Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 97 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA
CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI
VIỆT NAM

Ngành: Tài chính Ngân hàng

Mai Hồng Phƣơng

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2021

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Ngành: Tài chính Ngân hàng
Mã số: 8340201

Họ và tên học viên: Mai Hoàng Phương

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Minh



Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2021

2


i

MỤC LỤC
MỤC LỤC

.......................................................................................................... i

LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ............................................ vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ............................................ vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................x
CHƢƠNG 1:

GIỚI THIỆU ..................................................................................1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài ..............................................................................1

1.2


Bối cảnh nghiên cứu ....................................................................................2

1.3

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................4

1.4

1.3.1

Mục đích nghiên cứu ........................................................................4

1.3.2

Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................5

Đối tƣợng, phạm vi và dữ liệu nghiên cứu ................................................5
1.4.1

Đối tượng nghiên cứu .......................................................................5

1.4.2

Phạm vi nghiên cứu ..........................................................................5

1.5

Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................6

1.6


Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................6

1.7

Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu..................................................6

1.8

1.7.1

Đóng góp mới của đề tài ...................................................................6

1.7.2

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .........................................7

Bố cục của luận văn .....................................................................................7

TÓM TẮT CHƢƠNG 1 ............................................................................................9
CHƢƠNG 2:
2.1

2.2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................10

Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận .....................................................................10
2.1.1


Tổng quan về ngân hàng thương mại..............................................10

2.1.2

Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận ...........................................................11

2.1.3

Các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận của ngân hàng thương mại ..........13

Các nghiên cứu có liên quan .....................................................................16
2.2.1

Nghiên cứu trên thế giới .................................................................16


ii
2.2.2
2.3

Nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................20

Tổng hợp các nghiên cứu trƣớc có liên quan ..........................................22

2.4 Mơ hình các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng
mại 25
2.4.1

Các yếu tố vi mô .............................................................................25


2.4.2

Các yếu tố vĩ mô .............................................................................29

2.4.3

Mô hình nghiên cứu đề xuất ...........................................................30

2.4.4

Các giả thuyết nghiên cứu...............................................................31

TĨM TẮT CHƢƠNG 2 ..........................................................................................33
CHƢƠNG 3:

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................34

3.1

Quy trình nghiên cứu ................................................................................34

3.2

Phƣơng pháp nghiên cứu ..........................................................................35

3.3

3.2.1

Nghiên cứu định tính ......................................................................35


3.2.2

Nghiên cứu định lượng ...................................................................37

3.2.3

Các kiểm định trong mơ hình nghiên cứu: .....................................39

Dữ liệu nghiên cứu .....................................................................................39
3.3.1

Mẫu nghiên cứu ..............................................................................39

3.3.2

Các biến trong mơ hình nghiên cứu ................................................41

TĨM TẮT CHƢƠNG 3 ..........................................................................................43
CHƢƠNG 4:
4.1

4.2

4.3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..........................................................44

Tổng quan hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam ....44
4.1.1


Tổng quan về các ngân hàng thương mại tại Việt Nam .................44

4.1.2

Thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
47

Kết quả nghiên cứu của mơ hình .............................................................52
4.2.1

Mơ hình 1 ........................................................................................52

4.2.2

Mơ hình 2 ........................................................................................60

Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................62

TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ..........................................................................................64
CHƢƠNG 5:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..............................................65

5.1

Kết luận ......................................................................................................65

5.2


Khuyến nghị ...............................................................................................66
5.2.1

Chất lượng tài sản ...........................................................................66


iii

5.3

5.2.2

Quy mô ngân hàng ..........................................................................67

5.2.3

Dư nợ cho vay khách hàng .............................................................68

5.2.4

Tiền gửi của khách hàng .................................................................69

5.2.5

Tổng sản phẩm quốc nội .................................................................70

Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ......................71

KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................73

PHỤ LỤC

........................................................................................................76


iv

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Mai Hồng Phƣơng

năm


v

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới đến Quý Thầy Cô Trường
Đại học Ngoại Thương đã hỗ trợ, giúp đỡ và trực tiếp giảng dạy, truyền đạt kiến
thức khoa học chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, là cơ sở nền tảng để thực hiện
luận văn này và áp dụng vào thực tiễn công việc. Đặc biệt, tác giả chân thành tri ân

vai trò định hướng khoa học của PGS.TS NGUYỄN XUÂN MINH trong việc giúp
tơi hình thành ý tưởng nghiên cứu và dìu dắt tơi từng giai đoạn trong suốt q trình
nghiên cứu để hoàn thiện luận văn về đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN
NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM”.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè ln động
viên, chia sẻ và tiếp thêm nguồn lực cho tơi để hồn thành luận văn này.
Do kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này khơng tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Q Thầy Cơ, đồng
nghiệp và các bạn học viên.
Chân thành cảm ơn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Mai Hồng Phƣơng

