Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HỘ TRÊN INTERNET THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.33 KB, 19 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ

MƠN: LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA CỬ NHÂN LUẬT

HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HỘ
TRÊN INTERNET THEO PHÁP LUẬT SỞ HỮU
TRÍ TUỆ VIỆT NAM
TÊN ĐỀ TÀI:

Người thực hiện: Lê Thành Đạt
MSSV: 1853801012029
Lớp: 91-DS43.1

TP. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2021


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3

LỜI MỞ ĐẦU

4

CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ



5

1.1. Khái niệm về Quyền tác giả

5

1.2. Chủ thể có quyền tác giả

5

1.2.1. Tác giả

5

1.2.2. Chủ sở hữu quyền tác giả

6

1.3. Nội dung về Quyền tác giả

6

1.3.1. Quyền nhân thân

6

1.3.2. Quyền tài sản

7


1.4. Bảo hộ quyền tác giả

9

1.4.1. Cơ chế bảo hộ quyền tác giả

9

1.4.2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

9

1.5. Những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả trên Internet

10

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC BẢO HỘ
TRÊN INTERNET HIỆN NAY
12
2.1. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả

12

2.1.1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối quyền nhân thân

13

2.1.2. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối quyền tài sản


14

2.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả hiện nay trên môi trường Internet

15

2.3. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện

16

KẾT LUẬN

18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa

SHTT

Sở hữu trí tuệ


Luật SHTT

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung
bởi Luật sửa đổi bổ sung Luật SHTT năm 2009 và
năm 2019

Nghị định 22/2018/NĐ-CP

Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm
2018 Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009
về Quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị định 131/2013/NĐ-CP

Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10
năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về
quyền tác giả, quyền liên quan

QTG

Quyền tác giả

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, cơng nghệ, số hố và cách mạng cơng nghệ hiện

đại 4.0 thì ngày càng nhiều tác phẩm được bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam bị xâm phạm
quyền tác giả, những hành vi xâm phạm này diễn ra khá là phổ biến và ngày càng phức tạp trên mơi
trường Internet. Chủ sở hữu tác phẩm có quyền đưa những tác phẩm của mình lên Internet như một
hình thức cơng bố tác phẩm tới cơng chúng hoặc đa số chủ yếu là nhằm mục đích rằng tác phẩm của
mình sẽ được khai thác và họ sẽ được nhận được khoản phí từ người sử dụng. Tuy nhiên, điều này
lại dẫn tới các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật khoa
học trên môi trường Internet ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Bài viết phân tích về khái niệm
quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả, nội dung về quyền tác giả, chủ thể có quyền tác giả, đối tượng
của quyền tác giả và những hành vi xâm phạm quyền tác giả, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm
hạn chế cũng như ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với các đối tượng được bảo hộ
trên Internet một cách triệt để. Qua đó bảo đảm được quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
cũng như nâng cao quyền sở hữu trí tuệ trong nước nhà.
Bố cục tiểu luận gồm hai phần:
− Chương I: Lý luận chung về quyền tác giả và hành vi xâm phạm quyền tác giả.
− Chương II: Thực trạng xâm phạm quyền tác giả đối với các đối tượng được bảo hộ trên
Internet hiện nay.

4


CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TÁC GIẢ VÀ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ
1.1. Khái niệm về Quyền tác giả
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung bởi Luật
sửa đổi bổ sung Luật SHTT năm 2009 và năm 2019 (Sau đây gọi là Luật SHTT) thì Quyền tác giả
được định nghĩa như sau: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình
sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Quyền tác giả (sau đây gọi là QTG) phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng
tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, khơng phân biệt nội dung, chất lượng,
hình thức, phương tiện, ngơn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký1.
Hiểu một cách đơn giản, QTG cho phép tác giả và chủ sở hữu QTG được độc quyền khai thác

tác phẩm, chống lại việc sao chép bất hợp pháp. Thí dụ, tác giả một tác phẩm văn học (bức thư) được
làm chủ thành quả lao động trí tuệ của mình, được độc quyền cơng bố, xuất bản bức thư của mình.
Việc sao chép, phổ biến nội dung tác phẩm mà khơng có sự đồng ý của tác giả là xâm phạm QTG.2
Tóm lại, QTG chính là sự độc quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu QTG về quyền nhân thân và
tài sản đối với tác phẩm của người đó nhằm bảo vệ quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả
cũng như chủ sở hữu QTG trong mối liên hệ mật thiết với tác phẩm đó. QTG khơng bắt buộc phải
đăng ký, tuy nhiên QTG chỉ được cơng nhận khi đảm bảo được tính nguyên gốc, đặc điểm duy nhất
và phải được thể hiện dưới một dạng vật chất nhất định bởi tác giả.
1.2. Chủ thể có quyền tác giả
Các chủ thể có QTG đối với tác phẩm được bảo hộ bao gồm: Tác giả và chủ sở hữu QTG.
1.2.1. Tác giả
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thì “Tác giả là người trực tiếp
sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”.
Để được công nhận là một tác giả của tác phẩm cần phải thoả mãn các tiêu chí sau: tính ngun
gốc của tác phẩm; sự thể hiện, định hình dưới dạng vật chất nhất định và phạm vi chủ thể.
Tức tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm bằng việc sử dụng các cách thức biểu hiện
khác nhau thông qua ngôn ngữ, ký tự, biểu tượng, ký hiệu, dấu hiệu, đường nét, hình khối, màu sắc,
âm thanh, hình ảnh được bố cục, sắp xếp, trình bày dưới một hình thức vật chất nhất định mà người
khác có thể cảm nhận được một cách trực tiếp thơng qua các giác quan tự nhiên của con người hoặc
gián tiếp thông qua sự trợ giúp của các thiết bị, phương tiện hiện có hoặc sẽ phát triển trong tương lai,
mang đậm nét dấu ấn cá nhân của người sáng tạo, mang tính chất độc đáo, riêng có, ngun thủy, độc
lập, mới có của sáng tạo, khơng sao chép từ những sáng tạo hiện có3. Bên cạnh đó, cần xác định rằng
tác phẩm đó có được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hay khơng, qua đó mới xác định
được tác giả được hưởng QTG theo quy định luật SHTT.

