Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ sinh - Cách bế & vuốt ve trẻ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.38 KB, 6 trang )

Kỹ năng chăm sóc trẻ sơ
sinh - Cách bế & vuốt ve
trẻ
Bạn đã vượt qua 9 tháng mang thai một cách cam go. Bạn cũng đã vượt
qua cả sự phấn khởi của việc sinh nở thành công và giờ đây bạn đang
chuẩn bị để được về nhà và bắt đầu cuộc sống mới với sinh linh nhỏ bé
ấy của bạn. Nhưng khi đặt chân vào nhà rồi, bạn mới hốt hoảng nhận ra
rằng bạn chẳng biết một tí gì về những gì mình đang làm cả!
Hãy xem qua những lời khuyên này vì chúng có thể giúp các bậc cha mẹ son
cảm thấy tự tin hơn khi chăm sóc em bé của mình.
Hãy nhận sự giúp đỡ sau khi sinh
Hãy xem xét việc kêu gọi sự giúp đỡ từ bạn bè và người thân để vượt qua
khoảng thời gian này, khoảng thời gian có thể rất mệt mỏi và quá sức. Trong
khi còn ở bệnh viện, hãy tận dụng sự chăm sóc chuyên nghiệp dành cho mẹ
con bạn. Rất nhiều bệnh viện có chuyên gia chuyên về việc cho trẻ ăn hoặc
các nhà tư vấn về việc cho trẻ bú, những người này có thể giúp bạn bắt đầu
việc chăm trẻ hoặc cho trẻ bú bình. Thêm vào đó, các y tá sẽ chỉ dẫn cho bạn
cách bế, giúp trẻ ợ hơi, thay tã lót hoặc chăm sóc trẻ.
Tại nhà, bạn có thể thuê thêm một người trông trẻ để giúp bạn trong khoảng
thời gian ngắn sau khi sinh. Họ hàng và bạn bè cũng có thể là những nguồn
giúp đỡ tuyệt vời. Họ có thể háo hức giúp bạn hơn là bạn tưởng, và mặc dù
bạn có thể bất đồng ở một số thứ, đừng nên gạt bỏ các kinh nghiệm của họ.
Nhưng nếu bạn là người không muốn có khách lạ ở trong nhà hoặc bạn có
nhiều thứ lo lắng khác, đừng cảm thấy e ngại khi đặt ra những giới hạn
nghiêm khắc với khách.
Tiếp xúc với trẻ sơ sinh
Nếu bạn chưa từng dành nhiều thời gian ở gần trẻ sơ sinh, sự yếu ớt mong
manh của chúng có thể làm bạn phát nản. Sau đây là một vài điều căn bản
cần nhớ:

