Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.83 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT

NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

NGUYỄN HỒNG HẠNH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN
SƠN NHẤT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201

TP. HỒ CHÍ MINH, 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT

NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG

NGUYỄN HỒNG HẠNH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP
NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH TÂN
SƠN NHẤT


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7340201
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ ANH ĐÀO
TP HỒ CHÍ MINH, 2021


TÓM TẮT
Ở Việt Nam, hoạt động của một Ngân hàng Thương mại bao gồm 3 lĩnh vực
chính: huy động vốn (nghiệp vụ nợ), cho vay kinh doanh (nghiệp vụ có) và các dịch vụ
thanh toán, đại lý… (nghiệp vụ trung gian). Trong ba lĩnh vực trên của Ngân hàng,
hoạt động mang lại nguồn thu nhập trực tiếp cho NH là nghiệp vụ cho vay vì nó ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của NHTM cũng như đảm bảo cung ứng vốn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn bộ nền kinh tế.
Với đề tài nghiên cứu trên, dựa vào những nghiên cứu đã được nghiên cứu từ
giác, tác giả sẽ tiến hành nghiên cứu làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho
vay tại Vietcombank trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020 bằng cách phương
pháp định lượng thơng qua mơ hình hồi quy đa biến dựa trên dữ liệu thu thập được từ
các báo cáo của Chi nhánh và tiến hành xử lý qua phần mềm Eviews 9.0 nhằm xem xét
các yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất tới hiệu quả hoạt động cho vay tại CN.
Ngoài ra, dựa trên cơ sở thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu và kết quả phân
tích, bài khóa luận cũng đưa ra các hàm ý chính sách nhằm tăng cường, phát triển hoạt
động cho vay tại Vietcombank – chi nhánh Tân Sơn Nhất trong giai đoạn sắp tới.
Từ khóa: yếu tố, hiệu quả, cho vay, HĐCV, ngân hàng, NHTMCP, hàm ý chính
sách.

iii



ABSTRACT
In Viet Nam, a commercial bank consists of three main fields: raise capital (debt
operations), loans (business operations) and other services such as: payments,
agents…. (intermediary operations). Based on three main businesses, the activity that
brings direct income to the bank is a lending operation because it affects the existence
and development of commercial banks as well as ensures capital supply for production
activities business in the entire economy.
With this research topic, based on studies that have been studied from
perspective, the author will conduct a study to clarify the factors affecting lending
activities at Vietcombank in the period from 2017 to 2020 by Quantitative methods
through multivariate regression models are based on data collected from reports of the
Branch and processed through the software Eviews 9.0 to consider which factors have
the strongest impact on the results of lending activities at branch.
In addition, based on the descriptive statistics of the research object and the
analysis results, the thesis also provides policy recommendations to enhance and
develop lending activities at Vietcombank - Tan Son Nhat branch in the coming period.
Keys: factors, affect, lending, lending activities, bank, joint – stock commercial
bank, policy recommend.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đề tài khóa luận tốt nghiệp “Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – chi nhánh
Tân Sơn Nhất” là kết quả của quá trình học tập tại trường, thực tập và làm cộng tác
viên tại Ngân hàng. Đây cũng là kết quả nghiên cứu của chính cá nhân tơi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Lê Thị Anh Đào.
Các số liệu điều tra được thu thập từ thực tế, kết quả nghiên cứu, thơng tin, dữ
liệu được sử dụng trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, được xử lý một cách trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của đề tài nghiên cứu này.

