101 kinh nghiệm nuôi
con đầu lòng – Kỳ 7
“Có con thật là hạnh phúc lắm, vui lắm nhưng mà cũng lắm “phiền
toái” ra phết. Lần đầu làm mẹ, bao nhiêu là ngỡ ngàng, bao nhiêu là
tâm trạng khó có thể nói thành lờì”. Cùng với những tâm tình về hạnh
phúc làm mẹ, các mẹ Webtretho còn chia sẻ những kinh nghiệm, những
câu chuyện nuôi con rất chân thực từ chính bản thân mình.
Kỳ 7: “Đau mắt sữa”; “Chăm con ốm”; “Hút mũi” và “Đánh tưa lưỡi”
#24. Đau mắt sữa
ID mup mip – “Bé nhà mình lúc sinh chắc bị nước ối vào mắt (hay gì đó),
nên 1 mắt cứ có gỉ lem nhem. Ban đầu ít thôi, mẹ cháu cũng chăm chỉ nhỏ
nước muối nhưng không đỡ, sau 2 tuần thì gỉ dính cả 2 mí mắt con lại. Hồi
đấy còn ở nhà mình, bà nội với bố bé đều đi làm chỉ trưa về nấu nướng cho
ăn rồi lại đi, mỗi hai mẹ con ở nhà thế là cả ngày cứ ôm con ngồi khóc đến
lúc mắt mẹ cũng sưng như mắt con luôn. Sau đấy hai mẹ con mình về nhà
ngoại, mình mới được dạy rằng đấy gọi là đau mắt sữa, trẻ mới sinh bị thế
ko có gì phải lo, chỉ nhỏ mấy giọt sữa mẹ vào là khỏi thôi. Mình nhỏ sữa mẹ
cho con 3 ngày là mắt con lại long lanh, cả mắt mẹ nữa cũng thế. Bây giờ thi
thoảng mình vẫn bị mẹ đẻ mình trêu vụ đấy.”
#25. Chăm con ốm
ID BeamBeam – “10 tháng tuổi, con ho sốt lần đầu tiên, bác sĩ nói là bị
viêm hô hấp trên, tạm thời chỉ cần hạ sốt, uống siro ho và rửa mũi bằng nước
muối biển.
Đêm con hay sốt cao hơn và quấy vì mệt và khó thở. Mẹ lần đầu tiên phải
canh con ốm nên cũng phờ phạc theo. Không có kinh nghiệm nên mỗi khi
đặt thuốc hạ sốt cho con xong, sau khoảng 1 tiếng cơn sốt lui đi, mẹ đo nhiệt
độ thấy ổn rồi thì liền ôm con ngủ thiếp đi, mà không hề biết rằng đó mới là
lúc con cần mẹ lưu ý nhất vì mồ hôi con túa ra phải được lau liên tục.
Ảnh: Inmagine
Hậu quả là con bị viêm phổi và phải uống kháng sinh mấy hôm liền. Mẹ ân
hận thì cũng muộn rồi. Mọi người lưu ý bài học này nhé.”
#26. Hút mũi cho con
ID SmartMilk – “Có lần mùa đông thằng con mình bị sổ mũi nặng mà nhất
định không cho mẹ hút mũi ra bằng dụng cụ, khóc lóc inh ỏi rồi nôn ọe lung
tung. Cáu tiết, mình đè ngửa nó ra áp miệng mình vào 2 lỗ mũi của cu cậu
hút suỵt một cái… ra hết luôn. Xong rồi, mẹ vội vàng thay áo ướt cho con vì
sợ nó bị lạnh, định bụng thay xong sẽ vào toilet nhổ ra. Mẹ chồng mình
đứng gần đấy chả nhớ đã hỏi mình câu gì, mình ngẩng đầu lên trả lời bà thế
là nuốt luôn mũi dãi của ông con vào bụng.
Hậu quả là phải đến 1 tháng sau chồng nhất định không chịu hôn vợ, thoái
thác bằng đủ kiểu lý do. Mình tra gạn mãi chàng mới lí nhí bảo là vì hôm
trước nhìn thấy vợ hút mũi cho con rồi nuốt luôn vào bụng nên sợ. Bài học
của mình sau vụ đấy là không bao giờ được hút mũi cho con bằng miệng…
trước mặt chồng và mẹ chồng”
#27. Đánh tưa lưỡi
ID BeamBeam – “Mình ít sữa nên bé nhà mình uống sữa bình là chính,
thành ra cặn sữa đóng thành tưa lưỡi nhiều. Những ngày đầu nhờ y tá đến
tắm, thấy các cô lồng cái miếng gạc đánh tưa vào ngón tay, lách vào miệng
bé lau rất nhẹ nhàng và nhanh gọn, mẹ ngồi bên theo dõi nhủ thầm là chắc
cũng đơn giản thôi.
Ảnh: Gettyimages
Rồi mấy tuần sau, sao thấy bé tưa lưỡi ngày càng nhiều thế, cặn trắng thế kia
thì người ta bảo bé khó chịu lắm, bú tí chẳng ngon đâu. Bà và mẹ thử nhiều
cách rồi, mật ong này, nước rau ngót này… vẫn k ăn thua. Mẹ hì hụi bắt
chước mấy cô y tá lồng miếng gạc đánh tưa vào ngón tay để lau cho con.
Nhưng mà dù là ngón tay út của mẹ bé tí xíu rồi, mà sao cũng vẫn khó lau
thế, sâu sâu trong lưỡi con vẫn trắng quá. Thôi con chịu khó, mẹ lùa sâu một
tý lau cho con sạch miệng, ăn uống sẽ ngon hơn. Nghĩ là làm, con cũng chỉ
hơi ọe tí thôi.
Đến lúc rút ngón tay ra, mẹ bủn rủn hết cả người vì đầu miếng gạc đỏ tươi.
Da con non nớt thế, miệng con nhỏ xinh thế, mà mẹ cứ lùa ngón tay to tướng
vào để cọ để lau nên bật cả máu mà mẹ k biết. Thế là mẹ cứ ôm con ngồi
khóc tu tu hết cả buổi chiều, may con cũng không có vấn đề gì nghiêm
trọng.
Sau này mẹ nghĩ ra một cách lấy tưa lưỡi cho con, mẹ lấy miếng gạc đánh
tưa bọc vào cái thìa kim loại nhỏ xíu vẫn dùng cho con uống nước, nhẹ
nhàng lách vào miệng con đưa đi đưa lại. Chiếc thìa dẹt, nhỏ lại đủ cứng cáp
để mẹ dễ lựa vào sâu sâu 1 chút mà k làm tổn thương đến con. Những kinh
nghiệm này mẹ chỉ có thể trải qua thực tế chứ đọc bao sách, tham gia bao
lớp tiền sản cũng chẳng ăn thua gì.”
(Còn tiếp)