Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 164 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã ngành: 7340201

Đề tài:

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
HVTH : NGUYỄN NGỌC TRÂM
MSHV : 030631150300
Lớp : HQ03 - GE01
GVHD : ThS. VÕ VĂN HẢO

TP. Hồ Chí Minh, tháng 12/2019


TĨM TẮT
Mục tiêu của bài nghiên cứu là phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu
nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam thông qua dữ liệu của 25
ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2018 với 275 quan sát.
Nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với ba phương
pháp sau: phương pháp bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled OLS), phương pháp
hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model – FEM) và phương pháp hiệu ứng ngẫu
nhiên (Random Effects Model – REM) để đo lường tác động của các biến mức ngại


rủi ro (CAP), tính thanh khoản (LIQ), quy mơ hoạt động cho vay (LOAN), rủi ro tín
dụng (CR), chi phí hoạt động (OE), chất lượng quản lý (MQ), chính sách dự trữ
ngân hàng nhà nước (SBR) và lãi suất (IRT) với tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các
ngân hàng thương mại. Sau khi tác giả thực hiện thống kê mô tả, phân tích tương
quan, lựa chọn mơ hình, kiểm định các khuyết tật và khắc phục các khuyết tật tồn
tại. Kết quả cho thấy, các chỉ số OE, SBR và IRT có tác động cùng chiều đến tỷ lệ
thu nhập lãi thuần, và ngược lại, các chỉ số LOAN, CR và MQ có tác động ngược
chiều đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, riêng hai chỉ số CAP và LIQ khơng có ý nghĩa
thống kê. Với kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các khuyến nghị cho hệ thống
ngân hàng thương mại tại Việt Nam và cơ quan quản lý Nhà nước để hỗ trợ và giúp
cải thiện nâng cao tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Từ khóa: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần, lợi nhuận, NIM.


ABSTRACT
The objective of the study is to analyze the factors affecting net interest
margin of banks in Vietnam through data of 25 commercial banks in Vietnam in the
period 2008 - 2018 with 275 observations. The authors use Ordinary Least Squares
(OLS) to estimate multivariable regression models gross format (pooled OLS),
Fixed Effects Method (FEM) controls the effects of separation, with different
characteristics (not changing over time) from independent variables and the model
can estimate the real impact of these factors in the model to net interest margin,
Random Effects Method (REM) is used in the estimate with assumed characteristics
between the banks is random and is not correlated with the independent variable in
the model, from which the research hypothesis testing in order to find out the
impact of these factors to net interest margin of commercial banks. Net interest
margin of commercial banks is signed by NIM.
Chapter 1: Introduction
This chapter presents an overview of the research topics, including the reasons
for choosing topic names, the research objectives, the object of study, the scope of

research, the contributions of research methods, and the research of these new
research plans and layout. To identify the factors affecting net interest margin of the
commercial bank in Vietnam in the period 2008 - 2018, the project has identified
research goals and formed three research questions: What factors affect net interest
margin of the commercial bank in Vietnam in the period 2008-2018; The level of
these factors influence net interest margin of commercial banks in Vietnam for the
period 2008-2018; From the results of the situational analysis has suggested
anything to net interest margin of commercial banks improved?
Provide empirical evidence about the impact factors and the impact of each
factor affecting net interest margin of commercial banks in Vietnam from 2008 to
2018. Help researchers, regulators management in the banking sector in Vietnam
has complete visibility and more comprehensive approach in the measure and
assess net


interest margin of the bank. Also identify the basic elements and their role to impact
the net interest margin of commercial banks in Vietnam. Through the analysis of
external factors and internal factors, the subject will provide useful information to
administrators can make policies and the business plan reasonable to raise net
interest margin of banks.
Besides that, study adds to the interest rate impact on net interest margin of the
banks compared with the previous studies in Vietnam in order to understand more
deeply the impact of specific industries to net interest margin of commercial banks
in Vietnam.
Chapter 2: Literature Review
This chapter presents the theoretical basis of net interest margin of commercial
bank, the formula for determining net interest margin of commercial bank and
research on the factors impact on net interest margin as a basis for modeling the
factors affecting net interest margin include elements micro-scale banking, equity
capital, loan size, liquidity, credit risk, operating expense, management quality, state

