Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Khi con 6 tháng tuổi Tuần 3 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.17 KB, 7 trang )




Khi con 6 tháng tuổi -
Tuần 3
Bé con lúc này rất hiếu động nhờ các cơ vận động đã mạnh mẽ hơn, bé
có thể lăn lê khắp nhà, vì vậy mà bạn hãy luôn để mắt đến con nhé! Bé
cũng rất thích được bạn chú ý và sẽ không ngừng làm nhiều trò ngộ
nghĩnh để kéo bạn về với bé. Với mẹ, dù bận rộn, mẹ hãy luôn để ý giữ
chế độ ăn lành mạnh nhé!
Lăn, lăn, và lăn

Con đã biết lăn rồi mẹ ơi! - Ảnh: Inmagine
Tay và cổ bé cứng cáp hơn nên bé có thể tập lăn về một phía – đây có thể là
một cột mốc làm bạn rất ngạc nhiên và thích thú. Bé có thể dùng cách lăn
như là phương thức di chuyển chính của mình trong một khoảng thời gian,
hoặc cũng có thể bé bỏ qua giai đoạn này và chuyển qua ngồi, trườn, và bò
luôn. Bạn đừng lo nếu bé không chịu lăn, miễn là bé tiếp tục học các kỹ
năng mới và tỏ ra thích thú với việc di chuyển và khám phá xung quanh.
Bé biết lăn có thể là niềm vui của bé nhưng đồng thời là nỗi lo của bạn. Bạn
hãy giữ bé cẩn thận trong lúc thay tã và không bao giờ để bé một mình trên
giường hoặc trên bất cứ chỗ nào cách xa mặt đất mà không để mắt đến bé.
Chuyên gia gây chú ý
Ở tuổi này, bé không chỉ chấp nhận sự chú ý từ những người khác mà bé còn
gây chú ý với mọi người xung quanh. Chẳng bao lâu nữa bạn sẽ thấy bé bắt
đầu e dè với người lạ nhưng hiện tại bé vẫn chưa biết phân biệt. Chỉ cần cười
với bé, nhìn bé với ánh mắt trìu mến là có thể trở thành bạn của bé ngay.
Nhưng bạn cũng đừng lo, bé vẫn rất cần và tha thiết tình yêu và sự quan tâm
của bạn.
Bé cũng biết rằng những việc bé làm, cả những điều bạn thích lẫn không
thích, đều làm bạn chú ý đến bé nên từ giờ trở đi bé sẽ làm tất cả mọi thứ để


gây chú ý với bạn. Lúc này hầu như mọi thứ bé làm đều rất đáng yêu nhưng
khi bé lớn hơn, bé có thể làm những trò rất tinh nghịch để thử xem bạn phản
ứng thế nào. Khi bé ngoan bạn đừng quên khen bé nhé. Đó là cách rất tốt để
bắt đầu dạy bé ngay từ những hành vi sai trái của mình.
Có một điều sẽ trở nên dễ nhận ra, đó là bé đang bắt đầu mở rộng các “tiết
mục” gây chú ý của mình. Không chỉ bằng cách dùng tiếng khóc mà bé còn
có thể ngọ nguậy, gây ra tiếng ồn, thổi phì phì, v.v… Trong ba tháng sắp tới,
bé sẽ có những cách rất riêng để cho bạn biết bé nghĩ gì, muốn gì và cần gì.