Luôn đỡ tay sau đầu bé khi bế đứng - Ảnh: Inmagine


Cẩn thận hỗ trợ cho đầu và cổ của bé. Nâng niu và đỡ lấy đầu bé khi bế bé
thẳng đứng hoặc khi đặt bé nằm xuống.
 Không nên rung, lắc trẻ dù là chơi đùa hoặc khi hoảng sợ, lo lắng. Lắc
mạnh trẻ có thể gây xuất huyết não và có thể dẫn đến tử vong. Nếu bạn
muốn đánh thức, đừng lay bé – thay vào đó, hãy cù nhẹ vào chân bé hoặc
thổi nhè nhẹ lên má bé.
 Đảm bảo rằng trẻ nhà bạn được cố định an toàn trên xe đẩy, vật
chuyên chở, hoặc ghế xe hơi. Giới hạn những hoạt động nào quá mạnh hoặc
hoạt bát.
 Nên nhớ rằng trẻ sơ sinh chưa sẵn sàng cho những trò chơi mạnh, ví
dụ như đung đưa nhẹ trên đầu gối hoặc tung lên không trung.
Các phương pháp để gắn kết và vuốt ve trẻ
Kết nối, có lẽ là một trong những điều thú vị nhất khi chăm sóc trẻ sơ sinh,
diễn ra trong khoảng thời gian nhạy cảm vài giờ đồng hồ đầu tiên và những
ngày sau sinh khi các bậc cha mẹ tạo một sự liên thông lớn với em bé. Gần
gũi thân thể có thể phát triển sự gắn kết về tâm hồn và tinh thần.
Với trẻ sơ sinh, gắn bó góp phần tạo sự thúc đẩy về cảm xúc, và cũng ảnh
hưởng đến sự phát triển ở những khía cạnh khác, chẳng hạn như phát triển
về thể chất. Một cách khác để nghĩ về sự kết nối đó là “có tình yêu” với trẻ
của bạn. Trẻ em phát triển mạnh mẽ khi có cha mẹ hoặc những người lớn
khác yêu chúng vô điều kiện trong cuộc đời.
Bắt đầu việc kết nối bằng cách bế ẵm bé trên tay và nhẹ nhàng vuốt ve bé
theo nhiều mô hình. Cả bạn và người bạn đời đều có thể có cơ hội để được
“da chạm da” với trẻ, bế giữ trẻ sát vào da của bạn trong khi cho bú hoặc khi
ẵm bồng.
Trẻ sơ sinh, nhất là những trẻ thiếu tháng và những trẻ có vấn đề về sức
khỏe, có thể rất thích khi được mát xa. Một vài cách mát xa có thể làm gia
tăng sự kết nối và giúp trẻ phát triển, lớn nhanh. Rất nhiều sách và video
hướng dẫn cách mát xa cho trẻ sơ sinh – và bạn nên nhờ sự gợi ý giới thiệu
của bác sĩ. Tuy nhiên hãy cẩn thận – trẻ em không khỏe mạnh như người

lớn, vì thế bạn nên chú ý mát xa cho trẻ thật nhẹ nhàng.

Hãy tận dụng mọi lúc mẹ con có thể bên nhau để gắn kết tình cảm mẹ con -
Ảnh: Gettyimages
Trẻ em thường rất thích các âm thanh, ví dụ như chuyện trò, bập bẹ, hát nhẹ
và thủ thỉ. Trẻ của bạn có thể cũng sẽ rất thích nghe nhạc. Những cái lúc lắc
và các đồ vật di chuyển phát ra tiếng nhạc là cách tốt nhất để kích thích khả
năng nghe ở con trẻ. Nếu bé nhà bạn trở nên nhắng nhít mỗi khi nghe tiếng
động, hãy hát lên, ngân nga 1 đoạn thơ hay 1 câu hát ru, hoặc đọc thật lớn
mỗi khi bạn đung đưa chúng nhẹ trên ghế.
Một vài bé có thể bị nhạy cảm với những va chạm, ánh sáng hoặc âm thanh,
và có thể bị giật mình và khóc một cách dễ dàng, bé cũng có thể ngủ ít hơn
là bạn mong đợi, hoặc quay mặt đi mỗi khi bạn trò chuyện hay hát cho
chúng. Trường hợp này nên để các tiếng động và ánh sáng ở mức độ trung
bình.
Việc quấn trẻ (trẻ sơ sinh thường được quấn lại để hạn chế những cử động
của chân tay) cũng là một phương pháp vuốt ve âu yếm mà các bố mẹ lần
đầu làm cha mẹ cần học. Quấn/bọc trẻ lại giữ cho tay trẻ gần với thân và hai
chân được dịch lại gần nhau. Cách này không chỉ giữ ấm cho trẻ, mà cảm
giác được bọc lại dường như giúp trẻ cảm nhận được sự che chở bảo vệ và
thoải mái. Cách này rất tốt cho trẻ sơ sinh vài tuần tuổi.
Sau đây là cách quấn/bọc trẻ:
 Trải tấm chăn dùng để quấn trẻ, với một góc hơi gấp lại.
 Đặt bé nằm ngửa trên đó với đầu bé nằm trên góc vừa gấp.
 Quấn góc trái của tấm chăn qua người bé và nhét vào bên dưới lưng
bé, chú ý luồn góc khăn dước tay phải của bé.
 Kéo góc chăn ở dưới chân bé lên hướng đầu, gấp miếng vải lại nếu
phần thừa chạm vào mặt bé.
 Quấn góc phải vòng quanh người bé, và nhét nó dưới phía bên trái của
lưng bé, chỉ để lộ phần cổ và đầu.


×