hạn và làm dịch vụ thanh tốn. Như vậy sự canh tranh ở đây đơn
thuần chỉ là cạnh tranh về hoạt động cho vay, tuy nhiên các định chế tài chính phi
ngân hàng khơng thể đủ sức cạnh tranh vì phạm vi hoạt động đã giới hạn hơn ngân
hàng rất nhiều.
+ Cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài
Thực tế từ khi mở cửa thị trường tài chính đến nay thì sự cạnh tranh này mới phát
sinh. Ban đầu, nhóm các ngân hàng nước ngoài thường lựa chọn phục vụ cho các
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt nam và tìm kiếm thị trường bán lẻ nội địa


nhiều hơn (cho vay tiêu dùng, cho vay thẻ,…), thị phần thậm chí cịn vượt hẳn so
với các ngân hàng thương mại trong nước. Quy trình thực hiện rất bài bản và
chuyên nghiệp, hoạt động kinh doanh hiệu quả và ít rủi ro hơn. Tuy nhiên, ngoài thị
trường bán lẻ thì ngân hàng nước ngồi khơng cạnh tranh được ở các hoạt động cho
vay khác cũng như huy động vốn và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các doanh

nghiệp trong nước.
+ Cạnh tranh giữa các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước và các NHTMCP
Đây là cuộc cạnh tranh chủ yếu trên thị trường với tính gay go và khốc liệt, có ý
nghĩa sống cịn đối với các ngân hàng nhằm chiếm lĩnh thị phần, thu hút khách hàng
và kết quả là sản phẩm dịch vụ gia tăng về chất lượng, tiện ích hơn nhưng giá cả lại
thấp hơn và có lợi cho khách hàng hơn. Ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có lợi thế
về vốn, thường được thành lập trước các NHTMCP nên có quy mơ hoạt động và
mạng lưới rộng lớn, hệ thống khách hàng nhiều và đa dạng. Tuy nhiên kể từ khi hệ
thống NHTMCP được thành lập mới và chuyển đoi từ ngân hàng nơng thơng lên thì
sự cạnh tranh là rõ rệt.
Căn cứ vào hình thái và tính chất của cạnh tranh trên thị trường:
+ Cạnh tranh hồn hảo Là loại hình cạnh tranh có vơ số ngân hàng phục vụ,
khách hàng độc lập với nhau, sản phẩm dịch vụ đồng nhất, thơng tin đầy đủ và
khơng có rào cản qui định. Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, ngân hàng thương
mại là người chấp nhận giá tức là hồn tồn khơng có sức mạnh trên thị trường, mọi
sản phẩm dịch vụ đều có thể bán hết ở mức giá hiện hành trên thị trường. Vì vậy,
ngân hàng khơng thể bán được sản phẩm dịch vụ ở mức giá cao hơn vì các đối thủ
của họ sẽ bán các sản phẩm dịch vụ cùng loại ở mức giá trên thị trường cho người
tiêu dùng.
+ Cạnh tranh khơng hồn hảo: Bao gồm cạnh tranh mang tính độc quyền và
độc quyền tập đồn.
 Cạnh tranh mang tính độc quyền là thị trường trong đó có nhiều ngân hàng
bán những sản phẩm dịch vụ tương tự (thay thế được cho nhau)


nhưng được phân biệt khác nhau. Các ngân hàng cạnh tranh với nhau bằng
việc bán sản phẩm dịch vụ khác nhau về nhãn hiệu, tiện ích, các điều kiện
dịch vụ đi kèm, chất lượng và danh tiếng; mỗi ngân hàng là người sản xuất
duy nhất với sản phẩm dịch vụ của mình; hình thức cạnh tranh chủ yếu là
thơng qua thương hiệu và nhãn mác.

 Cạnh tranh mang tính độc quyền tập đồn Khi đó thị trường chỉ có vài ngân
hàng bán những sản phẩm đồng nhất (độc quyền tập đoàn thuần tuý) hoặc
phân biệt (độc quyền tập đoàn phân biệt). Đặc điểm của độc quyền tập đồn
là chỉ có ít ngân hàng cạnh tranh trực tiếp, các ngân hàng phụ thuộc chặt
chẽ, mỗi ngân hàng khi ra quyết định phải cân nhắc cẩn thận xem hành động
của mình ảnh hưởng như thế nào tới đối thủ cạnh tranh và sẽ phải ứng xử
như thế nào?
Căn cứ vào phạm vi ngành kinh te:
+ Cạnh tranh trong nội bộ ngành Là cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp,
giữa các NHTM trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hố
hoặc dịch vụ nào đó, trong đó các chủ doanh nghiệp, chủ ngân hàng tìm mọi cách
để thơn tính lẫn nhau, giành giật khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường.
Biện pháp cạnh tranh của hình thức này chủ yếu là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng
suất lao động, giảm chi phí sản xuất, giá trị cá biệt (giá trị xã hội), thu lợi nhuận
siêu ngạch. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành là làm cho kỹ thuật phát triển,
điều kiện sản xuất trong một ngành thay đoi, giá trị hàng hoá được xác định lại, tỷ
suất lợi nhuận giảm xuống và doanh nghiệp nào chiến thắng sẽ mở rộng được phạm
vi hoạt động, doanh nghiệp thua sẽ mất thị phần, thu hẹp phạm vi hoạt động, thậm
chí dẫn tới phá sản.
+ Cạnh tranh giữa các ngành Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các
NHTM trong ngành kinh tế khác nhau nhằm mục đích đầu tư có lợi hơn. Biện pháp
cạnh tranh của hình thức này là chuyển dịch vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành
có nhiều lợi nhuận hơn. Cạnh tranh giữa các ngành sẽ đem lại kết quả là các doanh


nghiệp, các NHTM ở các ngành khác nhau với cùng một số vốn bỏ ra chỉ thu được
lợi nhuận như nhau, tức là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân cho tất cả các
ngành.
1.1.2.3.


Đặc điểm cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực dịch vụ phải mang quy trình cơng nghệ, quy trình sản xuất cũng như các yếu tố
sản xuất tham gia cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, ngân hàng
thương mại có điểm chung so với các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực dịch vụ
như sau:
+ Do sản phẩm dịch vụ có tính vơ hình nên khó có thể cố định sức mạnh cạnh
tranh vào hình thái vật chất của sản phẩm. Người mua sản phẩm dịch vụ
thường không nhận biết được đặc tính của sản phẩm bằng cách đo lường các giá trị
sử dụng của nó.
+ Q trình sản xuất dịch vụ chính là q trình sử dụng dịch vụ của khách
hàng, điều này có nghĩa nhà sản xuất phải mang cả quá trình sản xuất ra để cạnh
tranh, thêm vào đó khách hàng trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất nên khách
hàng có thể dễ dàng cảm nhận được sự phù hợp hay không phù hợp của cả q trình
sản xuất. Bên cạnh đó, nhân viên tham gia trực tiếp vào công việc cung cấp sản
phẩm dịch vụ ra ngoài thị trường sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh thông qua
thái độ của họ.
+ Sản phẩm dịch vụ cung cấp ra ngoài thị trường với đặc tính song song vừa
sản xuất vừa sử dụng, khách hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào môi trường, không gian,
do nhà sản xuất tạo ra, vì vậy cảm nhận của khách hàng mang yếu tố tâm lý như sự
thuận tiện, độ tin cậy, sự thoải mái, ...ảnh hưởng to lớn vào khả năng cạnh tranh của
từng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với những đặc điểm chuyên biệt, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân
hàng cũng có những đặc thù nhất định như


×