"Mẹ! Mẹ! Mẹ nhìn con đây này!" - Ảnh: Inmagine
Quần áo phù hợp
Vì bé bắt đầu trở nên năng động hơn, bé thích những bộ quần áo thoải mái.
Hãy chọn những loại vải mềm để không cọ xát làm trầy da bé khi bé di
chuyển xung quanh. Những loại quần áo rộng rãi, co giãn và thoáng khí là
phù hợp nhất cho những bé tràn đầy năng lượng.
Tránh chọn những bộ quần áo với đường may thô hoặc cẩu thả, có dây cột
dài, nút, nơ (có thể làm bé hóc khi nuốt phải), và bất cứ thứ gì có thể làm bé
vướng khi ngủ, bò, chơi hoặc các hoạt động thông thường khác.
Phân của bé
Đừng ngạc nhiên nếu bạn thấy phân của bé đổi màu và có mùi khi bé bắt đầu
ăn dặm. Điều này rất bình thường. Nếu phân bé có vẻ cứng, hãy đổi sang các
loại rau củ, trái cây khác và ngũ cốc lúa mì hoặc lúa mạch (gạo, chuối và sốt
táo có thể gây táo bón).
Cuộc sống của bạn: Thói quen ăn uống tốt
Chăm sóc một đứa trẻ thì đơn giản nhưng rất mệt. Ăn no làm bạn dễ buồn
ngủ, vì thế hãy ăn các bữa chính và bữa phụ nhẹ nhưng đủ dinh dưỡng. Dưới
đây là một số lời khuyên hữu ích:
- Đừng bỏ bữa sáng. Dù bạn rất dễ nhịn ăn sáng khi đang vội vàng, hãy nhớ
rằng cơ thể bạn cần phải nạp năng lượng lại sau một giấc ngủ dài, hoặc nhất
là sau một đêm không ngủ. Các thực phẩm giàu protein như trứng và chứa

tinh bột khó đốt cháy cùng với chất sắt như yến mạch ăn cùng hạt óc chó và
nho khô sẽ cung cấp đủ năng lượng cho bạn cả buổi sáng.
- Tuân theo tháp dinh dưỡng. Tiêu chuẩn mỗi ngày một phụ nữ ở độ tuổi
sinh đẻ cần ăn khoảng 250g rau củ và 150 đến 200g trái cây. Luôn sẵn sàng
các loại rau củ tươi trong tủ lạnh hoặc các loại cắt sẵn trữ trong ngăn đá để
bạn có thể bổ sung thêm chất xơ vào các món ăn khác nhau. Trái cây thì nếu
không có điều kiện mua trái cây tươi, bạn có thể ăn trái cây phơi khô, đông
lạnh hoặc đóng hộp cũng được – tất cả đều tốt cho sức khỏe của bạn. Làm
các món sinh tố từ trái cây, nước trái cây và yogurt.

Dù bạn rộn, mẹ cũng hãy cố giữ thói quen ăn uống lành mạnh nhé! - Ảnh:
Inmagine
- Đừng ăn các loại thức ăn vặt không bổ dưỡng. Năng lượng trong khoai
tây chiên hoặc bánh kẹo rất dễ bị đốt cháy nên sau khi đốt cháy hết năng
lượng, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mình lờ đờ, mệt mỏi hơn trước khi ăn nữa.
Hãy ăn các loại thực phẩm nhiều năng lượng và bổ dưỡng hơn như hạt hạnh
nhân, đậu phọng, yogurt, trái cây sấy, nho khô, hạt hướng dương, hạt bí hoặc
các món bánh làm từ ngũ cốc.
- Tính toán lượng calorie ăn vào. Gần đây người ta cho rằng tinh bột có hại
nhiều hơn lợi đối với cơ thể nhưng nó vẫn là nguồn năng lượng tốt cho bạn
nếu bạn ăn với lượng vừa phải và có chọn lọc. Bạn hãy thử ăn cơm nấu bằng
gạo lứt, bánh mì hoặc nuilàm từ bột mì nguyên cám.
- Chọn thức uống tốt cho sức khỏe. Hãy uống nhiều nước để cơ thể không
bị mất nước. Nếu dùng ước ép trái cây, soda, café, và những thức uống chứa
năng lượng thì bạn luôn phải để ý đến lượng đường của chúng và nhớ rằng
các thức uống chứa cafein có thể làm bạn bị mất nước.

×