Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

TBT_10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 8 trang )

09/2020
10/2020
CHI CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG (ĐIỂM TBT BẾN TRE)

Số 44 Ngô Quyền, Phường An Hội, Tp. Bến Tre, T. Bến Tre. ĐT: 0275.3822272. Email:

Để tiêu chuẩn khơng là rào cản

T

iêu chuẩn hóa là tất yếu trong
bối cảnh hiện nay, nhưng thời
gian qua, nhiều câu chuyện
thực tiễn đã cho thấy những vấn đề đáng
lưu tâm xung quanh một số tiêu chuẩn
sản phẩm, hàng hóa được xây dựng, ban
hành. Cổng Thơng tin điện tử Chính phủ
đề cập vấn đề này trong loạt bài viết “Để
tiêu chuẩn không là rào cản”.
Từ nước mắm đến thép
Nhỏ như một cây kim, lớn như máy bay
Boeing cũng cần được tiêu chuẩn hoá. Tuy
nhiên, câu chuyện tiêu chuẩn hóa cũng lại là
tâm điểm của nhiều cuộc tranh luận gay gắt.
Đầu tháng 3/2019, dư luận “dậy sóng”
tại họp báo cung cấp thơng tin về dự thảo
tiêu chuẩn quốc gia TCVN-12607:2019 về
quy phạm thực hành sản xuất nước mắm do
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông

sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông


thôn) tổ chức. Nhiều ý kiến cho rằng những
tiêu chuẩn đưa ra trong dự thảo khơng hợp
lý, gây khó khăn, thậm chí triệt tiêu nước
mắm truyền thống.
Tháng 6/2020, doanh nghiệp inox lo
lắng về Thông tư 15/2019/TT-BKHCN ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép

TRONG SỐ NÀY
Tin tức- sự kiện
- Để tiêu chuẩn khơng là rào cản.
- Chương trình 712: Gỡ “nút thắt” cho doanh
nghiệp nhỏ và vừa.
Hàng rào kỹ thuật
- Sản phẩm hữu cơ
- Thực phẩm khơng chứa lactose, ít lactose và

giảm lactose
- Thực phẩm bao gói sẵn
- Dược phẩm và thiết bị y tế
- Tương ớt trái cây và rau quả.
Thông tin pháp luật
- Danh mục văn bản mới ban hành


khơng gỉ có hiệu lực vào ngày 01/6/2020
gần như chặn đứng nguồn nguyên liệu nhập
khẩu của doanh nghiệp.
Kết quả, một dự thảo phải tạm dừng và
một Thông tư tạm lùi thời hạn. Đối với câu

chuyện nước mắm, trước nhiều ý kiến trái
chiều, Bộ Khoa học và Công nghệ
(KH&CN) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn (NN&PTNT) đã quyết định tạm
dừng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia để tiếp tục
xin ý kiến các tổ chức, hiệp hội… nhằm bảo
đảm sức khoẻ, quyền lợi của người tiêu
dùng và không để ảnh hưởng đến các tổ
chức sản xuất kinh doanh nước mắm.
Thời điểm ấy, Thứ trưởng Bộ KH&CN
Phạm Công Tạc lý giải, một bộ tiêu chuẩn
quốc gia, quy phạm thực hành sản phẩm
trong một lĩnh vực nào đó sẽ liên quan đến
vài bộ, ngành. Song khi đưa vào cuộc sống
đều phải đảm bảo 3 nguyên tắc.
Phải phù hợp với trình độ phát triển của
Việt Nam ở từng giai đoạn. Ví dụ, có giai
đoạn thì chất lượng đối với sản phẩm xăng
dầu khơng được quan tâm nhưng hiện nay
lại được quản lý rất chặt chẽ.
Mỗi bộ tiêu chuẩn phải bảo đảm sự đồng
thuận của các thành phần liên quan trong xã
hội. Đây là nguyên tắc không phải ngoại lệ ở
Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới.
Phải bảo đảm sự hài hoà lợi ích của
các bên liên quan.
Theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, “việc
xây dựng một tiêu chuẩn với mỗi sản phẩm
rất khó khăn. Khi nhận được những ý kiến
phản ánh trái chiều cần xem lại bởi các “điều