bank’s reserve policy along with macroeconomic factors as GDP growth, inflation
and interest rates.
Besides, the author also consulted and presentation of the research paper
before and abroad related to net interest margin of commercial banks and concludes
factors affecting net interest margin bank factors including micro and macro factors,
and there is also the basis for this study.
Thomas S.Y Ho & Anthony Saunders (1981) undertook the first study to
analyze the bank's net interest margin. Following their early work, further several
studies have tried to identify some of the main determinants of bank net interest
margin. Relevant empirical studies have focused their analysis on specific countries
and/or between countries. Many studies have focused on the banking sector to
identify the most important factors of net interest margin eg Angbazo, L. (1997);
Demirguc-kunt, A., Huizinga, H. (1999); Saunders, A., & Schumacher, L. (2000);


Brock, P. L., & Suarez, L.R. (2000); Joaquin Maudos and Juan Fernandez de
Guevar a (2004); Husni Khrawish, Mohammad Al-Abadi & Maysoon Hejazi
(2008); Anthony Q.Q. Aboaye, S.K. Akoena, T.O. Antwi‐Asare, A.F. Gockel
(2008); Samy Ben Naceur & Mohamed Goaied (2008); Maudos, Joaquin and
Solisa, Liliana (2009); Beck, T., & Hesse, H. (2009); Ahmet Ugur & Hankan Erkus
(2010); K. Ben Khediri & H. Ben-Khedhiri. (2011); Fungáčová, Z., & Poghosyan,
T. (2011); Daniel K. Tarusa và các cộng sự (2012); Neelesh Gounder & Parmendra
Sharma (2012); Hassan Hamadi & Ali Awdeh (2012); Anthony E. Akinlo &
Owoyemi, B.O. (2012); Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013); Ines Ghazouani
Ben Ameur & Sonia Moussa Mhiri (2013); Pamuji Gesang Raharjo & các cộng sự
(2014); Bektas, E. (2014); Were, M., & Wambua, J. (2014); Raja Almarzoqi and Sami
Ben Naceur (IMF, 2015); Raham, M. M., M. K. Hamid & M. A. M.Khan, 2015;
Md. Shahidul ISLAM and Shin-Ichi NISHIYAMA (2016); Serhat Yuksel, Sinemis
Zengin (2017); Meshesha Demie Jima (2017); Ming Qi, & Yumo Yang (2017).
Chapter 3: Research Methodology

The model of the research paper is based on research of Neelesh Gounder &
Parmendra Sharma (2012). In the author's research, the net interest margin NIM was
selected as the dependent variable represents the net interest margin of bank. The
author also uses the independent variables include equity capital (CAP), liquidity
(LIQ), credit risk (CR), operating expense (OE), management quality (MQ), state
bank’s reserve policy (SBR). The author collected data and test data regression
model according to the table. So, besides inheriting from research on, in this
research article, the author will perform multiple regression model calibration data
variables table balance with many micro variable than at the same time make the
choice between the Pooled model OLS, REM, FEM to increase accuracy for
models.
Besides the micro variables was mentioned, loan size (LOAN) was also the
author of Demirguc-kunt, A., Huizinga, H. (1999); Husni Khrawish, Mohammad
Al- Abadi & Maysoon Hejazi (2008); Maudos, Joaquin and Solisa, Liliana
(2009);


Hassan Hamadi & Ali Awdeh (2012); Pham Hoang An & Vo Thi Kim Loan (2016)
confirmed which is an important variable in examining the bank's net interest
margin. So, this variable is also the author added a research model to ensure
practicality and correct for the model. In addition, according to research by Hassan
Hamadi & Ali Awdeh (2012); Bektas, E. (2014); Raja Almarzoqi and Sami Ben
Naceur (IMF, 2015) have found the relationship between the level of interest rate
(IRT) and net interest margin. So, this new variable will be the author mentioned in
the article.
Chapter 4: Empirical results
The author presents and analyzes findings. First, the author has done statistics
describe and correlation coefficient each variable respectively. Next, the Pooled
OLS regression model, the FEM and REM are made. Then perform the model
selection test was conducted by the following three methods: Firstly, Breusch Pagan

