Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Báo cáo kinh tế vĩ mô thường niên TP HCM THÁNG 1-2021 KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TẬP 6 NĂM 2021 THỜI CƠ TRONG NGUY KHÓ KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 87 trang )

PGS. TS. Nguyễn Đức Trung

KINH TẾ VĨ MÔ VIỆT NAM
PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO
TẬP 6: NĂM 2021 - THỜI CƠ TRONG NGUY KHĨ

Khn khổ Báo cáo kinh tế vĩ mơ thường niên
TP. HCM - THÁNG 1/2021


KINH TẾ VĨ MƠ VIỆT NAM
PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO

TẬP 6: NĂM 2021 - THỜI CƠ TRONG NGUY KHÓ

Chủ biên
PGS. TS. Nguyễn Đức Trung
TS. Bùi Hữu Toàn
Thành viên thực hiện
PGS.TS. Đoàn Thanh Hà

TS. Nguyễn Minh Nhật

PGS.TS. Nguyễn Thanh Hiên

ThS. Trần Kim Long

TS. Nguyễn Văn Lê

ThS. Lê Phan Ái Nhân


TS. Phạm Thị Tuyết Trinh

ThS. Đặng Ngọc Hà

TS. Lê Hoàng Anh

ThS. Lê Hồng Qn

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1/2021


LỜI NÓI ĐẦU
Kinh tế Việt Nam năm 2020 đã trải qua khó khăn thử thách chưa từng có: dịch viêm đường
hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát mạnh trên phạm vi toàn
cầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của nước ta và tất cả các quốc
gia trên thế giới. Các thị trường xuất khẩu lớn của kinh tế Việt Nam như Mỹ, Nhật Bản,
Cộng đồng chung châu Âu đang đối mặt với tình trạng suy thối kinh tế sâu, tồi tệ nhất
trong nhiều thập kỷ qua; thương mại toàn cầu tiếp tục suy giảm, chuỗi cung ứng bị gián
đoạn, giá dầu thô giảm mạnh do nhu cầu sử dụng hạn chế; thất nghiệp tăng cao. Tất cả các
tổ chức quốc tế và thể chế tài chính, tăng trưởng kinh tế tồn cầu sẽ rơi vào suy thối trong
năm 2020. Cùng với đó, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp diễn, căng thẳng
chính trị gia tăng giữa Mỹ - Iran, bất đồng nội bộ trong tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ
và trên bán đảo Triều Tiên đã tác động tiêu cực đến kinh tế Việt Nam. Trong nước, dịch
Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, tồn bộ
hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đặt ưu tiên hàng đầu việc phịng
chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng và sức khỏe của người
dân. Đây chính là nền tảng vững chắc để nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng,
khơng rơi vào tình trạng tăng trưởng âm. Kết quả trên cho thấy thắng lợi của các cấp, các
ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh, đồng
thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và từng bước đưa nền kinh tế trở lại

trạng thái bình thường như trước khi xảy ra dịch bệnh.
Kết thúc năm 2020 trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, kinh
tế Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều cái nhất. Đầu tiên là mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam tuy chỉ
đạt 2,91%, thấp nhất trong thập niên 2011-2020, nhưng đây lại là con số cực kỳ ấn tượng và
thuộc nhóm cao nhất tồn cầu. Song song với tăng trưởng kinh tế, lạm phát vẫn duy trì ở mức
thấp ổn định là 2,31%. Khơng dừng lại ở đó, bất chấp sự sụp đổ của thương mại toàn cầu
trong bối cảnh đại dịch, hoạt động xuất nhập khẩu là một thành công lớn của Việt Nam trong
năm 2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 534,88 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu là
281,47 tỷ USD, giá trị nhập khẩu là 262,41 tỷ USD. Đồng thời, ngành công nghiệp chế biến
- chế tạo vẫn thu hút được sự quan tâm lớn nhất từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong năm
2020, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực cơng
nghiệp chế biến - chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 13,6 tỷ USD, chiếm 47,7% tổng
vốn đầu tư đăng ký. Ngành công nghiệp chế biến - chế tạo vẫn giữ vai trị dẫn dắt tăng trưởng
của ngành cơng nghiêp nói riêng và tồn nền kinh tế nói chung.
Những cái nhất mà nền kinh tế Việt Nam đạt được năm 2020 đã cho thấy sự thành cơng trong
điều hành chính sách của Chính phủ Việt Nam. Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đã hạ lãi suất điều hành xuống mức thấp nhất so với các nước trong khu vực Đông Nam
Á. Hành động này của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tạo điều kiện cho các ngân hàng
thương mại tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp hơn, qua đó có điều

i


kiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất kinh doanh. Việc triển
khai đồng bộ các giải pháp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã góp phần quan trọng trong
thực hiện mục tiêu kép vừa kiểm soát dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế theo chủ trương
của Chính phủ.
Bước sang năm 2021, nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam vẫn là điểm sáng hiếm hoi
trong bức tranh ảm đạm của nền kinh tế thế giới nhờ những nỗ lực lớn trong kiểm sốt dịch
bệnh, khơi phục sản suất, thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kích thích

nền kinh tế vượt qua khó khăn. Mặc dù vậy, bối cảnh quốc tế năm 2021 khơng thuận lợi
có thể sẽ làm trầm trọng hơn những điểm yếu nội tại của nền kinh tế Việt Nam nếu khơng
có những biện pháp cải cách mang tính thực chất và mạnh mẽ hơn nữa của Chính phủ. Có
thể nói kinh tế Việt Nam năm 2021 đang đứng trước “thời cơ trong nguy khó”.
Để tận dụng được “thời cơ” và vượt qua “nguy khó”, chúng tơi cho rằng Việt Nam cần
đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế hướng đến một nền kinh tế số. Bởi lẽ, xu hướng số hóa nền
kinh tế và các hoạt động xã hội là nền tảng cho phép Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
bùng nổ ở nhiều nước phát triển cũng như đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh đó, để có những chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa thực sự chính xác nhằm
kích thích nền kinh tế vượt qua “nguy khó”, Việt Nam cũng cần chuyển đổi mạnh mẽ công
tác dự báo hướng đến khai phá dữ liệu lớn (Big Data) thông qua các phương pháp học sâu
(Deep Learning). Trong những năm gần đây, học sâu ngày càng được ứng dụng nhiều hơn
vào lĩnh vực kính tế. Với nhiệm vụ dự báo kinh tế vĩ mô, mỗi chỉ số kinh tế vĩ mô về bản
chất là một chuỗi thời gian (time series) và học sâu đã được chứng minh là có khả năng dự
báo tốt hơn các cách tiếp cận dự báo truyền thống dựa trên thống kê (Sagheer và Kotb, 2019;
Shih và cộng sự, 2019; Makridakis, Spiliotis và Assimakopoulos, 2020; Lim và Zohren,
2020; Smyl, 2020).
Trên cơ sở đó, Nhóm nghiên cứu xây dựng Báo cáo vĩ mô năm 2020 với chủ đề “Thời cơ
trong nguy khó”. Bên cạnh việc phân tích kinh tế vĩ mô thế giới năm 2020 và những tác
động đến kinh tế Việt Nam 2021, Báo cáo đưa ra cái nhìn tồn cảnh về kinh tế Việt Nam
năm 2020 và kịch bản cho năm 2021. Nội dung chính của báo cáo tập trung vào dự báo các
chỉ số kinh tế vĩ mô năm 2021 trên cơ sở khai phá dữ liệu lớn (Big data) thông qua các
phương pháp học sâu (Deep Learning) đã và đang được nhóm nghiên cứu của trường Đại
học Ngân hàng TP. HCM không ngừng phát triển trong thời gian qua.
Với mong muốn chia sẽ những thành quả nghiên cứu cũng như tiếp thu những đóng góp
của các học giả, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và cá nhân trên cả hai
miền Nam Bắc, chúng tôi hy vọng báo cáo này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích phục
vụ cơng tác điều hành, nghiên cứu tại Việt Nam.

ii



MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU ....................................................................................................................i
MỤC LỤC ........................................................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... vii
DANH MỤC HỘP .......................................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ viii
PHẦN 1. KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆT NAM ............. 11
1.1.

