Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ
sinh - Vệ sinh thân thể &
xử lý hăm
Bạn đã vượt qua 9 tháng mang thai một cách cam go. Bạn cũng đã vượt
qua luôn cả sự phấn khởi của việc sinh nở thành công và giờ đây bạn
đang chuẩn bị để được về nhà và bắt đầu cuộc sống mới với sinh linh
nhỏ bé ấy của bạn. Nhưng khi đã đặt chân vào nhà rồi, bạn mới hốt
hỏang nhận ra rằng bạn chẳng biết một tí gì về những gì mình đang làm
cả!
Hãy xem qua những lời khuyên này vì chúng có thể giúp các bậc cha mẹ son
cảm thấy tự tin hơn khi chăm sóc em bé của mình.
Thay tã – Nên làm và không nên làm
Bạn có lẽ đã quyết định việc sẽ dùng vải hay những loại tã dùng một lần
trước khi bạn cùng bé về nhà. Với thứ nào cũng vậy, bé của bạn sẽ làm bẩn
tã khoảng 10 lần mỗi ngày, hoặc khoảng 70 lần 1 tuần.
Trước khi thay tã cho bé, hãy chắc chắn rằng tất cả mọi thứ cần thiết ở trong
tầm tay của bạn và như vậy bạn không phải để mặc bé nằm một mình trên
bàn thay tã. Bạn sẽ phải cần:
Một cái tã sạch.
Một cái kẹp/móc/kim băng (nếu bạn dùng vải)
Một lọ thuốc mỡ nếu trẻ bị hăm.
Một lọ đựng nước ấm.
Khăn sạch, giấy lau hoặc bông gòn.
Với bé gái, luôn nhớ vệ sinh vùng kín cho bé từ trước ra sau – Ảnh:
Inmagine
Sau mỗi lần bé đi ngoài hoặc nếu tã bị ướt, hãy đặt bé nằm ngửa và tháo bỏ
chiếc tã bẩn ấy đi. Dùng nước sạch, bông gòn, khăn sạch hoặc các miếng
giấy mềm để lau chùi khu vực sinh dục của bé thật sạch. Khi thay tã cho bé
trai, hãy thật cẩn thận bởi khi phơi trần bé giữa không khí có thể làm bé
buồn tiểu. Khi lau chùi cho bé gái, lau phần dưới của bé từ trước ra sau để
tránh việc nhiễm khuẩn đường tiểu. Để ngăn chặn hay làm lành chỗ hăm,
hãy bôi thuốc mỡ chuyên dụng. Luôn luôn nhớ rửa tay thật sạch trước và sau
khi thay tã cho bé.
Nổi hăm khi mang tã là một vấn đề rất được quan tâm. Thông thường vết
hăm có màu đỏ, nham nhám và sẽ khỏi trong vài ngày khi bạn dùng nước
ấm để tắm cho trẻ, bôi một loại kem đặc trị nào đấy, và thỉnh thoảng không
mang tã cho bé. Đa số vếr hăm nổi lên bởi da của bé khá nhạy cảm và trở
nên khó chịu với sự ẩm ướt hoặc do tã có phân.
Đề phòng và trị hăm khi mang tã, hãy thử những cách sau:
Thay tã cho bé thường xuyên, và ngay khi bé vừa đi ngoài.
Sau khi lau chùi với xà bông loại nhẹ và nước hoặc bằng giấy lau, bôi
một lớp kem mỡ chuyên dụng hay một lớp kem để làm “vật cản”. Các loại
kem với Oxyt kẽm rất được ưa chuộng bởi chúng tạo nên lớp cản lại sự ẩm
ướt.
Nếu bạn dùng lọai tã vải, hãy giặt chúng thật sạch với các lọai bột giặt
hoặc nước tẩy rửa không màu không mùi.
Hãy để cho bé không mang tã một khoảng thời gian nào đó trong
ngày. Điều này tạo cho da của bé có cơ hội được thở và thông thoáng.
Nếu triệu chứng hăm tiếp tục trong nhiều hơn 3 ngày hoặc có vẻ như tồi tệ
đi, hãy gọi bác sĩ của bạn – đây có thể được gây ra bởi việc nhiễm nấm và
nếu vậy bạn cần phải cho trẻ đi khám để biết cách chữa trị.
Các bước cơ bản của việc tắm cho bé:
Bạn nên tắm cho trẻ bằng khăn lau cho đến khi:
Dây rốn rụng (1 – 4 tuần)
Vết cắt bao quy đầu lành lại (1 – 2 tuần)
Lỗ rốn hoàn toàn lành hẳn (1 – 4 tuần)
Trẻ chỉ cần tắm từ hai đến ba lần mỗi tuần là đủ trong năm đầu tiên. Tắm
quá thường xuyên sẽ làm da trẻ khô đi.
