Tải bản đầy đủ (.docx) (110 trang)

KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH


TẠ THỊ ÁNH HỒNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH KẾ TỐN – KIỂM TỐN
MÃ SỐ: 7340301

TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 – năm 2021




TẠ THỊ ÁNH HỒNG
KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH KẾ TỐN – KIỂM TỐN
MÃ SỐ: 7340301
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
PGS.TS. NGUYỄN THỊ LOAN


TP.Hồ Chí Minh, tháng 4 – năm 2021


TÓM TẮT
Nhu cầu phát triển của xã hội ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về vốn của
các thành phần kinh tế, của dân cư... Để đáp ứng được mọi u cầu này thì các
Ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ lớn để có thể phục vụ cho sự phát triển chung
của nền kinh tế, mà nguồn vốn tự có của Ngân hàng ln là q “nhỏ bé” trước yêu
cầu phát triển của xã hội. Do đó để có thể có một lượng vốn cần thiết để thực hiện
sứ mệnh “bà đỡ” cho nền kinh tế thì các NHTM phải tìm cách tăng trưởng nguồn
vốn hiện có của mình và vấn đề nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn được đặt
ra rất bức thiết. Chính vì thế, các ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng cần phải
thiết lập cho mình một mơ hình kiểm sốt nội bộ tối ưu nhất thì mới có thể thu hút
được một lượng lớn nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ khoản tiền nhàn rỗi của
dân cư. Khóa luận “ Kiểm soát nội bộ hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2” được tác giả
chọn để thực hiện.
Bài nghiên cứu với mục tiêu tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động
huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 dựa theo tiêu chuẩn COSO. Sử dụng các phương pháp
mô tả, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh dựa
theo chỉ tiêu, các số liệu ghi nhận qua từng thời điểm và phương pháp khảo sát dựa
vào thang đo Likert nhằm mục tiêu tìm hiểu cơng việc cụ thể của từng bộ phận về
mức độ tuân thủ.
Số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được lấy từ năm 2018 đến 2020,
thông qua số liệu và kết quả khảo sát thực tế tại một số phòng ban của chi nhánh,
tác giả thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 thực hiện
hầu hết đều được bám sát, đáp ứng được những nguyên tắc và yếu tố theo tiêu
chuẩn COSO.



SUMMARY
The social development needs are increasing, leading to the capital needs of
all economic sectors, of the population ... To meet all these requirements, the banks
must have a large enough capital source to have can serve the general development
of the economy, but the bank's own capital is always too "small" in the face of
social development requirements. Therefore, in order to have a necessary amount of
capital to carry out the mission of "support" for the economy, commercial banks
must find ways to increase their existing capital sources and improve the efficiency
of capital mobilization which is set out very urgently. Therefore, banks in general
and BIDV in particular need to set up an optimal internal control model to attract a
large amount of capital, especially capital from money idle of the population. Thesis
"Internal control of savings deposit activities at Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam - Transaction Center 2" was chosen by the
author for implementation.
This research paper aims to learn about the internal control system of savings
deposit mobilization at the Joint Stock Commercial Bank for Investment and
Development of Vietnam - Transaction Center 2 based on COSO standards. Using
descriptive methods to present specifically the content, objectives and processes
related to the internal control of savings deposit mobilization; statistical method to
collect, synthesize, analyze and synthesize data based on business performance
reports; synthetic method to select, draw from practice and theory to propose
solutions; comparison method based on criteria, recorded data from time to time and
survey method based on Likert scale aims to learn about the specific jobs of each
department about compliance.
Data used in the research are taken from 2018 to 2020, through data and
actual survey results in some departments of the branch, the author found that the
internal control system of deposit savings at the Joint Stock Commercial Bank for



Investment and Development of Vietnam – Transaction Center 2 are mostly
followed, meeting the principles and factors of COSO standards.
To complete the proposed research objectives, the author raises the following
research questions:
 Firstly, how is the effectiveness of the internal control of savings deposits at
the Bank for Investment and Development of Vietnam - Transaction Center 2
assessed?
 Second, which solution is to contribute to improving the effectiveness of
internal control to mobilize savings deposits at the Bank for Investment and
Development of Vietnam - Transaction Center 2?
To complete the above objectives, the author divided the topic layout as follows:
Chapter 1: Overview of the topic
Chapter 2: Current status of internal control of savings deposit activities at BIDV Transaction Center 2
Chapter 3: Some solutions to contribute to improving the effectiveness of the
internal control to mobilize savings deposits at the Bank for Investment and
Development of Vietnam - Transaction Center 2.