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021
Tác giả khóa luận

Nguyễn Hồng Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Về phía nhà trường, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Cô Lê Thị Anh Đào – Giảng viên hướng dẫn, đã luôn hỗ trợ tôi trong mọi vấn
đề phát sinh trong quá trình thực tập và hồn thành bài khóa luận này. Bên cạnh đó,
cảm ơn cơ đã góp ý rất nhiều để tơi có thể hồn thành tốt đề tài mà tơi chọn, nhắc nhở
tơi về thời gian và truyền đạt cho tôi rất nhiều những kinh nghiệm, kiến thức của cơ.
Những bình luận và góp ý của cơ là những điều vơ cùng q giá, giúp tơi hồn thành
tốt bài khóa luận này.
Về phía ngân hàng Vietcombank, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến:
Anh Đặng Nguyên Đăng – Giám đốc chi nhánh Tân Sơn Nhất đã tiếp nhận, tạo
cơ hội và hỗ trợ tơi rất nhiều trong q trình thực tập tại đơn vị.
Anh Nguyễn Xuân Văn – Phó Giám đốc chi nhánh Tân Sơn Nhất đã hướng dẫn,
chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp những thắc mắc mà tôi gặp phải khi làm việc.
Anh Nguyễn Văn An – Phó Trưởng phịng khách hàng, người trực tiếp hướng
dẫn những quy trình liên quan đến công việc, hỗ trợ những số liệu và thông tin cần
thiết để tạo điều kiện cho tơi hồn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất..
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể nhân viên chi nhánh ngân hàng Vietcombank
Tân Sơn Nhất đã tận tình giúp đỡ và quan tâm đến tôi. Các anh chị luôn theo sát và sẵn
sàng giải đáp tất cả mọi thắc mắc của tơi để có kiến thức hồn thành tốt đề tài khóa
luận tốt nghiệp này.


MỤC LỤC
ABSTRACT................................................................................................................... ii

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ iv
CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU........................................................................................... 1
1.1

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI................................................................................. 1

1.2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.......................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát........................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................. 2
1.3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU............................................................................. 2

1.4

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................. 2

1.5
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................ 3
1.5.1 Phương pháp hồi quy.................................................................................... 3
1.5.2 Phương pháp thu thập số liệu....................................................................... 3
1.6

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................... 3

1.7

CẤU TRÚC ĐỀ TÀI...................................................................................... 4


CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT............................................................................... 6
2.1
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT......................................................................... 6
2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại............................................................ 6
2.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại............................................ 6
2.2

TỔNG QUAN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI.......................................................................................11
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động cho vay.................................................. 11
2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay.................................12

2.3

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO
VAY CỦA NGÂN HÀNG............................................................................. 15
2.3.1 Các yếu tố bên trong ngân hàng................................................................. 15
2.3.2 Các yếu tố bên ngoài ngân hàng................................................................. 17

2.4

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC.......................................... 19

2.5

MƠ HÌNH ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN
CỨU 20
2.5.1 Mơ hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 20
2.5.2 Giả thiết nghiên cứu................................................................................... 22


CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................. 25
3.1

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU...................................................................... 25


3.2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................. 26
3.2.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu.................................................................... 26
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 27
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................... 30
4.1

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH........................................ 30

4.2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................................................... 30
4.2.1 Thống kê mô tả........................................................................................... 30
4.2.2 Kết quả hồi quy.......................................................................................... 32
4.2.3 Kiểm định tự tương quan............................................................................ 33
4.2.4 Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến............................................................ 33
4.2.5 Kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi......................................... 34
4.3

THẢO LUẬN............................................................................................... 35

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý....................................................................... 38
5.1


KẾT LUẬN................................................................................................... 38

5.2
HÀM Ý.......................................................................................................... 39
5.2.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.................................................................. 39
5.2.2 Giảm nợ xấu............................................................................................... 39
5.3
Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo................................... 40
5.3.1 Hạn chế của đề tài...................................................................................... 40
5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo....................................................................... 40
KẾT LUẬN CHUNG................................................................................................... 43
THESIS SUMMARY.................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 49
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 53


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BCKQKD
Vietcombank (VCB)

Ý nghĩa
Báo cáo kết quả kinh doanh
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Việt Nam

HĐCV

Hoạt động cho vay


KHCN

Khách hàng cá nhân

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

CBTD

Cán bộ tín dụng

CN

Chi nhánh

NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

QHKH

Quan hệ khách hàng

TSN


Tân Sơn Nhất

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

TCTD

Tổ chức tín dụng

CLTD

Chất lượng tín dụng

CIC

Trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà
nước

DN

Doanh nghiệp

EUC

Hiệu quả sử dụng vốn

TOC

Vịng quay vốn tín dụng


ROD

Hệ số thu nợ

CRF

Hệ số rủi ro cho vay

NPL

Tỷ lệ nợ xấu

ROA

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

NH

Ngân hàng


SME(s)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ


TCNH

Tài chính – Ngân hàng

SPDV

Sản phẩm dịch vụ


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động cho vay......................................... 21
Bảng 2.2. Tổng hợp các biến ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay...................22
Bảng 4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Tân Sơn Nhất.................30
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mơ tả các biến nghiên cứu trong mơ hình.........................31
Bảng 4.3. Kết quả phân tích mơ hình hồi quy...............................................................32
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định tự tương quan.................................................................32
Bảng 4.5. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến....................................................................33
Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra phương sai sai số thay đổi.................................................34
Bảng 4.7. Kiểm định các giả thuyết..............................................................................36


DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ khái quát khái niệm cho vay............................................................................ 7
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổng qt quy trình cấp tín dụng.................................................................... 10
Sơ đồ 2.3. Mơ hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................................21
Hình 3.1. Các bước xây dựng quy trình nghiên cứu..................................................................26


CHƢƠNG 1


GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh Việt Nam đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia nhiều hiệp định thương
mại tự do, sự ra đời của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ IV (Cách mạng công
nghiệp 4.0) tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đến tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội nói
chung, tài chính – ngân hàng nói riêng. Thành quả của Cách mạng cơng nghiệp 4.0 sẽ
giúp điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và đầu tư nhằm tránh các khoản đầu tư sai, qua
đó giúp ngăn ngừa các khoản nợ xấu phát sinh trong tương lai, giúp ngân hàng nâng
cao sức cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam so với khu vực trên thế giới, nâng
cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, định hướng mở rộng hoạt
động ngân hàng phù hợp với nhu cầu, điều kiện của khách hàng và khả năng của ngân
hàng. Với thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc hoàn thiện và mở rộng các
hoạt động là hướng đi cũng như phương châm để các ngân hàng tồn tại và phát triển
đang từng bước khẳng định sự lớn mạnh trong mọi phương diện họat động, đặc biệt là
hoạt động tín dụng nhằm phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Không nằm ngồi xu thế đó, trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, Ngân
hàng Vietcombank đã có những đóng góp cho sự ổn định và phát triển của kinh tế đất
nước, từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại đã trở thành một ngân
hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài
chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế,... Đặc biệt trong những năm gần
đây, Ngân hàng Vietcombank đang hướng tới thị trường bán lẻ bên cạnh mảng bán
buôn truyền thống đã phát triển mạnh mẽ trong những năm qua.
Hiện nay, nghiệp vụ cho vay được xem là một trong những nghiệp vụ chính của
VCB vì đây là hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu nhập lớn nhất trong các nguồn
thu của NH. Song song với nhiều lợi nhuận lớn, cho vay cũng là một nghiệp vụ phức
tạp, độ an toàn thấp, rủi ro cao. Do vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay là một tất
yếu khách quan, là vấn đề sống còn, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NH. Từ
13



những vấn đề trên kết hợp khoảng thời gian thực tập và làm cộng tác viên tại chi nhánh
Tân Sơn Nhất, tôi nhận thấy được hoạt động cho vay tại CN đang từng bước phát triển
mạnh mẽ và đây được xem là mối quan tâm hàng đầu. Vì vậy, nhận thức được tầm
quan trọng của nghiệp vụ cũng như để hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động cho vay tại ngân hàng, tôi quyết định chọn đề tài: "Các yếu tố ảnh
hƣởng đến hiệu quả họat động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất " làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Xác định các yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả
hoạt động cho vay của NH. Từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động cho vay của NH.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay NHTMCP Ngoại thương Việt Nam

chi nhánh Tân Sơn Nhất.
 Mức độ tác động của các yếu tố đến hoạt động cho vay của Ngân hàng.
 Từ những kết quả nghiên cứu đưa ra hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả

HĐCV tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong những năm tiếp theo.

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Từ những mục tiêu đề ra như trên, bài khóa luận cố gắng giải quyết, làm rõ các
câu hỏi:
 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng?
 Mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động cho vay như thế nào?

 Làm thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại Vietcombank chi nhánh

Tân Sơn Nhất?

1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất.
Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi
nhánh Tân Sơn Nhất. Thời gian thu thập dữ liệu và đánh giá hiệu quả cho vay của
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Tân Sơn Nhất được xem xét
trong giai đoạn 2017 – 2020.