năm


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt

Diễn giải tiếng Việt

NH

Ngân hàng


NHTM

Ngân hàng thương mại

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM CP

Ngân hàng thương mại cổ phần

KH

Khách hàng

KHCN

Khách hàng cá nhân

NHNN

Ngân hàng nhà nước

LN

Lợi nhuận

Thuế TNDN


Thuế Thu nhập doanh nghiệp

RRTD

Rủi ro tín dụng

TCTD

Tổ chức tín dụng


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Diễn giải tiếng Việt

CAR

Capital adequacy ratio

Tỷ lệ an toàn vốn

LDR

Loan to deposit ratio


Tỷ lệ cho vay trên vốn huy động

NH

Bank

Ngân hàng

NHTM

Commercial bank

Ngân hàng thương mại

NHNN

Central bank

Ngân hàng nhà nước

NHTM CP

Joint-stock commercial bank

Ngân hàng thương mại cổ phần

FEM

Fixed effect model


Mơ hình tác động cố định

GDP

Gross domestic product

Tổng sản phẩm quốc nội

KH

Customer

Khách hàng

KHCN

Private customer

Khách hàng cá nhân

NIM

Net Interest Margin

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

NHNN

State bank


Ngân hàng nhà nước

LN

Profit

Lợi nhuận

OLS

Ordinary least squares

Phương pháp bình phương nhỏ
nhất

Thuế TNDN

Corporate Income Tax

Thuế Thu nhập doanh nghiệp

REM

Random effect model

Mơ hình tác động ngẫu nhiên

ROA


Return on Assets

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài
sản

ROE

Return on Equity

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ
sở hữu

ROS

Return on Sales

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

ROC

Return on Capital

Tỷ lệ sinh lợi của vốn đầu tư

RRTD

Credit risk

Rủi ro tín dụng


TCTD

Credit institution

Tổ chức tín dụng


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 2-1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất .....................................................................30
Hình 3-1 Quy trình nghiên cứu .................................................................................34
Hình 4-1: Tỷ lệ vốn trên tài sản của hệ thống ngân hàng một số nước ASEAN ......45
Hình 4-2: ROA và ROE của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 2009 đến 2019 .......49
Hình 4-3: Lợi nhuận sau thuế của một số ngân hàng ................................................51


ix

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2-1 : Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan....................................................22
Bảng 3-1: Các đại lượng thống kê mơ tả ..................................................................36
Bảng 3-2: Danh sách các NHTM CP trong nghiên cứu ............................................40
Bảng 3-3: Các biến trong mơ hình nghiên cứu .........................................................41
Bảng 4-1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam năm 2019 so với năm 2018 .......46
Bảng 4-2: Một số chỉ tiêu phản ánh quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam ..........47
Bảng 4-3: Thống kê mô tả các yếu tố trong mơ hình 1 .............................................52
Bảng 4-4: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mơ hình 1 ......................................53
Bảng 4-5: Ma trận hệ số tương quan mơ hình 1 .......................................................54
Bảng 4-6: Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi mơ hình 1 ............................55

Bảng 4-7: Kiểm định hiện tượng tự tương quan mơ hình 1 ......................................55
Bảng 4-8: Kết quả hồi quy pooled OLS cho mơ hình 1 ............................................56
Bảng 4-9: Kiểm định Hausman mơ hình 1 ...............................................................57
Bảng 4-10: Kết quả hồi quy theo REM cho mơ hình 1.............................................57
Bảng 4-11: Tổng hợp kết quả nghiên cứu của mơ hình 1 .........................................58
Bảng 4-12: Kiểm định Hausman mơ hình 2 .............................................................61
Bảng 4-13: Kết quả hồi quy bằng mơ hình REM cho mơ hình 2 .............................61
Bảng 4-14: Kiểm định phương sai thay đổi cho mơ hình REM ...............................62
Bảng 4-15: Kết quả nghiên cứu cuối cùng ................................................................63


