Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

báo cáo cá nhân môn phương pháp học đại học giới thiệu kỹ năng nghe giảng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.26 KB, 11 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG

----------------o0o----------------

BÁO CÁO CÁ NHÂN
MÔN: PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC
MÃ MÔN HỌC: 302209

Giảng viên hướng dẫn: GV. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LINH
Họ và tên sinh viên: ĐỖ NGỌC ANH
MSSV: 720I0434
Nhóm: N703


MỤC LỤC
I.

Giới thiệu kỹ năng nghe giảng
1. Khái niệm
2. Mục đích của việc lắng nghe
3. Vai trị và tầm quan trọng
4. Các bước chuẩn bị

II.

Nguyên nhân nghe giảng kém hiệu quả
1. Nguyên nhân chủ quan
2. Nguyên nhân khách quan


III.

Quy trình nghe giảng

IV.

7 nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả

V.

Liên hệ bản thân

VI.

Kết luận


LỜI MỞ ĐẦU
Kiến thức chuyên ngành mà các trường đại học cung cấp cho sinh viên trong quá
trình học tập là yếu tố quyết định giúp sinh viên có thể lập nghiệp trong tương lai. Tuy
nhiên câu hỏi đặt ra là những kiến thức chuyên ngành đó đã đủ để giúp sinh viên có thể
vượt qua những khó khăn và thử thách trong một tương lai mà khơng ai có thể nói trước
được điều gì. Chính vì thế các trường đại học phải chuẩn bị cho sinh viên của mình những
hành trang, kỹ năng mềm ngoài những kiến thức chuyên ngành, và một trong những
hành trang đó chính là kỹ năng nghe giảng.
Tuy nhiên, ở bậc đại học và cao hơn, chúng ta thường có suy nghĩ rằng khơng cần
phải lên lớp nghe giảng, hoặc không cần ghi chép lại bởi tất cả thơng tin đều đã có sẵn
trong tài liệu, slides. Điều này hồn tồn khơng đúng. Trong giờ giảng bài, bạn sẽ có cơ
hội lắng nghe những ý kiến, những cách giải thích mới mẻ từ thầy cơ giáo, các bạn cùng
học và có cơ hội để suy nghĩ, tư duy song song với họ. Đó chính là cơ sở quý báu để các

bạn sử dụng khi ôn tập và tổng kết kiến thức. Vậy, kỹ năng nghe giảng có vai trị to lớn
như nào để góp vào sự thành công trong tương lai của mỗi người?


I. Giới thiệu kỹ năng nghe giảng
1. Khái niệm
- Kỹ năng nghe giảng là:
+ Việc sử dụng giác quan nghe – nhìn – thấu – cảm để tiếp nhận thơng tin, tìm hiểu
ý nghĩa của thơng tin và phàn hồi các thông tin mà thầy cô truyền đạt qua bài giảng.
+ Là quá trình tập trung, chú ý đến đối tượng thơng qua thính giác cũng như các
giác quan hỗ trợ khác để tiếp nhận thông tin được truyền đạt trên lớp.
- Theo Joshua D. Guilar, trong quá trình học tập của phần lớn học sinh, hoạt động nghe
của bạn chiếm tới 53%, hơn tổng các hoạt động nói, đọc, viết cộng lại.

Điều đó chứng tỏ nghe giảng là quá trình tiếp nhận thơng tin cơ bản nhất của việc
học tập trên lớp. Vì vậy, việc rèn luyện những kỹ năng học tập, trong đó có kỹ năng nghe
giảng giúp ích rất nhiều cho quá trình học tập của bạn.
2.   Mục đích của việc lắng nghe.
- Nắm bắt được nội dung vấn đề, thu thập được nhiều thông tin, đánh giá nội dung thông
tin và tương tác qua lại trong quá trình diễn đạt.
 - Tạo sự liên kết giữa người với người, đó là liên kết về xúc cảm. Lúc này sự lắng nghe
lại có thêm những mục đích mới tích cực về cảm xúc hơn như:
          +  tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.