1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.5.1 Phƣơng pháp hồi quy
Phương pháp phân tích định lượng: Đây là nghiên cứu chính thức của đề tài để
đưa ra các kết luận. Ở phương pháp này, tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy với phương
pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để phân tích các yếu tố đo lường hiệu quả hoạt động
cho vay tại Vietcombank chi nhánh Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, bài khóa luận cịn sử
dụng phương pháp kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan và phương sai
thay đổi để đảm bảo mức độ phù hợp của mơ hình. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả
đưa ra các hàm ý chính sách phù hợp với các yếu tố đã nghiên cứu.

1.5.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập từ báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh trong 4 năm
2017 đến 2020 kết hợp với việc tổng hợp, tính tốn theo cơng thức đã được nêu ở
chương cơ sở lý thuyết (chương 2) để được nguồn dữ liệu thứ cấp đưa vào mơ hình.

1.6 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Để thực hiện được các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, bài khóa luận tập trung
bám sát các nội dung chính sau:
 Cơ sở lý luận về cho vay, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại

NH. Đồng thời, lược khảo các đề tài nghiên cứu trước liên quan đến chủ đề nhằm
xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
cho vay tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất.
 Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức ảnh hưởng của

các yếu tố đến hoạt động cho vay của NH dựa vào mơ hình nghiên cứu đề xuất. Từ


kết quả nghiên cứu, chỉ ra hướng tác động và mức độ ảnh hưởng của mỗi chỉ tiêu
đến hoạt động cho vay tại Vietcombank – chi nhánh Tân Sơn Nhất.
 Sau cùng, tác giả kết luận yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay tại CN

và đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tại VCB

1.7 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI
Đề tài bao gồm 5 chương, cụ thể như sau
Chương 1: Mở đầu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.


Tóm tắt chƣơng 1
Trong chương 1, tác giả đã nêu tổng nghiên cứu của đề tài bao gồm lý do chọn đề tài,
mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,

nội dung nghiên cứu và cuối cùng là kết cấu của đề tài. Các chương tiếp theo, tác giả sẽ
trình bày về cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan về các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động cho vay tại Ngân hàng. Cấu trúc đề tài gồm 5 chương, để đi sâu vào
nội dung chính của bài nghiên cứu, tác giả trình bày trong các chương từ chương 2 cho
tới chương 5


CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thƣơng mại
Theo Luật Các Tổ Chức Tín Dụng (2016): “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín
dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật
này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân
hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”. “Ngân hàng thương
mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt
động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”.
Hay “Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian có vị trí quan
trọng trong nền kinh tế nói chung và trên thị trường tài chính nói riêng. Nó là một
doanh nghiệp đặc biệt, chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và các hoạt động ngân
hàng vì mục tiêu lợi nhuận” (PGS. TS Lê Thị Tuyết Hoa - TS Đặng Văn Dân và tập
thể tác giả, 2017).
Như vậy, từ các định nghĩa trên có thể thấy Ngân hàng thương mại là doanh
nghiệp hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ với các nghiệp vụ chủ yếu là nhận
tiền gửi và cho vay. Ngoài ta, hoạt động của NHTM cịn có dịch vụ thanh tốn và các
dịch vụ khác như chuyển tiền, bảo lãnh, ủy thác….

2.1.2 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại

Khái niệm cho vay:
Theo Thông tư 39/2016/TT – NHNN do Thống đốc NHNNVN ban hành ngày
30 tháng 12 năm 2016 quy định về Hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh ngân hàng
nước ngồi đối với khách hàng: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, trong đó bên cho
vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích
xác dịnh trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với ngun tắc có hồn trả cả
gốc và lãi”.


Một cách khái quát, hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động kinh doanh
thông qua sự chuyển giao có thời hạn một lượng giá trị từ phía ngân hàng cho người đi
vay, với sự cam kết hoàn trả cả gốc và lãi từ phía người đi vay khi đáo hạn.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ khái quát khái niệm cho vay

Nguồn: Giáo trình tiền tệ - Ngân hàng (PGS. TS. Nguyễn Đăng Dờn, 2004)
Vai trò hoạt động cho vay:


Đối với ngân hàng: cho vay là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng, nó chiếm
khoảng từ một phần hai đến hai phần ba tổng thu nhập của ngân hàng. Nó đảm bảo cho
ngân hàng thực hiện đầy đủ chức năng trung gian tài chính của mình đối với nền kính
tế. Do vậy, hoạt động cho vay của NH đóng vai trị quan trọng trong sự tồn tại và
phát triển của hệ thống NHTM.



