Tải bản đầy đủ (.docx) (84 trang)

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.47 KB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ
MINH

TRẦN THỊ NHƢ HẰNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT NAM.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành:

7340201

TPHCM – NĂM 2019


TRẦN THỊ NHƢ HẰNG

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI VIỆT
NAM.
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chun ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã ngành:

7340201

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. LÊ THỊ TUYẾT HOA

TPHCM – NĂM 2019


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn nghiên cứu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn 2009-2018.
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính hợp nhất
theo năm của 20 NHTM tại Việt Nam. Các yếu tố nghiên cứu gồm: quy mô ngân
hàng (SIZE), tỷ lệ dư nợ cho vay trên tiền gửi khách hàng (LDR), tỷ lệ cho vay trên
tổng tài sản (LAR), chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường (SPREAD), tốc độ
tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát (CPI).
Trên cơ sở dữ liệu thu thập được của các yếu tố tác động trên, luận văn đã thực hiện
phân tích tác động của các yếu tố này đến hiệu quả hoạt động của NHTM gồm tỷ
suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE),
theo mơ hình nghiên cứu bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bằng phần mềm
thống kê STATA 12.
Kết quả mơ hình hồi quy đã chứng minh được mối quan hệ giữa các yếu tố tác động
và hiệu quả hoạt động của NHTM. Các biến LDR, SPREAD và CPI có tác động
cùng chiều đến ROA và ROE, trong khi biến GDP có tác động ngược chiều với
ROA và ROE. Bên cạnh đó, biến SIZE có tác động cùng chiều với ROE.
Trên cơ sở nghiên cứu được, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam.


ABSTRACT
The thesis studies the factors affecting the performance of commercial banks in Viet

Nam during the period from 2009 to 2018. The commercial banking system plays
an essential role in the economic development. Commercial banks are financial
intermediaries in connecting entities in the economy to address capital needs,
provide a variety of other financial services. The commercial banking system not
only guarantees of financing the economy but also ensures stable, sustainable
financial development. Therefore, monitoring the performance of commercial banks
is really necessary for the development of commercial banks in particular and
economy’s country in general.
According to the latest report from the State Bank of Viet Nam, the total assets of
the Vietnamese Banking system as of the end of 2018 reached over 10.8 million
billion dong, increases 8.23% compared to the beginning of the year. In particular,
the total profit before tax of these banks reached approximately 100000 billion
dong, increases 35% over the previous year. More specifically, according to report
from FiinPro Platform, there were 6 banks with profit growth of over 50%:
Vietcombank, MBBank, HDBank, TPBank, VIB, Techcombank in 2018. Moreover,
Vietcombank continued to play the leading role with a net profit of nearly 15,000
billion dong, increases over 61% compared to 2017 and contribute 33% to the
growth point; VIB is the strongest breakthrough bank with a profit of 2,200 billion
dong, increases nearly 95.1% compared to 2017.
There were many relevant studies on factors affecting the performance of
commercial banks: Norman et al. (2015), Nessbi (2016), Nguyen Cong Tam
&Nguyen Minh Ha (2012), Phan Thu Hien & Phan Thi My Hanh (2013), Trinh
Quoc Trung & Nguyen Van Sang (2013), …. In general, the above studies gave a
fairly comprehensive view of the factors affecting the performance of commercial
banks. These studies show that the bank’s performance is influenced by two groups
of factors: Micro and macro factors, moreover, most studies use ROA and ROE
ratio for measurement the performance of commercial banks. However, among the


factors affecting the performance of commercial banks, the author found that

interest rate factor – important factors for the banking industry was less analyzed.
Besides, these studies conduted at different stages can give the different results.
Finally, the author takes the topic “Factors affecting the performance of commercial
banks in Viet Nam” as research topic for graduation thesis.
The thesis uses data collected from financial statements of 20 commercial banks
during the period from 2009 to 2018. Twenty commercial banks are ACB, BIDV,
Vietinbank,

