TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKH 2019
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
TRẦN NGUYỄN BẢO NGÂN*
NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT, PHẠM THỊ THU SEN
Khoa Địa lý, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
*
Email:
Tóm tắt: Du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích đã góp phần tạo việc làm, tăng
thu nhập cho người dân tại địa phương đồng thời góp phần phát huy thế mạnh văn
hóa bản địa. Tuy đã đạt được những kết quả khả quan nhưng do hoạt động thiếu
chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản, các loại sản phẩm du lịch còn thiếu đa dạng nên
du lịch cộng đồng ở nơi đây chưa thực sự phát triển, thu nhập của người dân làm du
lịch cộng đồng còn rất thấp. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng và qua
đó đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích, huyện
Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ khóa: Phát triển du lịch cộng đồng, làng cổ Phước Tích, Thừa Thiên Huế.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, du lịch được biết đến là ngành kinh tế tổng hợp có tính xã hội hóa cao. Tác động
của cộng đồng lên các giá trị tài nguyên, trong đó có tài nguyên du lịch và qua đó ảnh hưởng
đến phát triển du lịch bền vững. Chính vì vậy một trong những phương thức tiếp cận quan trọng
cho phát triển du lịch bền vững là đẩy mạnh phát triển du lịch cộng động đồng, trong đó các giá
trị truyền thống và vai trò của cộng đồng được phát huy đầy đủ nhất. Hiện nay, du lịch cộng
đồng đang được coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất
cho bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài ngun mơi trường sinh
thái, mà cịn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương.
Ở một số địa phương trên cả nước có rất nhiều mơ hình du lịch cộng đồng phát triển khá
thành cơng ở miền núi có đơng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như ở Lào Cai, Hà Giang…
Những mơ hình này đã mang lại hiệu quả thiết thực, khơng chỉ phát huy được thế mạnh văn
hố bản địa của các dân tộc, mà cịn góp phần xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhiều
người dân địa phương.
Đến với Phước Tích ngày nay, ta như lạc vào không gian xanh của những khu vườn,
những cây cổ thụ và ẩn hiện trong đó là những ngơi nhà, cơng trình tín ngưỡng đã hàng trăm
năm nay vẫn được người dân giữ gìn như tài sản vơ giá của cộng đồng dân cư Phước Tích.
Cùng với các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khác, Phước Tích được kỳ vọng sẽ nối tiếp
làng cổ Đường Lâm (Hà Nội) trên con đường phát triển du lịch cộng đồng tại địa phương.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích
chưa phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có, nghề gốm của làng dường như chỉ cịn là di
sản của quá khứ. Đời sống của người dân trên địa bàn chủ yếu là thuần nơng, kinh tế cịn nhiều
khó khăn và bấp bênh. Vì vậy, cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả để phát triển du lịch
cộng đồng nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời tăng thu nhập cho người dân địa phương. Vì
những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài là: “Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng
làng cổ Phước Tích, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế”.
60
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN
| 12/2019
Thông qua đề tài, chúng tơi mong muốn góp một phần vào việc nghiên cứu thực trạng
của hoạt động du lịch tại làng cổ Phước Tích, từ đó giúp nhà quản lý có những biện pháp hữu
hiệu nhằm phát triển hoạt động du lịch hơn nữa. Đồng thời mang lại ngày càng nhiều lợi ích
cho người dân theo đúng tinh thần của việc phát triển du lịch bền vững.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Một số vấn đề về du lịch cộng đồng
2.2.1. Đặc điểm của du lịch cộng đồng
- Du lịch cộng đồng là một loại hình du lịch mới khác với các loại hình du lịch khác bởi
cộng đồng dân cư là những người được tham gia ngay từ đầu, từ khâu nghiên cứu, lập kế hoạch
phát triển, triển khai các hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ cho khách du lịch. Họ giữ vai
trò chủ đạo phát triển và duy trì các dịch vụ.
- Du lịch cộng đồng diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương.
Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng và ít về số lượng. Các sản phẩm
mang bản sắc địa phương. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện
tự nhiên, văn hoá địa phương, giảm thiểu các tác hại.