          +  chia sẻ sự cảm thông với người khác.
          +  khám phá ra những tính cách mới mẻ của người đã quen biết.
- Ngoài ra, lắng nghe là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết xung đột, mâu thuẫn; bằng
sự chú tâm và chân thành khi lắng nghe bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy được tôn trọng
và họ cũng sẽ cởi mở với bạn hơn rồi sau đó những nút thắt của vấn đề sẽ được tháo gỡ

một cách nhanh chóng. Những người biết lắng nghe là những người biết tiếp nhận những
thơng tin mới, những ý kiến mới, vì thế họ sống sáng suốt và thấu hiểu mọi việc xung
quanh, thành quả mà họ thu được sẽ là lòng tin của mọi người, khả năng nắm được thông
tin, khả năng cập nhật hóa thơng tin và khả năng giải quyết được vấn đề.
3. Vai trò và tầm quan trọng
- Lắng nghe giúp nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn đối với những người xung quanh.
Trong quá trình lắng nghe, bạn có thể nắm bắt vấn đề, thu thập thơng tin, qua đó nâng cao
khả năng tương tác qua lại giữa bạn và đối phương.
- Bên cạnh đó, lắng nghe tạo ra sự liên kết về xúc cảm giữa bạn và đối phương. Từ đó tạo
được thiện cảm với đối phương. Lắng nghe giúp bạn chia sẻ cảm thông với người khác,
đồng thời cịn có thể hiểu đối phương hơn.
- Trong cuộc sống hằng ngày, biết lắng nghe sẽ giúp xây dựng và phát triển mối quan hệ.
Nếu bạn biết tiếp thu ý kiến, ủng hộ và khích lệ đúng cách, cuộc nói chuyện sẽ thoải mái
hơn, tạo sự thân thiết và tin tưởng hơn. Đồng thời khi xảy ra xung đột, lắng nghe giúp
xoa dịu tình hình và sáng suốt đưa ra giải pháp hịa giải.
- Muốn thành cơng trong ngành nghề nào cũng phải biết lắng nghe, đặc biệt khi làm quản
lý, bán hàng, tư vấn, luật sư… Lắng nghe giúp bạn nắm bắt tâm tư tình cảm, ngụ ý, quan
điểm của đồng nghiệp, khách hàng, đối tác, sếp… tạo sự gắn kết và hợp tác hiệu quả
trong cơng việc.
4. Các bước chuẩn bị
- Để nghe giảng có hiệu quả, bạn cần có các bước chuẩn bị:
          + Đọc lướt nội dung bài học: Trước khi đến lớp, bạn có bước chuẩn bị bài ở nhà.
Bên cạnh việc giải bài tập, học bài cũ, bạn cần đọc qua nội dung bài học của ngày hôm
sau. Thao tác này giúp bạn định hình được nội dung kiến thức sẽ học, khi lên lớp những
điều thầy cơ giảng khơng hồn tồn mới mẻ với bạn.
          + Chuẩn bị câu hỏi không hiểu: Khi đọc nội dung bài học, bạn nên ghi chú những
nội dung quan trọng, những câu hỏi, những vấn đề bạn chưa hiểu; hoặc bạn có cách lý
giải khác về bài học để đến lớp đặt câu hỏi nhờ thầy cô giáo giải đáp.



II. Nguyên nhân nghe giảng kém hiệu quả
1. Nguyên nhân chủ quan
- Nghe không tập trung: Bạn thật sự không tập trung vào những vấn đề thầy cô giảng,
không nỗ lực tiếp nhận những kiến thức thầy cô truyền tải. Chỉ cần một lần mất tập trung,
sự gián đoạn sẽ gây trở ngại cho bạn trong việc tiếp nhận những kiến thức tiếp theo.
- Nghe “phục kích”: Nghe “phục kích” ở đây có nghĩa là lâu lâu nghe một chút. Kiểu
nghe giảng này khơng tốt cho bạn: thứ nhất nó khiến bạn không hệ thống được nội dung
bài học; thứ hai, bạn có thể để lỡ những kiến thức quan trọng của bài học.
- Nghe một phần: Bạn chỉ nghe một phần nội dung bài học, không chú ý đến tồn bộ bài
giảng. Tuy khơng giống kiểu nghe giảng “phục kích”, nhưng nó cũng có những cái hại
tương tự đó là bạn bỏ lỡ nhiều kiến thức mà bạn cho là khơng quan trọng.
- Giả vờ nghe: Đây có vẻ như là vấn đề gặp phải thường xuyên của các bạn tuổi mới lớn!
Bạn giả vờ chăm chú nghe giảng, gật gù theo những ý kiến thầy cô đưa ra, nhưng tâm trí
bạn lại đang lơ lửng tận đâu đâu. Điều này thật khơng tốt tí nào, bạn có thấy thế khơng?
- Võ đốn, ngộ nhận: Một trường hợp nữa đơi khi các bạn cũng mắc phải, đó là võ đốn,
ngộ nhận những nội dung mình tiếp nhận được. Vì thế, khi có những vấn đề khơng hiểu
rõ, bạn nên đặt câu hỏi để được thầy cô giáo giải đáp, giúp bạn khắc phục những ngộ
nhận và hoàn chỉnh bài học của mình hơn.
2. Nguyên nhân khách quan
- Quá nhiều thơng điệp: Bài học có q nhiều thơng tin đến cùng một lúc, bạn không nghe
hết được dẫn đến việc không biết nghe cái nào, bỏ cái nào. Bạn lúng túng trong việc chọn
lọc thông tin, mãi loay hoay xử lý một thơng tin nào đó bạn sẽ để lỡ bài học, mất tập trung
hơn và chỉ nghe được một phần nhỏ những gì thầy cơ dạy.
- Mơi trường học tập: Lớp học ồn ào, những hoạt động ngoài sân, đôi khi một đám mây
bay qua, một chú chim chao bên cửa sổ cũng làm bạn để tâm hồn đi lang thang, không kịp
quay về với bài học trong lớp.
- Có vấn đề về thính giác: Bạn nghe khơng được rõ, bạn khơng nghe kịp cơ nói gì, đơi khi
bạn nghi vấn sao hơm nay cơ giáo nói tiếng được tiếng mất thế nhỉ? Hãy cẩn thận, có thể
bạn đang có vấn đề về thính giác.
III. Quy trình nghe giảng