Eximbank,

HDBank,

KienlongBank,

LPBank,

MBBank,

QuocDanBank, SHBank, Techcombank, TPBank, Vietcombank, VIB, VPBank,
AnBinhBank, MaritimeBank, PGBank, SaiGonBank, VietABank. The researched
factors consist of: bank size (SIZE), loanss to deposits (LDR), loans to assets
(LAR), earning spread (SPREAD) as proxies for internal indicators. Meanwhile,
macro-economic measures: gross domestic production growth rate (GDP) and
inflation rate (CPI) are used as external factors. The research result of the thesis will
add empirical evidence to prevous studies on factors affecting the performance of
commercial banks in Viet Nam, contributing to confirming the theoretical basis.
The structure of the thesis including 5 chapters: chapter1: Introducing research
topic, chapter 2: Theoretical basis of the factors affecting the performance of
commercial banks, chapter 3: Models and research methods, chapter 4: Research
results and discussion, chapter 5: Conclusions and recommendations. The research

process including 5 steps: step1: Descriptive statistics data, step 2: Run the FEM
and REM model, step 3: Hausman test to select FEM or EM model, step 4: Test the
model’s defects: multicollinearity, phenomenon autocorrelation and phenomenon
heteroskedasticity (Wald test), step 5: Regression model using FGLS method.
To examine the determinants of bank performance, panel data is used. Panel data
models are usually estimated using either fixed effects or random effects models. In
order to find out the model is the most appropriate, the Hausman test can be
conducted. In this study, the fixed effects model is more appropriate. However, the


fixed effects model usually has defection, Feasible Generalized Least Squares
method is used.
Based on the data collected of factors, the thesis has analyzed the impact of bank’s
factors on banking performance, which are return on asset (ROA) and return on
quity (ROE), according to the data regression method by using STATA 12.0.
Regression model has demonstrated the relationship bewteen factors and bank’s
performance. Those are LDR, SPREAD and CPI which have positive impact to
ROA and ROE, and GDP has negative impact to ROA and ROE. Besides, SIZE has
positive impact to ROE.
In particular, the loans to deposits ratio (LDR) has a positive impact on ROA and
the impact level is 0.0094, meaning that while other factors remain constant, an
increase of LDR by 1 unit will increase the ROA by 0.0094 units. Similarly, LDR
has a positive impact on ROE with an effect of 0.0747, meaning that while other
factors remain constant, an increase of LDR by 1 unit will increase the ROE by
0.0747 units. This trend of impact was also found in the research results of Bui
Nguyen Kha (2016), Islam & Nishiyama (2016).
Earning Spread ratio (SPREAD) has a positive impact on ROA and the impact level
is 0.2334, meaning that while other factors remain constant, an increase of
SPREAD by 1 unit will increase the ROA by 0.2334 units. Similarly, SPREAD has
a positive impact on ROE with an effect of 2.3915, meaning that while other factors

remain constant, an increase of SPREAD by 1 unit will increase the ROE by 2.3915
units. This research result was also found in the research results of Kosak & Cok
(2008), Muhammad Ayub Siddiqui (2011).
The Gross Domestic Product (GDP) has a negative impact on ROA and the impact
level is -0.1270, meaning that while other factors remain constant, an increase of
GDP by 1 unit will reduce the ROA by 0.1270 units. Similar to ROA, contrary to
initial expectation, GDP has a negative impact on ROE with an effect of -1.0965,
meaning that while other factors remain constant, an increase of GDP by 1 unit will