DIỄN BIẾN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2020 ...................................................... 11

1.2. MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ DỰ KIẾN TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM
2021 .................................................................................................................................... 15
1.2.1. DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2021............................................................. 15
1.2.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG DỰ KIẾN ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021 ........... 17
PHẦN 2. TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 VÀ KỊCH BẢN CHO NĂM
2021 ................................................................................................................................... 19
2.1. TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020 ..................................................... 19
2.1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .................................................................................... 19
2.1.2. LẠM PHÁT .............................................................................................................. 27
2.1.3. KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG .................................................................. 31
2.1.3.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .................................................................................. 31
2.1.3.2. TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ................................................................................... 34
2.1.4. KHU VỰC TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG ..................................................................... 36
2.2. KỊCH BẢN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021.......................................................... 42
2.2.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .................................................................................... 42
2.2.2. LẠM PHÁT .............................................................................................................. 44

2.2.3. KHU VỰC NGÂN SÁCH - NỢ CÔNG .................................................................. 45
2.2.3.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .................................................................................. 45

iii


2.2.3.2. TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ................................................................................... 46
2.2.4. KHU VỰC TIỀN TỆ - NGÂN HÀNG ..................................................................... 47
PHẦN 3. CÁCH TIẾP CẬN MỚI TỪ CÁC MƠ HÌNH HỌC MÁY (MACHINE
LEARNING) CHO DỰ BÁO KINH TẾ VĨ MƠ .......................................................... 49
3.1. ỨNG DỤNG MƠ HÌNH VAR, LASSO VÀ MLP TRONG DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT VIỆT NAM NĂM 2021 ......................................................... 49
3.2. ỨNG DỤNG MƠ HÌNH VAR, LASSO VÀ LSTM TRONG DỰ BÁO GIÁ DẦU THÔ
............................................................................................................................................ 58
3.3. DỰ BÁO TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI NĂM 2021 BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC
SÂU (DEEP LEARNING) ................................................................................................. 65
3.4. TÀI TRỢ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG MỘT THẾ GIỚI ĐỔI THAY – NĂM
2021 SẼ MANG LẠI ĐIỀU GÌ? ........................................................................................ 75
3.5. XÂY DỰNG KỊCH BẢN KINH TẾ VĨ MÔ TRÊN CƠ SỞ LẬP TRÌNH TÀI CHÍNH
............................................................................................................................................ 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 83

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Tăng trưởng kinh tế tồn cầu .................................................................................12
Hình 2. Lạm phát tồn cầu..................................................................................................12
Hình 3. Tăng trưởng của các nền kinh tế lớn.....................................................................14
Hình 4. Tăng trưởng thương mại tồn cầu..........................................................................14

Hình 5. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2020 .............................................................19
Hình 6. Tăng trưởng GDP theo quý năm 2020 ...................................................................19
Hình 7. Tăng trưởng trung bình 5 năm giai đoạn 1995-2020 .............................................19
Hình 8. Tăng trưởng GDP giai đoạn 1995-2020 ................................................................19
Hình 9. Tăng trưởng GDP phân theo ngành kinh tế ...........................................................20
Hình 10. Tăng trưởng khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản................................21
Hình 11. Tăng trưởng ngành cơng nghiệp theo quý năm 2020 ..........................................22
Hình 12. Tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp chế biến chế tạo giai đoạn 2015-2020 ..........23
Hình 13. Tăng trưởng ngành xây dựng hàng quý giai đoạn 2015-2019 .............................23
Hình 14. Đóng góp sản xuất các ngành vào tăng trưởng ....................................................24
Hình 15. Tăng trưởng tiêu dùng hàng tháng đã loại trừ yếu tố giá giai đoạn 2015-2020 ...24
Hình 16. Cơ cấu vốn đầu tư tồn xã hội năm 2020 ............................................................24
Hình 17. Tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2012-2020 ...................................25
Hình 18. Tăng trưởng xuất nhập khẩu và CCTM giai đoạn 2012-2020 .............................26
Hình 19. Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2012-2020 (Đvt: triệu USD) ....................26
Hình 20. Diễn biến lạm phát giai đoạn 2012 – 2020 (%, ayoy)..........................................27
Hình 21. Diễn biến lạm phát tổng thể (%, mom) ................................................................27
Hình 22. Biến động giá của các nhóm hàng năm 2020 (%, ayoy) ......................................28
Hình 23. Đóng góp của các nhóm hàng vào lạm phát tổng thể năm 2020 (đpt, ayoy) .......28
Hình 24. Biến động giá thịt lợn và gạo (%, mom) ..............................................................29
Hình 25. Biến động giá nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống (%, mom) ..............................29
Hình 26. Giá dầu thế giới năm 2020 (Đvt: USD/thùng) .....................................................30
Hình 27. Giá xăng dầu trong nước năm 2020 (Đvt: VND/lít) ............................................30
Hình 28. Chi NSNN tính đến 15/12 (% dự tốn)................................................................33
Hình 29. Chi NSNN tính đến 15/12 (giai đoạn 2016-2020 (nghìn tỷ VND) ......................33
Hình 30. TPCP phát hành theo kỳ hạn năm 2020 (tỷ đồng) ...............................................35
Hình 31. Phát hành rịng và tỷ lệ trúng thầu TPCP (%, nghìn tỷ đồng)..............................35
v



Hình 32. Lãi suất TPCP (%) ...............................................................................................35
Hình 33. Lợi suất của TPCP 10N so với các quốc gia trên thế giới (15/12/2012)..............35
Hình 34. Giá trị giao dịch Outright và Repo trên thị trường thứ cấp ..................................36
Hình 35. Đường cong lãi suất TPCP trên thị trường thứ cấp ..............................................36
Hình 36. Dự báo tăng trưởng các ngành 2021 – Kịch bản lạc quan ...................................43
Hình 37. Dự báo tăng trưởng các ngành 2021 – Kịch bản kém lạc quan ...........................43
Hình 38. Dự báo chỉ số giá hàng hố quốc tế .....................................................................44
Hình 39. Dự báo giá dầu thế giới (Đvt: USD/thùng) ..........................................................44
Hình 40. Kết quả ước lượng mơ hình MLP với biến đầu ra là tăng trưởng kinh tế ............54
Hình 41. Kết quả ước lượng mơ hình MLP với biến đầu ra là lạm phát.............................54
Hình 42. Kết quả dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 bằng các mơ hình VAR, LASSO,
MLP ....................................................................................................................................55
Hình 43. Kết quả dự báo lạm phát năm 2021 bằng các mơ hình VAR, LASSO, MLP ......56
Hình 44. Mạng nhớ ngắn-dài hạn (LSTM) .........................................................................60
Hình 45. Kết quả dự báo giá dầu bằng mơ hình VAR ........................................................61
Hình 46. Kết quả dự báo giá dầu bằng mơ hình LASSO ....................................................62
Hình 47. Kết quả dự báo giá dầu bằng mơ hình LSTM ......................................................62
Hình 48. Một kiến trúc RNN-ED .......................................................................................67