Khoản 1 Điều 6 Luật SHTT.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có bổ sung), NXB. Hồng Đức, 2015, tr.49.
3 Phạm Hồng Hải, Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2013,
tr.31.
1

2

5


Mặt khác, trong trường hợp một tác phẩm được nhiều người cùng trực tiếp sáng tạo thì những
người này được xác định là đồng tác giả, không mặc định là sáng tạo một phần hay toàn bộ, tức một
tác phẩm mà có nhiều tác giả trực tiếp sáng tạo thì được xác định là đồng tác giả.4
1.2.2. Chủ sở hữu quyền tác giả
Theo quy định của Luật SHTT, chủ sở hữu QTG là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc
toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 205 của Luật này.6 Tức chủ sở hữu QTG mới là chủ thể
nắm độc quyền trong việc sử dụng, khai thác đối với tác phẩm. Theo quy định của Luật SHTT hiện
hành từ Điều 36 đến Điều 42, chủ sở hữu QTG được phân thành các đối tượng chủ thể sau: tác giả;
đồng tác giả; tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; tổ chức
cá nhân được thừa kế; tổ chức cá nhân được chuyển giao; Nhà nước.
1.3. Nội dung về Quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 18 Luật SHTT thì QTG đối với những tác phẩm được quy định tại Luật
SHTT sẽ bao gồm Quyền nhân thân và Quyền tài sản, tức là cá nhân, tổ chức có QTG của một tác
phẩm mà được quy định tại luật SHTT thì đương nhiên sẽ có quyền sao chép tác phẩm và quyền phổ
biến hoặc phân phối tác phẩm đó đến cơng chúng bằng bất kỳ phương tiện nào, cụ thể ở đây là trên
môi trường Internet và cũng có thể được hiểu là quyền mà tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm cho
phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng các tác phẩm theo những cách thức cụ thể mà khơng gây
phương hại đến uy tín, danh dự của tác giả trên môi trường Internet.
1.3.1. Quyền nhân thân
Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn liền với tài sản và quyền nhân thân
gắn liền với tài sản.
Các quyền nhân thân không gắn liền với tài sản là những quyền gắn liền với các giá trị nhân
thân của tác giả và không thế chuyển giao nên nó chỉ được dành cho tác giả cho dù tác giả đó có
đồng thời hay khơng đồng thời là chủ sở hữu QTG. Các quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và
danh dự của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể cả khi

quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao7.
Theo đó, quyền nhân thân bao gồm ba quyền: Quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm;
Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm; Quyền công bố hoặc cho phép người khác cơng bố tác phẩm của
mình.8
-

Quyền đặt tên tác phẩm tức là quyền của tác giả để khai sinh cho tác phẩm của mình. Nếu
chúng ta ví tác phẩm là đứa con tinh thần của tác giả, thì các quyền nhân thân này cũng tương
tự quyền của cha mẹ được đặt tên cho con, nhận con và bảo vệ chăm sóc con cái9. Quyền này
khơng áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác10.

Khoản 2 Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
Điều 20 Luật SHTT.
6 Điều 36 Luật SHTT.
7 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có bổ sung), NXB. Hồng Đức, 2015, tr.75.
8 Điều 19 Luật SHTT.
9 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có bổ sung), NXB. Hồng Đức, 2015, tr.75.
10 Khoản 1 Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
4
5

6


-

Quyền đứng tên tác phẩm là quyền đứng tên tác giả trên bản gốc và bản sao tác phẩm. Tác giả
có quyền yêu cầu được ghi tên tác giả trên bản gốc, bản sao tác phẩm, quyền được nêu tên khi
biểu diễn, phát sóng tác phẩm bằng cách lựa chọn việc đứng tên thật, bút danh hoặc để tác
phẩm ở dạng khuyết danh.


-

Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm
hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả11.
Người biên tập có thể thực hiện việc sửa chữa tác phẩm, do sự thay đổi các chuẩn mực xã hội,
ngôn từ và chính tả, nhưng phải được sự đồng ý của tác giả12.

-

Quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm của mình là việc phát hành tác
phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy
theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu QTG thực hiện hoặc do cá nhân, tổ
chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu QTG. Công bố tác phẩm không
bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một
tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây
dựng cơng trình từ tác phẩm kiến trúc13.

1.3.2. Quyền tài sản
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật SHTT thì Quyền tài sản bao gồm các quyền sau: Làm
tác phẩm phái sinh; Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; Sao chép tác phẩm; Phân phối, nhập khẩu
bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến,
vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; Cho thuê bản gốc hoặc
bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính. Nói tóm lại Quyền tài sản là các quyền độc quyền
do chính chủ sở hữu QTG thực hiện hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng hoặc chuyển giao.
Thông thường chủ sở hữu QTG được hưởng quyền sử dụng, còn tác giả được hưởng nhuận
bút. Theo quy định tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP thì “nhuận bút” là khoản tiền do bên sử dụng tác
phẩm trả cho tác giả hoặc chủ sở hữu QTG trong trường hợp chủ sở hữu QTG không đồng thời là tác
giả14, còn “thù lao” là khoản tiền do bên sử dụng tác phẩm trả cho chủ sở hữu QTG; bên sử dụng
cuộc biểu diễn trả cho người biểu diễn hoặc chủ sở hữu cuộc biểu diễn15.

Quyền sử dụng bao gồm quyền phổ biến, trình diễn, sao chép, cải biên, chuyển thế, ghi âm, ghi
hình, phát thanh truyền hình, cho thuê tác phẩm. Quyền sử dụng này gắn liền với quyền nhân thân
gắn với tài sản (cho/ không cho sử dụng tác phẩm). Vì thế, mọi hành vi sử dụng tác phẩm (sao chép,
dịch, chuyển thế, v.v.) mà khơng có sự cho phép của chủ sở hữu QTG là xâm phạm QTG, trừ những
trường hợp pháp luật có quy định khác16.
-

Quyền làm tác phẩm phái sinh tức là quyền do chính bản thân tác giả cho phép cá nhân, tổ
chức khác sử dụng tác phẩm của mình để sáng tạo ra một tác phẩm mới, tác phẩm này được
gọi là tác phẩm phái sinh. Tác phẩm tái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ
khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn17. Cá nhân, tổ

Khoản 3 Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
Phạm Hồng Hải, Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2013,
tr.37.
13 Khoản 2 Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
14 Khoản 13 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
15 Khoản 14 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
16 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có bổ sung), NXB. Hồng Đức, 2015, tr.77.
17 Khoản 8 Điều 4 Luật SHTT.
11
12