kiện cần” như trên không bảo đảm”.
Nhiều chuyên gia cho rằng không nên
quá nghi ngờ vấn đề lợi ích nhóm ở đây. Bởi
nước mắm truyền thống và nước mắm công
nghiệp là 2 phương thức sản xuất khác nhau,
dựa vào các yếu tố khác nhau song nếu nhìn
về góc độ nhà sản xuất, người tiêu dùng, góc

độ xã hội đều phải hướng đến mục tiêu
chung đó là hiệu quả nhưng phải an tồn. Dự
thảo đó nhằm nhận diện, phịng ngừa, kiểm
sốt các mối nguy, rủi ro tiềm ẩn có thể xảy
ra làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn
thực phẩm cho sản phẩm nước mắm.
Tuy nhiên, cần khẳng định việc phòng
ngừa rủi ro là cần thiết. Song quy định mà
trở thành rào cản và gây bất lợi thì cần xem
lại. Nước mắm truyền thống khơng đơn
thuần là một sản phẩm, mà nó cịn là một nét
văn hóa truyền thống lâu đời của Việt Nam.
Do đó, một tiêu chuẩn dù nhằm mục đích gì
cũng phải đáp ứng yêu cầu giúp lưu giữ, bảo
tồn một nghề truyền thống, để không chỉ giữ
lại phương tiện mưu sinh cho người dân mà
cịn là bảo tồn những nét văn hóa đặc trưng
của dân tộc.
Việc Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT
tạm dừng thủ tục công bố tiêu chuẩn về nước
mắm, vốn gây tranh cãi, đã thể hiện sự lắng
nghe đầy cầu thị của cơ quan quản lý.

Nhưng nên gọi tên các loại nước gia vị như
thế nào, tiêu chuẩn, quy chuẩn ra sao trong
thời gian tới để tạo cơ hội cạnh tranh bình
đẳng cho các doanh nghiệp, điều này rất cần
sự công tâm của Ban soạn thảo.
Tháng 6/2020, trong văn bản gửi Bộ
KH&CN, các doanh nghiệp inox cho biết:
Thông tư 15 ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về Thép không gỉ” (QCVN
20:2019/BKHCN) khơng bao qt hết dẫn
đến tình trạng “siết” đầu vào nguyên liệu
thép không gỉ nhưng “thả nổi” chất lượng
sản phẩm hàng hóa tiêu dùng và cơng
nghiệp được sản xuất từ thép này nhập vào
Việt Nam. Chính điều này gây khó khăn cho
các doanh nghiệp trong nước khi không thể
cạnh tranh được nguồn hàng từ Trung Quốc
nhập sang.
Trên cơ sở kiến nghị của các doanh
nghiệp, ngày 10/8/2020, Bộ KH&CN đã


ban hành Thông tư số 03/2020/TT-BKHCN
ngưng hiệu lực thi hành Thông tư
1 5 / 2 0 1 9 / T T- B K H C N đ ế n h ế t n g à y
31/12/2021.
Ơng Nguyễn Hồng Linh, Phó Tổng
Cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng cho biết, sau khi được Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng giải đáp