- Cộng đồng dân cư phải là người sinh sống và làm việc trong hoặc liền kề các điểm tài
nguyên du lịch. Đồng thời cộng đồng phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ tài ngun mơi
trường nhằm hạn chế tác động tiêu cực chính từ việc khai thác tài nguyên du lịch của cộng đồng
và hoạt động của du khách.
- Đây là hoạt động thu hút cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch và được
hưởng lợi từ hoạt động này nên đây là loại hình có tính chun mơn thấp. Cộng đồng địa phương
mới tham gia vào hoạt động du lịch nên chun mơn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ cịn hạn
chế, gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hướng dẫn khách nước ngoài.
- Đặc điểm lớn nhất của du lịch cộng đồng là người tổ chức du lịch và cư dân bản địa khai
thác cái sẵn có của cộng đồng địa phương để kinh doanh du lịch. Phát triển du lịch cộng đồng
phải đảm bảo sự công bằng trong phân chia quyền lợi thu nhập du lịch cho các bên tham gia.
2.1.2. Ý nghĩa phát triển du lịch cộng đồng
- Đối với cộng đồng:
+ Du lịch cộng đồng phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương đặc
biệt là ở những vùng nông thôn nơi tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Đây sẽ là yếu tố tích cực góp phần
làm giảm tác động của cộng đồng đến các giá trị cảnh quan, tự nhiên, qua đó sẽ góp phần bảo
tồn tài ngun, mơi trường đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững.
+ Mang lại lợi ích cho các thành viên cộng đồng tham gia trực tiếp cung cấp các dịch vụ cho
khách du lịch, đồng thời các thành viên khác cũng được hưởng lợi từ sự đóng góp của du lịch.
- Đối với du lịch:
+ Phát triển du lịch cộng đồng có ý nghĩa tạo ra sự đa dạng sản phẩm dịch vụ du lịch của
các địa phương, các quốc gia.
+ Góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và tài nguyên du lịch nói riêng.
61
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKH 2019
2.2. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Lượng khách và doanh thu du lịch
2.2.1.1. Lượng khách
Bảng 1. Số lượng khách tham quan tại làng cổ Phước Tích giai đoạn 2015-2018
Chỉ tiêu
I. Tổng lượt khách
Khách quốc tế
Khách nội địa
II. Tổng số ngày khách
Khách quốc tế
Khách nội địa
ĐVT
Lượt khách
Lượt khách
Lượt khách
Ngày khách
Ngày khách
Ngày khách
2015
18430
10700
7730
1590
820
270
2016
29057
15841
13216
2160
1450
290
2017
27365
16379
10986
2987
2538
449
2018
67355
49135
18220
4032
3025
1007
(Nguồn: Ban quản lý làng cổ Phước Tích)
Nhìn chung số lượng khách đến với Làng cổ ngày càng tăng lên qua các năm diễn ra lễ
hội Fesival lớn truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Từ năm 2015-2017, số lượng khách đến tham quan làng Cổ ở mức thấp nhưng từ năm
2018 lượng khách tăng lên rất nhanh, tăng 48925 người so với năm 2015, nhờ những chính sách
ưu đãi của tỉnh và sự hỗ trợ đóng góp của ban quản lý làng cổ và người dân trong làng, thu hút
rất nhiều khách đến tham quan và trải nghiệm.
Tỷ lệ khách lưu trú chiếm tỷ trọng thấp cho thấy rằng hầu hết khách du lịch đến Phước
Tích chỉ đi trong ngày và khách lưu trú phần lớn là khách quốc tế muốm khám phá nếp sinh
hoạt văn hóa của làng quê cổ Việt Nam.