decrease the ROE by 1.0965 units. This research result was also found in the
research results of Sufian & Chong (2008), Islam & Nishiyama (2016).
The Inflation rate (CPI) has a positive impact on ROA and the impact level is 0.079,
meaning that while other factors remain constant, an increase of CPI by 1 unit will
increase the ROA by 0.079 units. Similarly, CPI has a positive impact on ROE with
an effect of 0.3594, meaning that while other factors remain constant, an increase of
CPI by 1 unit will increase the ROE by 0.3594 units. This research result was also
found in the research results of Sufian & Habibullah (2010), Nguyen Pham Nha
Truc and Nguyen Pham Thien Thanh (2015).
The loans to assets ratio (LAR) is not statistically significant in both models to
ROA and ROE, which means the performance of commecial banks due to LAR was
not found in this study.
Bank size (SIZE) has a positive impact on ROE and the impact level is 0.0310,
meaning that while other factors remain constant, an increase of SIZE by 1 unit will
increase the ROE by 0.0310 units. This research result was also found in the
research result of Gul et al. (2010).
The regression result obtained:
ROA= 0.0078 + 0.0094*LDR + 0.2334*SPREAD - 0.1270*GDP + 0.0107*CPI
ROE= -0.5299 + 0.0310*SIZE + 0.0747*LDR + 2.3915*SPREAD –
1.0965*GDP + 0.3594*CPI.

Based on previous studies, the thesis also provides some specific conclusions and
appropriate recommandations for banks and authorities.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận này là cơng trình nghiên cứu của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong khóa luận.
Tác giả

Trần Thị Như Hằng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM đã
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường cũng như những sự quan tâm, giúp đỡ của các Thầy Cô.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô Lê Thị Tuyết Hoa đã giúp đỡ tơi trong cơng
tác hướng dẫn để khóa luận này được hồn thành một cách tốt nhất.
Tơi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình và bạn bè đã luôn sát
cánh bên tôi trong thời gian qua.
Trân trọng!


MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN................................................................................................................... i
ABSTRACT..................................................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................... vi
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................ vii

DANH MỤC BẢNG........................................................................................................................ x
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................... xi
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................................. 1

1.1.1. Bối cảnh thực tiễn................................................................................................................ 1
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu.................................................................................................... 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................................................... 3
1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................................... 3
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 4
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................... 5
1.6. Đóng góp của đề tài.............................................................................................................. 5
1.7. Kết cấu đề tài........................................................................................................................ 5
1.8. Quy trình nghiên cứu........................................................................................................... 5
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1............................................................................................................... 7
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.......................................................................................................... 8
2.1. Ngân hàng thƣơng mại........................................................................................................ 8
2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại................................................................ 8
2.2.1. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại................................................................ 8
2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại............................9
2.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan............................................................................ 11
2.3.1. Nghiên cứu trong nước..................................................................................................... 11
2.3.2. Nghiên cứu nước ngoài..................................................................................................... 13
2.4. Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại......................20
2.4.1. Các yếu tố bên trong......................................................................................................... 21

2.4.2. Các yếu tố bên ngoài......................................................................................................... 24


KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................................. 26

CHƢƠNG 3: MƠ HÌNH VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 27
3.1. Mơ hình nghiên cứu............................................................................................................ 27
3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................... 29
3.2.1. Phương pháp xử lí số liệu.................................................................................................. 29
3.2.2. Các kiểm định của mơ hình............................................................................................... 30
3.3. Dữ liệu nghiên cứu.............................................................................................................. 31
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3............................................................................................................. 33
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................... 34
4.1. Kết quả nghiên cứu............................................................................................................ 34
4.2. Mơ hình FEM và REM...................................................................................................... 36
4.2.1. Kết quả hồi quy FEM, REM................................................................................................ 36
4.2.2. Kiểm định Hausman.......................................................................................................... 38
4.2.3. Kiểm định phương sai sai số thay đổi (Kiểm định Wald).................................................42
4.2.4. Kiểm định tự tương quan chuỗi Wooldridge.................................................................... 43
4.2.5. Kiểm định đa cộng tuyến................................................................................................... 44
4.2.6. Hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát khả thi FGLS....................................................47
4.3. Thảo luận kết quả............................................................................................................... 49
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4............................................................................................................. 53
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ....................................................................... 54
5.1. Kết luận............................................................................................................................... 54
5.2. Một số khuyến nghị............................................................................................................ 54
5.2.1. Đối với NHTM.................................................................................................................... 54
5.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam............................................................................ 55
5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý nghiên cứu trong tƣơng lai.................................................. 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 5............................................................................................................. 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 59
PHỤ LỤC....................................................................................................................................... 62