các thắc mắc, các doanh nghiệp về cơ bản đã
hiểu rõ và nhất trí sự cần thiết ban hành Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN
20:2019/BKHCN về thép không gỉ.
Vấn đề duy nhất hiện nay còn vướng
nằm ở chỗ, có một số doanh nghiệp đang
kiến nghị cơ quan quản lý cho phép chấp
nhận các mặt hàng thép theo tiêu chuẩn cơ
sở của nhà sản xuất/doanh nghiệp tự công
bố thay vì hiện nay quy định phải tối thiểu
đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc gia của Việt
Nam hoặc tiêu chuẩn quốc gia của bất kỳ
một quốc gia nào trên thế giới hoặc các tiêu
chuẩn quốc tế.
“Nếu để doanh nghiệp tự công bố theo
tiêu chuẩn cơ sở của họ thì rất dễ xảy ra việc
họ không quy định các thành phần theo mức
cụ thể hoặc quy định thành phần ở mức thấp
dẫn đến việc sản xuất ra các sản phẩm thép
không gỉ kém chất lượng, có nguy cơ gây
mất an tồn cho người tiêu dùng cũng như
gian lận thương mại”, ông Linh cho hay.
Tiêu chuẩn là giá trị cốt lõi
Thực tế nhiều doanh nghiệp đã coi vấn

đề tiêu chuẩn là giá trị cốt lõi cho hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mình
để nâng cao chất lượng sản phẩm trong thị
trường nội địa cũng như trong tiến trình đưa
hàng Việt ra thế giới.

Tiêu chuẩn và quy chuẩn giống như một
công cụ hai chiều. Khi chúng ta xây dựng
tiêu chuẩn hay quy chuẩn thì đều hướng đến
việc tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh. Mặt khác, tiêu chuẩn, quy
chuẩn cũng là công cụ để đảm bảo chất
lượng theo đúng nhu cầu của người tiêu
dùng, là công cụ bảo vệ người tiêu dùng.
Như vậy tiêu chuẩn, quy chuẩn phải đảm
bảo tính cơng bằng, hài hịa. Cơ quan nhà
nước khi xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn
phải đảm bảo hai điều đó.
Khơng thể phủ nhận một thực tế là vẫn
có những tiêu chuẩn, quy chuẩn lạc hậu,
không sát với thực tế hay vẫn cịn nhiều sản
phẩm, hàng hóa chưa có tiêu chuẩn quốc
gia…Tuy nhiên không phải vô cớ mà các
nền kinh tế dù cao hay thấp vẫn chọn việc
tăng tốc tiêu chuẩn hóa như một giải pháp
cho phát triển: bằng việc “bắt buộc” hoặc
khuyến khích các doanh nghiệp trong nước
tuân thủ và áp dụng các tiêu chuẩn, qua đó
nhà nước có thể nâng cao năng lực sản xuất
của nền kinh tế để đương đầu với cạnh tranh
trên thị trường quốc tế.
Nguồn: VietQ.vn

Chương trình 712:
Gỡ “nút thắt” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa


S

au 10 năm theo dõi bước đi
của Chương trình 712, Ơng
Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch
Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt
Nam (DNNVV) đánh giá Chương trình

có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với sự phát
triển của kinh tế - xã hội. Trong đó sự
chuyển biến từ tư duy đến hành động của
DNNVV cả nước là rất lớn.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với xu


4
hướng số hóa và chuyển đổi số mang đến cơ
hội nâng cao năng suất trên phạm vi toàn thế
giới, trong đó có Việt Nam. Để nắm lấy cơ
hội này, khơng chỉ các doanh nghiệp (DN)
lớn, mà DNNVV cũng cần tận dụng chuyển
đổi số như một cơ hội để tồn tại và nâng cao
năng lực cạnh tranh.
Ngày 21/5/2010, Thủ tướng Chính phủ
đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình quốc gia “Nâng cao
năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
của DN Việt Nam đến năm 2020” (Chương
trình 712). Trải qua 10 năm triển khai thực
hiện, Chương trình đã tạo ra bước chuyển