Bạn cần những thứ sau đây trước khi tắm cho bé:
Một cái khăn mềm và sạch.
Xà phòng và dầu gội trung tính không mùi dành cho em bé.
Một bàn chải thật mềm để kích thích da đầu trẻ.
Khăn tắm hoặc chăn.
Một cái chậu để tắm em bé với khoảng 4-5 cm nước ấm – chứ không
phải nước nóng (để kiểm tra nhiệt độ của nước, dùng phần bên trong của
khuỷu tay hay cổ tay bạn để thử). Chậu tắm em bé là một chiếc thau nhựa có
thể để vừa vào bồn tắm nhà bạn và nhất là phải vừa vặn với bé, đồng thời
làm cho việc tắm rửa có thể dễ dàng thao tác.
Một cái tã sạch.
Vải sạch.
Ảnh: Inmagine
Tắm bằng khăn. Khi tắm bằng khăn, chọn một căn phòng ấm và một mặt
phẳng nào đó, ví dụ như cái bàn để thay tã, sàn nhà, hoặc là bàn bếp. Cởi
quần áo cho bé. Lau mắt của bé với khăn mềm thấm chút ít nước, bắt đầu từ
một mắt và lau từ khóe mắt trong trở ra khóe mắt ngoài. Dùng một góc của
chiếc khăn sạch để lau mắt còn lại. Rửa mũi và tai của bé cùng với khăn.
Sau đó làm ướt miếng khăn lần nữa, và dùng một chút xà phòng em bé, rửa
mặt bé một cách thật nhẹ và vỗ nhẹ cho khô. Kế tiếp, dùng dầu gội em bé,
tạo bọt và nhẹ nhàng xoa đầu cho bé và rửa lại bằng nước. Dùng 1 miếng vải
ẩm và xà phòng, rửa các phần còn lại của bé, đặc biệt chú ý tới những nếp
nhăn dưới tay bé, sau 2 tai, xung quanh cổ, và bộ phận sinh dục. Một khi bạn
đã lau rửa xong các khu vực đó, hãy đảm bảo rằng chúng đã khô và sau đó
bạn có thể mang tã và thay đồ cho bé.
Tắm bằng chậu. Khi bé của bạn đã sẵn sàng để tắm trong chậu, các lần tắm
đầu tiên nên thực hiện nhẹ nhàng và nhanh chóng. Nếu bé phản ứng, hãy
quay lại cách tắm bằng khăn trong khoảng một hay hai tuần, sau đó mới thử
lại tắm trong chậu.
Cởi bỏ quần áo của bé và đặt bé ngay vào nước, trong phòng ấm, để ngăn
gió. Hãy đảm bảo rằng nước trong chậu không vượt quá 4-5cm sâu, và nước
không tiếp tục chảy vào chậu. Dùng một tay của bạn để đỡ lấy đầu bé và tay
còn lại để đặt bé xuống bắt đầu trước nhất từ chân. Nhẹ nhàng đặt thấp bé
xuống phần thân của chậu nước. Dùng một chiếc khăn sạch để lau mặt và
tóc bé. Nhẹ nhàng mát xa da đầu bé với phần mềm của ngón tay bạn hoặc
dùng một chiếc bàn chải gội đầu mềm dành cho bé, bao gồm cả khu vực trên
thóp đầu của bé (điểm mềm trên đầu bé).
Khi bạn rửa qua lớp xà phòng hoặc dầu gội trên đầu bé, hãy khum bàn tay
bạn dọc theo trán bé để bọt chảy xuống ở hai bên và không dính vào mắt bé.
Nhẹ nhàng rửa sạch các phần còn lai trên người bé với nước và một lượng
nhỏ xà phòng. Trong quá trình tắm, nhớ phải thường xuyên đổ nước lên
người bé để bé không bị nhiễm lạnh. Sau khi tắm, bọc bé trong khăn tắm
ngay lập tức, và nhớ che phần đầu của bé lại. Khăn tắm em bé may kèm với
mũ sẽ rất tuyệt trong việc giữ ấm cho bé vừa được tắm xong.
Cần bọc bé lại ngay sau khi tắm để bé không bị nhiễm lạnh - Ảnh: Inmagine
Trong khi tắm cho trẻ sơ sinh, không bao giờ được để trẻ một mình. Nếu bạn
cần rời khỏi phòng tắm, hãy quấn bé lại vào trong khăn tắm và bế bé theo
với bạn.