Lagrange Multiplier Test, F – test, results showed that the ratio of the NH blocking
different at the 1%, thus eliminating Pooled OLS model out of the study. Next,
perform verification author Hausman to consider the correlation between the
independent variables and random components or not, the results showed no
correlation between the variables and random components. Hence, REM model is
most suitable than the remaining models. Then, the author examines the defects for
the REM model. Firstly, the author uses the Variance inflation factor (VIF) to test
multicollinearity, results showed that VIF values of the independent variables are
much smaller than 10, so the model will not have the phenomenon of multicollinear. Secondly, the author uses the Wooldridge test to test the autocorrelation,
results showed that the model will have the autocorrelation. Finally, to test
heteroskedasticcity, the author used LM Breusch Pagan Lagrange Multiplier test,
results showed that the model will have the heteroskedasticcity. Based on the defect
tests of the model, we can see that the model has the phenomenon of autocorrelation
and heteroskedasticcity. Therefore, to overcome the above two phenomena, the
author uses Random Effects Model (REM) with Robust Standard errors. After
regressing the REM model according to the method of Robust Standard errors, we
get the Prob = 0 value, which means that the


built-in regression model is suitable with the dependent variable, NIM. The
estimation results indicate that the variables OE, SBR and IRT effects in the same
direction to NIM with significance levels of 1%, 5% and 5% . Meanwhile, the
variable LOAN, CR and MQ opposite impact NIM with significance levels of 10%,
5% and 1% respectively. There are two variables, CAP and LIQ, respectively, that
do not affect NIM and are not statistically significant. End of Chapter 4, the author
also presents analysis of the following variables regression mark as a basis for
arguing the results and make policy recommendations in the next chapter.
Chapter 5: Conclusions/recommandations
Based on the research results have found and analyzed in chapter 4, followed
in Chapter 5 authors offer recommendations for commercial banks and the

administering agency aims to maximize net interest margin in commercial banks
system. Recommendations for commercial banks aim to control credit growth,
control credit risk, enhance cost management, control quality management,
strengthen liquidity assets. The recommendations for the State management agency
aims to keep interest rates steady through monetary policy. In addition, the author
also points to the limitations of the study, along with suggestions for future research
to improve the study of factors affecting net interest margin of commercial banks in
Vietnam.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận văn “Phân tích các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập
lãi thuần của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam” là cơng trình nghiên cứu của
riêng tơi. Tơi đã tự mình nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng các kiến thức đã
học và trao đổi dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Võ Văn Hảo.
Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng được
thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và có ghi trong phần tài liệu tham khảo.
Tp.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm
2019 Tác giả

Nguyễn Ngọc Trâm


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, để hồn thành khóa luận của mình, học viên Nguyễn Ngọc Trâm gửi
lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô trường Đại học Ngân Hàng Thành Phố Hồ
Chí Minh đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho học viên trong quá
trình học tập tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn
cho tôi, Thạc sĩ Võ Văn Hảo. Thầy luôn luôn nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều

kiện, dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn tôi từng bước trong suốt cả q
trình nghiên cứu này.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người
đã ln động viên, khuyến khích, hỗ trợ và ủng hộ tơi rất nhiều trong suốt q trình
học tập và thực hiện khóa luận này.
Trân trọng!
Nguyễn Ngọc Trâm


MỤC LỤC
TÓM TẮT
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU....................................................................................... 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát............................................................................................ 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................................................................................. 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................. 3
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.................................................... 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 3
1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................................................... 4
1.7 BỐ CỤC ĐỀ TÀI................................................................................................ 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......................................................................... 7
2.1 THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA NHTM............................................................ 7