x

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có thể xem xét trên nhiều khía
cạnh, đặt ra nhiều vấn đề bởi tính đa dạng và phong phú của nó. Nhưng xét đến
cùng, lợi nhuận là một yếu tố không thể thiếu khi đề cập đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng và là một mục tiêu quan trọng khẳng định sự tồn tại của các ngân hàng
thương mại trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn và tầm
quan trọng, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận
của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam”. Trong luận văn,
tác giả sử dụng mơ hình hồi quy tuyến tính OLS, mơ hình tác động cố định FEM và
mơ hình tác động ngẫu nhiên REM để xác định các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến
LN của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở lý thuyết về NHTM, LN của NHTM và
phân tích các yếu tố tác động đến LN của NHTM từ việc kế thừa các nghiên cứu
trước, tác giả đã lựa chọn mơ hình tác động ngẫu nhiên và mơ hình này có năm yếu
tố mang ý nghĩa thống kê ở mức 5% với biến phụ thuộc là ROE. Các biến độc lập
có ý nghĩa thống kê bao gồm chất lượng tài sản, quy mô ngân hàng, dư nợ cho vay
khách hàng, tiền gửi của khách hàng và tổng sản phẩm quốc nội. Kết quả nghiên
cứu đã giúp tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh

của ngân hàng, chẳng hạn như việc giám sát, xử lý và kiểm sốt nợ xấu., đưa ra các
chính sách ưu đãi hỗ trợ cho các hoạt động huy động vốn, đa dạng các loại sản
phẩm dịch vụ đồng thời quảng bá hình ảnh và thương hiệu của ngân hàng.


1

CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường tài chính ln được xem là xương sống của nền kinh tế, trong đó,
hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) được xem là huyết mạch ảnh hưởng đến
việc chu chuyển vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia
có thị trường tài chính chưa phát triển đầy đủ do đây là nguồn cung cấp vốn tín
dụng chủ yếu và kích thích đầu tư phát triển kinh tế. Đồng thời, ngân hàng cũng
đóng vai trị là cơng cụ để ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều hành chính sách tiền
tệ quốc gia. Do đó, một hệ thống ngân hàng ổn định, kinh doanh có hiệu quả và
đóng góp tích cực vào sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia là mục tiêu quan
trọng mà bất kỳ một quốc gia nào cũng muốn hướng tới.
Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã đạt được các
thành tựu đáng tự hào được cộng đồng quốc tế ghi nhận; sức mạnh tổng hợp và vị
thế quốc gia của Việt Nam từng bước được nâng tầm ở khu vực Đông Nam Á nói
riêng và trên trường quốc tế nói chung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc từng bước
hội nhập toàn diện vào nền kinh tế tồn cầu. Tuy nhiên, q trình hội nhập cùng với
việc thực hiện các lộ trình cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính, một mặt, tạo ra
cơ hội, nhưng cũng đối diện với khơng ít thách thức về quản trị hiệu quả hoạt động,
năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại.
Trải qua 3 lần tái cơ cấu hệ thống ngân hàng vào các giai đoạn 1998 – 2003;
2005 – 2008 và 2011 – 2015, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tạo ra những thay
đổi khá rõ nét về số lượng, quy mô và chất lượng. Việc xử lý các ngân hàng yếu
kém, thanh lý nợ xấu và tăng thanh khoản toàn ngành đã đạt được những kết quả

nhất định dù còn khá khiêm tốn. Tuy vậy, hệ thống ngân hàng vẫn luôn tiềm ẩn
những bất ổn và tồn tại áp lực cạnh tranh gay gắt nhất là trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế, điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng
cao hiệu quả hoạt động của mình để có thể tồn tại, phát triển bền vững.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng có thể xem xét trên nhiều khía
cạnh, đặt ra nhiều vấn đề bởi tính đa dạng và phong phú của nó. Nhưng xét đến


2
cùng, lợi nhuận là một yếu tố không thể thiếu khi đề cập đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng và là một mục tiêu quan trọng khẳng định sự tồn tại của các ngân hàng
thương mại trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.
Việc nhận dạng và phân tích một cách toàn diện các nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận của ngân hàng không chỉ nhận được sự quan tâm từ phía các học giả, mà cịn
của các cổ đông, các nhà quản trị và các cơ quan hoạch định chính sách trong việc
hình thành các chiến lược, hành lang chính sách và pháp lý phù hợp, nhằm đảm bảo
tính ổn định, bền vững trong hoạt động của hệ thống ngân hàng; từ đó góp phần vào
sự phát triển lành mạnh, minh bạch của hệ thống ngân hàng và mang lại lợi ích tổng
thể cho cả nền kinh tế.
Xuất phát từ thực tiễn và tầm quan trọng nêu trên, tác giả lựa chọn để tài
“Phân tích các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ
phần niêm yết tại Việt Nam” nhằm tìm ra các yếu tố giúp các nhà quản trị ngân
hàng nói riêng và các nhà hoạch định chính sách nói chung có định hướng phù hợp
vì mục tiêu phát triển lành mạnh hệ thống ngân hàng.
1.2 Bối cảnh nghiên cứu
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát
triển của kinh tế. Trong các loại hình tổ chức tín dụng thì ngân hàng thương mại cổ
phần (NHTMCP) vẫn đóng vai trị là chủ thể lớn, quan trọng, cung cấp nguồn vốn
dồi dào cho nền kinh tế.
Đã có nhiều nghiên cứu về lợi nhuận của NHTM CP cũng như các nhân tố tác