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến và mối tương quan kỳ vọng với biến phụ thuộc
Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2. Kết quả hồi quy ROA, ROE theo mơ hình FEM
Bảng 4.3. Kết quả hồi quy ROA, ROE theo mơ hình REM
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROA
Bảng 4.5. Kết quả hồi quy ROA theo mơ hình FEM
Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman cho biến phụ thuộc ROE
Bảng 4.7. Kết quả hồi quy ROE theo mơ hình FEM
Bảng 4.8. Kết quả kiểm định Wald cho biến phụ thuộc ROA
Bảng 4.9. Kết quả kiểm định Wald cho biến phụ thuộc ROE
Bảng 4.10. Kết quả kiểm định tự tương quan chuỗi cho biến phụ thuộc ROA
Bảng 4.11. Kết quả kiểm định tự tương quan chuỗi cho biến phụ thuộc ROE
Bảng 4.12. Ma trận tương quan giữa ROA và các biến trong mô hình
Bảng 4.13. Ma trận tương quan giữa ROE và các biến trong mơ hình
Bảng 4.14. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Bảng 4.15. Kết quả hồi quy FGLS cho biến phụ thuộc ROA
Bảng 4.16. Kết quả hồi quy FGLS cho biến phụ thuộc ROE


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nguyên nghĩa


NHTM

Ngân hàng Thương mại

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

FEM

Mơ hình tác động cố định

REM

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

FGLS

Phương pháp ước lượng bình phương
tối thiểu tổng quát khả thi



1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.1.1. Bối cảnh thực tiễn
Hệ thống Ngân hàng thương mại đóng vai trị quan trọng và thiết yếu trong sự
phát triển kinh tế của một quốc gia. NHTM là trung gian tài chính trong việc kết nối
các chủ thể trong nền kinh tế nhằm giải quyết các nhu cầu về vốn, bên cạnh đó cịn
cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính khác. Hệ thống NHTM không chỉ giúp cho
việc tài trợ nền kinh tế mà cịn đảm bảo cho sự phát triển tài chính ổn định, bền
vững. Chính vì vậy, việc theo dõi hiệu quả hoạt động của các NHTM là thật sự cần
thiết cho sự phát triển của ngân hàng thương mại nói riêng và nền kinh tế của một
quốc gia nói chung.
Trong quá trình hội nhập, bên cạnh những thách thức mang lại, ngành Ngân
hàng Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, mang lại nhiều cơ hội
cho việc tiếp cận, mở rộng, phát triển thị trường ra nước ngoài, nâng mình lên một
tầm cao mới. Đồng thời cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ, đào tạo bồi dưỡng kiến
thức về việc điều hành, quản trị từ những tổ chức tài chính nước ngồi, giúp cải
thiện nhanh chóng trình độ quản trị kinh doanh ở các ngân hàng trong nước. Thực
vậy, theo thống kê mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tổng tài sản hệ
thống ngân hàng Việt Nam tính đến hết năm 2018 đạt trên 10,8 triệu tỷ đồng, tăng
8,23% so với đầu năm. Trong đó, tổng lợi nhuận trước thuế của những ngân hàng
này đạt xấp xỉ 100 000 tỷ đồng, tăng 35 % so với năm trước. Cụ thể hơn, theo thống
kê từ hệ thống FiinPro Platform, năm 2018 đã có 6 ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận
trên 50% là: Vietcombank, MBBank, HDBank, TPBank, VIB, Techcombank.
Trong đó, Vietcombank tiếp tục giữ vai trị đầu ngành với lãi ròng gần 15 000 tỷ
đồng, tăng trưởng hơn 61% so với năm 2017 và đóng góp 33% điểm tăng trưởng;
VIB là ngân hàng bứt phá mạnh mẽ nhất với lợi nhuận đạt 2 200 tỷ đồng, tăng
trưởng gần 95,1 % so với 2017.