2.2.1.2. Doanh thu
Bảng 2. Doanh thu từ số lượng khách đến tham quan làng cổ Phước Tích giai đoạn 2013-2018
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm
Doanh thu
2013
1.453
2014
2.004
2015
1.690
2016
2.120
2017
1.011
2018
1.568
(Nguồn: Ban quản lý làng cổ Phước Tích)
Làng cổ Phước Tích khơng bán vé vào tham quan nên doanh thu còn khiêm tốn và doanh
thu chủ yếu từ các dịch vụ đi kèm tại làng cổ. Chính quyền các cấp vẫn đang quan tâm đến việc
khai thác các nguồn lợi nhưng do chưa có kinh nghiệm làm du lịch và người dân trước giờ vẫn
còn ngần ngại, chưa quen với việc làm dịch vụ phục vụ du khách. Doanh thu một số năm có dấu
hiệu khởi sắc vì được quảng bá qua tour “Hương xưa làng cổ” rất mạnh mẽ, nhiều đoàn khách
được đưa về tham quan trong chuỗi sự kiện Festival Làng nghề Huế. Đặc biệt năm 2016, tour
được khai thác với nhiều nội dung phong phú đa dạng hơn nên thu hút nhiều lượt khách hơn.
2.2.2. Hiệu quả của việc phát triển du lịch cộng đồng làng cổ Phước Tích
* Số lao động tham gia dịch vụ du lịch
Có thể thấy hoạt động du lịch đang thu hút cộng đồng người địa phương tham gia. Số lao
động không ngừng tăng lên qua các năm chứng tỏ người dân địa phương đã nhìn nhận được kết
quả của hoạt động du lịch mang lại. Tuy nhiên có thể thấy năm 2017, số lượng lao động tham
62
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN
| 12/2019
gia dịch vụ khơng tăng thêm, một số loại hình có sự sụt giảm rõ rệt như Quảng diễn gốm,
Homestay. Nguyên do được đưa ra là đối với nghề Quảng diễn gốm, những nghệ nhân lớn tuổi
đã khơng cịn sức tham gia, các nghệ nhân trẻ thì khơng bám trụ được lâu với nghề vì khơng
đem lại được thu nhập lớn, nên ở khu Quảng diễn gốm hiện tại chỉ có 3 lao động trong độ tuổi
từ 30-40 tuổi; đối với dịch vụ Homestay, cũng với lí do sức khỏe, một số nhà trước đây có dịch
vụ Homestay đều tạm ngưng hoạt động.
* Hình thức và thời gian tham gia hoạt động du lịch của cư dân
Hiện nay, người dân tham gia hoạt động du lịch chủ yếu dựa vào sự sắp xếp của Ban quản
lý. Lượng khách về Phước Tích vẫn còn thấp và theo thời vụ nên làm du lịch chưa thực sự là cơng
việc chính của người dân. Có thể thấy việc tham gia du lịch chỉ là công việc làm thêm bên cạnh
việc làm nông, buôn bán, chưa thực sự là cơng việc chính, tạo ra thu nhập chính cho gia đình.
Giờ
20
18
16
14
12
10
8
6
4
2
0
Dưới 5 giờ
Từ 5 giờ đến
dưới 10 giờ
Từ 10 giờ đến
15 giờ
Trên 15 giờ
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
Hình 1. Thời gian tham gia dịch vụ du lịch bình quân 1 tuần
Thực trạng này cho thấy rằng số giờ làm việc bình quân 1 tuần của các lao động tham gia
hoạt động du lịch ở làng cổ còn ở mức thấp và khi được hỏi với số giờ làm việc như trên anh
chị có muốn làm thêm giờ nữa khơng thì có 77,5% số người được hỏi mong muốn làm thêm
giờ và sẵn sàng làm thêm giờ. Tình trạng thiếu việc làm vẫn cịn tồn tại với các cư dân trong
hoạt động du lịch, bởi lẽ kinh tế của làng từ xưa dựa vào nghề gốm nhưng nghề gốm đã khơng
cịn như trước nữa nên cuộc sống rất khó khăn. Theo đây ta thấy thái độ mọi người dân đều rất
muốn làm du lịch và sẽ hỗ trợ nhiệt tình để thúc đẩy du lịch tại làng cổ nếu có đầu tư và một dự
án quy hoạch du lịch cụ thể.