động đến lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu
và tổng chi phí. Là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp.
Nimalathasan (2009) đã đề cập rằng lợi nhuận là mục tiêu chính của một
doanh nghiệp, lợi nhuận khơng chỉ đo lường sự thành công của sản phẩm mà còn là
sự phát triển của thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Tối đa hoá lợi nhuận là
mục tiêu mà tất cả các tổ chức đều mong muốn đạt được. Theo nhà kinh tế học hiện


3
đại Samuelson và Nordhaus (2010) cũng định nghĩa: “Lợi nhuận là khoản thu nhập
dôi ra bằng tổng số thu về trừ đi tổng số đã chi”.
Rostami (2015) đã tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời
(KNSL) của các ngân hàng dựa trên mơ hình CAMELS. Mơ hình "CAMELS" là
một cách để tính tốn và đánh giá hiệu quả kinh doanh hoặc KNSL của các ngân
hàng và tổ chức tài chính. Mức độ an tồn vốn, chất lượng tài sản, sự quản lý, thu
nhập và lợi nhuận, và tính thanh khoản và độ nhạy cảm là những điểm trọng tâm
của mơ hình này. Trong nghiên cứu này, các tác động của từng loại nhân tố trong
mơ hình CAMELS đã được. Tỷ lệ Q-Tobin được chọn như là biến đo lường KNSL
của ngân hàng. Ngoài ra, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập
từ các BCTC hàng năm của một ngân hàng Iran và cuối cùng, mơ hình được trích
xuất từ các phân tích. Với các nghiên cứu của CAMELS, các ngân hàng có thể tập
trung vào rủi ro và một số tỷ lệ quan trọng và cố gắng quản lý và kiểm soát một số
khủng hoảng có thể xảy ra. Kết quả cho thấy, tính thanh khoản (liquidity), sự quản
lý (management) là những nhân tố có ảnh hưởng đến KNSL của ngân hàng.
Một nghiên cứu khác của nhóm tác giả Mbella và Magloire (2017) đã xem xét
mức độ mà các yếu tố ngân hàng cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng
Afriland First. Các nhân tố chính bên trong được xác định là: an toàn vốn (CAR),
quản lý thanh khoản (liquidity), hiệu quả quản lý (management effciency) và chất
lượng tài sản. Ngân hàng Afriland First đã được chọn trong số mười bốn ngân hàng

thương mại vì trong thời gian nghiên cứu, đây là ngân hàng địa phương duy nhất
trong số các ngân hàng thương mại hàng đầu về thị phần tại Cameroon. Nhóm
nghiên cứu đã trích xuất dữ liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng
Afriland First từ giai đoạn 2009 đến 2016. Với việc sử dụng phương pháp mô ment
tổng quát (GMM), kết quả cho thấy rằng an toàn vốn, quản lý thanh khoản và chất
lượng tài sản đã được tìm thấy có tác động tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận trên tài
sản, trong khi đó, Nỗ lực quản lý đã được tìm thấy có tác động tích cực đến lợi
nhuận trên tài sản tại Ngân hàng Afriland First.
Ở Việt Nam, một nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013), đã phân tích
thực trạng lợi nhuận hệ thống ngân hàng Việt Nam những năm vừa qua kết hợp với