7


chức khác chỉ có QTG khi đảm bảo rằng tác phẩm phái sinh này không gây phương hại tới
QTG của tác phẩm được sử dụng để sáng tác ra tác phẩm phái sinh. Cải biên là việc sáng tạo
ra tác phẩm mới, từ tác phẩm đã có bằng việc tạo thêm những yếu tố ngơn từ sáng tạo mới.
Phóng tác có nghĩa là việc thay đổi hình thức thể hiện của tác phẩm, chẳng hạn như chuyển đổi

tác phẩm nhiếp ảnh thành tác phẩm hội họa, hoặc tác phẩm điêu khắc. Chuyển thể là việc thay
đổi hình thức thể hiện của tác phẩm đã có nhưng vẫn giữ nội dung tác phẩm được sử dụng để
thực hiện việc chuyển thể. Chẳng hạn như chuyển thể tác phẩm văn học thành tác phẩm điện
ảnh18.
-

Quyền sao chép tác phẩm: là quyền của chủ sở hữu QTG độc quyền thực hiện hoặc cho phép
người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà cơng chúng có thể
tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao
tác phẩm19. Việc ghi âm, ghi hình bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết trình, việc vẽ lại tranh là
hình thức sao chép thuộc quyền sao chép tác phẩm. Việc sao chép một phần hay toàn bộ tác
phẩm phải được sự đồng ý của tác giả, khơng phân biệt hình thức, phương tiện được sử dụng
để sao chép, kể cả sao chép điện tử20.

-

Quyền biểu diễn: là quyền của chủ sở hữu QTG độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác
thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc
bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được. Biểu diễn tác phẩm trước
công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào mà cơng chúng có thể tiếp cận
được21. Ví dụ như phát thanh về bài thơ, truyện trên đài phát thanh, truyền hình hay là biểu
diễn nhạc kịch tại nhà hát. Nó cịn bao gồm cuộc biểu diễn gián tiếp thơng qua các bản ghi âm,
ghi hình được phát qua các thiết bị tương thích ở các địa điểm kinh doanh, thương mại như
trên máy bay, sàn nhảy, siêu thị, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ karaoke v.v…

-

Quyền phân phối, nhập khẩu bản gốc bản sao tác phẩm: là quyền của chủ sở hữu QTG độc
quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ
thuật nào mà cơng chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển

nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm22.

-

Quyền truyền đạt tác phẩm: là quyền của chủ sở hữu QTG độc quyền thực hiện hoặc cho phép
người khác thực hiện việc đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà cơng chúng
có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn23.

-

Quyền cho thuê tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính: là quyền của chủ sở hữu QTG độc
quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có
thời hạn24. Quyền cho thuê đối với chương trình máy tính khơng áp dụng trong trường hợp bản
thân chương trình đó khơng phải là đối tượng chủ yếu để cho th như chương trình máy tính
gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thơng hoặc các máy móc, thiết bị
kỹ thuật khác25.

Các quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra, Khanhanlaw, [ truy cập ngày 28/10/2021.
19 Khoản 3 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
20 Phạm Hồng Hải, Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2013,
tr.40.
21 Khoản 1 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
22 Khoản 3 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
23 Khoản 4 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
24 Khoản 5 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
25 Khoản 6 Điều 21 Nghị định 22/2018/NĐ-CP.
18

8



1.4. Bảo hộ quyền tác giả
1.4.1. Cơ chế bảo hộ quyền tác giả
Cơ chế bảo hộ QTG được xác lập một cách tự động ngay khi tác phẩm được định hình ở một
dạng vật chất nhất định, khơng cần phải trải qua việc công bố, đánh giá và công nhận. Do đó, việc
nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký QTG không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng
QTG, tuy nhiên việc đăng ký này vẫn được khuyến khích nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của tác giả
một cách rõ ràng nhất trong việc miễn nghĩa vụ chứng minh khi có tranh chấp về QTG xảy ra.
Tóm lại, tác phẩm nếu muốn được bảo hộ QTG phải đảm bảo được hai điều kiện sau:
Thứ nhất là tính ngun gốc, tức tác phẩm đó phải được trực tiếp sáng tạo bởi chính tác giả
bằng lao động trí tuệ của mình và khơng có sự sao chép tác phẩm của người khác. Tính ngun gốc
khơng có nghĩa là khơng có kế thừa. Thí dụ, “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là chuyển thể thơ của
tiểu thuyết “Đoạn trường tân thanh của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng cả Nguyễn Du và Thanh Tâm
Tài Nhân đều được công nhận là tác giả của các tác phẩm của chính mình.26
Thứ hai là tác phẩm đó phải được thể hiện, định hình dưới một dạng vật chất nhất định, bởi vì
Luật SHTT chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm chứ không bảo hộ những tác phẩm mới chỉ là
ý tưởng chưa được sáng tạo cụ thể. Không ai bảo hộ một câu nói đơn giản như “tơi ăn cơm” hay “anh
yêu em” dưới dạng QTG27. Ví dụ như các ca khúc sau đều có cùng một ý tưởng là về chủ đề Mưa:
Em gái mưa28, Vết mưa29, tuy nhiên các tác phẩm này chỉ được tập trung bảo vệ về hình thức thể hiện
tác phẩm chứ khơng bảo vệ về nội dung tác phẩm.
Mặc dù Luật SHTT không bảo vệ về nội dung của tác phẩm nhưng nội dung của tác phẩm đó
phải đảm rằng khơng được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan30.
Hơn nữa, nội dung của tác phẩm phải phù hợp với những tiêu chuẩn đạo đức, phù hợp với chế độ
chính trị, xã hội tại thời điểm mà tác phẩm lưu hành. Cụ thể, Điều 10 Luật xuất bản 2012 quy định về
những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản.31
1.4.2. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Việc pháp luật quy định về thời hạn của bảo hộ QTG là hết sức cần thiết để những tác phẩm
có thể được tự do tiếp cận và trao đổi các tác phẩm sau khi hết thời gian bảo hộ. Theo đó, tại Điều 27
Luật SHTT quy định thì thời hạn bảo hộ QTG bao gồm thời hạn bảo hộ quyền nhân thân và thời hạn

bảo hộ quyền tài sản.
● Thời hạn bảo hộ đối với quyền nhân thân.

Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có bổ sung), NXB. Hồng Đức, 2015, tr.52.
Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có bổ sung), NXB. Hồng Đức, 2015, tr.51.
28 Ca khúc Em gái mưa được sáng tác bởi Nhạc sĩ Mr. Siro.
29 Ca khúc Vết mưa được sáng tác bởi Nhạc sĩ Vũ Cát Tường.
30 Khoản 2 Điều 7 Luật SHTT.
31 Nguyễn Thái Cường, “Hành vi xâm phạm quyền tác giả, thực trạng và hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về quyền tác
giả”, Vnlawjournal.com, [ truy cập ngày 28/10/2021.
26
27

9


Như đã phân tích ở trên thì quyền nhân thân gồm ba quyền: Quyền được đặt tên tác phẩm,
đứng tên tác phẩm; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm và Quyền công bố hoặc cho phép người
khác công bố tác phẩm của mình.
Tuy nhiên chỉ có Quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và Quyền bảo vệ sự toàn
vẹn tác phẩm là được Pháp luật Việt Nam cũng như Pháp luật Quốc tế bảo hộ vô thời hạn và khơng
được chuyển giao.32
Cịn Quyền cơng bố tác phẩm thì có thể được thừa kế hoặc được chuyển giao cho tổ chức, cá
nhân khác và được quy định cùng thời hạn với Quyền tài sản vì đây là quyền nhân thân gắn liền với
tài sản.
● Thời hạn bảo hộ đối với quyền tài sản.
Thời hạn bảo hộ đối với quyền tài sản: Theo khoản 2 Điều 27 Luật SHTT quy định về thời
hạn bảo hộ QTG như sau:
-


Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ
là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện
ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể
từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được
định hình.

-

Tác phẩm khơng thuộc loại hình quy định nêu trên có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả
và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn
bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

-

Trường hợp tác phẩm khuyết danh, khi các thơng tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ
là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết.

-

Thời hạn bảo hộ chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn
bảo hộ QTG.

1.5. Những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả trên Internet
Đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ QTG trên Internet được tập trung chủ yếu ở ba lĩnh vực: tác
phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật SHTT,
tuy nhiên đối với tác phẩm tái sinh thì tác phẩm này chỉ được bảo hộ nếu thỏa mãn được điều kiện
không gây phương hại đến QTG đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh 33. Các đối
tượng gồm:

32

33

-

Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới
dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

-

Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

-

Tác phẩm báo chí;

Khoản 1 Điều 27 Luật SHTT.
Khoản 2 Điều 14 Luật SHTT.

10


-

Tác phẩm âm nhạc;

-

Tác phẩm sân khấu;

-


Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự;

-

Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

-

Tác phẩm nhiếp ảnh;

-

Tác phẩm kiến trúc

-

Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, cơng trình khoa học;

-

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

-

Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

Nếu như lướt qua một số trang web, ta có thể dễ dàng nhận thấy nhiều tác phẩm khác nhau
nhau như bài báo, tài liệu nghiên cứu chuyên môn, bài giảng, luận văn, tiểu luận, bài hát, video ca
nhạc, truyện, thơ, phần mềm máy tính, tranh ảnh, giao diện web, phim, kịch… Ví dụ cụ thể như bài

viết “Hành vi xâm phạm quyền tác giả, thực trạng và hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về
quyền tác giả” của tác giả Nguyễn Thái Cường trên tạp chí Vnlawjournal.
Như vậy, Chương I đã làm rõ khái niệm và đặc điểm của QTG cũng như các đối tượng được
bảo vệ QTG. Đã chỉ rõ các quy định pháp luật điều chỉnh về chủ thể và nội dung bảo hộ, thời hạn bảo
hộ của các đối tượng được bảo hộ QTG. Đây cũng là cơ sở để dẫn dắt tới Chương II. Thực trạng xâm
phạm quyền tác giả đối với các đối tượng được bảo hộ trên Internet hiện nay, qua đó tác giả làm rõ
các hành vi xâm phạm QTG trên môi trường Internet đang xảy ra hiện nay cũng như đề xuất một số
biện pháp nhằm hạn chế cũng như ngăn chặn các hành vi xâm phạm QTG đối với các đối tượng được
bảo hộ trên Internet.

11


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CÁC ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC BẢO HỘ TRÊN INTERNET HIỆN NAY
2.1. Những hành vi xâm phạm quyền tác giả
Có thể thấy rằng hành vi xâm phạm QTG được diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau và được
liệt kê đầy đủ cụ thể theo quy định của Luật SHTT. Các hành vi xâm phạm QTG này ngày càng một
phức tạp và hết sức tinh vi, qua đó gây khó khăn cho tác giả cũng như chủ sở hữu QTG trong việc bảo
vệ QTG đối với tác phẩm của mình. Nhóm hành vi xâm phạm xảy ra không chỉ tập trung vào quyền
nhân thân và mà còn quyền tài sản. Vụ livestream Cơ ba sài gịn. Chương trình truyền hình Táo qn
của VTV bị phát tán tràn lan trên mạng Internet. Các hành vi xâm phạm QTG trong môi trường
Internet ngày càng diễn biến rất phức tạp và đòi hỏi các cơ quan phải có những chế tài rất cụ thể cho
những hành vi xâm phạm này34.
Theo đó, các hành vi xâm phạm QTG gồm35:
-

Chiếm đoạt QTG đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

-


Mạo danh tác giả.

-

Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

-

Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà khơng được phép của đồng tác giả đó.

-

Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu QTG, trừ trường hợp tự
sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân và sao
chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.

-

Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm
được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc
ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.

-

Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu QTG, không trả tiền nhuận bút, thù
lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản
1 Điều 25 của Luật này.

-


Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác
giả hoặc chủ sở hữu QTG.

-

Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng
qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu
QTG.

-

Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu QTG.

Nguyễn Thái Cường, “Hành vi xâm phạm quyền tác giả, thực trạng và hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về quyền tác
giả”, Vnlawjournal.com, [ truy cập ngày 28/10/2021.
35 Điều 28 Luật SHTT.
34

12


-

Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu QTG thực hiện để bảo
vệ QTG đối với tác phẩm của mình.

-

Cố ý xóa, thay đổi thơng tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.