Bước 1: Tập trung


Tập trung có nghĩa là trong một thời điểm chỉ làm một việc. Tập trung lắng nghe là biểu
hiện tôn trọng người nói, giúp người nói có thêm sự tin tưởng để giao tiếp một cách cởi
mở hơn.
Bước 2: Tham dự
Người nói phải có người nghe, người gửi phải có người nhận. Tham dự trong lắng nghe
được biểu hiện bằng sự chú ý của đôi mắt, những cái gật đầu của người nghe. Về ngôn từ
là những từ như: dạ, vâng ạ, thế ạ, thật không?...
Bước 3: Hiểu
Để hiểu được thông điệp của người gửi, yêu cầu người nghe phải xác định lại thơng điệp
bằng cách trình bày lại nội dung của người nói theo cách hiểu của mình hoặc bằng cách
đặt câu hỏi để xác nhận như: Tôi hiểu như thế này có đúng khơng? Hoặc ý anh là thế
này…?
Bước 4: Ghi nhớ
Để ghi nhớ thông điệp của quá trình giao tiếp bạn khơng thể nhớ hết tất cả những gì mà
người nói truyền tải. Bạn phải biết chọn lọc những thơng điệp chính mà người nói muốn
truyền tải.
Bước 5: Giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình tương tác hai chiều giữa người gửi và người nhận. Sau khi nhận
thông điệp, người nhận giải mã thông điệp bước tiếp theo cần có sự hồi đáp với người
gửi.
Bước 6: Phát triển
Giao tiếp không phải là một thời điểm, mà là một quá trình. Quá trình hồi đáp là sự chấm
dứt cho một chu trình giao tiếp và tìm hiểu thơng điệp. Phát triển sẽ giúp cho quá trình
giao tiếp được bước sang một chu trình mới.

IV. 7 nguyên tắc vàng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả
1. Tập trung vào cuộc giao tiếp

Giao tiếp là tương tác hai chiều, bạn khơng thể tiếp thu được những gì đối phương truyền
đạt nếu khơng có sự tập trung. Bên cạnh đó, việc bạn để ý những thứ xung quanh và thiếu
tâp trung vào cuộc trò chuyện sẽ làm đối phương cảm thấy khó chịu, khó lịng gây được
thiện cảm.


