Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.08 KB, 3 trang )
Điều trị “bệnh” giận dữ chốn công sở
Thực tế cho thấy sự giận dữ nơi công sở đang trở thành căn bệnh
“quái ác” tồn tại song song với bệnh “tám chuyện”. Tuy nhiên hậu
quả của “bệnh” giận dữ lại nặng nề hơn bệnh “tám chuyện” nhiều lần.
Bởi sự giận dữ ở chốn công sở không chỉ ảnh hưởng đến sự phát
triển của tổ chức, đến năng xuất làm việc của tập thể, đến mối quan
hệ giữa các nhân viên mà còn tổn hại đến sức khỏe của mỗi cá
nhân. Đó là nguyên nhân phát sinh và phát triển các bệnh như trầm
cảm, huyết áp cao và bệnh tim.
Học cách sống cùng căn bệnh này không phải là cách hay. Tốt hơn
hết là tìm ra căn nguyên của bệnh và chế ra phương thuốc điều trị.
Nguyên nhân sinh ra sự giận dữ
Thông thường con người giận dữ khi họ không hài lòng về một vấn
đề nào đó với những biểu hiện như đi đi lại lại, cau mày, cáu gắt và
có phần hành xử thô lỗ. Sự giận dữ ở chốn công sở cũng có cùng
nguyên nhân và biểu hiện trên.
có khoảng sáu nguyên nhân chính khiến các nhân viên văn phòng
giận dữ đó là: Sếp (hoặc đồng nghiệp) hứa hẹn nâng đỡ, ủng hộ,
khuyến mại một dự án quan trọng hoặc một vị trí cao hơn nhưng
không thực hiện; bị vu oan hoặc phải chịu trách nhiệm về những việc
mà mình không làm; được sếp kỳ vọng quá cao và bắt phải thay đổi
liên tục để hoàn thành mong muốn của sếp; thường xuyên bị sếp chỉ
trích nặng nề thậm chí là trước mặt các nhân viên khác; cảm thấy
mình có tay nghề và khả năng cao hơn người quản lý nhưng vẫn
không thể lên chức; và bị đối xử không công bằng đăc biệt là vấn đề
tài chính (nhân viên khác được nhiều tiền lương hơn)…
Đó là những lý do chính khiến các nhân viên tức giận. Đôi khi sự tức
giận có thể xuất phát từ các nguồn bên ngoài và “vác” đến công ty
như: mất cân bằng cuộc sống, ly hôn, áp lực tài chính, mắc bệnh
nghiêm trọng, gia đình lục đục, tất cả những lý do đó cũng khiến sự
giận dữ ở chốn công sở được đà tăng cao.