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Dự báo của IMF về tăng trưởng, thương mại, giá cả ............................................16
Bảng 2. Tình hình thu chi NSNN năm 2020 (Đvt: nghìn tỷ đồng) .....................................31
Bảng 3. Tình hình thu chi NSNN từ năm 2015 đến năm 2020 (Đvt: nghìn tỷ đồng) .........33
Bảng 4. Mục tiêu kinh tế xã hội năm 2021 .........................................................................42
Bảng 5. Dự báo tăng trưởng kinh tế và lạm phát cho Việt Nam năm 2021 ........................42
Bảng 6. Dự toán thu chi NSNN năm 2021 .........................................................................45
Bảng 7. Kịch bản kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2021 (%) ..................................................47

Bảng 8. Các biến số trong mô hình nghiên cứu ..................................................................50
Bảng 9. Số liệu năm 2020 (dư kiến) dưới tác động của COVID-19 ...................................51
Bảng 10. Kết quả ước lượng mơ hình VAR .......................................................................52
Bảng 11. Kết quả ước lượng mơ hình LASSO với biến phụ thuộc tăng trưởng kinh tế .....53
Bảng 12. Kết quả ước lượng mơ hình LASSO với biến phụ thuộc lạm phát......................53
Bảng 13. Kết quả tính tốn các chỉ số RMSE, MAPE và MSE của các mơ hình ...............55
Bảng 14. Kết quả tính tốn các chỉ số RMSE, MAPE và MSE của các mơ hình ...............55
Bảng 15. Kết quả tính tốn các chỉ số RMSE, MAPE và MSE của các mơ hình ...............63
Bảng 16. Kết quả dự báo GDP (danh nghĩa) của Việt Nam ...............................................70
Bảng 17. Kịch bản kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2021 (%) ................................................81

DANH MỤC HỘP
Hộp 1. Những bài học chống suy thoái kinh tế ..................................................................18

vii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ tiếng Anh

Từ tiếng Việt

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển châu Á


ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

AYOY

Average year over year

Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
Trung bình so với cùng kỳ năm
trước

BĐS

Bất động sản

BHYT

Bảo hiểm y tế

BTC

Bộ Tài chính

BVAR

Bayesian Vector Autoregression


Tự hồi quy vectơ ứng dụng
thống kê Bayes

CAR

Capital Aquadecy Ratio

Tỷ lệ an toàn vốn

CCTC

Cán cân tài chính

CCTM

Cán cân thương mại

CCTN

Cán cân thu nhập

CCTT

Cán cân thanh tốn (tổng thể)

CCVL

Cán cân vãng lai

CGVLMC


Chuyển giao vãng lai một chiều

CNY

Chinese Yuan

Nhân dân tệ

CPI

Consumer Price Index

Chỉ số giá tiêu dùng

CPTPP

Comprehensive and Progressive
Agreement for Trans-Pacific
Partnership

Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Tiến bộ xun Thái Bình Dương

CSTK

Chính sách tài khóa

CSTT


Chính sách tiền tệ

DTNH

Dự trữ ngoại hối

DPRR

Dự phòng rủi ro

ĐPT

Điểm phần trăm

EIA

Energy Information
Administration

Cơ quan Quản lý Thơng tin
Năng lượng (Mỹ)

EVN

Vietnam Electricity

Tập đồn Điện lực Việt Nam

EVFTA


European Union – Vietnam
Foreign Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do Liên
minh châu Âu – Việt Nam