2. Tuyệt đối khơng được ngắt lời
Ta có thể chắc chắn rằng, một người có thói quen ngắt lời người khác khơng thể có khả
năng lắng nghe giỏi. Muốn lắng nghe tốt, điều kiện đặt ra là bạn phải để cho đối phương
có “khơng gian” để nói, thay vì dành hết phần nói của họ.
3. Thấu hiểu khi lắng nghe
Bởi vì khơng phải điều gì đối phương cũng có thể nói ra một cách trực tiếp cho bạn biết.
Do vậy trong quá trình lắng nghe, bạn cần sử dụng tư duy của mình để tìm ra ẩn ý mà đối
phương muốn truyền đạt. Bên cạnh đó, nhận ra ẩn ý của đối phương cũng là cơ sở giúp
bạn đối đáp sao cho phù hợp, vừa ý người nghe. Việc thấu hiểu đối phương sẽ giúp bạn
tránh những lời nói làm phật lịng hoặc gây tổn thương cho họ.
4. Khơng phán xét và áp đặt đối phương
Một nguyên tắc quan trọng để có được kỹ năng lắng nghe hiệu quả đó là bạn cần có một
tư tưởng cởi mở mới có thể trở thành một người lắng nghe giỏi. Bởi không ai muốn nói
chuyện với một người bảo thủ, lấy tư tưởng của mình áp đặt lên người khác, địi hỏi họ
phải chấp thuận nó và khơng được nói lên quan điểm của họ.
5. Biết cách đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi chính là cách để bạn cho đối phương biết rằng bạn đang theo dõi cuộc trò
chuyện, bạn đang lắng nghe họ và thực sự quan tâm đến những gì họ nói. Biết cách đặt
câu hỏi tinh tế sẽ thể hiện bạn là một người biết lắng nghe và quan tâm người khác!
6. Ngơn ngữ hình thể
Bên cạnh việc bạn thể hiện mình đang lắng nghe đối phương bằng cách đặt câu hỏi, bạn
cịn cần biểu hiện việc mình đang lắng nghe bằng ngơn ngữ hình thể. Thơng qua các biểu
cảm như: ngạc nhiên, xúc động…; Bằng các hành động như: tư thế ngồi hướng về đối
phương, gật đầu khi nghe đối phương nói…

7. Đưa ra các ý kiến cá nhân 
Kỹ năng lắng nghe tốt không phải là bạn sẽ im lặng suốt cả cuộc hội thoại và nghe đối
phương nói. Điều đó sẽ khiến đối phương cảm thấy như đang độc thoại. Do vậy, bên cạnh
việc đặt câu hỏi bạn cần đưa ra các ý kiến cá nhân của mình vào câu chuyện của họ. Ví dụ
như “Tơi cũng từng như bạn”, “Tơi hoàn toàn đồng ý”….Đối phương sẽ cảm thấy hứng
thú và mở lòng chia sẻ  nhiều hơn. Đưa ra ý kiến cá nhân về câu chuyện của đối phương
là lời khẳng định rằng bạn đã thực sự lắng nghe câu chuyện của họ.


V. Liên hệ bản thân
Trong học tập:
Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng trong môi trường học tập. Là một
sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, em nhận thấy việc tiếp thu cũng như tích lũy kiến
thức là hết sức quan trọng, và để làm được như vậy trước tiên chúng ta phải có kỹ năng
lắng nghe.
Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu về kỹ năng lắng nghe, em đã biết cách áp dụng kỹ
năng này vào các môn học, cụ thể là môn Pháp luật đại cương:
- Trên lớp, em tắt nguồn các thiết bị điện tử, chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, ghi chú,
gạch chân lại từ khoá, số liệu quan trọng. Đặc biệt chú ý đến một số tín hiệu của cô giáo
để nhận ra trọng điểm trong bài giảng: hắng giọng, hạ thấp ngữ điệu, đơi khi cơ sẽ nói
“điều các em cần nhớ là…” hoặc dùng một số từ ngữ đặc biệt hay cô sẽ dừng lại một chút,
nhắc lại một lần hoặc giảng tương đối chậm. Chỉ cần nghe cô dùng các số đếm “một là,
hai là…”, em sẽ chú ý rằng đó chính là phần trọng điểm cần phải lắng nghe thật kĩ. Nếu
còn thắc mắc về bài giảng, em sẽ không dấu giốt mà lập tức hỏi cô hoặc bạn bè xung
quanh.
- Nhưng nếu chỉ lắng nghe, ghi chép mà khơng ơn tập lại bài thì chắc hẳn kết quả cuối
cùng sẽ khơng cao. Vì vậy, sau mỗi buổi học, em thường ôn lại bài và đọc trước tài liệu
cho buổi học hôm sau.
=> Và cứ như vậy, quá trình lắng nghe và luyện tập lắng nghe đó được lặp đi lặp lại
thường xuyên. Kết quả em nhận lại khiến em vơ cùng hài lịng, đó chính là điểm 9 trong

bài thi q trình ngày 03/01/2021:


VI. Kết luận
Lắng nghe là một trong những hành vi bình thường nhưng lại khơng hề đơn giản
chút nào. Rất ít người biết cách lắng nghe khéo léo. Tuy nhiên, đây lại là kỹ năng sống
quan trọng giúp bạn dễ dàng thành công trong công việc và đời sống. Hãy thử chú ý và
đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng lắng nghe của mình, từ đó, tìm
cách điều chỉnh bản thân sao cho tốt nhất. Chỉ cần hồn thiện kỹ năng lắng nghe tích cực,
chúng tơi tin bạn sẽ cải thiện rất nhiều mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn đấy!

------------HẾT------------




×