4
việc sử dụng mơ hình định lượng nhằm tìm ra các nhân tố tác động đến lợi nhuận
ngân hàng. Mô hình hồi quy được tác giả phân chia thành hai nhóm, nhóm NHTM
CP và nhóm NHTM nhà nước để tìm hiểu tác động của các yếu tố đến LN của ngân
hàng. Từ đó, đưa ra các giải pháp góp phần gia tăng lợi nhuận ngân hàng. Các yếu
tố mang ý nghĩa trong mơ hình là: các tỷ lệ về dự trữ thanh khoản/tổng tài sản; tỷ lệ
cho vay trên vốn huy động (LDR – Loan to deposit ratio); cho vay trung dài
hạn/tổng cho vay; cho vay bằng ngoại tệ/tổng cho vay; thu nhập lãi/tổng thu nhập;
tài sản nợ ngoại tệ/tổng nguồn vốn.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Kim Thu và Đỗ Thị Thanh Huyền (2014), các
yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt
Nam bao gồm: vị thế ngân hàng, mức ngại rủi ro, rủi ro tín dụng, tương tác giữa rủi
ro tín dụng và rủi ro lãi suất, chi phí lãi suất ngầm và chất lượng quản lý. Kết quả
nghiên cứu cho thấy mức ngại rủi ro có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ thu nhập lãi
thuần, rủi ro tín dụng cũng có ảnh hưởng tỷ lệ thuận lên tỷ lệ thu nhập lãi thuần,
chất lượng quản lý có quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ thu nhập lãi thuần, chi phí lãi
suất ngầm có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ lệ thu nhập lãi thuần; biến tương tác giữa rủi
ro tín dụng và rủi ro lãi suất khơng có quan hệ với tỷ lệ thu nhập lãi thuần; khơng có

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê trong tỷ lệ thu nhập lãi thuần giữa các ngân hàng
thương mại nhà nước và các ngân hàng TMCP Việt Nam.
1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
1.3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là xác định các nhân tố ảnh hưởng
đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết tại Việt Nam. Từ đó,
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTM CP niêm yết tại
Việt Nam. Trong đó cụ thể các mục tiêu như sau
Thứ nhất, xác định các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM CP
niêm yết tại Việt Nam.
Thứ hai, ước lượng mức độ tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của các
NHTM CP niêm yết tại Việt Nam.


5
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của các NHTM CP
niêm yết tại Việt Nam.
1.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, thì đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
-

Tổng hợp cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu

-

Tiến hành nghiên cứu thực nghiệm

-

Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu


-

Đề xuất giải pháp, hàm ý chính sách cho vấn đề nghiên cứu

1.4 Đối tƣợng, phạm vi và dữ liệu nghiên cứu
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM CP niêm yết ở Việt Nam.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi không gian:
Tại thời điểm 31/12/2019, theo danh sách công bố của NHNN Việt Nam có 31
NH TMCP và 4 ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả chỉ
lựa chọn NHTM cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khốn để thực hiện nghiên
cứu. Do đó, tác giả chỉ nghiên cứu 31 NH TMCP (phụ lục 1).
1.4.2.2 Phạm vi thời gian:
Dữ liệu được thu thập từ năm 2009 đến năm 2019.
1.4.2.3 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp, với số liệu được lấy từ các báo
cáo tài chính (BCTC), báo cáo thường niên (BCTN) của các NHTM CP từ năm
2009 đến năm 2019, tạp chí, sách và website của các ngân hàng. Đồng thời, các yếu
tố vĩ mô được lấy từ trang web của Ngân hàng Thế giới (World bank).


6
1.5 Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân tố nào tác động đến lợi nhuận của các NHTM CP niêm yết tại Việt
Nam?
Mức độ tác động của các nhân tố đến lợi nhuận của các NHTM CP niêm yết
tại Việt Nam như thế nào?
Những giải pháp nào cần thiết để nâng cao lợi nhuận của các NHTM CP niêm

yết tại Việt Nam?
1.6 Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng: áp dụng mô hình hồi quy bình phương bé nhất dạng
gộp Pooled OLS để hồi quy dữ liệu bảng bằng các kết hợp mơ hình hồi quy tác
động cố định (FEM), mơ hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và mơ hình hồi
quy Pooled OLS để xem xét, phân tích các yếu tố. Để lựa chọn được mơ hình tối
ưu, ta tiến hành kiểm định F để lựa chọn giữa hai mô hình OLS và FEM, nếu giá trị
xác suất Prob (Chi-square) nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì mơ hình FEM tối ưu hơn,
tiếp theo đó tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM,
nếu giá trị xác suất Prob (Random) nhỏ hơn mức ý nghĩa 5% thì mơ hình FEM tối
ưu hơn. Sau khi lựa chọn được mơ hình tối ưu sẽ tiến hành kiểm định lại các giả
định của mơ hình hồi quy OLS như hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan,
phương sai thay đổi. Trong các mơ hình dữ liệu bảng động tuyến tính, khi T (thời
gian) nhỏ thì các phương pháp ước lượng tác động cố định FEM hoặc REM là
không phù hợp (Nickell, 1981).
1.7 Đóng góp mới và ý nghĩa của nghiên cứu
1.7.1 Đóng góp mới của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài làm rõ hơn tác động của các yếu tố đến khả năng sinh
lời của ngân hàng thương mại. Điểm mới của nghiên cứu này so với nghiên cứu
trước là: tác giả có sự cập nhật về dữ liệu với thời gian nghiên cứu gần nhất (2009 –
2019), có sự thay đổi về các biến nghiên cứu dựa trên cơ sở kế thừa các cơng trình
nghiên cứu trước, nên kết quả ước lượng sẽ có sự cập nhật mới hơn, sát với thời