Vậy các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt
Nam để các NHTM đã đạt được kết quả như vậy? Tìm hiểu về các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam là rất cần thiết để từ đó có cơ sở
đưa ra các giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM tại Việt
Nam.
1.1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Đã có nhiều nghiên cứu trực tiếp và nghiên cứu có liên quan về các yếu tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại, như nghiên cứu của
Noman và cộng sự (2015), Nessibi (2016), Kiganda (2014), Nguyễn Công Tâm và
Nguyễn Minh Hà (2012), Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013), Trần Huy
Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang
(2013) …
Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã cho cái nhìn khá tồn diện về những yếu tố
tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Các bài nghiên cứu này
đều cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm yếu
tố: vi mơ và vĩ mơ, bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu sử dụng chỉ số ROA và
ROE cho việc đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên,
trong các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM, tác giả nhận thấy yếu
tố về lãi suất - yếu tố quan trọng cho ngành ngân hàng lại ít được phân tích, hoặc là
có những nghiên cứu phân tích về chênh lệch lãi suất bình quân trên thị trường
nhưng chưa đi sâu vào mức lãi suất cụ thể của từng ngân hàng. Mặt khác các nghiên
cứu được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau có thể cho các kết quả khác nhau.
Đây có thể coi là một trong những khoảng trống nghiên cứu cần được xem xét để có
cái nhìn toàn diện hơn về yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM tại
Việt Nam.


Xuất phát từ bối cảnh thực tiễn Việt Nam, và xuất phát từ khoảng trống nghiên
cứu, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TẠI
VIỆT NAM” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt
động của các NHTMCP tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số gợi ý
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại
Việt Nam.
Xác định chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố này đến hiệu quả
hoạt động của các NHTMCP tại Việt Nam.
Đề xuất một số gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại
Việt Nam.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Một là, các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP tại Việt
Nam?
Hai là, chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động
của các NHTMCP tại Việt Nam như thế nào?
Ba là, từ kết quả nghiên cứu có gợi ý chính sách nào nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của các NHTMCP tại Việt Nam?


1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của
NHTMCP tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về thời gian: thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2018.
+ Phạm vi về không gian: Toàn bộ 20 ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Lý do
tác giả chọn 20 NHTMCP này là vì những ngân hàng này có cơng bố minh bạch,

đầy đủ những số liệu tác giả cần để phục vụ cho việc nghiên cứu, bao gồm:
 NHTMCP Á Châu (ACB)
 NHTMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)
 NHTMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
 NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)
 NHTMCP Phát triển (HDbank)
 NHTMCP Kiên Long (KLBank)
 NHTMCP Liên Việt (LPBank)
 NHTMCP Quân đội (MBbank)
 NHTMCP Quốc dân (Navibank)
 NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHBank)
 NHTMCP Kỹ thương (Techcombank)
 NHTMCP Tiên Phong (TPBank)
 NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)
 NHTMCP Quốc Tế (VIB)
 NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
 NHTMCP An Bình (ABBank)
 NHTMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritimebank)
 NHTMCP Xăng dầu Petrolimex (PGbank)
 NHTMCP Sài Gịn Cơng Thương (Saigonbank)


 NHTMCP Việt Á (VietAbank)
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng trên cơ sở dữ liệu thứ cấp trong các báo
cáo tài chính hợp nhất theo năm của 20 NHTM trong giai đoạn 2009 – 2018.
Với dữ liệu bảng, nghiên cứu sử dụng mơ hình ảnh hưởng cố định (Fixed
Effects Model – FEM) và mơ hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effects Model –
REM). Sau đó, tác giả sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp
hơn với nghiên cứu, từ đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu nhằm tìm ra kết quả