CONCLUSION OF CHAPTER 1
Internal control of the mobilization of savings deposits at banks is always an
important issue and a concern at each bank, it contributes to reducing risks to an
acceptable level as well as improving efficiency business performance of the bank.
Chapter 1 has provided an overview of the basic theoretical system of
internal control for the mobilization of savings, the parts that make up the internal
control system at bank. From here, we have an overview of the factors affecting the
effectiveness of internal control over savings deposit mobilization. At the same


time, using some techniques of analysis and data collection to help assess the
effectiveness and efficiency of internal control affecting the efficiency and quality

of deposit mobilization savings at the bank.
All of these knowledge are the basis and orientation to continue to study the
effectiveness of internal control over savings deposit mobilization activities at the
Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam Transaction Center 2.

CONCLUSION OF CHAPTER 2
Chapter 2 focuses on researching and giving an overview of the actual
situation at the Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of
Vietnam - Transaction Center 2: policies, regulations and actual processes of the
bank goods and the actual situation when applying those processes and regulations
into the bank's business operations. The author also analyzes and evaluates the
business situation, work efficiency as well as the impact of internal control on the
quality of savings deposit mobilization through information collected at the bank.
Besides, also conducted a survey and evaluation on the effectiveness and
efficiency of the internal control system for savings deposit mobilization. However,
the Internal Audit of savings deposit mobilization still has many limitations,
requiring the unit to have timely detection and remedy measures.
This is an important basis for the writer to propose solutions to improve
internal control of savings deposit mobilization at the Joint Stock Commercial Bank
for Investment and Development of Vietnam - Transaction Center 2.


CONCLUSION OF CHAPTER 3
Based on the theory of internal control of savings deposit mobilization
combined with analysis of the current situation at Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam - Branch of Transaction Center 2 in
chapters 1 and 2. Chapter 3 of the thesis outlines solutions and recommendations to
improve the effectiveness of internal control over savings deposit mobilization
activities at the Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of
Vietnam - Transaction 2. Contents include: solutions to BIDV - Transaction Center

2 and recommendations for BIDV. These solutions and recommendations are
subjective based on an analysis of the shortcomings that exist at the branch in order
to contribute to enhancing the effectiveness of internal control and improving the
efficiency of money mobilization savings at the Joint Stock Commercial Bank for
Investment and Development of Vietnam - Transaction Center 2.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là: Tạ Thị Ánh Hồng
Mã số sinh viên: 03080170325
Ngành: Kế toán – Kiểm toán.

Chuyên ngành: Kế toán

Thực tập tại: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam CN Sở Giao Dịch 2
Người hướng dẫn khóa luận: PGS.TS. Nguyễn Thị Loan
Tơi xin cam đoan khóa luận “Kiểm soát nội bộ hoạt động tiền gửi tiết kiệm
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2”
là cơng trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS.
Nguyễn Thị Loan.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài nghiên cứu là trung thực, chưa được
cơng bố tồn bộ nội dung này ở bất kỳ đâu, các nguồn trích dẫn trong đề tài được
chú thích và nguồn gốc rõ ràng, minh bạch, cụ thể.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.

TP. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2021
TÁC GIẢ

TẠ THỊ ÁNH HỒNG



LỜI CẢM ƠN
Trong lời nói đầu tiên của khóa luận tốt nghiệp, tôi xin trân trọng gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến tất cả các quý thầy cô trong Khoa Kế Toán – Kiểm toán của Trường
Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh đã giảng dạy tận tình và giúp tơi có được
những kiến thức cần thiết phục vụ cho q trình thực tập của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Loan đã nhiệt
tình, quan tâm và tận tụy hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện hồn chỉnh
khóa luận tốt nghiệp của mình.
Bên cạnh đó, tơi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo cùng tập thể
các Anh/Chị cán bộ nhân viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam –
Chi nhánh Sở Giao Dịch 2, đặc biệt là các Anh/Chị trong phòng Kế hoạch – Tài
chính và Phịng Giao Dịch Nguyễn Du đã ln tận tình hướng dẫn, chỉ dạy và chia
sẻ kinh nghiệm cho tơi để có thể hồn thành tốt khóa luận của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để có thể có được đề tài hồn chỉnh nhất,
tuy nhiên do bản thân lần đầu được tiếp cận với môi trường ngân hàng và những
hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm cũng như bản thân cịn nhiều thiếu sót. Tơi rất
mong nhận được sự góp ý từ thầy cơ cùng các Anh/Chị phịng Kế hoạch – Tài chính
và Phịng Giao Dịch Nguyễn Du để chun đề được hồn chỉnh hơn.
Cuối cùng, tơi xin kính chúc q thầy cơ ln dồi dào sức khoẻ và thành
công trong công việc, đạt được nhiều thành tựu với sự nghiệp cao quý. Đồng thời,
kính chúc quý Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở
Giao Dịch 2, đặc biệt là các Anh/Chị trong phịng Kế hoạch – Tài chính và Phịng
Giao Dịch Nguyễn Du ngày càng phát triển và thành công hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY

ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.