2.1.1 Khái niệm về tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM............................................ 7
2.1.2 Cách đo lường thu nhập lãi thuần của NHTM.................................................. 7
2.1.3 Ý nghĩa của tỷ lệ thu nhập lãi thuần................................................................. 8
2.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN...............9
2.2.1 Các yếu tố vi mô.............................................................................................. 9
2.2.1.1 Mức ngại rủi ro (hay quy mô vốn chủ sở hữu)............................................. 9
2.2.1.2 Quy mơ hoạt động cho vay......................................................................... 10
2.2.1.3 Tính thanh khoản........................................................................................ 11
2.2.1.4 Rủi ro tín dụng............................................................................................ 11
2.2.1.5 Chi phí hoạt động....................................................................................... 12
2.2.1.6 Chất lượng quản lý..................................................................................... 13
2.2.1.7 Chính sách dự trữ tại Ngân hàng Nhà nước................................................ 13


2.2.2 Yếu tố vĩ mô (Lãi suất)................................................................................... 14
2.3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ
LỆ THU THẬP LÃI THUẦN CỦA NHTM..................................................... 14
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................ 14
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước............................................................................. 24
2.4 Kết luận............................................................................................................. 40
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................... 44
3.1 GIỚI THIỆU MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU......................................................... 44
3.2 CÁC BIẾN TRONG MƠ HÌNH....................................................................... 46
3.2.1 Biến phụ thuộc............................................................................................... 46
3.2.2 Các biến độc lập............................................................................................. 46
3.2.2.1 Mức ngại rủi ro (CAP)................................................................................ 46
3.2.2.2 Quy mô hoạt động cho vay (LOAN).......................................................... 47
3.2.2.3 Tính thanh khoản (LIQ).............................................................................. 48
3.2.2.4 Rủi ro tín dụng (CR)................................................................................... 48
3.2.2.5 Chi phí hoạt động (OE).............................................................................. 49

3.2.2.6 Chất lượng quản lý (MQ)........................................................................... 50
3.2.2.7 Chính sách dự trữ tại NHNN (SBR)........................................................... 51
3.2.2.8 Lãi suất (IRT)............................................................................................. 51
3.3 THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU............................................................. 53
3.4 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU........................................................ 56
3.4.1 Giới thiệu về dữ liệu bảng.............................................................................. 56
3.4.2 Một số phương pháp ước lượng cơ bản trong hồi quy dữ liệu bảng...............56
3.4.2.1 Phương pháp pháp bình phương tối thiểu dạng gộp (Pooled OLS)............56
3.4.2.2 Phương pháp hiệu ứng cố định (Fixed Effects Model – FEM)...................57
3.4.2.3 Phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM).........57
3.4.3 Lựa chọn mô hình hồi quy.............................................................................. 58
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................63
4.1 KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ DỮ LIỆU...................................................... 63
4.1.1 Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NIM......................................................................... 64
4.1.2 Mức ngại rủi ro (CAP)................................................................................... 66
4.1.3 Quy mô hoạt động cho vay (LOAN).............................................................. 67


4.1.4 Thanh khoản (LIQ)......................................................................................... 68
4.1.5 Rủi ro tín dụng (CR)....................................................................................... 69
4.1.6 Chi phí hoạt động (OE).................................................................................. 70
4.1.7 Chất lượng quản lý (MQ)............................................................................... 71
4.1.8 Chính sách dự trữ tại NHNN (SBR)............................................................... 72
4.1.9 Lãi suất (IRT)................................................................................................. 73
4.2 PHÂN TÍCH SỰ TƯƠNG QUAN.................................................................... 74
4.3 LỰA CHỌN MƠ HÌNH.................................................................................... 75
4.3.1 Kết quả ước lượng hồi quy............................................................................. 76
4.3.2 Kiểm định lựa chọn mơ hình.......................................................................... 77
4.4 KIỂM ĐỊNH CÁC KHUYẾT TẬT CỦA MƠ HÌNH REM.............................. 78
4.4.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.............................................................. 78