ảnh hưởng của các yếu tố tác động. Bên cạnh đó, tác giả còn thực hiện một số kiểm
định: kiểm định phương sai sai số thay đổi, kiểm định tự tương quan và kiểm định
hiện tượng đa cộng tuyến. Song, để khắc phục khuyết tật của mơ hình, tác giả chạy
hồi quy bằng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát khả thi
(Feasible Generalized Least Squares).
1.6. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm cho các
nghiên cứu trước đó về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP
tại Việt Nam, góp phần khẳng định cơ sở lý thuyết.
1.7. Kết cấu đề tài
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động NHTM
Chương 3: Mơ hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
1.8. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Thống kê mô tả dữ liệu.


Bước 2: Chạy mơ hình FEM và REM.
Bước 3: Kiểm định Hausman để lựa chọn mơ hình FEM hay REM.
Bước 4: Kiểm định các khuyết tật của mơ hình: hiện tượng đa cộng tuyến, tự
tương quan và phương sai sai số thay đổi.
Bước 5: Hồi quy mơ hình bằng phương pháp FGLS.


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Đề tài đã làm rõ vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, kết cấu và quy trình nghiên cứu. Tác giả quyết định chọn
phương pháp nghiên cứu định lượng, bằng cách sử dụng phần mềm STATA 12, kết

quả mô hình sẽ được so sánh với các mơ hình trước đây nhằm đưa ra những kết
luận và kiến nghị để hiệu quả hoạt động của NHTM được nâng cao hơn.


CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
2.1. Ngân hàng thƣơng mại
Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2010 tại Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
“Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục
tiêu lợi nhuận”.
Theo Peter S. Rose (1999), về bản chất NHTM cũng có thể coi như một tập đoàn
kinh doanh và hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho
phép.
Ngồi ra còn rất nhiều những khái niệm, định nghĩa khác nhau về ngân hàng
thương mại, nhưng ta có thể hiểu rằng bản chất của NHTM là trung gian tài chính,
kinh doanh chủ yếu dựa vào tiền gửi của khách hàng. NHTM còn phát hành trái
phiếu, kỳ phiếu, đi vay từ các tổ chức tín dụng khác, hoặc vay NHTW, …để tạo
nguồn vốn kinh doanh, đầu tư, cho vay. NHTM sử dụng vốn đó để đem lại lợi
nhuận cho ngân hàng, đồng thời phải tính tốn để sử dụng vốn hiệu quả, bù đắp lại
chi phí đi vay và có lãi, trong đó, hoạt động tín dụng chiếm thu nhập đa số. Bên
cạnh đó, NHTM cịn có những hoạt động: thanh tốn trong nước và quốc tế, bảo
lãnh, quản lý tài sản, …. nhằm tăng thu nhập cho ngân hàng và giảm rủi ro cho ngân
hàng.
2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
2.2.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Hiệu quả hoạt động của NHTM thông thường được đo lường bằng khả năng
sinh lợi. Trong hoạt động của NHTM, theo lý thuyết hệ thống thì hiệu quả hoạt
động có thể hiểu ở hai khía cạnh: một là khả năng biến đổi các đầu vào thành các
đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh

với các định chế tài chính khác, hai là xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng.


