Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Khi con 5 tháng tuổi – Tuần 2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.27 KB, 6 trang )




Khi con 5 tháng tuổi –
Tuần 2

Bé sắp biết ngồi rồi đấy (Ảnh: Inmagine)
Trẻ ở độ tuổi này thường rất tập trung và say sưa mỗi khi phát hiện ra
mình có khả năng làm gì đó; bạn có thể sẽ “phải” không ngừng để mắt
đến con và nghe bé véo von nói a, a suốt cả ngày đến nhức cả đầu. Hãy
tranh thủ thời gian mỗi ngày (khi con ngủ trưa chẳng hạn) để kết nối lại
với thế giới và lấy lại cân bằng cho chính mình, bạn nhé!
Bé sắp biết ngồi
Từ giờ thể chất của bé sẽ phát triển rất nhanh và mạnh mẽ. Nếu bạn nắm hai
tay con khi bé đang nằm ngửa thì bé sẽ có thể nhấc đầu và vai lên khỏi
giường; còn nếu đang nằm sấp, bé sẽ cố rướn tay, chân và cong lưng như
hình cánh cung. Đây là bài tập thể dục rất tốt cho cổ cũng như giúp bé giữ
vững đầu, chuẩn bị cho việc ngồi sau này.
Nếu như cách đây vài tuần, khi được kéo ngồi dậy, đầu của con vẫn chưa
gượng theo được thì giờ bé đã có thể đoán bạn sắp kéo bé về hướng nào để
nhấc đầu theo hướng đó cùng với cơ thể. Ngoài ra, cột sống bé cũng ngày
càng thẳng hơn, bé có thể ngồi không dựa để tay rảnh rang khám phá và
người có thể tự xoay để với lấy những món đồ mình muốn. Nếu bé chưa tự
ngồi được một mình, bạn có thể để bé ngồi dựa vào góc ghế salon hay cho
bé ngồi trong lòng bạn.
Một khi lưng và cổ con bạn đủ khỏe để giữ người thẳng, và bé cũng đã biết
được nên đặt chân xuống đâu mà không ngã nhào thì chỉ còn là vấn đề thời
gian cho tới khi bé biết bò, đứng và đi nữa thôi.
Giấc ngủ yên bình
Việc tuân theo đúng trình tự chuẩn bị đi ngủ có thể giúp cho bé đi ngủ dễ
dàng hơn. Bạn có thể làm như sau: cho bé bú, tắm cho bé, thay đồ ngủ cho


bé, chơi một trò chơi nào đó, đọc cho bé nghe một quyển sách, hát một bài
hoặc mở nhạc, và rồi đặt bé vào giường.
Nếu tuân theo một trình tự nhất định, cả bạn và bé sẽ có nhiều thời gian bên
nhau trước khi bé đi vào giấc ngủ. Bạn cũng có thể sắp xếp để bạn và chồng
bạn cùng nhau hoặc luân phiên nhau cho bé ngủ.
Ba ba ba ba….
Bé đang bổ sung thêm những âm thanh mới vào vốn từ vựng của mình. Trẻ
ở độ tuổi này thường rất tập trung và say sưa mỗi khi phát hiện ra mình có
khả năng làm gì đó. Điều này hoàn toàn bình thường – trẻ có khuynh hướng
luyện thành thục một kỹ năng trước khi chuyển sang kỹ năng khác.

Con say sưa học nói (Ảnh: Inmagine)
Phải nghe tới nghe lui một âm thanh có thể làm bạn chán nhưng hãy coi như
đây là cơ hội để thực hành tính kiên nhẫn đi, bởi sau này bạn còn phải nghe
bé nói “không, không” và hỏi “tại sao, tại sao” dài dài. Bé cũng thường quan
sát miệng bạn và cố gắng bắt chước cách bạn phát âm các phụ âm như “m”,
“b”.
Cuộc sống của bạn: chăm sóc bản thân
Sau nhiều cố gắng tự điều chỉnh cuộc sống của bản thân kể từ khi bé chào
đời, nhiều bà mẹ chợt nhận ra mình giống như một con đà điểu đang nhấc
đầu khỏi đống cát và khám phá ra một thế giới rộng lớn hơn – chính là cái
thế giới mà bạn đã tạm thời lãng quên từ khi sinh bé. Những công việc chăm
sóc con cứ lặp đi lặp lại khiến bạn dễ buồn chán, nhất là nếu trước đây bạn
đã quen với công việc năng động và giao tiếp nhiều.
Sáu cách để lấy lại sự cân bằng:
1. Tham gia các nhóm của những ông bố bà mẹ. Hãy tìm những nhóm có
cùng mối quan tâm với bạn như nhóm các bà mẹ có con sinh cùng tháng,
nhóm các bà mẹ có cùng sở thích, nhóm các bà mẹ ở nhà chăm con… Bạn
cũng có thể thành lập một nhóm các ông bố bà mẹ sống trong cùng khu nhà.
2. Kết nối trực tuyến. Giữ liên lạc với bạn bè, gia đình thông qua email; duy

trì sinh hoạt với những ông bố bà mẹ khác trên một số diễn đàn như
Webtretho, hoặc chỉ cần vào đọc tin tức thôi là bạn cũng có thể kết nối với
“thế giới bên ngoài” rồi. Bạn cũng có thể theo dõi blog của những ông bố bà
mẹ khác để biết rằng những người khác cũng gặp những vấn đề tương tự
như mình, bạn sẽ thấy vững lòng hơn nhiều.

Đọc sách báo cũng là cách giúp mẹ lấy lại cân bằng (Ảnh: Inmagine)
3. Dành thời gian cho bản thân. Bạn cần có những lúc nghỉ ngơi thật sự –
thư giãn, chăm sóc bản thân và tìm lại cảm hứng – ít nhất mỗi tuần một lần.
Lý tưởng nhất là dành cho mình mỗi ngày nửa tiếng đồng hồ, có thể là khi
bé ngủ trưa.
4. Đọc sách. Để một quyển sách hay tạp chí gần bên mình để có thể tranh
thủ đọc khi bé ngủ. Thậm chí chỉ cần đọc vài trang mỗi ngày thôi cũng có
thể giúp bạn “thoát” khỏi thế giới thực tại hoặc học hỏi thêm nhiều điều mới.
5. Viết blog hoặc nhật ký. Viết blog hoặc nhật ký đơn giản chỉ là một cách
giúp bạn sáng suốt hơn. Bạn có thể đặt blog của mình ở chế độ riêng tư hoặc
công cộng. (Bạn cũng có thể viết nhật ký trên mục Tâm sự của Webtretho.)
6. Trò chuyện, tâm sự. Bạn nên gọi điện hoặc chat với bạn bè, người thân
hoặc chồng để được tiếp thêm năng lượng.

×