Đối với khách hàng: với vai trò chủ đạo cung cấp vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng
hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức kinh tế tiếp cận nguồn vốn của ngân
hàng. Bên cạnh đó, nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu đã trở thành một nguồn vốn
thường xuyên và quan trọng cho doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn tại và góp phần

phát triển sản xuất, hoạt động kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp.



Đối với nền kinh tế: ngân hàng với vai trò là trung gian tài chính cùng chức năng tạo
tiền nên thơng qua hoạt động cho vay, ngân hàng đóng vai trị là cầu nối vốn cho nền
kinh tế giữa người thừa vốn và người cần vốn để đầu tư. Qua đó góp phần duy trì sự
tồn tại và phát triển của cả nền kinh tế.
Các phƣơng thức cho vay:
Theo Điều 27 Thông tư 39/2016/TT – NHNN do Thống đốc NHNNVN ban
hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định về Hoạt động cho vay của TCTD, chi
nhánh


ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng cũng đã đề cập đến các phương thức cho vay
như sau:


Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục
cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay.



Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối
với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.



Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để ni
trồng, chăm sóc các cây trồng, vật ni có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền

kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây cơng nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó,
tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử
dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản
xuất liên tiếp.



Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng một
mức dư nợ cho vay tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong
hạn mức cho vay, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một
lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại mức dư nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì
mức dư nợ này.



Cho vay theo hạn mức cho vay dự phịng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng
cho khách hàng vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. Tổ chức
tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phịng
nhưng khơng vượt quá 01 (một) năm.



Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh tốn: Tổ chức tín dụng chấp thuận
cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một
mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh tốn. Mức
thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.



Cho vay quay vịng: Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho vay đối

với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh khơng q 01 (một)


tháng, khách hàng được sử dụng dư nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trước cho
chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhưng thời hạn cho vay không vượt quá 03 (ba) tháng.


Cho vay tuần hoàn (rollover): Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận áp dụng cho
vay ngắn hạn đối với khách hàng với điều kiện:
-

Đến thời hạn trả nợ, khách hàng có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm
một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dư nợ gốc của
khoản vay;

-

Tổng thời hạn vay vốn không vượt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và
không vượt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh;

-

Tại thời điểm xem xét cho vay, khách hàng không có nợ xấu tại các tổ chức tín
dụng;

-

Trong q trình cho vay tuần hồn, nếu khách hàng có nợ xấu tại các tổ chức tín
dụng thì khơng được thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận.
Quy trình cho vay:

Quy trình cho vay của ngân hàng TMCP tuân theo quy theo quy trình chung

trong cả hệ thống ngân hàng TMCP, quy định rõ từng bước của một khoản vay cũng
như những nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận có liên quan trong suốt cả q trình vay
vốn. Quy trình cho vay được đánh giá là khá chặt chẽ và hợp lý khi các bước thực hiện
có liên kết mật thiết với nhau, có tính định hướng rõ ràng nhằm giảm thiểu tối đa các
rủi ro tín dụng từ đó nâng cao chất lượng khoản vay và hiệu quả cho vay. Quy trình
cho vay cũng chính là quy trình cấp tín dụng được thể hiện qua sơ đồ 2.2
Theo sơ đồ 2.2, một khoản tín dụng từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc được
thực hiện qua 6 giai đoạn và các giai đoạn có mối quan hệ qua lại hỗ trợ cho nhau. Kết
quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động cùng chiều
đến chất lượng công việc của các giai đoạn sau. Cụ thể:


Giai đoạn thứ nhất tạo nguồn thông tin bắt đầu cho giao dịch của khách hàng với ngân
hàng, hình thành những cơ sở pháp lý ban đầu cho quan hệ tín dụng sau này.