-

Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi
biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vơ hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu QTG
thực hiện để bảo vệ QTG đối với tác phẩm của mình.

-

Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

-

Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu
QTG.

2.1.1. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối quyền nhân thân
Như đã phân tích ở trên, quyền nhân thân gồm ba quyền: Quyền được đặt tên tác phẩm, đứng
tên tác phẩm; Quyền bảo vệ sự tồn vẹn tác phẩm; Quyền cơng bố hoặc cho phép người khác cơng bố
tác phẩm của mình.
Hành vi xâm phạm QTG trên Internet đến quyền đứng tên tác phẩm. Trên thực tế, không phải
lúc nào tên của tác giả cũng được đứng trên tác phẩm, đặc biệt là trên mơi trường Internet. Bởi vì ở
các phương tiện truyền thống như sách, tạp chí hay như đĩa CD, việc số hóa các tác phẩm có nguy cơ
làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền này bởi khả năng vô tận trong việc in sao lại toàn bộ hoặc một
phần tác phẩm cũng như việc lưu trữ các tác phẩm trong một bộ nhớ cứng mà không kèm theo tên tác
giả của nó. Và trong trường hợp này, các tác phẩm có thể được cơng bố và sử dụng bởi nhiều người
thơng qua Internet mà khơng biết danh tính chính xác của tác giả36.
Hành vi xâm phạm QTG trên Internet đến quyền công bố tác phẩm. Theo quy định tại khoản
1 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 thì “Xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản
mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử”. Theo đó, việc

cơng bố tác phẩm vẫn có thể tiến hành thơng qua Internet dưới hình thức xuất bản điện tử. Tuy
nhiên, việc phát tán tác phẩm trên Internet lần đầu tiên sẽ không được xem là hành vi công bố tác
phẩm, nhưng được xem là hành vi truyền đạt, phát tán tác phẩm đến cơng chúng bởi vì nếu như tác
phẩm đó dù được phát tán trên Internet lần đầu tiên nhưng khơng phải do chính tác giả hay chủ sở
hữu QTG đăng lên thì khơng được xem là hành vi cơng bố tác phẩm hoặc việc tác phẩm đó vẫn còn là
bản in ấn nhưng bị cá nhân nhân khác phát tán trên mạng, điều này ảnh hưởng vô cùng lớn tới quyền
công bố tác phẩm tới khán giả của tác giả hoặc chủ sở hữu QTG.
Mối đe dọa của Internet và công nghệ kỹ thuật số lên quyền tơn trọng sự tồn vẹn của tác
phẩm. Việc sao chép và tải lên mạng các tác phẩm có thể được thực hiện bởi bất kỳ cá nhân nào và
việc sao chép nhưng cơng bố khơng đầy đủ tác phẩm đó lên Internet như chỉnh sửa cả về nội dung lẫn
hình thức, màu sắc hay âm thanh sẽ dẫn đến sự thay đổi đáng kể về tác phẩm đó và gây phương hại
tới tác giả nếu như chưa có sự cho phép của tác giả về sự thay đổi đó. Hơn nữa cho dù có sự đồng ý
của tác giả thì lúc này tác phẩm đó sẽ trở thành tác phẩm phái sinh, và người sao chép chỉnh sửa cũng
như đưa lên môi trường Internet sẽ lại là tác giả mới của tác phẩm phái sinh đó, qua đó làm mất đi
quyền lợi của tác giả tác phẩm gốc khi chưa được công bố trên Internet.

Nguyễn Thị Hồng Nhung, “Xử lý vi phạm quyền tác giả trên Internet bằng biện pháp hành chính ở Việt Nam”, Nghiên cứu Lập
pháp, [ truy cập ngày 28/10/2021.
36

13


2.1.2. Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối quyền tài sản
Về nguyên tắc, bất kỳ sự khai thác nào đối với một tác đều phải có sự cho phép của tác giả
hoặc chủ sở hữu QTG37.
Quyền sao chép tác phẩm trong thời đại kỹ thuật số và Internet. Theo quy định của pháp luật,
mọi việc sao chép tác phẩm phải có sự đồng ý của chủ sở hữu QTG38. Tuy nhiên vẫn cịn có hai trường
hợp sao chép tác phẩm mà khơng cần phải có sự đồng ý của chủ sở hữu QTG được quy định tại Điều
25 Luật SHTT là Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên việc lưu trữ được
thực hiện trên một trang web có thể được truy cập bởi cơng chúng lại là trường hợp khác. Nói cách
khác, việc lưu trữ một tác phẩm được số hóa trên trang web trực tuyến không thuộc các trường hợp
ngoại lệ của QTG. Điều này có nghĩa là cần phải có sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu QTG để
có thể sao chép tác phẩm lên trang web39.
Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng dưới ảnh hưởng của kỹ thuật số và Internet. Với
sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và Internet, chúng ta giờ đây đều có ít nhất là một thiết bị để
truy cập mạng Internet một cách dễ dàng và nhanh chóng. Trên một số trang web, chúng ta có thể
nhập một vài từ khóa trên thanh cơng cụ tìm kiếm và sau đó sẽ là kết quả tìm kiếm của tất cả các loại
tác phẩm đã sẵn sàng để được sử dụng mà khơng có sự cho phép của tác giả hay phải trả tiền, thậm
chí vẫn phải trả tiền nhưng lại khơng phải trả thẳng vào chủ sở hữu QTG mà lại trả vào bên người có
hành vi cơng bố tác phẩm trái phép. Việc đưa tác phẩm lên Internet một cách bất hợp pháp sẽ ảnh
hưởng tới chất lượng của chính tác phẩm đó, có thể là trong q trình đưa lên bị lỗi về hình thức, âm
thanh, màu sắc cũng như sự chuyển biến về nội dung của tác phẩm đó. Điều này hồn tồn gây ảnh
hưởng nặng nề, nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu QTG của tác phẩm đó.
Quyền phân phối tác phẩm dưới ảnh hưởng của Internet40. Theo đó, chủ sở hữu QTG độc
quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng tất cả mọi cách để mà công chúng có thể
tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác
phẩm. Điều này có thể gây ra ảnh hưởng đáng kể tới lợi ích tài chính của tác giả, chủ sở hữu QTG vì
việc phân phối ở đây khơng liên quan đến các phương tiện vật chất truyền thống mà là thông qua
môi trường ảo là phương tiện Internet, do đó tác giả hoặc chủ sở hữu QTG khó có thể mà nắm bắt
được số lượng tác phẩm của mình được cơng bố trên Internet.
Quyền cho th tác phẩm trong môi trường Internet. Internet ngày càng phát triển, đồng nghĩa
với việc cho thuê tác phẩm bằng các phương tiện vật chất truyền thống như đĩa CD, thiết bị lưu bộ
nhớ USB dẫn đến cồng kềnh cũng như khó có thể lưu được những thư mục có dữ liệu lớn. Qua đó,
việc cho th tác phẩm trong mơi trường Internet được ra đời để đáp ứng nhu cầu người dùng, cũng
như nhanh hơn, tiện lợi hơn trong việc thanh toán online trả phí. Đối với chương trình máy tính hoặc
các tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng
chữ viết hoặc ký tự khác, tác giả hoặc chủ sở hữu QTG chỉ cần tải chương trình máy tính hay các tác
phẩm dưới dạng chữ viết đó lên bộ nhớ đám mây kèm theo đó là đường dẫn (link) dẫn tới ơ tải về