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FED

Federal Reserve System

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ

viii


FII

Foreign Indirect Investment

Đầu tư gián tiếp nước ngoài

FTA

Foreign Trade Agreement


Hiệp định thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

ICR

Interest Coverage Ratio

Hệ số khả năng thanh toán lãi
vay

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

IPO

Initial Public Offering

Phát hành lần đầu ra công chúng

JPY


Japanese Yen

Yên Nhật
Kho bạc Nhà nước

KBNN
KRW

Won Hàn Quốc

Korean Won

LTTC

Lập trình tài chính

M2

Tổng phương tiện thanh tốn

MOM

Month Over Month

So với tháng trước

NDA

Net Domestic Asset


Tài sản trong nước ròng

NFA

Net Foreign Asset

Tài sản nước ngồi rịng

NHHTX

Ngân hàng hợp tác xã

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHNNg

Ngân hàng nước ngoài

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần

NHTMNN


Ngân hàng thương mại nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế

OPEC

Organization of Petroleum

Tổ chức các Nước Xuất khẩu

Exporting Countries

Dầu mỏ

PBC


People’s Bank of China

Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc

PMI

Purchasing Managers' Index

Chỉ số nhà quản trị mua hàng
Quỹ tín dụng nhân dân

QTDND
REER

Real Effective Exchange Rate

Tỷ giá thực đa phương

ROA

Return On total Assets

Suất sinh lời trên tổng tài sản

ix


ROE


Return On Equity

Suất sinh lời trên vốn chủ sở
hữu

SGD

Singapore Dollar

Đô la Singapore

TCTD

Tổ chức tín dụng

TCTK

Tổng cục Thống kê

TPCP

Trái phiếu chính phủ

TTCK

Thị trường chứng khốn

TWD

Taiwan Dollar


Đơ la Đài Loan

USD

United States Dollar

Đơ la Mỹ

VAR

Vector Autoregression

Tự hồi quy vectơ

VAMC

Vietnam Asset Management
Company

Công ty Quản lý Tài sản của
các tổ chức tín dụng Việt Nam

VND

Viet Nam Dong

Việt Nam đồng

WB


World Bank

Ngân hàng Thế giới

WEO

World Economic Outlook

Triển vọng Kinh tế Thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

WTOI

World Trade Outlook Indicator

Chỉ số triển vọng thương mại
thế giới

YOY

Year Over Year

So với cùng kỳ năm trước


YTD

Year to Date

So với đầu năm

x


PHẦN 1. KINH TẾ VĨ MÔ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN
VIỆT NAM
1.1. DIỄN BIẾN KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2020
1. Sau khi suy giảm nghiêm trọng trong 6 tháng đầu năm 2020, kinh tế toàn cầu dần
phục hồi trong nửa cuối năm, tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong quý III/2020 chủ yếu
được thúc đẩy bởi việc nới lỏng và gỡ bỏ dần các biện pháp phong tỏa, cách ly vào cuối
quý II/2020. Việc chế tạo thành công vắc xin phòng ngừa Covid-19 trong quý IV/2020 gia
tăng kỳ vọng về tiến trình phục hồi kinh tế tồn cầu. IMF dự báo GDP toàn cầu sẽ giảm 4,4%
trong năm 2020, mức giảm thấp hơn so với dự báo giảm 5,2% vào tháng 6/2020. Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) nâng dự báo về tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu năm
2020, ở mức -4,2% so với -4,5% đưa ra hồi tháng 9/2020 với nhận định sự phục hồi kinh tế
sẽ không đồng đều giữa các quốc gia. Các quốc gia và khu vực với việc kiểm soát dịch hiệu
quả và tiêm vắc xin phòng ngừa được áp dụng sẽ có khả năng phục hồi tương đối tốt hơn so
với các nước còn lại mặc dù về tổng thể nhu cầu trên tồn thế giới vẫn cịn yếu. Trung Quốc
là nền kinh tế lớn duy nhất duy trì đà tăng trưởng dương nhờ đầu tư công và hoạt động xuất
khẩu, trong khi các nền kinh tế khác đều suy giảm mạnh (Mỹ -4,3%; Châu Âu -8,3%; Nhật
Bản -5,3% và Trung Quốc 1,9%). GDP của các nền kinh tế Châu Á đang phát triển được Ngân
hàng Phát triển châu Á (ADB 12/2020) dự báo sẽ giảm 0,4% trong năm 2020, mức tăng trưởng
âm trong vòng 6 thập kỷ qua. Ngoại trừ Trung Quốc và Việt Nam, các nền kinh tế đang phát
triển của khu vực dự báo đều đạt mức tăng trưởng âm trong năm 2020 do tác động của dịch
Covid-19. Lạm phát bình quân của các nước châu Á đang phát triển dự báo ở mức 3,2% trong

năm 2020, giảm nhẹ so với mức bình quân 3,2% của năm 2019.
2. Thương mại toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng trong 6 tháng đầu năm 2020, tuy nhiên
có xu hướng cải thiện hơn từ cuối quý II/2020 khi các nước dần nới lỏng các biện pháp phong
tỏa. Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD 12/2020) dự báo tổng
giá trị hàng hóa giao thương tồn cầu trong năm 2020 sẽ giảm khoảng 5,6% yoy, tốc độ sụt
giảm lớn nhất kể từ năm 2009. Trong đó, các giao dịch dịch vụ bị thiệt hại nghiêm trọng nhất
với mức giảm dự kiến 15,4% trong năm 2020, mức giảm lớn nhất kể từ năm 1990. Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) cũng dự báo về mức suy giảm thương mại toàn cầu trong năm
2020 sẽ ở mức cao hơn so với dự báo của UNCTAD, ở mức -9,2%.
3. Luồng vốn FDI toàn cầu giảm mạnh trong năm 2020 dưới tác động của dịch Covid19 khi các lệnh phong tỏa và suy thối kinh tế tồn cầu làm chậm lại việc triển khai các
dự án đang có và triển vọng kinh tế u ám khiến các công ty đa quốc gia cân nhắc lại các
dự án đầu tư mới. Theo báo cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn cầu của UNCTAD (tháng
10/2020), FDI 6 tháng đầu năm 2020 giảm tới 49% so với cùng kỳ, mạnh hơn so với dự báo,
đặc biệt tại các nước phát triển. FDI vào các nước phát triển giảm tới 75% so với cùng kỳ,
trong khi nguồn vốn vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chỉ giảm 16%, chủ yếu
nhờ Trung Quốc vẫn là điểm sáng trong thu hút đầu tư. Giá trị dòng vốn FDI vào các lĩnh vực
11


“xanh” trên toàn cầu trong 8 tháng đầu năm 2020 giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái
(UNESCAP 12/2020). Theo UNCTAD, FDI toàn cầu dự báo giảm mạnh 30% - 40% trong
năm 2020 so với năm trước, lần đầu tiên xuống mức dưới 1 nghìn tỷ USD kể từ năm 2005.
4. Kinh tế Mỹ được dự báo tăng trưởng chậm lại. Sau khi GDP quý III/2020 đạt tốc độ
tăng trưởng kỷ lục 33,4%, đà phục hồi tăng trưởng kinh tế Mỹ được dự báo tăng chậm lại
trong quý IV/2020, dự kiến ở mức 3,7% (CNBC/Moody’s Analytics). Gói kích thích kinh tế
mới trị giá gần 900 tỷ USD được Quốc hội Mỹ thơng qua vào cuối năm 2020 có thể nâng cao
triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ trong thời gian tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nâng
dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2020-2021 lên mức tương ứng -2,4% và 4,2% từ mức 3,7% và 4% trước đó. Tỷ lệ lạm phát năm 2020 được dự kiến ở mức 1,2% và dự báo tăng lên
1,8% trong năm 2021. Lãi suất cơ bản dự kiến sẽ duy trì trong khoảng 0-0,25% từ nay đến
năm 2023.

Hình 1. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu
6.0

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu
(%)

Hình 2. Lạm phát toàn cầu
4.5
4.0

4.0

4.0

4.0
2.0

1.9 2.0 2.1 2.1 2.0

2.6 2.4

3.5
1.6

3.0

Lạm phát toàn cầu (%)
3.6 3.5

3.6


3.2

3.2

3.2

3.4

2.7 2.7

2.5

0.0

2.0
-2.0

1.5
1.0

-4.0

0.5
-6.0

-5.6

0.0


-8.0

* Ghi chú: số liệu 2020 – 2021 là số ước tính
Nguồn: IMF, tháng 11/2020
5. Kinh tế Châu Âu lấy lại đà hồi phục. Kinh tế khu vực đồng tiền chung Châu Âu
(Eurozone) lấy được đà phục hồi trong quý III/2020 với tốc độ tăng 12,6% sau khi bị suy giảm
ở 2 quý trước đó. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế trong quý IV/2020 dự kiến yếu đi bởi các
biện pháp phong tỏa, cách ly xã hội được tái áp đặt trở lại để kiềm chế dịch bệnh lây lan. Chỉ
số niềm tin tiêu dùng của Eurozone tháng 12 ở mức -13,9 điểm. GDP quý IV/2020 của
Eurozone dự báo ở mức -2,2% (ECB, 12/2020). Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) cập
nhật dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực này vào khoảng -7,3% cho năm 2020 và 3,9%

12


cho năm 2021. Dự báo tỷ lệ thất nghiệp của khu vực ở mức 8,0% trong năm 2020 và 9,3%
trong năm 2021. Lạm phát khu vực Euro rời vào vùng âm trong những tháng cuối năm 2020
và được dự báo ở mức 1% trong năm 2021.
6. Kinh tế Nhật Bản cũng phục hồi mạnh trở lại trong quý III/2020 với tốc độ tăng
trưởng 5% qoq và 21,4% yoy. Đây là quý đầu tiên mà GDP có tốc độ tăng trưởng dương
sau 3 quý trước đó có mức tăng trưởng âm liên tiếp chủ yếu do thiệt hại kinh tế nặng nề vì
COVID-19. Hoạt động sản xuất cơng nghiệp nước này tiếp tục phục hồi, đạt tốc độ tăng 3,3%
trong tháng 10. NHTW Nhật Bản (10/2020) dự báo tăng trưởng kinh tế nước này trong năm
2020 sẽ trong khoảng -5,6% đến -5,3% và tỷ lệ lạm phát của năm trong khoảng -0,7% đến 0,5%.
7. Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh và mạnh mẽ. Với sự phục hồi nhanh và mạnh mẽ
của các hoạt động sản xuất, thương mại, và đầu tư, Trung Quốc – nền kinh tế lớn duy nhất
trên thế giới được các tổ chức quốc tế dự báo đạt được tốc độ tăng trưởng dương trong năm
2020. ADB (12/2020) dự báo kinh tế Trung Quốc có thể đạt mức tăng 2,1% trong năm 2020,
cao hơn mức dự báo 1,8% trước đó do thời điểm bùng phát dịch tại Trung Quốc sớm hơn so
với các nước và Chính phủ có các chính sách phục hồi, kiểm sốt nhanh chóng.