7
điểm hiện tại để có thể đưa ra đánh giá chính xác nhất. Đồng thời tác giả sử dụng
phương pháp FEM,REM để ước lượng các nhân tố tác động đến lợi nhuận của các
NHTM với tính hiệu quả của phương pháp nhằm khắc phục các khiếm khuyết của
mơ hình và đảm bảo ước lượng không chệch.
1.7.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ gợi mở những hàm ý chính sách quan
trọng cho các cổ đông, nhà quản trị và các cơ quan quản lý nhà nước trong hoạch
định chiến lược nhằm nâng cao lợi nhuận nói riêng và năng lực cạnh tranh của hệ
thống NHTM Việt Nam.
1.8 Bố cục của luận văn
Nội dung của luận văn được chia thành 5 chương, ngồi phần tóm tắt luận
văn:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 1 trình bày lý do chọn đề tài và mục tiêu nghiên cứu về các nhân tố
tác động đến lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam. Dựa vào mục tiêu nghiên cứu,
tác giả hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu tương ứng với các mục tiêu đề ra.
Đồng thời, những nội dung như phạm vi, đối tượng nghiên cứu; phương pháp
nghiên cứu; đóng góp của đề tài và nội dung nghiên cứu được tác giả trình bày
trong nội dung của chương 1.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và mơ hình nghiên cứu các nhân tố tác
động đến lợi nhuận của các NHTM.
Nội dung chương 2 phản ánh sở lý thuyết về lợi nhuận và các chỉ tiêu đo
lường lợi nhuận của NHTM. Lợi nhuận của các NHTM được đo lường bằng các
yếu tố khác nhau như lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản, lợi nhuận ròng trên doanh thu…, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu tác giả
sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là biến phụ thuộc đo lường lợi
nhuận của các NHTM. Đồng thời, tác giả sẽ xem xét và phân tích các nghiên cứu
trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài, nhằm xác định các yếu tố tác động đến


8
lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu bao
gồm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Trong chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu mà tác giả sẽ sử dụng

trong bài nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra ở chương 1. Phương pháp nghiên
cứu chính được sử dụng là nghiên cứu định lượng (phương pháp OLS, FEM,REM)
với dữ liệu thứ cấp, dạng bảng (Panel Data). Ngoài ra, các kỹ thuật về thống kê mô
tả, tổng hợp và so sánh cũng được đề cập để phân tích số liệu trong luận văn. Nội
dung cuối cùng của chương 3, tác giả tổng hợp các biến trong mơ hình nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 4 sẽ gồm 2 nội dung chính là khái quát thực trạng hoạt động của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2019 và ước lượng đánh giá mức độ tác
động của các yếu đố đến khả năng sinh lợi của các NHTM
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
Chương 5 trình bày tóm tắt những kết quả đã đạt được từ mơ hình nghiên cứu
cuối cùng. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ tiến hành đề xuất một số khuyến nghị nhằm
nâng cao lợi nhuận của các NHTM tại Việt Nam. Phần cuối cùng của chương, tác
giả nêu lên một số hạn chế và hướng nghiên cứu trong tương lai.


9

TĨM TẮT CHƢƠNG 1
Trong nội dung chương 1 nêu tính cấp thiết của đề tài từ đó tác giả xác định
mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn. Các mục tiêu nghiên cứu được chi
tiết cụ thể sẽ thiết lập từ nghiên cứu tổng thể. Trên cơ sở các mục tiêu này, tác giả
xác định các câu hỏi nghiên cứu có liên quan. Bên cạnh đó, để trả lời cho các câu
hỏi nghiên cứu tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao phương pháp
nghiên cứu định lượng bằng phương pháp moment tổng quát. Ngoài ra, tác giả cịn
sử dụng các kỹ thuật phân tích, tổng hợp, so sánh và thống kê mô tả nhằm đánh giá
thực trạng hiệu quả kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam. Đồng thới, tác giả còn
sử dụng phương pháp khái quát hệ thống cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước
đây để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.
Nội dung cuối cùng là đưa ra đóng góp và ý nghĩa của đề tài.