* Mức thu nhập bình quân/tháng của người dân khi tham giam hoạt động du lịch
Bảng 3. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ du lịch của người dân địa phương
(Đơn vị tính: Nghìn đồng)
Mức thu nhập bình quân/tháng
Lao động (Người)
Tỷ lệ %
Dưới 500
Từ 500 đến dưới 1000
3
6
7,5
27,5
Từ 1000 đến dưới 2000
11
40
Trên 2000
10
25
Tổng
30
100
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra)
63
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKH 2019
Thu nhập trên hai triệu đồng chiếm 25% trong tổng số người có tham gia hoạt động du
lịch, có 11 lao động có mức thu nhập từ năm trăm ngàn đồng đến dưới một triệu đồng và 3 lao
động có mức thu nhập rất thấp dưới năm trăm ngàn. So với mức thu nhập bình quân đầu người
ở địa phương thì mức thu nhập của cư dân làm du lịch ở làng cổ Phước Tích vẫn cịn ở mức
thấp, biết rằng mức thu nhập vẫn từ nhiều nguồn khác tuy nhiên mức độ đóng góp của du lịch
vào thu nhập của người dân vẫn còn hạn chế, chưa thể là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân.
2.3. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
a. Cơ sở đề xuất
- Điều kiện phát triển du lịch cộng đồng ngoài yếu tố tài nguyên du lịch, sự sẵn sàng tham
gia của cộng đồng thì cần phải đảm bảo các điều kiện: cơ sở vật chất kỹ thuật, giao thông vận
tải và các dịch vụ hỗ trợ cho du lịch.
- Thực trạng hoạt động du lịch tại làng cổ Phước Tích cịn bộc lộ những hạn chế trong
dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận chuyển và các dịch vụ bổ sung.
b. Nội dung cụ thể
- Nâng cấp và sửa chữa các tuyến đường vào sâu trong làng, đặc biệt là những đoạn đường
hẹp, hư hỏng... Bê tơng hóa các con đường đất để hạn chế việc đi lại khó khăn vào những ngày
mưa gió.
- Xây dựng các bến đỗ riêng dành cho xe du lịch, tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn
khách dễ dàng tiếp cận điểm du lịch.
- Bên cạnh việc phát triển hệ thống cơ sở lưu trú, cần phát triển hệ thống nhà hàng phục
vụ các món ăn truyền thống, các cơ sở vui chơi giải trí với những trị chơi dân gian và các dịch
vụ bổ trợ khác như hệ thống cơ sở văn hoá, ngân hàng, y tế… nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch.
- Đầu tư phát triển cơ sở vận chuyển như thuyền, ghe, xe máy, xe đạp... phục vụ khách
tham quan tại điểm du lịch.
- Thiết lập hệ thống bảo đảm an toàn gồm các cột mốc, các bảng chỉ dẫn, thùng rác, bảng
nội quy và thông tin hướng dẫn dành cho du khách…
2.3.2. Giải pháp về xúc tiến và quảng bá
a. Cơ sở đề xuất
Du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích là tuy khơng cịn là mơ hình mới nhưng cần sự
đổi mới, phát triển; do vậy càng cần thiết hơn phải áp dụng các hình thức quảng bá, xúc tiến
khác nhau để giới thiệu về mình. Mặt khác, du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích mặc dù đã
có website riêng nhưng chưa cập nhật đầy đủ thông tin và đang tạm thời hoạt động, chưa có các
hoạt động quan hệ công chúng để tuyên truyền rộng rãi thông tin về điểm đến.
b. Nội dung cụ thể
- Xây dựng website về các hình thức phục vụ du lịch, bao gồm thông tin về: các tuyến
điểm du lịch hấp dẫn; các cơ sở lưu trú và ăn uống trong đó có địa chỉ và hình ảnh để khách du
64
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN
| 12/2019
lịch tiện lựa chọn và liên hệ. Bên cạnh đó, trang web này còn cần được dịch ra nhiều thứ tiếng
trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức, Nhật... nhằm hướng tới những thị trường thường quan tâm
đến loại hình du lịch cộng đồng.
- Xúc tiến qua các hội chợ, hội nghị và hội thảo.
- Xúc tiến qua các phương tiện thông tin đại chúng: làm phim quảng bá phát trên đài
truyền hình trong và ngồi nước, viết bài, ảnh, phóng sự đăng tải trên báo chí Trung ương và
địa phương trong nước và ngoài nước.