1

Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM:.........................1

1.1.1.

Khái niệm tiền gửi tiết kiệm.................................................................. 1

1.1.2.

Phân loại tiền gửi tiết kiệm.................................................................... 1

1.1.3.

Vai trò của nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm:...........................4

1.2 Kiểm soát nội bộ hoạt động tiền gửi tiết kiệm của NHTM.......................... 5
1.2.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ........................................................................ 5
1.2.2. Sự cần thiết của hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm tại NHTM....7
1.2.3 Tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ hoạt động tiền gửi tiết kiệm
NHTM:.................................................................................................................................. 8
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...................................................................................... 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2................................................................ 21
2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2:.................................................................... 21

2.1.1. Giới thiệu sơ nét về Ngân hàng BIDV:.................................................... 21
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển:............................................................. 21
2.1.3.Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 22
2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2.................23
2.1.5. Cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2..................24
2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng BIDV chi nhánh Sở giao
dịch 2 giai đoạn 2018-2020............................................................................... 25
2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng
TMCP Đầu Tư Phát Triển Việt Nam CN Sở giao dịch 2................................. 26
2.2.1. Các quy định nội bộ liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ..............26


MỤC
2.2.2. Thực tế về tổ chức và quy
địnhLỤC
nội bộ ảnh hưởng đến tính hiệu lực của
KSNB đối với hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại BIDV SGD2:............27
2.2.3. Phân tích ảnh hưởng của kiểm sốt nội bộ đến chỉ tiêu về hiệu quả hoạt
động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Sở
giao dịch 2......................................................................................................... 37
2.2.4. Khảo sát ngân hàng về các nhân tố của kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến
hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm............................................................... 43
2.3. Đánh giá hoạt động kiểm soát nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động huy động
tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư Phát Triển Việt Nam chi
nhánh Sở giao dịch 2.......................................................................................... 52
2.3.1. Những kết quả đạt được của kiểm soát nội bộ hoạt động huy động tiền
gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đầu tư và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Sở giao
dịch 2................................................................................................................ 52
2.3.2. Những hạn chế tồn tại của hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động huy
động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Sở giao dịch 2............55

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO TÍNH HIỆU LỰC
KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI
NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ
GIAO DỊCH 2.................................................................................................................... 59
3.1. Một số giải pháp góp phần nâng cao tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ
hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2..................................................................... 59
3.1.1. Đối với Chi nhánh:.................................................................................. 59
3.1.2. Đối với Hội Sở........................................................................................ 63
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 66
KẾT LUẬN............................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 68


DANH TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

TMCP

Thương mại cổ phần

NHTM

Ngân hàng thương mại

NH


Ngân hàng

TGTK

Tiền gửi tiết kiệm

COSO

Committee of Sponsoring Organizations

BDS

Hệ thống quản lý Branch Delivery System

BIDV

Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và
Phát triển Việt Nam

HSC

Hội sở chính

CN

Chi nhánh

SGD2


Sở Giao Dịch 2

QLRR

Phòng Quản lý rủi ro

PGD

Phòng giao dịch

KHTC
CBNV

Phòng Kế hoạch – Tài chính
Cán bộ nhân viên

KSNB

Kiểm sốt nội bộ

GDV

Giao dịch viên

KSV

Kiểm soát viên

KTV


Kiểm toán viên

VHĐ

Vốn huy động


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng BIDV SGD2...................25
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng nguồn tiền gửi tiết kiệm tại BIDV SGD2................37
Bảng 2.3. Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo thành phần kinh tế...................38
Bảng 2.4. Cơ cấu huy động theo từng loại tiền....................................................... 40
Bảng 2.5. Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn..................................... 41
Bảng 2.6. Chi phí huy động tiền gửi bình quân...................................................... 43
Bảng 2.7. Bảng kết quả khảo sát về Mơi trường kiểm sốt..................................... 44
Bảng 2.8. Bảng kết quả khảo sát về Đánh giá rủi ro............................................... 46
Bảng 2.9. Bảng kết quả khảo sát về Thủ tục kiểm soát........................................... 47
Bảng 2.10. Bảng kết quả khảo sát về Thông tin và truyền thông............................48
Bảng 2.11. Bảng kết quả khảo sát về Giám sát....................................................... 50
Bảng 2.12. Bảng kết quả khảo sát về Tính hiệu lực của hệ thống kiểm sốt nội bộ 51

Biểu đồ 2.1. Mơ hình tổ chức của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh............28
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu huy động vốn tiền gửi tiết kiệm theo thành phần kinh tế.........39
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu huy động theo từng loại tiền.................................................... 40

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV SGD2...................................... 24


1. Lý do chọn đề

tài:

PHẦN MỞ ĐẦU

Bước sang năm 2021, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang
chứng kiến sự bùng phát khủng khiếp của dịch bệnh Covid-19. Đại dịch COVID-19
làm ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tài chính của cả khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp trong ngành dịch vụ tài chính. Tại Việt Nam, với sự hỗ trợ kịp thời và hiệu
quả của Chính Phủ, ngành Tài Chính khơng gặp phải những bất lợi đáng kể so với
phần còn lại của nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại tiềm ẩn khi những tác
động vốn đang được trì hỗn này diễn ra trong tương lai.
Cũng như nhiều tổ chức kinh doanh khác, nguồn vốn đóng một vai trị quan
trọng trong hoạt động kinh doanh của NH, trong đó nguồn vốn huy động có ý nghĩa
quyết định, là cơ sở để NH tiến hành các hoạt động cho vay, đầu tư, dự trữ… mang
lại lợi nhuận cho NH. Để có được nguồn vốn này, NH cần phải tiến hành các hoạt
động huy động vốn, trong đó huy động tiền gửi tiết kiệm chiếm một vai trò đặc biệt
quan trọng trọng hoạt động này. Tuy nhiên, việc huy động tiền gửi tiết kiệm của
ngân hàng hiện nay gặp rất nhiều khó khăn bởi tác động mạnh mẽ của đại dịch
Covid-19 khiến cho lãi suất huy động trên thị trường cũng liên tiếp đi xuống, thậm
chí thấp nhất trong nhiều năm qua. Điều này đã khiến cho nhiều người dân và tổ
chức có tiền nhàn rỗi bắt đầu tìm kiếm các kênh đầu tư mới, có khả năng sinh lời
cao hơn kênh gửi tiết kiệm ngân hàng.
Trước tình hình đó, địi hỏi cần có những biện pháp kiểm sốt hiệu lực mà
trong đó kiểm sốt nội bộ (KSNB) là một thành phần khơng thể thiếu trong quản trị
ngân hàng và là cơ sở đảm bảo cho hoạt động ngân hàng an toàn và vững mạnh.
Hoạt động KSNB giúp đảm bảo rằng ngân hàng sẽ tuân thủ luật pháp và các quy
định, chính sách kế hoạch, các thủ tục và quy tắc nội bộ, giảm thiểu rủi ro gặp phải
và gây tổn hại đến danh tiếng của ngân hàng. Nhận thức được tầm quan trọng và sự
ảnh hưởng to lớn trong công tác KSNB về hoạt động tiền gửi tiết kiệm đối với Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 2 nên tôi đã

lựa chọn đề tài “Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân


hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 2” để
nghiên cứu.
Nhằm mục đích có cái nhìn tổng quan về hệ thống kiểm sốt nội bộ đối với
hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm trong các ngân hàng thương mại. Từ đó đưa
ra các khuyến nghị nâng cao sự hiệu lực của kiểm soát nội bộ huy động tiền gửi tiết
kiệm nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo sự an tâm khi đầu tư
kinh doanh. Trên cơ sở đó, tạo sự vững mạnh cho nền kinh tế Việt Nam, thu hút
nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trước:
Trong q trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành tham khảo một
số đề tài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn và kiểm sốt nội bộ, có nội dung
liên quan đến đề tài và có cùng các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu
này như sau:
 Đề tài luận văn thạc sĩ năm 2015 “Phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết
kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – chi nhánh Đak Nông” của
tác giả Nguyễn Vĩnh Hiếu. Đề tài đã trình bày khá đầy đủ chi tiết cơ sở lý
luận về hoạt động huy động vốn, đi sâu vào phân tích tình hình huy động vốn
và đánh giá khái quát các mặt thành công, hạn chế, phân tích nguyên nhân
của những hạn chế trong hoạt động huy động TGTK tại BIDV Đak Nông.
Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá thực trạng huy động
vốn TGTK tại Ngân hàng chứ không đề cập gì đến ảnh hưởng của KSNB
đến chỉ tiêu về hoạt động TGTK tại Ngân hàng.
 Đề tài luận văn thạc sỹ năm 2018 “ Các nhân tố ảnh hưởng đến huy
động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng BIDV - Chi
nhánh Vũng Tàu Côn Đảo” của tác giả Trần Trọng Đạt. Trong luận văn này,
tác giả đã hệ thống hoá cơ sở lý luận liên quan đến huy động tiền gửi tiết
kiệm để xây dựng mơ hình nghiên cứu lý thuyết cho đề tài các nhân tố ảnh

hưởng đến huy động tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại BIDV –
Chi nhánh