Theo Sealey và Lindley (1997), ngân hàng đóng vai trị trung gian giữa người
cho vay và người đi vay, chính vì vậy, đầu ra của hoạt động ngân hàng chính là tổng
số tiền cho vay và các khoản đầu tư chứng khốn trong khi đầu vào của q trình đó
là các khoản tiền gửi, nguồn nhân lực và các tài sản hữu hình. Cách tiếp cận “trung
gian tài chính” cịn được phát triển thành cách tiếp cận “giá trị gia tăng”, trong đó,
các khoản tiền gửi và cho vay đều được coi là đầu ra vì các khoản mục này có ý
nghĩa tạo ra giá trị tăng thêm.
Hiệu quả kinh doanh có vai trị quan trọng đến uy tín và sự tồn tại lâu dài của
ngân hàng, nếu một ngân hàng có hiệu quả kinh doanh tốt thì uy tín được nâng cao,
người dân sẽ an tâm hơn trong quyết định gửi tiền tại ngân hàng, đồng thời ngân
hàng cũng thu hút được nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hơn so với
những ngân hàng có hiệu quả hoạt động kém hơn. Chính vì vậy giúp cho nguồn vốn
huy động của ngân hàng tăng, ngân hàng sẽ có khả năng mở rộng thêm quy mô hoạt
động kinh doanh, góp phần tăng thêm lợi nhuận.
2.2.2. Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại
Về mặt lý thuyết, giá trị thị trường của cổ phiếu là chỉ số tốt nhất phản ánh tình
hình hoạt động kinh doanh của cơng ty vì thể hiện sự đánh giá của thị trường đối
với công ty. Tuy nhiên, do tính đặc thù của ngành ngân hàng nên khơng thể sử dụng
chỉ số này để đánh giá. Thực tế, phần lớn những bài nghiên cứu trước sử dụng chỉ
số ROA, ROE, NIM, … thay cho chỉ số giá trị thị trường để định lượng hiệu quả
kinh doanh của ngân hàng (Topak, 2011).
* Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Assets)
Lợi nhu n sau thue (Net Income)
Total Asset)

ROA=Tong tài sǎn bình quân (Average


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển hóa tài sản của ngân hàng thành thu
nhập rịng: đo lường 1 đơn vị tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận cho
ngân hàng.


ROA thể hiện tính hiệu quả trong việc quản lý tài sản mà khơng quan tâm đến
nguồn vốn hình thành nên tài sản. Do đó, các ngân hàng thường so sánh ROA giữa
các năm hoặc giữa các ngân hàng cùng quy mô. ROA cao phản ánh kết quả của
hoạt động hữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý. Ngược lại, nếu ROA thấp
có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay khơng năng động hoặc có
thể là do chi phí hoạt động của ngân hàng cao.
* Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity)
Lợi nhu n sau thue (Net Income)

ROE=
Von chǔ sơ hữu bình quân ( Average Shareholders����i��)
ROE phản ánh một đồng vốn bỏ ra có thể mang lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng
thu nhập. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu
dưới tác động của đòn bẩy tài chính.
ROE thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng
ngành trên thị trường, từ đó ra quyết định danh mục chứng khoán đầu tư.
ROE càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn chủ sở hữu có được
càng cao. Với một mức rủi ro xác định, các chứng khốn của ngân hàng có ROE
càng cao sẽ càng hấp dẫn nhà đầu tư.
+ Mối quan hệ giữa ROA và ROE
ROE=
thue

Lợi nhu n sau
Von chǔ sơ

hữu

=

Lợi nhu n sau
thue Tong tài
sǎn

Tong tài

Tong tài sǎn

x sǎn Von chǔ = ROA x Von chǔ sơ hữu
sơ hữu

Mối quan hệ này cho thấy ROE rất dễ biến động khi ngân hàng thay đổi chính
sách nợ. Điều này cho thấy một ngân hàng có thể có ROA thấp nhưng ROE vẫn có
thể khá cao do ngân hàng đẩy mạnh tăng nguồn vốn huy động.
* Tỷ lệ thu nhập lãi biên cận biên (Net Interest Margin)
NIM=

Thu nh p lãi−Chi phí lãi (Investment Returns−Interest
EXpenses) Tài sǎn có sinh �ãi bình qn (Average
Earning Assets)


Đo lường mức độ chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng đạt
được thơng qua hoạt động kiểm soát tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có
chi phí thấp nhất.
2.3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan

2.3.1. Nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) về các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012
thông qua chỉ tiêu ROA và ROE cho thấy: tổng chi phí hoạt động trên tổng doanh
thu (TCTR), tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay (NPL), loại hình ngân hàng và tỷ
lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thơng qua biến ROE, có tác động ngược chiều
với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ cho vay trên
tổng tài sản (LOATA), tỷ lệ phân chia thị trường (Markshare) thông qua biến ROE,
tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thơng qua biến ROA, có tác động cùng chiều
với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Bài nghiên cứu về “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ
thống NHTM Việt Nam trong thời kì hội nhập tài chính quốc tế” giai đoạn 20052011 theo phương pháp SFA của Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)
cho thấy hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố
chính: nhân tố chủ quan: thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư
nước ngoài và quy mô của ngân hàng; và nhân tố khách quan gồm: tổng thu nhập
quốc nội và lạm phát nền kinh tế. Trong đó, các nhân tố: tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu
tư nước ngồi, quy mơ của ngân hàng và tỷ lệ phân chia thị trường của ngân hàng
có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của NHTM.
Nghiên cứu của Phan Thu Hiền và Phan Thị Mỹ Hạnh (2013) về yếu tố tác
động đến khả năng sinh lời các NHTM Việt Nam sử dụng nguồn dữ liệu của 28
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2005-2012, với phương pháp bình phương nhỏ
nhất (OLS) để phân tích. Ngồi ra, do các quan sát ở đây là dữ liệu dạng bảng nên


các mơ hình hiệu ứng cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) cũng
được đưa vào sử dụng. Kết quả cho thấy rằng quy mô ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ
ký quỹ trên tổng tài sản, vốn chủ sỡ hữu, tỷ lệ lạm phát và tổng sản phẩm nội địa
(GDP) ảnh hưởng đến chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ
sỡ hữu (ROE). Từ đó đưa đến kết luận các yếu tố này tác động cùng chiều hay
ngược chiều đến hiệu quả hoạt động của NHTM tại Việt Nam, cùng với đó là đề

xuất các biện pháp khắc phục.
Nghiên cứu sử dụng mơ hình FEM cho hai biến phụ thuộc ROA và ROE của
Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà (2012) về “Hiệu quả hoạt động của ngân
hàng tại các nước Đông Nam Á và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” trong giai
đoạn 2007 – 2011, kết quả mơ hình cho thấy 4 biến: mức độ an tồn vốn (CAR),
chất lượng tài sản và rủi ro tín dụng (NPL/TL), chất lượng quản trị chi phí (NIE/GI)
và tỷ lệ dư nợ trên tiền gửi khách hàng (LDR) có tác động ngược chiều lên ROE,
biến quy mô ngân hàng ( LNTA) khơng có ý nghĩa thống kê cho cả hai mơ hình
ROA và ROE, biến chênh lệch lãi suất bình quân (SPREAD), chất lượng tài sản và
rủi ro tín dụng (NPL/TL), chất lượng quản trị chi phí (NIE/GI) tác động ngược
chiều lên ROA.
Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của các ngân hàng
thương mại Việt Nam” của Võ Xuân Vinh và Dương Thị Ánh Tiên (2016) giai đoạn
2005-2014 sử dụng chỉ số Lerner để đo lường sức cạnh tranh của ngân hàng cho
thấy cạnh tranh giữa các NHTM Việt Nam tương đối mạnh mẽ trên mối tương quan
với các NHTM Trung Quốc. Bên cạnh đó, kết quả còn cho thấy các yếu tố như vốn
chủ sở hữu/tổng tài sản (CAP), doanh thu phí (FEE), tỷ lệ chi phí dự phịng rủi ro
tín dụng (LLP), số lượng ngân hàng (EC), tỷ lệ lạm phát (INF), tốc độ tăng trưởng
GDP tác động ngược chiều với sức cạnh tranh của NHTM Việt Nam, cịn các yếu tố
quy mơ ngân hàng và tính sở hữu nhà nước tác động cùng chiều với sức cạnh tranh
của NHTM Việt Nam.


×