Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Đối phó với sếp nữ “mắc bệnh ngôi sao" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.94 KB, 3 trang )

Đối phó với sếp nữ “mắc bệnh ngôi sao"
Thể hiện sự ủng hộ sếp
Góp ý thẳng thắn và trực tiếp với “sếp diva” là việc làm đầy rủi ro.
Thông thường, cô ấy sẽ phản ứng lại một cách mạnh mẽ và nóng
nảy. Vì vậy, trước khi bắt đầu một cuộc nói chuyện khó với sếp, hãy
tìm hiểu thái độ, cách cư xử và sự sẵn sàng chấp nhận phản hồi của
cô ấy.
Ngoài ra, bạn nên thể hiện sự ủng hộ, niềm tin vào sếp, đặc biệt
trong những giai đoạn khó khăn của công ty/ phòng. Sếp “ngôi sao”
sẽ " mát tính" hơn với những người ủng hộ mình và coi trọng sự
trung thành.
Xác định rõ ràng yêu cầu của sếp
“Sếp diva” dường như thiếu kỹ năng giao việc, thường giao việc một
cách mô hồ hay hướng dẫn không đầy đủ. Cô ấy mặc định rằng bạn
biết cần phải làm gì và sau đó sẽ khiển trách nếu kết quả bạn mang
lại không như mong đợi của cô ấy. Do đó, bạn cần xác định rõ ràng
mục tiêu, thời gian với sếp trước khi bắt tay thực hiện. Dù cô ấy có
thể tỏ vẻ bực bội khi bạn đặt ra nhiều câu hỏi nhưng như thế còn tốt
hơn là sau đó bạn không hoàn thành đúng hạn hay như kỳ vọng của
cô ấy.
Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
“Sếp diva” sẽ bùng nổ giận dữ nếu cấp dưới lỡ thời hạn hoàn thành
dự án hoặc bất cứ điều gì khiến cô ấy "mất điểm" trong mắt người
khác. Cô ấy mong chờ bạn mang đến kết quả công việc xuất sắc
nhất để được lãnh đạo cấp cao hơn công nhận khả năng quản lý của
mình. Bạn sẽ được sếp yêu quý nếu khiến sếp nổi bật và được khen
ngợi.
Ca ngợi sếp
Đừng kiệm lời ca ngợi sự sáng tạo, hiệu quả khi sếp làm tốt.
Nhưng hãy lưu ý rằng không nên nói dài dòng, chung chung bởi cô
ấy có thể cho rằng bạn đang nịnh nọt. Bạn nên thể hiện lòng ngưỡng


mộ của mình với sự chân thành theo cách thích hợp. Đặc biệt, hãy
ca ngợi sếp về những điều giúp ích cho bạn, như chia sẻ trách nhiệm
hay vì sếp đã tin tưởng bạn và những đồng nghiệp khác.
Hạn chế tương tác với sếp
Nếu bạn đã thực hiện những điều trên nhưng vẫn không cải thiện
được mối quan hệ với sếp hay khiến sếp thay đổi kiểu cách diva của
mình, có lẽ chiến lược đối phó tốt nhất là hạn chế những cuộc đối
đầu với sếp. Bạn chỉ cần hoàn thành tốt công việc và không quan
tâm tới những điều khác. Còn nếu không thể chịu đựng được nữa,
bạn cũng có thể nghĩ tới khả năng "nhảy việc". Bạn sẽ không thể
phát huy hết khả năng của bản thân hay tiếp tục niềm đam mê nếu
không cảm thấy thoải mái, vui vẻ và hài lòng khi làm việc.
Bạn có thể cân bằng công việc và cuộc sống riêng ở vị trí mới
hay không?
Hãy ghi ra những ưu tiên trong cuộc sống riêng và công việc, sau đó
cân nhắc những chướng ngại vật mà vị trí mới có thể tác động tới
chúng. Bạn có thể phải đánh đổi những gì cho chức vụ mới: chuyển
nhà, tăng giờ làm/căng thẳng ? Liệu gia đình và bản thân bạn có thể
điều chỉnh theo những thay đổi đó hay không?
Bạn lo sợ khi ở vị trí mới?
"Dù thăng tiến mang lại cho bạn nhiều lợi ích, nhưng nếu bạn lo sợ
thất bại nhiều hơn là hào hứng phát triển, đó sẽ là một vấn đề lớn.
Bạn sẽ không thể hoàn thành công việc nếu cứ lo lắng người khác
nghĩ gì về mình", Freidman nói. Hãy đánh giá những nỗi lo của bản
thân để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

×