Vũng Tàu Cơn Đảo. Nhìn chung, cơng trình nghiên cứu này tập trung phân
tích các nhân tố ảnh hưởng chứ khơng đi sâu làm rõ khía cạnh kiểm sốt nội
bộ hoạt động huy động TGTK.
 Đề tài “ Kiểm soát nội bộ hoạt động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Bình Dương” của Đinh Thị Hà My năm
2018. Cơng trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá hệ thống kiểm soát
nội bộ liên quan đến hoạt động tiền gửi và đề xuất các giải pháp nâng cao
tính hiệu lực của hoạt động kiểm soát nội bộ tiền gửi, chứ khơng đi sâu
nghiên cứu thực trạng tình hình kiểm sốt nội bộ hoạt động huy động tiền
gửi, đặc biệt là mảng TGTK trong Ngân hàng.
 Nguyễn Thị Hương Liên (2015) với đề tài “Bài học từ thất bại của hệ thống
kiểm sốt nội bộ ngân hàng thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học
kiểm tốn. Cơng trình nghiên cứu này nêu lên những thất bại của hệ thống
kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại và đánh giá khuôn khổ pháp lý
về kiểm sốt nội bộ từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với hệ thống kiểm
soát nội bộ NHTM ở Việt Nam.
 Phạm Thanh Thủy đã thực hiện đề tài “ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
của ngân hàng thương mại và một số kiến nghị ” năm 2016 và đề tài “
Một số vấn đề về hệ thống kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương mại
Việt Nam” năm 2017. Ở hai nghiên cứu này, tác giả đã đánh giá được thực
trạng chung và các vấn đề liên quan của hệ thống KSNB tại NHTM Việt
Nam, nguyên nhân của các tồn tại và những giải pháp để cải thiện giúp hệ
thống KSNB tại NHTM Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn.
Theo nghiên cứu cịn hạn chế của tác giả, có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề
về kiểm soát nội bộ, ảnh hưởng các nhân tố tác động đến kiểm soát nội bộ, mức độ
tác động của các nhân tố đối với hệ thống kiểm sốt nội bộ nói chung, tuy nhiên

việc nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính hiệu lực của KSNB hoạt động huy
động TGTK hiện nay còn khá khiêm tốn, chưa nghiên cứu đánh giá cụ thể về tính
hiệu lực của KSNB hoạt động huy động TGTK tại từng ngân hàng cụ thể.


Trên quan điểm kế thừa và phát triển các công trình nghiên cứu trước, khóa luận
sẽ phát triển đề tài nghiên cứu về “Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động tiền gửi
tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở
Giao Dịch 2”. Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt
động huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua việc sử dụng các phương pháp thống kê,
mô tả, phân tích, phỏng vấn đặc biệt tác giả tiến hành khảo sát thực tế để thu thập ý
kiến của nhân viên ngân hàng từ đó đánh giá tính hiệu lực và đề ra các khuyến nghị
nhằm nâng cao tính hiệu lực của kiểm soát nội bộ huy động TGTK tại Ngân hàng.
Cụ thể, phạm vi nghiên cứu của tác giả là BIDV CN Sở Giao Dịch 2.
3. Mục tiêu nghiên cứu :
3.1. Mục tiêu tổng quát: Đánh giá hệ thống KSNB và đề xuất giải pháp nâng
cao tính hiệu lực của hoạt động KSNB huy động TGTK.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
-

Đánh giá tính hiệu lực của kiểm sốt nội bộ hoạt động huy động tiền gửi tiết
kiệm tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao
dịch 2.

-

Đề xuất giải pháp góp phần nâng cao tính hiệu lực của kiểm sốt nội bộ đối
với hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát
Triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 2.


4. Câu hỏi nghiên cứu:
Đề tài thực hiện nghiên cứu giải quyết hai vấn đề lớn, trọng tâm sau đây:
-

Một là, tính hiệu lực của kiểm sốt nội bộ hoạt động huy động tiền gửi tiết
kiệm tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao
dịch 2 được đánh giá như thế nào?

-

Hai là, giải pháp nào nhằm góp phần nâng cao tính hiệu lực của kiểm soát
nội bộ huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt
Nam Chi nhánh Sở giao dịch 2 ?


5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Kiểm soát nội bộ hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Đầu Tư Và Phát Triển
Việt Nam – Chi nhánh Sở giao dịch 2.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: đề tài chỉ tập trung chủ yếu về vấn đề kiểm soát nội bộ hoạt động huy
động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - Chi nhánh
SGD2.
- Thời gian nghiên cứu: đề tài sử dụng số liệu trong ba năm, giai đoạn từ năm 2018
đến năm 2020.
- Thời gian khảo sát: trong 1 tháng từ 24/2/2021 đến 24/3/2021
6. Phương pháp nghiên cứu:
-

Phương pháp tổng hợp lý thuyết, nghiên cứu trước: phương pháp này được

sử dụng để tổng hợp các lý thuyết cơ bản được học tại trường, tham khảo các
sách, tạp chí ngân hàng, các quy định của Nhà nước làm cơ sở để tìm hiểu
thực trạng tính hiệu lực kiểm soát nội bộ hoạt động huy động tiền gửi tiết
kiệm tại ngân hàng.

