Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 3 trang )
Cách làm sạch các phần nội tạng của heo
Nhiều người thích ăn gan, cật, dạ dày hay lưỡi heo, nhưng ngại chế biến vì nếu
không biết cách, chúng sẽ còn mùi hôi.
Hơn nữa, chế biến món ăn với những nguyên liệu này cũng cần bí quyết để món
ăn không bị dai, cứng mà mềm và giòn.
Lưỡi heo
Với phần lưỡi heo, khâu sơ chế khó nhất nằm ở việc cạo những mảng bám trắng
nằm sâu trong cuống lưỡi. Để những mảng bám tróc dễ dàng thì phải trụng qua
nước sôi, nhưng không được trụng lâu quá, mảng bám sẽ bám chặt vào lưỡi, khó
cạo hơn.
Do đó, cách tốt nhất là bạn cho một ít nước sôi vào nồi rồi nhúng phần mặt lưỡi có
mảng bám xuống trong vòng khoảng hai phút, vớt ra cho ngay vào nước lạnh rồi
dùng dao cạo mạnh. Sau cùng, để hạn chế mùi tanh, rửa lưỡi lại với ít nước pha
giấm hoặc dùng muối hột chà xát vào phần mặt lưỡi rồi rửa lại. Với lưỡi, bạn có
thể luộc, làm món phá lấu, xào với dưa chua…
Gan heo
Gan khi mua nên lựa kỹ, tránh những phần gan lốm đốm đỏ hoặc trắng, sờ vào
thấy cưng cứng. Khi rửa, vẫn rửa với nước sạch bình thường, nhiều người kỹ hơn,
cho ít rượu vào nước và rửa cùng để bớt tanh. Khi chế biến gan heo, quan trọng
nhất là khâu ướp, nên cho vào gan ít giấm, gan sẽ giòn và không bị thấm máu ra
ngoài.
Gan khi mua nên lựa kỹ, tránh những phần gan lốm đốm đỏ hoặc trắng (Ảnh
minh họa)
Dạ dày heo
Dạ dày heo nên mua loại vừa phải, không quá to và có màu sắc trắng hồng. Khi sơ
chế phải lộn ngược mặt trong, cạo rửa nhiều lần bằng nước sạch, sau đó xát muối.
Dân gian còn có một cách hay để loại bỏ phần màng nhầy bám trên dạ dày là bắc
một chảo có ít nước mắm lên bếp, đun sôi, sau đó cho thẳng phần dạ dày đã lộn