4.4.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan.............................................................. 79
4.4.3 Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi.................................................... 79
4.4.4 Khắc phục các khuyết tật................................................................................ 79
4.5 PHÂN TÍCH DẤU CỦA CÁC BIẾN............................................................... 81
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................... 86
5.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................................ 86
5.2 KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC............................................................................................... 87
5.2.1 Đối với các NHTM......................................................................................... 87
5.2.1.1 Kiểm sốt tăng trưởng tín dụng.................................................................. 87
5.2.1.2 Kiểm sốt rủi ro tín dụng............................................................................ 88
5.2.1.3 Tăng cường quản lý chi phí........................................................................ 88
5.2.1.4 Kiếm soát chất lượng quản lý..................................................................... 88
5.2.1.5 Tăng cường tài sản thanh khoản................................................................. 89
5.2.2 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước................................................................. 89
5.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG...............90
5.3.1 Hạn chế của đề tài.......................................................................................... 90
5.3.2 Hướng mở rộng đề tài.................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 94
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 100


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
CAP
CR
FEM
FGLS

Tiếng anh


Tiếng việt

Equity capital

Mức ngại rủi ro

Credit risk

Rủi ro tín dụng

Fixed Effect Model

Mơ hình tác động cố định

Feasible General Least Mơ hình bình phương bé tổng qt
Square

khả thi

IRT

Interest rate

Lãi suất

LIQ

Liquidity


Tính thanh khoản

LOAN

Loan size

Quy mơ hoạt động cho vay

Managemet quality

Chất lượng quản lý

MQ
NH

Ngân hàng

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phẩn

NHTMNN


Ngân hàng thương mại nhà nước

NHTW
OE
OLS

Ngân hàng trung ương
Operating expense

Chi phí hoạt động

Ordinary Least Squares

Mơ hình bình phương nhỏ nhất thơng
thường

REM

Random Effect Model

Mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên

ROA

Return On Asset

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ROE


Return On Equity

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

State bank’s reserve

Chính sách dự trữ tại Ngân hàng Nhà

policy

nước

SBR
TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH MTV
VIF

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Variance inflation factor

Hệ số phóng đại phương sai


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT


Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1 – Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm

27

2

Bảng 3.1 – Giải thích các biến và kỳ vọng dấu của từng biến

52

3

Bảng 3.2 – Danh sách các NHTM và thời gian thu thập số liệu

54

4

Bảng 4.1 – Thống kê mô tả dữ liệu

63

5


Bảng 4.2 – Ma trận hế số tương quan giữa các biến

75

6

Bảng 4.3 – Kết quả hồi quy các nhân tố tác động đến tỷ lệ thu
nhập lãi thuần

76

7

Bảng 4.4 – Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình

77

8

Bảng 4.5 – Hệ số phóng đại phương sai VIF

78

9

Bảng 4.6 – Kết quả kiểm định Wooldridge

79

10

11

Bảng 4.7 – Kết quả kiểm định LM Breusch Pagan Lagrange
Multiplier
Bảng 4.8 – Kết quả hồi quy mơ hình Rem theo hiệu chỉnh sai số
chuẩn mạnh

79
80


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT
1
2

Tên hình
Hình 3.1 – Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Hình 4.1 – Tỷ lệ thu nhập lãi thuần trung bình của 25 NHTM Việt
Nam

Trang
58
64

3

Hình 4.2 – Tổng vốn chủ sở hữu của 25 NHTM Việt Nam

66


4

Hình 4.3 – Tổng cho vay của 25 NHTM Việt Nam

67

5
6

Hình 4.4 – Tốc độ tăng trưởng thanh khoản trung bình của 25
NHTM
Hình 4.5 – Tổng dự phịng rủi ro cho vay của 25 NHTM Việt
Nam