3.2.3. Giải pháp về đào tạo lao động du lịch
a. Cơ sở đề xuất
- Mục tiêu chính của việc xây dựng mơ hình du lịch cộng đồng ở làng cổ Phước Tích là
tạo thêm cơng ăn việc làm và chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho người dân địa phương, từ đó giúp
người dân nâng cao hiệu quả kinh tế của mình. Chính vì vậy, u cầu đào tạo và sử dụng người
dân địa phương ở đây là việc làm cần thiết.
- Thực tế cho thấy rằng, người dân rất muốn tham gia vào các hoạt động du lịch cộng
đồng nhưng nhận thức của họ về loại hình du lịch này còn chưa cao. Từ đây, đặt ra một vấn đề
mấu chốt cần quan tâm là yếu tố năng lực của cộng đồng trong phát triển du lịch.
b. Nội dung cụ thể
Khuyến khích người dân phát huy sự thân thiện, mến khách, đồng thời tổ chức những
khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch, giao tiếp ứng xử và ngoại ngữ. Cụ thể như sau:
* Nội dung đào tạo
- Thứ nhất: Du lịch, du lịch cộng đồng, điều kiện, nguyên tắc và các vấn đề lý luận liên
quan đến loại hình du lịch cộng đồng. Đối với đối tượng là người dân địa phương, nội dung này
cần được truyền đạt một cách ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.
- Thứ hai: Nâng cao nhận thức về việc phát huy, bảo tồn, giữ gìn tài nguyên du lịch. Đối
với từng địa bàn, cần có những lớp học để giới thiệu về giá trị tài nguyên du lịch của địa phương,
cách khai thác các giá trị đó và yêu cầu về việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy các tài nguyên du lịch.
- Thứ ba: Giáo dục nâng cao hiểu biết về khách du lịch, tìm hiểu thị hiếu khách du lịch từ
những quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.
- Thứ tư: Đào tạo về kỹ năng đón tiếp và phục vụ khách du lịch. Tập trung chủ yếu vào
việc tạo dựng mơi trường trong và ngồi tổ hợp du lịch nhằm đảm bảo tính hài hịa, nồng nhiệt,
an toàn, thân thiện đối với du khách.
- Thứ năm: Đào tạo về kinh doanh du lịch. Trang bị cho người dân địa phương khả năng
phân tích thị trường cung và cầu; xây dựng và cải thiện sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách du lịch.
- Thứ sáu: Đào tạo ngoại ngữ. Nội dung này chủ yếu nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ
cho người dân địa phương nhằm tạo điều kiện để họ có thể giao tiếp được với du khách, đặc
biệt là một số ngôn ngữ thông dụng như tiếng Anh, Pháp...
Ngồi ra cịn phải đào tạo cho người dân những nội dung liên quan tới các quy định và
hoạt động lưu trú của du khách: phòng cháy chữa cháy và những quy định cụ thể đối với khách
du lịch nhằm tạo điều kiện cho người dân nắm và thực hiện tốt các quy định theo pháp luật...
3.2.4. Giải pháp về bảo vệ và tôn tạo tài nguyên du lịch
a. Cơ sở đề xuất
Về thực trạng, chưa có hình thức xử lý rác trước và sau khi có một đồn du lịch tham
quan, chưa có một hệ thống thu gom rác thải hoàn thiện đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới môi
65
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKH 2019
trường. Vì vậy, giải pháp thu gom và xử lý rác tiến hành càng sớm càng tốt nhằm tránh những
ảnh hưởng xấu đến mơi trường.
Với tình hình đó địi hỏi các phương án, giải pháp trong hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị các di sản ở làng cổ Phước Tích phải hết sức thận trọng. Phải xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng
từ nhiều góc độ để dự án có sức thuyết phục, đảm bảo hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, phù
hợp giữa lợi ích và trách nhiệm, nhằm tạo sự đồng thuận cao giữa các chủ sở hữu di tích với
chính quyền địa phương.
b. Nội dung cụ thể
* Nâng cao nhận thức cho người dân
Tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về các chủ trương đường lối của Đảng
và Nhà nước về việc giữ gìn bản sắc văn hóa làng, văn hóa dân tộc. Tuyên truyền cho mọi người
hiểu biết đầy đủ về nội dung của giá trị văn hóa đó; phải xác định được vị trí, ý nghĩa của chúng
trong xã hội hiện đại của chúng ta, có hiểu được sâu sắc vai trị của bản sắc văn hóa đó đối với
đời sống hiện nay và của môi trường sống bao quanh chúng ta, thì mới có thể tạo ra được cơ sở
thuận lợi cho việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa. Giữ gìn bản sắc văn hóa là phải có chọn
lọc, cái cịn có giá trị phải được giữ gìn, cái gì trở thành vật cản cần loại bỏ.
