Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Giấu tuổi tác trong công việc ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.14 KB, 3 trang )

Giấu tuổi tác trong công việc
Nhiều Cty khi tuyển dụng dù không yêu cầu khắt khe về tuổi tác,
nhưng thường không thích những ứng viên lớn tuổi. Bởi dù họ vượt
chuẩn về kinh nghiệm, kỹ năng, nhưng thường bị coi là kém năng
động, nhiệt tình so với các ứng viên trẻ và nhất là họ cũng đòi mức
lương “vượt chuẩn”.
Vì vậy, hãy biết "trẻ hoá" công việc của mình để cạnh tranh với các ứng
viên trẻ hơn.
Không liệt kê năm tháng cụ thể
Khi đọc công việc, nhà tuyển dụng (NTD) thường chú ý vào các chi tiết
chuyên môn, kỹ năng, lĩnh vực được đào tạo, kinh nghiệm và thành quả
làm việc, chứ không “soi kỹ về ngày tháng cụ thể bạn tốt nghiệp ĐH hay
bắt đầu đi làm.
Vì vậy, hãy khéo léo giấu đi yếu tố tuổi tác bằng cách liệt kê công việc đã
làm theo khả năng và kỹ năng liên quan tới vị trí tuyển dụng, thay vì viết
công việc theo thứ tự thời gian. Tuy nhiên, việc này cũng khá mạo hiểm,
bởi khi không nêu ra ngày tháng cụ thể, NTD có thể nghĩ bạn là người
không có kinh nghiệm làm việc rõ ràng.
Tập trung vào kinh nghiệm thích hợp gần nhất
NTD thường chỉ tập trung vào những kỹ năng và thành công liên quan trực
tiếp tới công việc. Rất nhiều ứng viên, kể cả người trẻ, mắc sai lầm khi liệt
kê rất nhiều thông tin để làm dày bảng thành tích của mình, nhưng trong
đó có nhiều thông tin không cần thiết, và nó che lấp những thông tin quan
trọng mà NTD muốn biết.
Vì vậy, hãy chọn lọc những thành tựu xuất sắc nhất trong thời gian gần
đây để đưa vào công việc và loại bỏ những thông tin, công việc không phù
hợp và không "ghi điểm" với NTD.
Nhấn mạnh những công nghệ mới
Nhiều ứng viên lớn tuổi lại để lộ tuổi tác và sự kém năng động của mình vì
những kỹ năng, kinh nghiệm làm việc đã lỗi thời, nhất là về công nghệ.
Vì vậy, chỉ liệt kê những phần mềm và công nghệ hiện dùng trong lĩnh vực


của bạn hoặc tương thích với yêu cầu của NTD. Cho dù không biết nhiều
về công nghệ mới và công việc của bạn có vẻ sơ sài về phần này, cũng
không nên kể ra kỹ năng bạn biết về những công nghệ, chương trình đã
lỗi thời, không còn được sử dụng nữa.
Hơn nữa, hãy tham gia các mạng xã hội như Facebook, Twitter, các diễn
đàn trực tuyến và “khoe” điều đó trong công việc để chứng tỏ bạn năng
động, hợp thời không kém các ứng viên trẻ và bởi nhiều NTD coi các
mạng xã hội là một kênh thông tin, kết nối hiệu quả.
Không thể một lúc mà nắm hết mọi thông tin, tường tận mọi vấn đề, vì vậy,
nếu còn gì lấn cấn, bạn cứ thẳng thắn chia sẻ với sếp, rằng bạn cần
nghiên cứu lại, tìm hiểu thêm. Nhiều người chọn cách nói bâng quơ cho
qua chuyện, vì không muốn "vạch áo cho người xem lưng" nhưng đôi khi,
những câu nói tưởng như vô thưởng vô phạt ấy lại ảnh hưởng không ít
đến uy tín, danh dự của bạn. Sếp thường đánh giá cao những nhân viên
thành thật, biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe. Vì thế, họ sẽ
có phản ứng mạnh nếu phát hiện ra bạn đang tìm cách lấp liếm. Thay vì
sống trong sợ hãi, tốt nhất là bạn nên thành thật về những điều chưa biết.
Thông thường, những câu hỏi bất ngờ sếp đưa ra chỉ mang tính cập nhật
tình hình, gợi cho sếp nhớ về một chi tiết nào đó chứ không phải bắt bạn
báo cáo tận "chân tơ kẽ tóc". Vì thế, khi sếp hỏi, trước hết, bạn cần phải
hình dung câu hỏi ấy nhắm vào chi tiết nào, sếp muốn biết thông tin gì để
cập nhật cho đúng. Dựa trên phán đoán của mình, bạn nêu bật những
thông tin quan trọng trước rồi tìm cách bổ sung sau. Có thể hiểu đơn giản
là đưa ra bộ khung trước rồi sẽ đắp thịt vào sau. Với những câu hỏi bất
ngờ kiểu này, nếu bạn ấp úng, bạn dễ mất điểm với sếp. Nhưng nếu nói
nhiều, nói dài dòng quá, bạn sẽ bị liệt vào dạng ba hoa và sếp cũng không
hẳn tin vào những gì bạn nói.

×