10

CHƢƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Nội dung chương 2 phản ánh cơ sở lý thuyết về lợi nhuận và các chỉ tiêu đo
lường lợi nhuận của NHTM. Lợi nhuận của các NHTM được đo lường bằng các
yếu tố khác nhau như lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, lợi nhuận ròng trên tổng
tài sản, lợi nhuận ròng trên doanh thu…, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu tác giả
sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu là biến phụ thuộc đo lường lợi
nhuận của các NHTM. Đồng thời, tác giả sẽ xem xét và phân tích các nghiên cứu
trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài, nhằm xác định các yếu tố tác động đến
lợi nhuận của các NHTM Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra mơ hình nghiên cứu bao
gồm các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các NHTM.
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại
NHTM có vai trị quan trọng trong q trình phát triển nền kinh tế hàng hóa.
Do đó, NHTM cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã càng ngày hồn thiện và trở
thành định chế tài chính khơng thể thiếu được. Có thể hiểu rằng, NHTM là một định
chế tài chính kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, với hoạt động kinh doanh là nhận
tiền gửi dưới hình thức khác nhau và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng
các dịch vụ thanh tốn (Thanh tốn séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi,…). Bên cạnh đó,
NHTM cịn tối đa hóa lợi nhuận thơng qua các hoạt động kinh doanh khác (tiêu biểu
như dịch vụ ngân quỹ, ủy thác, môi giới tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, quản lý tài
sản, tư vấn tài chính…).
Các ngân hàng thương mại là một bộ phận thiết yếu của hệ thống tài chính,
khơng thể khơng có sự tồn tại của các hoạt động kinh doanh của nền kinh tế và hiệu

quả kinh doanh của NHTM sẽ bị tác động bởi các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, bên
cạnh các yếu tố nội tại của ngân hàng.
Một quan điểm khác cho thấy, ngân hàng thương mại là một bộ phận của thị
trường tiền tệ có tổ chức. Họ thực hiện tất cả các hoạt động của ngân hàng điển
hình. Ngân hàng thương mại là một tổ chức có điều lệ liên bang hoặc tiểu bang cho
phép ngân hàng này chấp nhận các khoản tiền gửi được liên bang bảo hiểm và trả


11
lãi cho người gửi tiền. Ngoài ra, điều lệ cho phép các ngân hàng cho vay thế chấp
nhà ở và thương mại; cung cấp dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ séc; để bảo
lãnh các chứng khoán bao gồm Kho bạc Hoa Kỳ, trái phiếu đô thị, thương phiếu và
các đợt phát hành của Fannie Mae và Freddie Mac; và tiến hành các hoạt động khác
theo quy định của luật, cụ thể là Đạo luật Ngân hàng Quốc gia. Các ngân hàng
thương mại bị hạn chế trong những gì họ có thể làm. Ví dụ: Đạo luật Glass-Steagall
tách hoạt động ngân hàng thương mại (tức là các hoạt động được phép cho các tổ
chức lưu ký có điều lệ ngân hàng) khỏi ngân hàng đầu tư (tức là các hoạt động được
phép cho các công ty môi giới, không bao gồm nhận tiền gửi hoặc cho vay)
(Nawabzada, 2017, tr.3).
Ngoài ra, theo Luật các TCTD năm 2010, NHTM là loại hình ngân hàng được
thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo
quy định của Luật các tổ chức tín dụng (TCTD) - Luật số: 47/2010/QH12, nhằm
mục tiêu lợi nhuận (Quốc hội, 2010). Các ngân hàng thương mại được phân biệt với
các tổ chức tài chính khác chủ yếu bằng cách chấp nhận tiền gửi không kỳ hạn. Tiền
gửi cung cấp cho họ tiền nhưng trách nhiệm của họ đối với tính thanh khoản và an
toàn của tiền gửi làm hạn chế việc sử dụng các khoản tiền này.
2.1.2 Cơ sở lý thuyết về lợi nhuận
Mục tiêu của quản lý ngân hàng là đạt được lợi nhuận, đây là yêu cầu thiết yếu
để tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Một thành phần quan trọng trong
quản lý của ngân hàng nhằm đạt được kết quả kinh doanh thành công là quản lý tài

sản và nợ phải trả của ngân hàng thương mại.
Lợi nhuận được tính bằng tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí trong kỳ. Lợi
nhuận là tiêu chí hàng đầu để tồn tài và phát triển của một doanh nghiệp. Bên cạnh
đó, lợi nhuận là thước đo so sánh nhằm miêu tả mối quan hệ của tổng số tiền mà
ngân hàng đạt được với các yếu tố khác (Ali & cộng sự, 2014, tr.5).
Nimalathasan (2009, tr.1) mục tiêu chính của doanh nghiệp là lợi nhuận, được
đo lường qua sự thành công của sản phẩm và mở rộng thị trường kinh doanh của
doanh nghiệp. Do đó, để tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các tổ chức
có mong muốn hướng đến. Theo nhà kinh tế học hiện đại Samuelson & Nordhaus