8. Hầu hết giá cả hàng hóa thế giới đều phục hồi trong quý III/2020 sau khi giảm sút
đáng kể trong nửa đầu năm 2020 vì dịch Covid-19 (WB 10/2020). Giá dầu thế giới trong
nửa đầu năm 2020 đã chịu cú sốc mạnh cả về phía cung và phía cầu. Dịch COVID-19 bùng
phát đã làm giảm sút nhu cầu tiêu thụ dầu trên thế giới do các nước áp dụng biện pháp phong
tỏa, cách ly xã hội. Nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 dự kiến giảm 9,77 triệu thùng/ngày so
với năm trước (OPEC 12/2020). Đồng thời, cuộc chiến về giá giữa hai nhà sản xuất dầu lớn
nhất thế giới là Saudi Arabia và Nga gây sức ép dư cung, tạo áp lực giảm giá dầu. Tính đến
cuối tháng 4/2020, giá dầu xuống mức rất thấp 19,23 USD/thùng, giảm 70% so với mức giá
cuối năm 2019. Tuy nhiên, kể từ cuối quý II/2020, khi kinh tế toàn cầu phục hồi trở lại và các
nước dần gỡ bỏ biện pháp phong tỏa, nhu cầu dầu được cải thiện và giá dầu thế giới đã tăng
hơn gấp đôi, đà tăng của giá dầu một phần được hỗ trợ bởi sự cắt giảm sản lượng của OPEC+.
Tính đến ngày 23/12/2020, giá dầu WTI giao dịch ở mức 48,31 USD/thùng, giảm 21% so với
thời điểm cuối năm 2019. Trong khi đó, giá dầu Brent ở mức 51,43 USD/thùng, giảm 25% so
với thời điểm cuối năm 2019.

13


Hình 3. Tăng trưởng của
các nền kinh tế lớn

Hình 4. Tăng trưởng thương mại toàn cầu

10.0

6.0
4.0
2.0

1.5 1.2


1.8

2.3
1.0

1.7

2.4

5.0

2.6
1.7

0.0

Tăng trưởng thương mại toàn
cầu (%)
5.6
3.9
3.6 3.9
3.0
2.9
2.2
1.0

8.3

0.0


-2.0
-4.0

Tăng trưởng kinh tế Mỹ
(%)

-6.0

Tăng trưởng kinh tế Châu
Âu (%)

-8.0

Tăng trưởng kinh tế Nhật
Bản (%)

-5.0
-4.7

-10.0
-10.4
-15.0

-10.0

* Ghi chú: số liệu 2020 – 2021 là số ước tính
Nguồn: IMF, tháng 11/2020
9. Động thái điều hành CSTT và CSTK của các nước: Trong năm 2020, Chính phủ và
NHTW các nước thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích tài khóa một cách

mạnh mẽ, chưa từng có tiền lệ nhằm ngăn chặn đà lao dốc của nền kinh tế, giảm căng thẳng
trên thị trường tài chính - tiền tệ, duy trì thanh khoản. Theo IMF, các khoản hỗ trợ tài chính
lên tới gần 12.000 tỷ USD cùng với chính sách tiền tệ siêu nới lỏng đã giúp kinh tế toàn cầu
sớm phục hồi. Các NHTW nhiều lần cắt giảm lãi suất điều hành trong năm qua. Tính từ đầu
năm 2020 đến nay, có 207 lượt điều chỉnh giảm lãi suất và chỉ có 8 lượt điều chỉnh tăng lãi
suất của NHTW các nước. Trong đó, một số NHTW đã điều chỉnh giảm lãi suất từ 3 lần trở
lên: NHTW Thái Lan, Trung Quốc, FED, Hàn Quốc, Brazil, Indonesia, Nam phi,
Philippines…Các NHTW hỗ trợ thanh khoản thị trường thông qua cam kết mua trái phiếu
chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và chứng khoán thế chấp bằng nhà ở (như Mỹ có
gói nới lỏng định lượng trị giá 700 tỷ USD để mua lại các khoản vay, trái phiếu; EU có chương
trình mua trái phiếu khẩn cấp (PEPP) trị giá 1.350 tỷ EUR đến giữa năm 2021, bổ sung 120
tỷ EUR cho chương trình mua tài sản năm 2020, Nhật Bản tăng hạn mức mua trái phiếu,
thương phiếu doanh nghiệp lên 7.400 tỷ Yên (70 tỷ USD); Trung Quốc mua lại các khoản cho
vay đối với doanh nghiệp nhỏ nhằm tăng thanh khoản và nguồn vốn rẻ cho các NHTM). Một
số NHTW lớn trên thế giới đã tăng cường các biện ổn định tỷ giá và thanh khoản của hệ thống
tài chính thơng qua việc thực hiện thỏa thuận hoán đổi tiền tệ (Mỹ, Canada, Nhật Bản, Thụy
Sỹ).

14


10. Các định chế tài chính và tổ chức quốc tế cũng ban hành nhiều biện pháp hỗ trợ kinh
tế toàn cầu. Ngân hàng thế giới (WB) triển khai 02 gói hỗ trợ khẩn cấp với quy mơ lên tới
174 tỷ USD, gói đầu tiên trị giá 14 tỷ USD, gói 160 tỷ USD sẽ được triển khai khi các quốc
gia cần hỗ trợ tổng thể hơn. Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) cơng bố gói viện trợ trị giá 50 tỷ USD
và sẵn sàng dùng 1.000 tỷ USD cho các nước khó khăn vay đối phó với đại dịch. Nhóm G20
cam kết gói kích thích kinh tế trị giá 5.000 tỷ USD nhằm đưa nền kinh tế toàn cầu trở lại quỹ
đạo. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cơng bố gói hỗ trợ trị giá 6,5 tỷ USD để hỗ trợ các
quốc gia thành viên ứng phó với Covid-19.
11. Dịch Covid-19 lan rộng và để lại những hậu quả nặng nề cho kinh tế toàn cầu, tác