(download) cũng như ơ trả phí (payment), qua đó người dùng có nhu cầu sẽ dễ dàng tải tác phẩm đó
về thiết bị một cách dễ dàng mà khơng cần phải di chuyển đến nơi có tác phẩm để thuê. Tuy nhiên,
việc này cũng đặt ra nhiều rủi ro trong việc hiện nay xuất hiện nhiều bản lậu, bản bẻ khoá (crack) của
Khoản 3 Điều 20 Luật SHTT.
Điểm c khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật SHTT.
39 Nguyễn Thị Hồng Nhung, “Xử lý vi phạm quyền tác giả trên Internet bằng biện pháp hành chính ở Việt Nam”, Nghiên cứu Lập
pháp, [ truy cập ngày 28/10/2021.
40 Khoản 3 Điều 20 Luật SHTT.
37
38

14


các chương trình máy tính cũng như các bản lậu tác phẩm dưới dạng chữ viết. Các tác phẩm lậu
dưới dạng chữ viết này có thể được một cá nhân hoặc tổ chức tải về trực tiếp từ bản gốc (có trả phí
đầy đủ) và đăng lên một trang khác và thu phí thấp hơn hoặc tải lên cho người xem miễn phí trên
những trang gán đầy đường dẫn (link) quảng cáo bất hợp pháp hoặc chỉ hiện thị một đến hai trang
đầu là bản gốc nhưng khi người dùng trả tiền và tải về thì phần sau đó khơng phải là bản gốc của tác
giả mà là một bản khác, qua đó cũng ảnh hưởng tới QTG của tác giả, chủ sở hữu QTG về tác phẩm
gốc bị cắt xén, chỉnh sửa.
2.2. Thực trạng xâm phạm quyền tác giả hiện nay trên môi trường Internet
Internet ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc chúng ta hồn tồn có thể lưu trữ những tác
phẩm trên kho dữ liệu đám mây và có thể lấy ra một cách dễ dàng mà khơng sợ bị lãng qn. Tuy
nhiên, đây cũng chính là khó khăn thách thức đối với việc bảo hộ QTG khi những sản phẩm trí tuệ
này được lưu trữ, truyền tải, phổ biến thông qua Internet và dễ dàng bị xâm phạm bởi những cá nhân,
tổ chức nhằm mục đích phá hoại hoặc lợi nhuận.
Năm 2013, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành kiểm tra máy tính tại 94
doanh nghiệp và xử phạt hơn 2 tỷ đồng tiền vi phạm bản quyền phần mềm máy tính41. Cụ thể như sao
chép, sử dụng bất hợp pháp các chương trình máy tính Windows XP, Windows 7, Windows Server,

Autocad, Adobe Photoshop, MTD 2002 v.v
Điển hình như vụ việc website phim lậu có tên miền www.phimmoi.net (Phim mới) vừa bị
khởi tố vụ án hình sự bởi cơng an TP. Hồ Chí Minh vì có hành vi xâm phạm QTG, quyền liên quan42.
Cụ thể, đội ngũ website phim lậu Phim mới này đã có hành vi sao chép, khai thác, sử dụng, trình
chiếu, truyền đạt các tác phẩm điện ảnh ra công chúng mà không được phép của tác giả và chủ sở hữu
QTG và kinh doanh quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trái phép trên các bộ phim có bản quyền, nhằm thu
lợi bất chính với số tiền đặc biệt lớn. Và điều đặc biệt của trang website phim lậu này là tính năng cập
nhật (update) phim mới nhanh chóng trên tồn thế giới cũng như có đầy đủ phụ đề (Vietsub) hay
thuyết minh đối với các phim có ngơn ngữ nước ngồi, thậm chí trang web cịn cung cấp chất lượng
hình ảnh về phim lên tới chất lượng full HD cũng như âm thanh đặc sắc. Trang web duy trì nhờ số
lượng quảng cáo trái phép trên trang web, điều này thu hút tới lượng lớn người xem phim bởi vì
trang website này hồn tồn miễn phí. Trang web phim lậu có tên Phim mới cũng chỉ là điển hình, ở
Việt Nam hiện nay có rất nhiều trang web phim lậu cũng có cách thức hoạt động y như web Phim
mới nhưng lại có trụ sở ở nước ngồi, điều này gây khơng ít khó khăn cho cơ quan điều tra trong
việc điều tra và khởi tố về hành vi xâm phạm QTG.
Ở một vụ việc khác, bộ phim “Bụi đời chợ lớn” của đạo diễn Charlie Nguyễn đã bị cấm chiếu
vĩnh viễn từ ngày 07/6/2013 bởi Hội đồng Trung ương thẩm định phim truyện của Bộ Văn hóa Thể
thao Du lịch dù bộ phim chưa được phát hành43. Tuy nhiên bộ phim này vẫn được phát tán trên mạng
Internet bởi các website phim lậu và ngay cả trên nền tảng Youtube44. Điều này cho thấy khả năng
xâm phạm QTG trên Internet tại Việt Nam là hết sức khó kiểm sốt.

Tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, Báo điện tử Đảng cộng sản, [ truy cập ngày 28/10/2021.
42 Phú Lữ, “Xung quanh việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến website phim “lậu” lớn nhất Việt Nam”, Báo Công an nhân dân
điện tử, [ truy cập ngày 28/10/2021.
43 Thoại Hà, “'Bụi đời Chợ Lớn' bị cấm chiếu vĩnh viễn”, VnExpress, [ truy cập ngày 28/10/2021.
44 bụi đời chợ lớn - YouTube, truy cập ngày 28/10/2021.
41

15



Những số liệu trên chỉ phản ánh một phần rất nhỏ thực trạng xâm phạm QTG tại Việt Nam.
Trên thực tế, với khoảng 400 website có sử dụng video (phim và nhạc) tại Việt Nam, trong đó phần
lớn tác phẩm được sử dụng trái phép thì có thể thấy số lượng tác phẩm bị vi phạm QTG sẽ rất lớn.
Thực tế việc sao chép, đăng tải lại các bài báo trên các báo điện tử, các website còn rất phổ biến tại
Việt Nam45.
Tương tự như các phát ngôn, hội thoại trong các tác phẩm nổi tiếng vẫn bị cư dân mạng mang
đi chế biến lại thành phát ngôn, đoạn hội thoại, thậm chí là dưới dạng hình ảnh, video tương tự (chế
meme) nhưng lại có ý, đả kích một vấn đề cụ thể. Những tác phẩm mới này được phát tán một cách
nhanh chóng trên mạng xã hội, thu hút nhiều lượt xem và đây chính là nguồn thu lớn với số tiền quảng
cáo đi kèm. Xét về mặt bản chất thì đây chính là hành vi sao chép, sửa chữa nội dung gốc của tác
phẩm và những tác phẩm này sẽ không được bảo hộ QTG là tác phẩm phái sinh vì đã có gây phương
hại đến QTG đối với tác phẩm dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Nguyên nhân gây ra hành vi xâm phạm QTG trên Internet xuất phát từ nhiều lý do, các chủ thể
vi phạm QTG này có thể chưa nhận thức rõ ràng về QTG của mình chưa đầy đủ (thanh niên livestream
bộ phim Cơ Ba Sài Gịn cho biết anh ấy khơng ý thức được việc phát tán phim là vi phạm pháp
luật46) hoặc nhận thức rõ nhưng vì mục tiêu lợi nhuận mà phớt lờ các chế tài của pháp luật như các
đội ngũ website phim lậu.
Bên cạnh đó, hiện nay trên mạng xã hội Facebook, Youtube, Tiktok cũng xuất hiện rất nhiều
kênh Review phim, review truyện, sách trong vòng 10 phút đổ lại đã thu hút rất nhiều lượt xem.
"Những nội dung video tự nhận là review phim thực chất kể lại toàn bộ nội dung của phim. Điều
này khiến người xem khơng cần đến rạp vẫn có thể nắm được toàn bộ cốt truyện, gây tổn thất lớn
cho các đơn vị làm phim" - ông Ngô Thanh Phong, người sáng lập chuyên trang đánh giá phim
Cuồng Phim cho biết. "Bản chất pháp lý của việc này khơng khác gì vào rạp phim quay lén cả.
Hành động này vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật”- ơng Phan Vũ Tuấn, Phó chủ tịch Hội Sở
hữu Trí tuệ TP.HCM trả lời Zing47. Thật vậy, bản chất của những kênh review này không mang tính
chất là nhận xét về bộ phim, tác phẩm truyện sách mà chủ yếu là tiết lộ (spoil) tình tiết nội dung của
tác phẩm, qua đó gây khơng ít khó khăn cho tác giả, chủ sở hữu QTG trong việc bảo mật vấn đề nội
dung trước công chứng và điều này gây tổn thất nặng nề về mặt kinh tế cho chủ sở hữu QTG.
Hiện nay mức xử phạt hành chính về QTG được quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP

quy định việc vi phạm hành chính về QTG có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 250 triệu đồng đối
đối với cá nhân, đối với tổ chức là 500 triệu đồng48.
Bộ luật Hình sự năm 2015 có quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi cố ý sao chép tác
phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình và hành vi phân phối đến cơng chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản
ghi âm, bản sao bản ghi hình mà khơng được phép của chủ thể QTG, quyền liên quan. Ngồi ra, Bộ
Luật Hình sự cũng đã quy định trách nhiệm của pháp nhân khi thực hiện hành vi xâm phạm QTG49.
Lê Thị Nam Giang, “Những thách thức về mặt pháp lý trong việc bảo hộ quyền tác giả trong môi trường Internet”, kỷ yếu hội
thảo Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số được tổ chức tại trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, 5/2013.
46 Nguyễn Khoa, “Thanh niên livestream 'Cơ Ba Sài Gịn' bị phạt 15 triệu đồng”, VnExpress, [ truy cập ngày 28/10/2021.
47 Phúc Thịnh, “Review phim trá hình có bản chất như quay lén trong rạp”, ZingNews, [ truy cập ngày 28/10/2021.
48 Khoản 1 Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP.
49 Nguyễn Thái Cường, “Hành vi xâm phạm quyền tác giả, thực trạng và hướng hoàn thiện những quy định pháp luật về quyền
tác giả”, Vnlawjournal.com, [ truy cập ngày 28/10/2021.
45

16


2.3. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện
Thứ nhất, đối với vấn đề tác phẩm điện ảnh, sân khấu. Tuyên truyền về nội quy tại rạp chiếu
phim, nhà hát, tuyên truyền về hành vi bị cấm trong quá trình coi phim như cấm quay lén,
livestream trong quá trình tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được trình chiếu. Áp dụng các biện
pháp từ việc yêu cầu người xem không sử dụng thiết bị có chức năng thu thanh, ghi hình trong rạp
chiếu phim, nhà hát. Bên cạnh đó, trong quá trình chiếu phim, tác phẩm sân khấu, đội ngũ tại rạp
chiếu phim, nhà hát cũng có nhiệm vụ quét cảm biến hồng ngoại, điều này sẽ giảm thiểu được hành
vi lén sử dụng thiết bị có chức năng thu thanh, ghi hình khi tác phẩm điện ảnh, sân khấu đang được
trình chiếu. Hơn nữa, đội ngũ kỹ thuật cũng có trách nhiệm hợp tác yêu cầu Youtube trong vấn đề
truy quét bản quyền cũng như cảnh báo người dùng và ấn nút báo cáo (Report) để đội ngũ kỹ thuật
có thế cảnh báo hành vi xâm phạm và tháo gỡ những video clip có dấu hiệu xâm phạm QTG.
Thứ hai, thiết lập nhiều điểm truy cập mạng công cộng (Hotspot Wifi), điều này sẽ hạn chế