12
(2001, tr.2) đưa ra định nghĩa: “Lợi nhuận là khoản thu nhập dôi ra bằng tổng số thu
về trừ đi tổng số đã chi”.
Hoạt động của ngân hàng đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến
nền kinh tế, đặc biệt là khi hoạt động ngân hàng có sự cố hoặc vấn đề thì tác động
đến tồn bộ hệ thống NHTM được gọi là rủi ro hệ thống, điều này sẽ gây ảnh hưởng
xấu đến nền kinh tế. Do đó, hoạt động hệ thống NHTM đóng vai trị trọng yếu đối
với một quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề lợi nhuận là mấu chốt chủ yếu để duy trì sự
hoạt động của ngân hàng. Vì vậy lợi nhuận mà ngân hàng đạt được là vấn đề nhạy
cảm, có tác động đến sự ổn định của hệ thống tài chính và rộng hơn là tác động đến
nền kinh tế. Vì thế, lợi nhuận có vai trị quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và
hoạt động hiệu quả của toàn hệ thống ngân hàng (Sufian & Chong, 2008, trang 3).
Bên cạnh đó, lợi nhuận của NH là thước đo tình hình hoạt động kinh doanh trong
một khoảng thời gian nhất định thông thường là 1 năm. Cụ thể, lợi nhuận được tính
theo giá trị tuyệt đối bằng khoảng chênh lệch giữa tổng doanh thu trừ đi các khoản
chi phí hợp lý phục vụ cho việc thực hiện hoạt động kinh doanh của NH.
Tác giả Rose (2002) nhận định lợi nhuận ngân hàng về cơ bản xuất phát từ
hoạt động cho vay thông qua sự chênh lệch giữa lãi suất cho người gửi tiền và lãi
suất nhận được từ hoạt động cho vay. Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả

kinh doanh của NHTM, bao gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các
hoạt động khác. Tóm lại, lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh của NHTM, đồng thời là nguồn tích luỹ quan trọng để bổ sung vốn
chủ sở hữu để thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh doanh của NHTM.
Lợi nhuận của NHTM bao gồm lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp và
lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (Phan Thị Cúc, Đoàn Văn Huy và
Nguyễn Văn Kiên, 2008, tr.31).

− Lợi nhuận trước thuế:
Là chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí.
Lợi nhuận trƣớc thuế

Tổng thu nhập Tổng chi phí

Theo đó, tổng thu nhập và tổng chi phí trong hoạt động của các NHTM đã
được đề cập ở phần trên. Đặc biệt, thu nhập lãi từ hoạt động tín dụng thường chiếm


13
tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập, đồng thời là bộ phận thu nhập chịu tác động của
nhiều loại rủi ro.

− Lợi nhuận sau thuế:
Là phần chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế - Thuế suất thuế TNDN
Lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận trƣớc thuế Thuế TNDN

Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu mà hội đồng quản trị, ban giám đốc, nhân viên,

các nhà đầu tư và các bên có liên quan ln quan tâm đến. Đồng thời, lợi nhuận sau
thuế của hệ thống ngân hàng nói riêng và của các TCTD nói chung ln được kỳ
vọng tiếp tục tăng qua các năm. Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông, lấy từ báo cáo
kết quả kinh doanh của công ty cổ phần, tính trong một thời kỳ nhất định (1 tháng, 1
quý, nửa năm, hay 1 năm) gọi là kỳ báo cáo.
2.1.3 Các chỉ tiêu đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại
Tác giả Phan Đức Dũng (2008, tr.29) đưa ra các chỉ tiêu đo lường lợi nhuận
của ngân hàng thương mại bao gồm:
-

Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)

-

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

-

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

-

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM)

-

Tỷ lệ sinh lợi của vốn đầu tư (ROC)

2.1.3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Theo nghiên cứu của Phan Đức Dũng (2008, tr.29), tỷ số lợi nhuận trên tài sản

dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của ngân hàng. Tỷ số này
được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) của ngân hàng
trong kỳ báo cáo (có thể là 1 tháng, 1 quý, nửa năm, hay một năm) chia cho tổng giá
trị tổng tài sản của ngân hàng trong cùng kỳ. Các dữ liệu được lấy từ Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Tỷ suất này cho
biết quy mô lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ mỗi đồng được đầu tư vào tổng tài


×