động thay đổi cục diện chính trị thế giới, khoét sâu thêm những mâu thuẫn và bất đồng
trước đó giữa các quốc gia lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và các nước đồng minh với Trung
Quốc. Năm 2020, chính quyền Tổng thống Trump đẩy mạnh gia tăng căng thẳng với Trung
Quốc trên nhiều mặt trận bên ngoài lĩnh vực thương mại. Đây trở thành một trong những trọng
tâm chính sách để vận động bầu cử trước những sai lầm trong đối phó với dịch Covid-19 của
Tổng thống Trump. Các nước đồng minh cũng lo ngại về sự nổi lên của Trung Quốc và dưới
sức ép của phía Mỹ đã buộc phải lựa chọn phe để cùng đối mặt với “vấn đề chung” là Trung
Quốc. Căng thẳng Mỹ - Trung mở rộng ra nhiều lĩnh vực bên cạnh kinh tế, thương mại như
công nghệ, chính trị - ngoại giao (liên quan đến Hồng Kông, Đài Loan, Tân Cương…), các
vấn đề liên quan tới Covid-19. Căng thẳng giữa Trung Quốc với Australia, Ấn Độ cũng diễn
biến xấu với các biện pháp đáp trả gay gắt của hai bên. Quan hệ thương mại giữa Mỹ và EU
vẫn trong tình trạng căng thẳng khi bất đồng về việc trợ cấp chính phủ cho các hãng sản xuất
máy bay Airbus và Boeing chưa được giải quyết khiến hai bên tăng cường áp thuế trả đũa lẫn
nhau.
1.2. MỘT SỐ DỰ BÁO VÀ DỰ KIẾN TÁC ĐỘNG ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM
2021
1.2.1. DỰ BÁO KINH TẾ THẾ GIỚI NĂM 2021
12. Các tổ chức quốc tế nhận định kinh tế tồn cầu đã có nhiều dấu hiệu hồi phục kể từ
quý III/2020. Việc triển khai tiêm văcxin phòng ngừa Covid-19 trên diện rộng tại một số
quốc gia vào cuối tháng 12/2020 đã đem lại niềm tin về bức tranh kinh tế sáng sủa hơn trong
năm tới. Tuy nhiên triển vọng tăng trưởng còn nhiều yếu tố bất lợi do diễn biến dịch Covid19 tái bùng phát, tăng trưởng kinh tế thế giới và các nước thấp hơn so với dự báo hay việc tái
áp dụng các biện pháp hạn chế thương mại, gia tăng căng thẳng địa chính trị hay xung đột
thương mại. Do đó, IMF dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 5,2% trong năm 2021,
giảm 0,2 đpt so với mức dự báo 5,4% trước đó hồi tháng 6. Năm 2021, IMF dự báo tăng
trưởng của Mỹ ở mức 3,1%; Châu Âu 5,2%; Nhật Bản 2,3% và Trung Quốc 8,2%.

15


Bảng 1. Dự báo của IMF về tăng trưởng, thương mại, giá cả

2017

2018

2019

2020f

2021f

Toàn cầu

3,8

3,6

2,8

-4,4

5,2

Nước phát triển

2,5

2,2

1,7


-5,8

3,9

Mỹ

2,4

2,9

2,2

-4,3

3,1

Khu vực Châu Âu

2,5

1,9

1,3

-8,3

5,2

Nhật Bản


1,9

0,3

0,7

-5,3

2,3

Nước đang phát triển và mới nổi

4,8

4,5

3,7

-3,3

6,0

ASEAN-5

5,3

5,2

4,9


-3,4

6,2

Việt Nam

6,8

7,1

7,0

2,4

6,5

Nhiên liệu

23,3

29,4

-10,2

-32,1

12,0

Phi nhiên liệu


6,4

1,6

0,8

5,6

5,1

Nước phát triển

1,7

2,0

1,4

0,8

1,6

Mỹ

2,1

2,4

1,8


1,5

2,8

Khu vực Châu Âu

1,5

1,8

1,2

0,4

0,9

Nhật Bản

0,5

1,0

0,5

-0,1

0,3

Nước đang phát triển và mới nổi


4,3

4,8

5,0

4,4

4,5

Việt Nam

3,5

3,5

2,8

3,8

4,0

Tăng trưởng kinh tế (%)

Biến động hàng hóa cơ bản (%)

Lạm phát (%)

Nguồn: IMF, nhóm nghiên cứu tổng hợp T12/2020; f là số ước tính
13. Các định chế tài chính tồn cầu khơng thể phục hồi tốc độ tăng trưởng trong thời

gian ngắn. Mặc dù kinh tế toàn cầu được dự báo tăng trưởng đáng kể trong năm 2021 nhưng
nhiều ngân hàng trung ương cũng như các định chế tài chính tồn cầu cho rằng sẽ phải mất
hơn 2 năm nữa để kinh tế thế giới có thể phục hồi trở lại giai đoạn trước khủng hoảng. Trong
bối cảnh đó, lạm phát được dự báo tiếp tục ở mức thấp. Lạm phát khu vực Eurozone, Mỹ được
dự báo tiếp tục nằm khá xa dưới ngưỡng mục tiêu 2% trong 2 năm tới. Theo ADB, lạm phát
khu vực Châu Á đang phát triển sẽ giảm từ mức 3,2% trong năm 2020 xuống mức 2,0% trong
năm 2021; giá dầu được ADB dự báo ở mức 50 USD/thùng cho năm 2021.
14. Các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng thương mại tồn cầu và các dịng vốn
đầu tư. Thương mại toàn cầu năm 2021 sẽ phục hồi ở mức tăng 7,2% thay vì 21,3% như dự
báo tháng 4 (WTO 10/2020). WTO cũng dự báo về tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu dự kiến
sẽ giảm 4,8% trong năm 2020 và tăng 4,9% năm 2021.
16


Tốc độ suy giảm của dịng vốn FDI tồn cầu được UNCTAD (6/2020) dự báo chậm lai trong
năm 2021 với mức giảm dự báo khoảng 5-10% so với năm 2020 và dần lấy lại đà phục hồi
trong năm 2022 mặc dù triển vọng còn thiếu chắc chắn tùy thuộc vào mức độ hiệu quả của
các chính sách chống lại Covid-19 của các quốc gia.
15. Trước viễn cảnh kém tích cực của kinh tế toàn cầu và mặt bằng lạm phát dự kiến ở
mức thấp, chính sách tiền tệ tồn cầu dự kiến sẽ duy trì xu hướng nới lỏng trong năm 2021
với mức lãi suất duy trì ở mức thấp kỷ lục và thanh khoản dồi dào. Tuy nhiên, tình trạng thâm
hụt ngân sách và nợ công sẽ gia tăng mạnh tại nhiều quốc gia sau quá trình nới lỏng tài khóa
để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và việc gia tăng huy động vốn của Chính phủ có thể gây áp lực
lên mặt bằng lãi suất thị trường.
1.2.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG DỰ KIẾN ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2021
16. Kinh tế thế giới suy giảm mạnh và phục hồi chậm khiến nhu cầu đối với hàng hóa
của Việt Nam giảm mạnh, hoạt động đầu tư cũng bị chững lại khi các tập đoàn đa quốc gia
cân nhắc lại chiến lược đầu tư cũng như các biện pháp phong tỏa do dịch bệnh Covid-19 cũng
ảnh hưởng tới việc triển khai các dự án mới. Các nước nới lỏng chính sách tiền tệ, giảm lãi
suất, đồng USD giảm giá tạo điều kiện thuận lợi cho việc ổn định thị trường ngoại hối, tạo cơ