* Tăng cường xây dựng mơi trường văn hóa
- Việc khơi phục nghề, làng nghề thủ công truyền thống: tập hợp những sản phẩm, những
công cụ thủ công để làm một bảo tàng lưu trữ nhằm tơn vinh văn hóa hữu thể của cha ông.
- Tổ chức gặp gỡ các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu để khôi phục các nghề, làng nghề
thủ công truyền thống.
- Tổ chức cho các họa sỹ, kỹ sư, thâm nhập vào làng nghề để họ giúp bà con cải tiến mẫu
mã, kỹ thuật để các sản phẩm thủ công làm ra đáp ứng với cuộc sống sinh hoạt và có giá trị trên
thị trường hiện nay trong nước và quốc tế.
* Đối với việc tôn tạo, trùng tu và sử dụng các di tích lịch sử văn hóa ở làng
Khi tơn tạo, trùng tu cần xem xét phù hợp theo quy chế quản lý, bảo tồn, tơn tạo và sử
dụng di tích ở làng cổ Phước Tích, khơng được tự ý trùng tu các cơng trình kiến trúc của làng
mà chưa có sự cho phép của Uỷ ban nhân dân huyện, Ban quản lý làng cổ Phước Tích. Việc
trùng tu phải tuân thủ theo đúng quy chế đã đặt ra.
* Phát triển du lịch để bảo tồn giá trị văn hóa làng
- Tổ chức định kỳ hoạt động lễ hội truyền thống hàng năm với tên gọi "Hương xưa làng
cổ" như đã từng làm, vào thời gian cố định trong năm, tạo cho du khách những ấn tượng tốt đẹp
về lễ hội này, đồng thời cũng là dịp để những người tổ chức nâng cao kỹ năng, kinh nghiệm tổ
chức điều hành.
- Tổ chức các quầy hàng lưu niệm, biểu diễn phục vụ nghề gốm truyền thống cho du
khách, tổ chức gian hàng ẩm thực truyền thống.
* Bảo vệ môi trường
- Kiến nghị đầu tư các điểm thu gom rác hợp vệ sinh. Lồng ghép các chương trình tham
quan du lịch với nội dung bảo vệ môi trường.
- Xây dựng thêm một số nhà vệ sinh công cộng đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách, đặc
biệt là khu chợ và tại các cơng trình di tích khác của làng như đình, văn chỉ....
66
KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN
| 12/2019
3.2.5. Giải pháp liên kết và hợp tác
a. Cơ sở đề xuất
Thực tế cho thấy các sản phẩm du lịch tại làng Phước Tích chủ yếu là tham quan nhà cổ,
sinh hoạt cộng đồng, trị chơi nhân gian, nghề gốm… Vì vậy, cần tạo ra được một sản phẩm du
lịch mới đặc sắc, tạo ra được “sắc màu” mới cho bức tranh làng cổ. Với tình hình đó, địi hỏi
phải có sự liên kết và hợp tác với các vùng khác, các dịch vụ phục vụ du lịch để giúp làng cổ
thu hút được nhiều khách du lịch hơn.
b. Nội dung cụ thể
- Cần hợp tác với các đơn vị vận tải mở thêm các tuyến xe bus từ trung tâm Thành phố
Huế về với làng và đưa điểm đến này vào các chương trình tour tham quan cho tour đến Huế.
- Liên kết với các làng nghề lân cận và các điểm đến từ Huế ra Quảng Bình và ngược lại
nhằm thu hút khách đến tham quan.