được lượng người truy cập vào một trang web bất kỳ nếu như chủ sở hữu chặn đường liên kết truy
cập vào đó, tức sẽ hạn chế được việc các trang website phim lậu, tác phẩm lậu dưới dạng chữ viết
không thể được truy cập bởi người dùng. Cụ thể như hiện nay trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh,
Hotspot Wifi của trường này chặn người dùng vào các trang web phim lậu cũng như chính Youtube,
Facebook, điều này hạn chế được người dùng truy cập vào các trang web đó để xem những tác phẩm
lậu trên Internet.
Thứ ba, việc tuyên truyền, phổ biến QTG có thể được thực hiện ở nhiều hình thức như các cuộc
tọa đàm, diễn đàn, hội thi, hội nghị, hội thảo... nhằm nâng cao nhận thức cho cộng đồng, học sinh,
sinh viên, cán bộ, công chức và người dân về QTG, ý thức chấp hành pháp luật, quyền lợi và nghĩa
vụ của từng chủ thể trong việc bảo vệ QTG, qua đó nâng cao được ý thức trong việc tơn trọng QTG
của tác giả, chủ sở hữu QTG cũng như nâng cao được ý thức trả phí khi sử dụng tác phẩm, qua đó sẽ
khắc phục được tình trạng xài bản lậu (crack) nhằm phục vụ mục đích tư lợi riêng.
Thứ tư, mặc dù hiện nay số lượng các vụ án về quyền SHTT được đưa ra xét xử tại tòa án chưa
nhiều nhưng với xu hướng gia tăng các vụ xâm phạm quyền SHTT cũng như QTG thì việc thành lập
Tòa án chuyên trách về quyền SHTT là điều hết sức cần thiết trong bối cảnh môi trường Internet ngày
càng phát triển để giải quyết các vụ án về SHTT, qua đó hạn chế được những trường hợp xâm phạm
QTG xảy ra trong tương lai.

17


KẾT LUẬN
Bảo hộ quyền tác giả trong môi Internet là vấn đề còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam và vẫn
chưa dành được sự quan tâm của xã hội đúng như tầm quan trọng của nó. Thơng qua những phân tích
trên các vấn đề về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng cũng như kiến nghị giải pháp hoàn thiện
đã lần lượt được nêu lên dưới góc độ nhận thức của cá nhân tác giả trên cơ sở tham khảo một số quan
điểm chung hiện nay về những hành vi xâm phạm quyền tác giả trong mơi trường Internet. Có thể
thấy rằng hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hành vi xâm phạm quyền tác giả xuất phát từ sự chủ quan
của tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả trong việc để tác phẩm của mình dễ dàng bị xâm phạm và sự
khách quan từ người sử dụng tác phẩm ưu tiên sự miễn phí, điều này dễ dàng tạo điều kiện cho các cá

nhân, tổ chức vì mục tiêu lợi nhuận mà xâm phạm tới những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả ngày
càng gia tăng và khó kiểm sốt trên mơi trường Internet.
Vì vậy, để việc bảo hộ quyền tác giả có hiệu quả trên mơi trường Internet cần phải xác định
xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, chặt chẽ và hoàn thiện ngay từ khâu xác lập quyền sở hữu
cho đến cơ chế thực thi và các biện pháp chế tài nhằm bảo vệ các quyền được xác lập, bên cạnh đó
cũng khơng ngừng tun truyền giáo dục cho tồn xã hội biết tơn trọng thành quả lao động sáng tạo
trí tuệ của tác giả, qua đó có ý thức và trách nhiệm trong việc khai thác tác phẩm trên Internet đúng
cách và không gây phương hại tới tác giả.

18


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi bổ sung Luật SHTT năm
2009 và năm 2019.
2. Nghị định số 22/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 Quy định chi tiết một số điều và
biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở
hữu trí tuệ năm 2009 về Quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 Quy định xử phạt vi phạm hành
chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
B. Tài liệu tham khảo
4. Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ (tái bản có bổ sung),
NXB. Hồng Đức, 2015.
5. Nguyễn Anh Đức, Bảo hộ quyền tác giả trước những xâm phạm từ Internet trên thế giới và
Việt Nam: Phân tích dưới góc độ quyền con người, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2014.
6. Phạm Hồng Hải, Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo pháp luật Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2013.
7. Lê Thị Nam Giang, “Những thách thức về mặt pháp lý trong việc bảo hộ quyền tác giả trong
môi trường Internet”, kỷ yếu hội thảo Bảo hộ quyền tác giả trong môi trường số được tổ chức tại

trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, 5/2013.
8. Nguyễn Thái Cường, “Hành vi xâm phạm quyền tác giả, thực trạng và hướng hoàn thiện
những quy định pháp luật về quyền tác giả”, Vnlawjournal.com,
[ truy
cập ngày 28/10/2021.
9. Nguyễn Thị Hồng Nhung, “Xử lý vi phạm quyền tác giả trên Internet bằng biện pháp hành
chính ở Việt Nam”, Nghiên cứu Lập pháp,
[ truy cập ngày 28/10/2021.
10. Các quyền của tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra, Khanhanlaw,
[ truy cập ngày 28/10/2021.
11. Tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, Báo điện tử Đảng
cộng sản, [ truy cập ngày 28/10/2021.
12. Phú Lữ, “Xung quanh việc khởi tố vụ án hình sự liên quan đến website phim “lậu” lớn nhất
Việt Nam”, Báo Công an nhân dân điện tử, [ truy cập
ngày 28/10/2021.
13. Thoại Hà, “'Bụi đời Chợ Lớn' bị cấm chiếu vĩnh viễn”, VnExpress,
[ truy cập ngày
28/10/2021.
14. Nguyễn Khoa, “Thanh niên livestream 'Cơ Ba Sài Gịn' bị phạt 15 triệu đồng”, VnExpress,
[ />truy cập ngày 28/10/2021.
15. Phúc Thịnh, “Review phim trá hình có bản chất như quay lén trong rạp”, ZingNews,
[ truy cập ngày 28/10/2021.
19



×