hội cho Việt Nam giảm lãi suất điều hành, hỗ trợ nền kinh tế. Việt Nam là một trong những
quốc gia có mức giảm lãi suất cao nhất trên thế giới
17. Căng thẳng giữa Mỹ và các quốc gia với Trung Quốc thúc đẩy quá trình chuyển dịch
dịng vốn và chuỗi cung ứng tồn cầu với nhiều cơng ty lớn có ý định đa dạng hóa cơ sở
sản xuất ngoài Trung Quốc. Việt Nam là quốc gia có cơ hội được hưởng lợi từ sự chuyển dịch
này nhưng cũng gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các quốc gia khác như Ấn Độ, Thái Lan,
Indonesia.
18. Giá dầu thế giới giảm sâu hỗ trợ kiểm soát lạm phát nhưng có xu hướng tăng trở lại
vào cuối năm và trong năm 2021. Giá dầu giảm giúp lạm phát kiểm soát ở mức thấp làm
tăng dư địa trong điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam hỗ trợ nền kinh tế.
19. Thị trường chứng khoán trong nước biến động mạnh do chịu tác động từ tâm lý bi
quan của các nhà đầu tư toàn cầu trước ảnh hưởng sâu rộng của dịch Covid-19 và trong xu
hướng hồi phục từ tháng 5. Trong khi đó, thị trường tiền tệ, tỷ giá, ngoại hối tương đối ổn
định mặc dù tỷ giá của nhiều quốc gia biến động mạnh, đặc biệt là việc Trung Quốc giảm
mạnh tỷ giá cuối tháng 5 để trả đũa Mỹ.
20. Lạm phát cơ bản dự kiến trong khoảng 3,0±0,5% (ayoy) do: (1) Cầu trong nền kinh tế
tăng so với năm 2020 do nền kinh tế trong nước và thế giới được dự báo sẽ hồi phục mạnh
trong năm 2021; (2) Tác động vòng hai từ khả năng tăng giá đầu vào như giá xăng dầu; (3)
Thị trường bất động sản sẽ có biến động trái chiều trong thị trường cho thuê. Theo đó, cho
thuê kho bãi sẽ khởi sắc do thuận chiều với hoạt động thương mại gia tăng (thương mại điện
tử càng phát triển, nhu cầu kho bãi càng gia tăng). Trong khi đó, bất động sản cho thuê văn
17


phịng vẫn chưa cho thấy những dấu hiệu tích cực trong năm 2021 do lĩnh vực dịch vụ cần
nhiều thời gian phục hồi; (4) Tác động trễ từ điều hành chính sách tiền tệ trong năm 2020.
21. Các tổ chức quốc tế dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 sẽ bật tăng mạnh và thuộc
nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực và trên thế giới, trong miền từ 6,37%: World Bank (T7/2020) dự kiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2021 ở mức 6,7%; AMRO
(T8/2020) dự báo đạt 7%; ADB (T9/2020) dự báo ở mức 6,3%; IMF (T11/2020) đưa ra dự
báo 6,5%.

Hộp 1. Những bài học chống suy thoái kinh tế
Đại dịch covid-19 và suy thoái kinh tế đang hiện hữu. Về mặt nguyên nhân, suy thoái
kinh tế lần này khá giống với suy thoái kinh tế 1918-1920 theo sau dịch cúm Tây Ban
Nha. Tuy nhiên, khơng ít ý kiến cho rằng ngun nhân chủ yếu của khủng hoảng 19181920 là do hậu quả của thế chiến I. Về mức độ nghiêm trọng, nhiều dự báo chỉ ra suy
thoái lần này sẽ tương tự như cách mà Đại khủng hoảng 1929-1930 tàn phá kinh tế toàn
cầu. Dù các nhận định cho đến hiện giờ vẫn chưa nhất quán, bài học từ những lần chống
suy thối trong lịch sử có thể giúp ích cho các nền kinh tế.
Một là, dỡ bỏ các hạn chế nhằm kiểm soát dịch bệnh phải cẩn trọng để tránh những làn
sóng tự quay lại. Trong dịch cúm Tây Ban Nha 1918, Mỹ đã gánh chịu ba làn sóng tuần
tự quay trở lại: làn sóng thứ nhất vào đầu năm 1918; làn sóng thứ hai vào tháng 9/1918
gây chết chóc thậm chí nhiều hơn lần một; và làn sóng thứ ba kéo dài cho đến năm 1920.
Kinh tế Mỹ đã chứng kiến diễn biến kinh tế dạng chữ W - một hình thức phục hồi mới
vừa bắt đầu lại tiếp theo là sự tái phát tiếp diễn. Với dịch Covid-19 lần này, Mỹ, Hàn
Quốc, Singapore là chứng kiến những làn sóng tự quay lại của dịch bệnh.
Hai là, khơng dừng các gói kích thích kinh tế q sớm. Các giải pháp mở rộng tài khoá
và mở rộng tiền tệ mạnh đã giúp kinh tế Mỹ đạt được những bước phục hồi đáng kể sau
khủng hoảng 1930. Đến 1936, chính quyền Liên bang bắt đầu giảm chi tiêu và tăng thuế.
Đồng thời lúc đó, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ cũng đảo chiều thắt chặt tiền tệ. Động
thái này đã đẩy nền kinh tế Mỹ quay về tình trạng suy thoái nghiêm trọng và kéo dài suốt
năm 1938.

18


PHẦN 2. TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020
VÀ KỊCH BẢN CHO NĂM 2021
2.1. TOÀN CẢNH KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2020
2.1.1. TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
22. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 đạt 2,91%. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến
phức tạp trên toàn cầu, mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam là con số ấn tượng và thuộc nhóm

cao nhất tồn cầu. Tuy nhiên, đây là mức tăng thấp nhất trong thập niên của giai đoạn 20112020 và làm đứt gãy xu hướng tăng trưởng trên 7% từ năm 2018. Trong đó, tăng trưởng quý
I và quý II/2019 lần lượt là 3,68% và 0,39%, quí III và quí IV khởi sắc hơn ở mức 2,69% và
4,48%.
Hình 6. Tăng trưởng GDP theo

2020

quý năm 2020

5.98

6.81

7.08 7.02

2.69

6.68

6.24

2.91

3.68

4.48

Hình 5. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-

6.21


0.39

5.25 5.42

2.91

Q1

Q2

Q3

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Q4

NĂM
2020

Nguồn: TCTK (2020)
23. Trong bức tranh tăng trưởng của nền kinh tế từ năm 1995, tăng trưởng 2020 cũng
là mức tăng trưởng thấp nhất được ghi nhận. Sự sụt giảm tăng trưởng năm 2020 đã kéo
tăng trưởng trung bình của giai đoạn 5 năm 1996-2020 thấp hơn tăng trưởng trung bình các
năm trước đó. Đây là giai đoạn 5 năm thứ hai nền kinh tế có mức tăng trưởng trung bình từ
6% trở xuống, dị sâu hơn đáy sụt giảm tăng trưởng của nền kinh tế.
Hình 7. Tăng trưởng trung bình 5 năm giai