- Liên kết với các khu nghỉ dưỡng lân cận nhằm tạo sự kết nối liên hoàn về du lịch, tăng
thêm sự đa dạng, hấp dẫn và lưu trú tại làng nhiều hơn.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Nghiên cứu đã tập trung làm rõ bức tranh thực trạng tình hình hoạt động du lịch cộng
đồng ở làng cổ Phước Tích. Từ đó, dựa trên các cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề,
du lịch cộng đồng; tiềm năng du lịch của làng để đưa ra đánh giá về tính độc đáo, nổi trội, đặc
sắc của tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn của Phước Tích. Đây chính là cơ sở rất quan
trọng để đính hướng xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của làng. Ngoài ra cần tiếp tục quan
tâm nghiên cứu điểu kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng trong bối cảnh hiện tại để có một
cách nhìn tổng quan nhằm đưa ra các giải pháp phát triển bền vững có hiệu quả và tính thực thi
cao. Từ thực trạng và giải pháp phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng tại
Phước Tích đã được nghiên cứu, đề xuất, đề tài đã đưa ra một số kiến nghị nhằm thực hiện tốt
việc phát triển du lịch làng trong tương lai.
3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp
- Ban hành các chính sách nhằm bảo đảm các yếu tố cần thiết cho phát triển du lịch làng
cổ và làng nghề. Trước mắt là các cơ chế chính sách nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ
cán bộ quản lý và nghiệp vụ, đặc biệt là những hiểu biết về tài nguyên, môi trường và văn hóa;
chia sẽ lợi ích từ hoạt động du lịch với cộng đồng địa phương và góp phần bảo tồn, tôn tạo tài
nguyên, môi trường và các giá trị văn hóa.
- Tăng cường cơng tác chỉ đạo, hướng dẫn địa phương không ngừng chấp hành và thực
hiện tốt các chủ trương, chính sách về du lịch, giúp đỡ và hỗ trợ công tác quy hoạch tổng thể,
quy hoạch chi tiết. Đồng thời cần có sự ưu tiên và hỗ trợ Phước Tích trong cơng tác đào tạo
nguồn nhân lực, quảng bá du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch,… và một số công việc liên
quan du lịch khác.
3.2.2. Đối với doanh nghiệp, công ty lữ hành
- Liên kết chặt chẽ hơn với địa phương, thường xuyên cung cấp những thông tin về khách,
đào tạo họ cách làm du lịch dựa trên ngun tắc đơi bên cùng có lợi.
67
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
| HNKH 2019
- Công ty du lịch cần thông tin đầy đủ, rõ ràng về tour như đối tượng khách, số lượng
khách, những đặc điểm cần lưu ý khi phục vụ... cho người dân biết trước thời gian 2-3 ngày để
có sự chuẩn bị chu đáo hơn đặc biệt dịch vụ homestay.
- Xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm du lịch: Đưa điểm du lịch Phước Tích vào tour du lịch Huế
- Quảng Trị, Huế - Quảng Bình, tour “Con đường di sản miền Trung”…
3.2.2. Đối với cư dân địa phương
- Rèn luyện kỹ năng làm du lịch, văn hóa ứng xử với du khách.
- Thành lập ban đại diện của những gia đình tham gia dịch vụ du lịch. Ban đại diện là đầu
mối nhằm quản lý các dịch vụ lưu trú, ăn nghỉ, sinh hoạt… Đặc biệt, ban đại diện có quyền
thống nhất về giá cả nhằm tránh tình trạng doanh nghiệp bắt chẹt từng hộ gia đình, ép các hộ
gia đình giảm giá để thu lợi ích riêng của doanh nghiệp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]
[3]
[4]
[5]
Nguyễn Phước Bảo Đàn (2004). Làng gốm Phước Tích - thực trạng và triển vọng, Hội kiến trúc
sư Việt Nam, Sở văn hóa thơng tin tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trí Đức (2015). Làng cổ Phước Tích: Vẫn cịn ngun giá trị, tra cứu ngày 20/8/2019 từ
/>Trần Thị Thúy Lan (2006). Giáo trình tổng quan du lịch, NXB Hà Nội.
Võ Quế (2006). Du lịch cộng đồng lý thuyết và cộng đồng và vận dụng, tập 1, NXB Khoa học
và Kỹ thuật.
Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Quy hoạch phát triển du lịch Thừa Thiên Huế đến năm
2015 và định hướng đến 2020.
68