-

Phương pháp quan sát, phỏng vấn: tiến hành quan sát, gửi bảng câu hỏi trực
tiếp hoặc thông qua email đến các cán bộ ngân hàng đang công tác tại BIDV
Sở Giao Dịch 2 nhằm đánh giá việc tuân thủ các quy định, chuẩn mực cũng
như tính hiệu lực của hoạt động KSNB tại đơn vị.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Trên cơ sở những số liệu đã thu
thập được, phân tích, tổng hợp đánh giá hiệu quả kiểm soát nội bộ hoạt động
huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 2 nhằm tìm ra ưu điểm, nhược điểm trong
cơng tác quản lý nội bộ.

-

Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê, xử lý các phiếu khảo sát được phát
cho các bộ phận có liên quan đến hoạt động cho huy động tiền gửi tiết kiệm


tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao
dịch 2.
7. Bố cục khóa luận:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần:

 Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 2.
 Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ hoạt động huy động tiền
gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Sở
giao dịch 2.
 Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao tính hiệu lực của kiểm sốt
nội bộ huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam - Chi nhánh Sở giao dịch 2.


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.
1.1.

Hoạt động huy động vốn tiền gửi tiết kiệm của NHTM:

1.1.1. Khái niệm TGTK:
Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm
2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về tiền gửi tiết kiệm: “Tiền gửi
tiết kiệm là khoản tiền được người gửi tiền gửi tại tổ chức tín dụng theo nguyên tắc
được hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng.”
Trong điều kiện có khả năng tiếp cận với ngân hàng, họ đều có thể gửi tiết
kiệm nhằm thực hiện các mục tiêu bảo toàn và sinh lời đối với các khoản tiền
tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảo toàn. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết
kiệm, các ngân hàng đều cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữa
vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các
hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn.
1.1.2. Phân loại TGTK:

Theo Nguyễn Đăng Dờn (2014), có nhiều hình thức phân loại tiền gửi tiết
kiệm trong ngân hàng thương mại nhưng nhìn chung tiền gửi tiết kiệm được chia
thành 3 loại chính: phân theo kỳ hạn, phân theo loại tiền và phân theo hình thức tiết
kiệm.
1.1.2.1.

Phân theo kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn:
TGTK không kỳ hạn là một loại sản phẩm mà ngân hàng cung ứng để giúp
khách hàng tích luỹ dần những khoản tiền nhỏ để đáp ứng một khoản chi tiêu nào
đó trong tương lai mà vẫn được hưởng lãi. Khi mở tài khoản này khách hàng có thể
tuỳ ý gửi tiền hoặc rút tiền. Tuy mang lại sự linh hoạt trong việc có thể rút tiền bất
cứ lúc nào cần thiết nhưng lãi suất của tiết kiệm không kỳ hạn thông thường sẽ thấp
hơn so với lãi suất của tiết kiệm có kỳ hạn. Chính vì thế, nguồn vốn này mang lại
cho ngân hàng nguồn lợi thấp, khơng ổn định và thường xun biến động địi hỏi
ngân hàng phải có chiến lược trong việc huy động và sử dụng nguồn này.


Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn:
Khác với TGTK khơng kỳ hạn, tiền TGTK có kỳ hạn là loại tiền gửi mà người
gửi tiền chỉ có thể rút ra khi đáo hạn, tuy nhiên trong trường hợp bình thường các
ngân hàng vẫn cho khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện chỉ được hưởng lãi
theo lãi suất không kỳ hạn.
Thơng thường có thể là 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc hơn nữa. Tại
Việt Nam, các khoản tiền gửi có kỳ hạn thường nằm trong khoảng 6 tháng đến
24 tháng với nhiều phương thức trả lãi, để khách hàng tuỳ ý lựa chọn:
Loại tiền gửi định kỳ trả lãi cuối kỳ
Loại tiền gửi định kỳ trả lãi hàng tháng
Loại tiền gửi định kỳ trả lãi hàng tháng nhập vốn

Loại tiền gửi định kỳ lãi suất bậc thang (Khách hàng gửi đến kỳ hạn nào thì
được hưởng lãi suất đến kỳ hạn đó)
TGTK có kỳ hạn nếu đến hạn mà khách hàng chưa rút tiền sẽ được nhập lãi vào
vốn, đồng thời tái lập kỳ hạn tự động cho khách hàng theo lãi suất tại thời điểm tái
đáo hạn. Nếu khách hàng rút tiền trước thời gian tái đáo hạn thì chỉ được hưởng lãi
khơng kỳ hạn.
Bên cạnh đó, mục đích chính mà khách hàng hướng đến khi đầu tư vào dịng sản
phẩm này là an tồn và hưởng lãi suất hấp dẫn. Mức lãi suất phụ thuộc vào thời hạn
tiền gửi tức là khoản tiền gửi này càng dài thì mức lãi suất càng cao. Do đó, lãi suất
đóng vai trị quan trọng để thu hút đối tượng này. Việc đưa ra chiến lược lãi suất
như thế nào để thu hút vốn nhiều và kinh doanh có lãi là yếu tố quan trọng, phản
ánh khả năng cạnh tranh của các NHTM.
1.1.2.2.