69
70

7

Hình 4.6 – Chi phí hoạt động của 25 NHTM Việt Nam

71

8

Hình 4. 7 – Chất lượng quản lý của 25 NHTM Việt Nam

72


9

Hình 4.8 – Tổng tiền gửi tại NHNN Việt Nam của 25 NHTM

73

10

Hình 4.9 – Lãi suất cho vay trung bình năm tháng giai đoạn
2008-2018

74


DANH MỤC PHỤ LỤC
STT

Tên hình

Trang

1

Phụ lục 01 – Dữ liệu nghiên cứu

100

2

Phụ lục 02 – Thống kê mô tả các biến trong mơ hình hồi quy


106

3

Phụ lục 03 – Phân tích tương quan giữa các biến trong mơ hình
hồi quy

107

4

Phụ lục 04 – Kết quả hồi quy theo Pooled OLS

108

5

Phụ lục 05 – Kết quả hồi qui theo FEM

108

6

Phụ lục 06 – Kết quả hồi qui REM

109

7


Phụ lục 07 – Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình

109

8

Phụ lục 08 – Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

110

9

Phụ lục 09 – Kiểm định hiện tượng tự tương quan

110

10

Phụ lục 10 – Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi

111

11
12

Phụ lục 11 – Kết quả hồi quy mơ hình REM theo hiệu chỉnh sai
số chuẩn mạnh
Phụ lục 12 – Bảng tóm tắt các mơ hình Pooled OLS, FEM, REM

111

112


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 sẽ lần lượt giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên
cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề
tài nghiên cứu và trình bày sơ lược cấu trúc luận văn.
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hệ thống Ngân hàng Thương mại (NHTM) là hệ thống tài chính có vai trị
quan trọng như là huyết mạch của nền kinh tế trong một quốc gia. Với chức năng là
trung gian tài chính của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh của NHTM có tác động
lớn đến độ tăng trưởng và tính ổn định nền kinh tế của một nước. Nếu NHTM hoạt
động tốt sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngược lại, khi các NHTM hoạt động kém
có thể khiến độ tín nhiệm về hệ thống NHTM giảm và ảnh hưởng tiêu cực đến nền
kinh tế. Do đó, hiệu quả trong việc hoạt động ngân hàng luôn là vấn đề mà các nhà
quản trị ngân hàng, các nhà hoạch định chính sách và Chính phủ quan tâm hàng đầu
hiện nay. Khi một ngân hàng đạt hiệu quả hoạt động tốt sẽ góp phần tạo ra lợi
nhuận, thúc đẩy ngân hàng phát triển, tăng trưởng và ổn định kinh tế.
Để đánh giá hiệu quả của một ngân hàng có rất nhiều chỉ tiêu, trong đó tỷ lệ
thu nhập lãi thuần (được đo bằng chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả
so với tổng tài sản Có sinh lãi – được gọi tắt là NIM) là một thước đo quan trọng
nhằm đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng được rất nhiều nhà nghiên cứu
quốc tế quan tâm. Vì chỉ tiêu này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập,
nguồn thu chính của NHTM thường là chủ yếu từ các nguồn thu nhập từ lãi và chi
phí trả lãi cho khoản huy động, vì vậy khi tỷ lệ thu nhập lãi thuần càng cao thì đạt
lợi nhuận ngân hàng càng cao. Tuy nhiên, việc NIM cao cũng không hẳn là điều tốt
vì khi NIM tăng cao mà duy trì quá lâu sẽ làm cho NHTM mất đi chức năng trung
gian tài chính, cụ thể ngân hàng sẽ mất đi nhiều cơ hội đầu từ nếu lãi suất cho vay
quá cao, và việc gửi tiết kiệm sẽ khơng được khuyến khích khi lãi suất tiền gửi thấp,
bởi vì trong nền kinh tế đang phát triển hiện nay thì có thể thấy được ngân hàng là

nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho các cá nhân và các tổ chức. Do đó, gia tăng NIM
sẽ có ảnh hưởng lên nền kinh tế.
17