Hình 8. Tăng trưởng GDP giai đoạn


đoạn 1995-2020

1995-2020

19


10
7.0

7.5

9

7.0
5.9

8

6.0

7
6
5
4
3

1995
1997
1999

2001
2003
2005
2007
2009
2011
2013
2015
2017
2019

2

Nguồn: TCTK (2020)
24. Sản xuất ở các khu vực tăng trưởng rất hạn chế. Khu vực công nghiệp – xây dựng mặc
dù chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, xét về sự sụt giảm về mức độ tăng
trưởng. Dù vậy, khu vực này vẫn dẫn đầu về tăng trưởng tồn nền kinh tế với mức tăng 3,94%
đóng góp 53% vào mức tăng chung, khu vực nơng, lâm nghiệp và thuỷ sản lần đầu tiên giữ vị
trí thứ hai về tốc độ tăng trưởng sản xuất ở mức 2,68%, đóng góp 13,5% vào mức tăng chung.
Dịch vụ là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19, chỉ tăng 2,34%, đóng
góp 33,5% vào mức tăng chung.
Hình 9. Tăng trưởng GDP phân theo ngành kinh tế
NN-LN-TS

CN&XD

Dịch vụ

GDP


2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: TCTK (2020)
25. Khu vực nông – lâm – thuỷ sản gây ấn tượng về mức tăng trưởng cao hơn so với năm
2019 và cũng là khu vực duy nhất có mức tăng trưởng cao hơn. Mặc dù chỉ có ngành nơng
20


nghiệp có mức tăng trưởng sản xuất cao hơn so với năm trước, nhờ chiếm tỷ trọng cao nên đã
giúp cho cả khu vực có mức tăng trưởng cao hơn năm 2019. Trong năm 2020, ngành nông
nghiệp tăng 2,55%, chỉ thấp hơn mức tăng của các năm 2011, năm 2012 và năm 2018 trong
giai đoạn 2011-2020, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm
của toàn nền kinh tế. Ngành lâm nghiệp và thuỷ sản mặc dù có mức tăng trưởng thấp hơn
đáng kể so với năm 2019 nhưng vẫn cao hơn so với ngành nông nghiệp. Ngành lâm nghiệp
tăng 2,82% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản
tăng 3,08%, cao hơn mức tăng 2,8% của năm 2015 và năm 2016 trong giai đoạn 2011-2020,
đóng góp 0,1 điểm phần trăm.
Hình 10. Tăng trưởng khu vực nông nghiệp – lâm nghiệp – thuỷ sản
9.00
8.00
7.00
6.00
5.00
4.00
3.00
2.00
1.00
0.00
2011


2012

2013

NN-LN-TS

2014

2015

Nông nghiệp

2016

2017

Lâm nghiệp

2018

2019

2020

Thuỷ sản

Nguồn: TCTK (2020)
26. Sản xuất công nghiệp vẫn dẫn đầu tăng trưởng của nền kinh tế. Hoạt động sản xuất
công nghiệp đạt mức tăng trưởng 3,36%, giảm 5,5% so với mức tăng 8,85% ở năm 2019. Bên
cạnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sự sụt giảm tăng trưởng sản xuất công nghiệp còn do

xu hướng tăng trưởng giảm dần của ngành mà chúng tơi đã phân tích từ các số trước. Trong
mức tăng của ngành, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,82% đóng góp 1,25 điểm
phần trăm vào mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế; ngành sản xuất và phân phối điện
tăng 3,92%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử
lý rác thải, nước thải tăng 5,51%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm
5,62% (do sản lượng khai thác dầu thơ giảm 12,6% và khí đốt tự nhiên giảm 11,5%), làm
giảm 0,36 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

21


Hình 11. Tăng trưởng ngành công nghiệp theo quý năm 2020
Khai khống
Cơng nghiệp chế biến chế tạo
Sản xuất và phân phối điện
Cung cấp nước; quản lý và xử lý rác tải, nước thải
Tồn ngành cơng nghiệp

Q I

Q II

Q III

Q IV

2020

Nguồn: TCTK (2020)
27. Ngành chế biến - chế tạo vẫn giữ vai trị dẫn dắt tăng trưởng của ngành cơng nghiêp

nói riêng và tồn nền kinh tế nói chung. Tăng trưởng sản lượng của ngành trong năm phản
ánh rõ nét cho diễn biến dịch bệnh Covid-19. Từ tháng 2, sản xuất của ngành mặc dù có tăng
nhưng theo mức giảm dần và chạm đáy vào tháng 8 với mức tăng trưởng âm 0,1% so với cùng
kỳ năm trước được ghi nhận lần đầu tiên. Đây cũng là giai làn sóng Covid-19 thứ nhất và thứ
hai tấn công vào nền kinh tế. Kể từ tháng 9, sau làn sóng Covid-19 thứ hai được kiểm soát,
sản xuất của ngành đã dần phục hồi và nhanh chóng thể hiện vai trị tăng trưởng dẫn đầu, sản
lượng của ngành tăng mạnh mẽ và kết thúc năm 2020 với mức tăng trưởng 11,9% và 13,7%
trong tháng 11 và 12. Trong giai đoạn 2015-2020, mức tăng 2 tháng cuối năm năm 2020 chỉ
thấp hơn mức tăng 2 tháng cuối năm của năm 2017. Khẳng định cho thành tích ấn tượng của
ngành trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.

22


Hình 12. Tăng trưởng sản xuất công nghiệp
chế biến chế tạo giai đoạn 2015-2020

15.00
10.00
5.00
0.00

T1
T2
T3
T4
T5
T6
T7
T8

T9
T10
T11
T12

30
25
20
15
10
5
0
-5
-10

Hình 13. Tăng trưởng ngành xây dựng
hàng quý giai đoạn 2015-2019

2015 2016 2017 2018 2019 2020
Quí I

Quí II
Quí IV

2015

2016

2017


Quí III

2018

2019

2020

Cả năm

Nguồn: TCTK (2020)
28. Ngành xây dựng vẫn duy trì mức tăng trưởng khá tốt với mức tăng trưởng cao dần
qua từng quí là một diễn biến đầy bất ngờ trong bối cảnh đại dịch Covid-19 làm gián
đoạn hoạt động kinh tế và suy giảm nhu cầu đầu tư. Tăng trưởng của ngành trong năm
2020 đạt mức 6,76%, chỉ thấp hơn 2,34% so với mức tăng trưởng của năm 2019, đóng góp
0,5 đpt vào giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Một điểm bất ngờ khác của ngành là mức
đóng góp 6,19% trong tổng GDP năm 2020. Đây là mức cao thứ hai tính từ năm 1995, chỉ
đứng sau mức đóng góp 6,41% GDP của năm 2011. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, mức tăng
6,76% cũng là mức tăng thấp nhất của ngành tính từ 2014.
29. Ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 với mức tăng trưởng
thấp nhất trong toàn nền kinh tế lần đầu tiên tính từ 2008. Mức tăng trưởng của ngành
là 2,34%, đóng góp 0,33 đpt vào giá trị tăng thêm. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của một
số ngành dịch vụ thị trường có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm năm 2019
như sau: Bán buôn và bán lẻ tăng 5,53%, đóng góp lớn nhất vào mức tăng tổng giá trị tăng
thêm toàn nền kinh tế (0,61 đpt); hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,87%,
đóng góp 0,46 đpt. Trong khi đó, một số ngành có mức tăng trưởng âm lớn như dịch vụ lưu
trú và ăn uống giảm 14.48%, làm giảm 0,62 đpt; vận tải kho bãi giảm 1,88% làm giảm 0,06
đpt.

23



×