Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.71 KB, 5 trang )
Khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh
Các bậc cha mẹ cần phân biệt hiện tượng khóc dạ đề với khóc do bệnh lý ở
trẻ. Ảnh: Gettyimages
Nhiều trẻ sơ sinh thường khóc vào ban đêm, dân gian thường gọi là
“khóc dạ đề”. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, hiện tượng khóc về đêm có thể xảy
ra ở hầu hết trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ một số trường hợp là khóc dạ đề thực sự,
còn hầu hết là khóc do mắc bệnh lý như bệnh còi xương hoặc bệnh lồng ruột.
Hiện tượng khóc dạ đề thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu
động ruột.
Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một
yếu tố nào đó làm nhu động tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ
khóc, hết cơn thì thôi.
Thời gian khóc thường kéo dài 5 phút nhưng cũng có khi nửa tiếng và có
thể lặp lại hằng ngày, ban ngày trẻ vẫn ăn, ngủ tốt.
Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ được hơn 6
tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường, chứng khóc dạ đề
sẽ hết.
Tuy nhiên, nếu cơn khóc của trẻ kéo dài hơn hoặc kèm theo biểu hiện khác
thường thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến vấn đề khóc do bệnh lý.
Trẻ khóc nhiều về đêm có thể là dấu hiệu trẻ bị còi xương. Bệnh này
thường làm cho trẻ mệt mỏi, khó chịu, sinh ra quấy khóc trong thời gian dài.
Nguyên nhân có thể là do chế độ dinh dưỡng của trẻ không đảm bảo hoặc
trẻ được chăm sóc trong phòng kín, thiếu ánh sáng nên bị thiếu vitamin D.
Ngoài ra, đó cũng có thể là biểu hiện trẻ bị lồng ruột. Trẻ khóc dữ dội, có
thể kèm theo triệu chứng như nôn, hay khóc thét lên, ưỡn người, bỏ bú và đi ngoài