Phân theo loại tiền

Tiền gửi tiết kiệm nội tệ:
Đối tượng khách hàng: Cá nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài. Đây là khoản
tiền gửi quan trọng của các Ngân hàng, nó phụ thuộc vào thu nhập trong nước và
chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lượng tiền gửi. Đối với những khoản tiền nhàn rỗi,


nên lựa chọn gửi tiền tiết kiệm nội tệ. Bởi mức lãi suất cao hơn 6 – 7 lần so với tiền
gửi tiết kiệm ngoại tệ. Bên cạnh đó là độ an toàn cao.
Tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ:
Bên cạnh tiền gửi nội tệ thì Ngân hàng cịn nhận tiền gửi tiết kiệm dưới dạng
ngoại tệ như USD, GBP, EUR, AUD, CAD, SGD, GBP, JPY... những khoản ngoại
tệ này cũng rất quan trọng cho hoạt động ngân

hàng như kinh doanh ngoại tệ


trong nước, tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế,... Đối tượng khách hàng: Cá
nhân người Việt nam cư trú có nhu cầu tích trữ ngoại tệ an toàn, bảo mật và vẫn
sinh lời khi gửi tiết kiệm ngoại tệ tại quầy sẽ được hưởng lãi suất ưu đãi hấp dẫn
cùng kỳ hạn và loại tiền gửi đa dạng.
1.1.2.3.

Phân theo hình thức tiết kiệm

Tiền gửi tiết kiệm tích luỹ
Gửi tiết kiệm tích lũy là hình thức gửi tiền tiết kiệm định kỳ vào mỗi ngày hoặc
mỗi tháng, mỗi quý. Khách hàng sẽ gửi một khoản tiền nhất định vào ngân hàng
theo định kỳ được quy định trong hợp đồng khi bạn mở tài khoản tiết kiệm tích lũy.
Hình thức này hướng đến gói gửi tiết kiệm có kỳ hạn, thường từ 1 năm đến 10 năm.
Khách hàng sẽ được hưởng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn được ngân hàng áp dụng
riêng cho hình thức này. Số tiền gốc ban đầu sẽ tăng dần lên và trở thành một khoản
tiền lớn hơn trong tương lai. Do số tiền gửi tích lũy sẽ tăng dần theo thời gian nên
tiết kiệm tích lũy cịn có tên gọi khác là tiết kiệm gửi góp.
Tiền gửi tiết kiệm bậc thang
Tiết kiệm bậc thang là sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn với lãi suất tăng
dần theo số dư tiền gửi. Khách hàng gửi tiền tiết kiệm bậc thang có thể lựa chọn
lĩnh lãi cuối kỳ hoặc lĩnh lãi định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Số dư tiền gửi càng
nhiều sẽ được hưởng mức lãi suất càng cao. Không những vậy, khi gửi với hình
thức này, người gửi có thể rút trước hạn tồn bộ, khơng được rút trước hạn từng
phần. Khi rút trước hạn khách hàng hưởng lãi suất khơng kỳ hạn tại thời điểm rút
cho tồn bộ số tiền rút theo thời gian gửi thực tế. Gửi tiết kiệm bậc thang có 2 cách:


Thứ 1 (theo thời gian gửi): thời gian gửi càng dài thì lãi suất càng cao. Cách này
phù hợp với đối tượng có một số tiền nhàn rỗi trong thời gian dài cố định thì nên