Giai đoạn thứ hai đặc biệt quan trọng vì quyết định chất lượng của khoản tín dụng. Nội
dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng bao gồm
thông tin về tư cách của khách hàng; năng lực của khách hàng (khách hàng có đủ năng
lực pháp lý, năng lực tài chính hay năng lực quản trị điều hành kinh doanh hay
không?); sức mạnh tài chính và hiệu quả tín dụng của khách hàng (khách hàng có khả
năng tạo ra một dịng tiền để có thể thực hiện các nghĩa vụ hồn trả nợ cho ngân hàng
theo đúng cam kết hay không? Hay khách hàng có thể hồn trả nợ cho khách hàng từ
những nguồn nào?); các điều kiện kinh doanh; tài sản đảm bảo dự phòng của khách
hàng…




Giai đoạn thứ ba “quyết định tín dụng” chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng nhất trong
tồn bộ qui trình tín dụng vì việc ra quyết định chính xác giúp cho ngân hàng tránh
được những bất trắc hoặc thiệt hại ngồi mong đợi có thể xảy ra sau này.



Giai đoạn thứ tư chỉ được thực hiện khi ngân hàng chấp thuận cấp tín dụng cho khách
hàng. Đây là giai đoạn thể hiện hàng loạt các thao tác nghiệp vụ ở các vị trí khác nhau
tại ngân hàng. Tại giai đoạn này, tổ chức thực hiện đồng bộ và hiệu quả hay không
phụ thuốc rất nhiều vào kết quả của giai đoạn ba và trình độ tác nghiệp và kiểm soát
của nhân viên và nhà quản trị ngân hàng.



Giai đoạn thứ năm sẽ được tiếp nối với mục tiêu theo dõi, đánh giá mức độ chấp hành
hợp đồng tín dụng của khách hàng và kip thời có các ứng xử thích hợp. Nội dung chủ
yếu của giai đoạn này gồm giám sát/ theo dõi khoản tín dụng đã thực hiện; thu nợ theo
kỳ hạn thỏa thuận (nếu có); tái xét và phân hạng tín dụng; xử lý nợ xấu và nợ có vấn
đề.



Giai đoạn thứ sáu là bước cuối cùng trong một quy trình cấp tín dụng. Khi khách hàng
đã tất tốn khoản vay, CBTD có nhiệm vụ giải chấp TSBĐ và lưu trữ hồ sơ theo đúng
quy định.
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổng quát quy trình cấp tín dụng



Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng

Phân tích/ thẩm định tín dụng

Quyết định cấp
tín dụng
Chuyển giao tín dụng

Giám sát, theo dõi tín dụng

Thanh lý tín dụng
Nguồn: Tín dụng Ngân hàng (TS. Bùi Diệu Anh, 2020)

2.2 TỔNG QUAN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI
2.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động cho vay
Để hiểu rõ hiệu quả hoạt động cho vay, trước tiên, bài khóa luận đề cập đến khái
niệm về hiệu quả. Theo Vilfredo Pareto một nhà kinh tế học người Ý đã sử dụng khái
niệm về hiệu quả này trong các nghiên cứu của ông về hiệu quả kinh tế và phân phối
thu nhập và được gọi là hiệu quả Pareto hay còn gọi là tối ưu Pareto là một trong
những lý thuyết trung tâm của kinh tế học.
Theo nghĩa phổ biến nhất, hiệu quả là thuật ngữ chỉ mối quan hệ giữa kết quả và
chi phí của một hoạt động nào đó. Trong hoạt động kinh doanh, hiệu quả thể hiện quan
hệ tương quan giữa đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. Nó phản ánh được thực trạng
q trình hoạt động của doanh nghiệp và được đo bằng hệ thống các chỉ tiêu lợi nhuận,
doanh thu, chi phí…


Vậy, từ những phân tích trên, hiệu quả cho vay tại ngân hàng thương mại có thể
hiểu là kết quả so sánh giữa lợi ích kinh tế. Nó phản ánh mối quan hệ giữa doanh thu

mà NH thu được từ hoạt động cho vay và chi phí phải bỏ ra để thực hiện hoạt động cho
vay có tính đến yếu tố rủi ro và thời gian thu hồi vốn.

2.2.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay
Hiệu quả cho vay là một trong những biểu hiện của hiệu quả kinh tế trong lĩnh
vực ngân hàng, nó phản ánh chất lượng của các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nó
có khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất nhu cầu về vốn của khách hàng trên cơ sở
đảm bảo sinh lợi và an toàn cho ngân hàng. Hiệu quả hoạt động cho vay được đánh giá
dựa trên một số chỉ tiêu
2.2.2.1.

Chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận và khả năng sinh lời

Như đã đề cập ở khái niệm hiệu quả hoạt động cho vay, để đánh giá hiệu quả
hoạt động cho vay của ngân hàng, trước tiên ta cần phải xem xét mối tương quan giữa
doanh thu và chi phí. Doanh thu càng cao trong khi chi phí giảm hoặc khơng đổi sẽ làm
tăng lợi nhuận từ đó dẫn đến nâng cao hiệu quả cho vay. Tuy nhiên, nếu cả hai yếu tố
đều có sự biến động liên tục, mục tiêu của việc nâng cao hiệu quả cho vay trở thành bài
toán cân đối giữa tốc độ tăng thu nhập cao hơn tốc độ tăng chi phí của các khoản vay.
Lợi nhuận từ hoạt động cho vay = Thu nhập từ hoạt động cho vay – Chi phí đi
vay
Theo tác giả Serish Gul và các cộng sự của ông (2011), cùng với chỉ tiêu lợi
nhuận từ hoạt động cho vay, để đánh giá hiệu quả cho vay qua các thời kỳ thường dùng
chỉ tiêu ROA (tỷ lệ khả năng sinh lời trên tổng tài sản) nhằm phản ánh về lợi nhuận
ròng đạt được từ một đồng đầu tư vào tài sản có.
Lợi nhu n rịng
ROA = Tong tài sǎn có bình × 100%
qn

Từ cơng thức trên, khi 1 NHTM có một mức ROA thấp cho thấy được chính

sách cho vay của NH khơng đạt hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của NH vượt quá


mức. Ngược lại, ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý,
chính sách cho vay của NH đạt hiệu quả cao.
2.2.2.2.

Hiệu quả sử dụng vốn (Efficient use of Capital - EUC)

Theo tác giả Phillippe Artzner (2013) đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn nhằm
đánh giá mức độ tập trung vốn của Ngân hàng, là tỷ trọng ngân hàng cho khách hàng
vay so với tổng nguồn vốn của NH. Chỉ tiêu này phản ánh ngân hàng cho vay bao
nhiêu trong tổng số vốn huy động được đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của
NH.
Tong ư nợ

Hiệu quả sử dụng vốn =

Tong nguon von huy đng

ì 100%

Hiu qu s dng vn cng cao thì thể hiện hoặc tình hình cho vay tốt hoặc khả
năng huy động vốn chưa tốt. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này càng bé thể hiện hoặc tình
hình cho vay chưa thực sự tốt hoặc khả năng huy động vốn thực sự có hiệu quả. Tuy
nhiên, về mặt lý thuyết các chỉ tiêu này không được lớn hơn 1 nhưng đôi khi, ở một số
trường hợp, chúng ta bắt gặp nó lớn hơn 1 khi phân tích số liệu tại CN Ngân hàng là do
CN còn huy động tiền từ hội sở chuyển xuống hoặc từ các CN khác chuyển sang.
2.2.2.3.


Hệ số rủi ro cho vay (Credit Risk Factor - CRF)
Hệ số rủi ro cho vay = Dư

nợ ch v y

× 100%

Tong tài sǎn có

Chỉ tiêu này thể hiện dư nợ cho vay so với tổng tài sản có của ngân hàng. Hệ số
này đồng thời cho thấy, tỷ trọng của các khoản mục cho vay trong hoạt động của ngân
hàng và khoản mục cho vay trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận càng lớn và rủi ro
cho vay xảy ra rất cao là điều chắc chắn các NH thường xuyên gặp phải.
2.2.2.4.

Vòng quay vốn cho vay bán lẻ (Turn over credit – TOC)
Vòng quay vốn cho vay =

D nh so thu nợ

Dư nợ bình qn

× 100%

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển của vốn vay của NH là nhanh hay
chậm. Vòng quay càng nhanh chứng tỏ vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham
gia vào nhiều chu kỳ sản xuất lưu thông, tiết kiệm chi phí, tạo lợi nhuận lớn và mang
lại hiệu quả hoạt động cho vay của NH tương đối cao.



×