Tại thị trường ngành ngân hàng ở Việt Nam, cho vay và huy động là các hoạt
động kinh doanh chủ yếu và quyết định đến nguồn thu nhập của ngân hàng. Vì vậy
mà các nhà quản trị ngân hàng ln điều chỉnh gia tăng mức chênh lệch giữa lãi
suất cho vay và huy động nhằm gia tăng mức lợi nhuận. Sau cuộc khủng hoảng toàn
cầu năm 2008, nền kinh tế Việt Nam cũng như các ngân đang dần dần lấy lại đà
phát triển, vì thế mà Chính phủ ln khuyến khích ổn định mức lãi suất cho vay
thấp nhằm hồi phục dòng vốn cho nền kinh tế. Và điều này dẫn đến NIM của các
NHTM giảm đi, đồng thời cũng khiến cho lợi nhuận của ngân hàng cũng bị ảnh
hưởng. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần này được chịu tác động bởi các yếu tố nội tại ngân
hàng và bên ngồi, việc phân tích các yếu tố này cho thấy rõ hơn những yếu tố quan
trọng tác động đến hiệu quả hoạt động của một ngân hàng. Đây là cơ sở để góp
phần giúp các nhà quản trị và các nhà hoạch định có thể đưa ra các đề xuất, chính
sách và các quyết định hợp lý mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng của mình thơng
qua việc tác động vào thu nhập lãi thuần của các ngân hàng TMCP.
Đây chính là lý do mà tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Phân tích các yếu tố
tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các
NHTM Việt Nam, đo lường mức độ tác động của từng yếu tố tác động đến tỷ lệ thu
nhập lãi thuần, từ đó đưa ra những đề xuất để giúp các ngân hàng có thể cải thiện
thu nhập lãi thuần (NIM) và hoạt động hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Nhằm giải quyết các vấn đề:
- Thứ nhất, tìm hiểu về tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các NHTM và các yếu tố

tác động đến thu nhập lãi thuần (NIM) của NHTM.
- Thứ hai, phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi
thuần (NIM) của các NHTM Việt Nam dựa trên việc thực hiện mơ hình hồi quy đa
biến.


- Thứ ba, đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các
NHTM Việt Nam dựa trên kết quả nghiên cứu.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của các NHTM tại
Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của
các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2018?
- Từ kết quả phân tích thực trạng có những đề xuất gì để các NHTM cải thiện tỷ lệ
thu nhập lãi thuần (NIM)?
1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của NHTM và các yếu
tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của NHTM.
Phạm vi nghiên cứu:
năm.

- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2008 đến năm 2018. Dữ liệu được lấy theo
- Không gian nghiên cứu: 25 NHTM tại Việt Nam.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thông qua phương pháp định tính tác giả sử dụng phương pháp phân tích mơ
tả, phân tích tương quan để xem xét về mặt trực quan mối quan hệ giữa các yếu tố
vi vô, vĩ mô và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của ngân hàng trước khi sử dụng
phân tích định lượng thơng qua kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng.
Thực hiện mơ hình hồi quy đa biến với phương pháp dữ liệu bảng cân bằng

(Balanced panel data) bằng cách kết hợp: phương pháp bình phương tối thiểu (OLS)
để ước lượng mơ hình hồi quy đa biến dạng gộp (Pooled OLS), phương pháp hiệu
ứng cố định (FEM), phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Sử dụng phần mềm
Stata 13 để xử lý số liệu và xác định hệ số hồi quy. Từ đó kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu nhằm tìm ra tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)
của NHTM.


1.6 Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động và mức độ ảnh
hưởng của từng yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM tại Việt
Nam giai đoạn 2008 đến năm 2018. Giúp các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong
ngành ngân hàng tại Việt Nam có cái nhìn đầy đủ và tồn diện hơn về phương pháp
tiếp cận trong đo lường và đánh giá tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Đồng
thời nhận diện các yếu tố cơ bản và vai trò tác động của chúng đến tỷ lệ thu nhập lãi
thuần của các NHTM Việt Nam. Qua việc phân tích nhân tố bên ngoài và các nhân
tố nội tại, đề tài sẽ cung cấp những thơng tin hữu ích để các nhà quản trị ngân hàng
có thể đưa ra những chính sách, những kế hoạch kinh doanh hợp lý nhằm cải thiện
tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Bên cạnh đó, đề tài cũng là cơ sở để Chính
phủ và Ngân hàng Nhà nước đưa ra những chính sách kinh tế vĩ mô kịp thời và hợp
lý để vừa có thể thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đề ra, vừa hỗ trợ tốt nhất cho các
ngân hàng tăng trưởng, phát triển bền vững và tạo lập niềm tin với công chúng, các
nhà đầu tư.
Nghiên cứu đưa thêm vào biến vĩ mô (lãi suất) tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi
thuần của các ngân hàng so với các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam nhằm tìm hiểu
sâu hơn tác động của đặc trưng ngành đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM
tại Việt Nam.
1.7 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Chương này đề tài sẽ nêu ra cơ sở cho việc chọn đề tài, mục tiêu, câu hỏi

nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tóm lược lại phương pháp nghiên
cứu, ý nghĩa của đề tài và bố cục của đề tài.
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM
Chương này sẽ tập trung nêu lên cơ sở lý thuyết về tỷ lệ thu nhập lãi thuần
trong NHTM và các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM. Đồng
thời trình bày các dẫn chứng là kết quả của các nghiên cứu trước đây có liên quan
đến vấn đề các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần.


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Chương này đề tài sẽ xây dựng mơ hình nghiên cứu, thiết lập các giả thuyết
nghiên cứu và trình bày phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu để kiểm
định các giả thuyết.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này đề tài thực hiện thống kê mơ tả, phân tích sự tương quan giữ các
biến trong mơ hình, thực hiện kiểm định nghiên cứu đồng thời thảo luận về kết quả
nghiên cứu.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Chương này đề tài nêu tóm tắt vấn đề nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu
chính của đề tài, những khuyến nghị cho các NHTM Việt Nam và gợi ý các chính
sách liên quan đến việc cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Đồng thời trình bày các
hạn chế mà đề tài chưa thực hiện được và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã trình bày sơ lược về vấn đề nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu sẽ được sử dụng trong đề
tài và cấu trúc thực hiện luận văn.

Nhằm xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM
Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018, đề tài đã xác định mục tiêu nghiên cứu và
hình thành 3 câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi
thuần của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2018; Mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM tại Việt Nam trong giai
đoạn 2008 – 2018; Từ kết quả phân tích thực trạng có những đề xuất gì để các
NHTM cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, chương 2 tác giả sẽ đưa ra các cơ sở lý
thuyết về tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM, các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu
nhập lãi thuần của NHTM và khảo lược các nghiên cứu trong và ngoài nước trước
đây làm cơ sở để phát triển giả thuyết nghiên cứu ở chương 3.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Trong chương này, tác giả sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết về tỷ lệ thu nhập
lãi thuần của NHTM, các yếu tố ảnh hưởng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM.
Đồng thời, chương này cũng khảo lược các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài
nước trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần NHTM.
2.1 THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA NHTM
2.1.1 Khái niệm về tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM
John W. Bitner, Robert A. Goddard (1992) là tác giả của cuốn sách
“Successful Bank Asset/Liability Management: A Guide to the Future Beyond
Gap”. Trong đó, các tác giả viết rằng: “Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Net interest margin
– NIM) là thước đo chênh lệch giữa thu nhập lãi do ngân hàng hoặc các tổ chức tài
chính khác tạo ra và số tiền lãi phải trả cho khách hàng (ví dụ: tiền gửi, cho vay), so
với tài sản có sinh lãi. Nó tương tự như tỷ suất lợi nhuận gộp của các cơng ty phi tài
chính”.
Tại Việt Nam, theo thông tư số 52/2018/TT-NHNN về quy định xếp hạng tổ
chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2018 định nghĩa rằng: “Thu nhập lãi

thuần (NIM) là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài. Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa lãi suất huy động
bình quân và lãi suất cho vay bình qn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài”.
2.1.2 Cách đo lường thu nhập lãi thuần của NHTM
Trên thế giới có nhiều các tính khác nhau, tuy nhiên hai cách tính thơng dụng
nhất được sử dụng cũng như đã thể hiện ở nhiều các cơng trình nghiên cứu trước
đây:
 Cơng thức 1:
𝑁 𝑁𝑁

=



ậℎãã



ℎℎ
à ả

𝑁ℎí ã

(Fungáčová & Poghosyan, 2011 ;Hamadi & Awdeh, 2012;...)


 Cơng thức 2:
ℎậ
ℎ ã − ℎ 𝑁ℎí ã

𝑁𝑁𝑁ổ =
à ả ó sinh ã ìℎ
â


×