chọn hình thức này.
Thứ 2 (theo lũy tiến của số dư tiền gửi): là sản phẩm tiết kiệm mà với cùng một kỳ
hạn khách hàng gửi càng nhiều thì lãi suất càng cao. Cách này phù hợp với những
khách hàng có khoản tiền nhàn rỗi lớn, tạm thời chưa cần sử dụng tới thì có thề
chọn lựa hình thức này.
Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng:
Gửi tiết kiệm dự thưởng thực chất là chương trình khuyến mãi kích cầu của các
ngân hàng tung ra để thu hút khách hàng gửi tiền tại ngân hàng đó. Từ đây, ngân
hàng sẽ tiến hành các chương trình khuyến mại bằng các hình thức dự thưởng như
quay số trúng thưởng, thẻ cào, rút thăm may mắn ngay khi gửi tiền... nhằm tăng
thêm tính hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, đồng thời sẽ giúp quý
khách có mức sinh lời cao nếu trúng thưởng.
1.1.3. Vai trò của nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm:
Theo “Giáo trình Ngân hàng thương mại” của PGS.TS. Trầm Thị Xuân Hương
& ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc chủ biên cùng đồng tác giả thì vai trị của hoạt động
huy động vốn tiền gửi tiết kiệm có tác động:
Đối với ngân hàng
Huy động vốn là một nghiệp vụ truyền thống của Ngân hàng. Nghiệp vụ huy
động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho Ngân hàng nhưng nó là nghiệp
vụ rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Khơng có
nghiệp vụ huy động vốn xem như khơng có hoạt động của NHTM. NHTM cần vốn
để thực hiện các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng
khác. Để có vốn phục vụ các hoạt động này ngân hàng phải huy động vốn từ khách
hàng. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín của
ngân hàng ngày càng cao, ngân hàng chủ động trong kinh doanh, mở rộng quan hệ
tín dụng và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.


Đối với khách hàng
Nghiệp vụ huy động vốn không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng mà

nó cịn có ý nghĩa quan trọng đối với khách hàng. Đối với khách hàng, nghiệp vụ
huy động vốn cung cấp cho họ một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của
họ sinh lợi, tạo cơ hội cho họ có thể gia tăng tiêu dùng trong tương lai. Mặt khác,
nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để họ cất trữ
và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi có mức độ rủi ro thấp. Thêm vào đó, hoạt động
huy động vốn tiền gửi tiết kiệm cũng giúp cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với
các dịch vụ khác của ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và
dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất, kinh doanh đặc biệt cần tiền
cho tiêu dùng.
Đối với nền kinh tế
Với chức năng của mình, thơng qua huy động vốn, hệ thống ngân hàng được
xem như cầu nối luân chuyển bằng cách tập trung hầu hết các nguồn vốn tạm thời
nhàn rỗi trong xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích luỹ trở thành
nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, nghiệp vụ huy động vốn cịn giúp
Ngân hàng Nhà nước kiểm sốt khối lượng tiền tệ trong lưu thơng, từ đó sử dụng
chính sách tiền tệ một cách hợp lý nhằm điều hồ lưu thơng tiền tệ, kiềm chế lạm
phát, bình ổn giá cả trên thị trường.
1.2 Kiểm sốt nội bộ hoạt động tiền gửi tiết kiệm của NHTM.
1.2.1 Khái niệm kiểm sốt nội bộ :
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về KSNB, từ giản đơn
đến phức tạp về hệ thống này:
Theo Liên đoàn Kế Toán Quốc Tế (IFAC): Hệ thống kiểm soát nội bộ là một
hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu
sau: bảo vệ tài sản của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của các thông tin, đảm bảo
việc thực hiện các chế độ pháp lý và đảm bảo hiệu quả của hoạt động.
Theo COSO (The Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commision), KSNB là một quá trình do con người quản lý, hội đồng quản trị


và các nhân viên của đơn vị chi phối, nó được thiết lập để cung cấp một sự

đảm bảo hợp lý, nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
 Sự hiệu lực và hiệu quả hoạt động
 Sự tin cậy của báo cáo tài chính
 Sự tuân thủ các luật lệ và quy định
Tại Việt Nam, theo Chuẩn mực kiểm tốn số 315 “ KSNB là quy trình do
Ban quản trị, Ban giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực
hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu
của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu
quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan.
Thuật ngữ “kiểm sốt” được hiểu là bất cứ khía cạnh nào của một hoặc nhiều
thành phần của KSNB.”
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội
bộ “ Hệ thống kiểm soát nội bộ là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị
được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ
pháp luật và các qui định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện
gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ,
quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống kiểm sốt nội bộ
bao gồm mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát.”
Từ các khái niệm trên, có thể tổng hợp về KSNB như sau:
 KSNB là một quá trình: KSNB là một chuỗi các hoạt động liên quan nối
tiếp nhau, là một hoạt động không thể tách rời khỏi hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị. Đây không phải là thủ tục hành chính hay sự áp đặt của
nhà quản lý mà là một bộ phận giúp đơn vị đạt được mục tiêu nhanh chóng
và hiệu quả.
 KSNB được thiết kế và vận hành bởi con người: Hội đồng quản trị, Ban
giám đốc, nhà quản lý đặt ra mục tiêu và thiết lập hệ thống KSNB để hoàn
thành mục tiêu đã đề ra. Do đó, KSNB chỉ là một cơng cụ kiểm soát, được



×