mạnh mẽ trong hoạt động thúc đẩy năng suất
chất lượng tại Việt Nam.
Nhằm đánh giá hiệu quả của Chương
trình, đồng thời gợi mở những định hướng
hoạt động hỗ trợ DN nâng cao năng suất chất
lượng trong giai đoạn tiếp theo. Phóng viên
Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn) đã
có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Văn Thân,
Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hiệp hội
DNNVV Việt Nam (VINASME).
Trong 10 năm theo dõi bước đi của
Chương trình 712, tơi đánh giá Chương
trình này có ảnh hưởng rất lớn đối với sự
phát triển của kinh tế - xã hội, điển hình như
mức năng suất lao động của Việt Nam đã
tăng, đời sống của người dân được cải thiện
đáng kể. Trong đó có sự chuyển biến từ tư
duy đến hành động của DNNVV cả nước là
rất lớn.
Sau khi chương trình 712 chính thức đi
vào cuộc sống, các chủ DN bắt đầu quan tâm
và kiểm soát nhiều hơn về số lượng sản
phẩm ra đời trên mỗi giây, thay vì kiểm sốt
số lượng sản phẩm ra đời vào cuối ngày.
Nhờ đó mà họ cũng bắt đầu chi tiết hóa từng
cơng đoạn sản xuất để tìm ra những điểm
“thắt nút” gây ảnh hướng tới sản lượng đầu
ra của DN. Mặt khác, do yếu tố cạnh tranh
của sản phẩm quốc nội cũng như các mặt
hàng xuất khẩu ngày càng tăng, nên DN đã

biết cách áp dụng các cơng cụ kỹ thuật để

TBT BẾN TRE

kiểm sốt chất lượng sản phẩm từ khâu
nguyên vật liệu đầu vào, quá trình sản xuất,
đến khi sản phẩm được chuyển đến tay
khách hàng.
Chương trình 712 đã giúp các DNNVV
nâng cao được trình độ quản trị, hiệu quả
hoạt động (bao gồm cả việc kiểm sốt chi
phí, lãng phí) và quan trọng nhất là tối ưu
hóa được lợi nhuận của DN.
Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh có
nhiều thay đổi và biến động thì vấn đề năng
suất đóng vai trị như thế nào trong nâng
cao năng lực cạnh tranh của các DN?
Chúng ta đang đối mặt với thách thức
rất lớn từ đại dịch Covid-19, gây ảnh hưởng
không chỉ đến nền kinh tế trong nước mà
cịn gây đứt đoạn chuỗi cung ứng tồn cầu.
Theo thống kê trong 9 tháng đầu năm, có
đến 70.000 DN phải tạm ngưng hoạt động
hoặc đóng cửa, ảnh hưởng khoảng 31 triệu
người lao động. Trong bối cảnh như hiện
nay, yếu tố cạnh tranh lại càng trở nên khốc
liệt, gần như tỷ lệ đối chọi trên thị trường đã
tăng lên hàng chục lần so với giai đoạn trước
dịch. Do vậy, DN vừa phải tiết giảm chi phí,
vừa phải nâng cao hiệu quả hoạt động để

đảm bảo duy trì vận hành tối thiểu cho tới
khi có cơ hội phục hồi.
Để làm được điều đó thì việc thúc đẩy
năng suất, chất lượng là vơ cùng quan trọng.
Thực tế là các DN Việt Nam cũng rất năng
động và chủ động trong việc chuyển đổi mơ
hình sản xuất, kinh doanh để ứng phó với
dịch bệnh; chẳng hạn như nhiều DN đã áp
dụng phương thức làm việc từ xa để giảm


TBT BẾN TRE

5

thiểu chi phí khơng cần thiết, hoặc có nhiều
DN đã ứng dụng mơ hình kinh doanh online
để phục vụ tốt hơn cho khách hàng…
Với tư cách đại diện cho các DNNVVkhối DN chiếm tỷ trọng lớn trong phát
triển kinh tế, Hiệp hội có đề xuất gì với sự
hỗ trợ của Nhà nước và Chính phủ trong
thời gian tới?
Thúc đẩy phát triển kinh tế nội địa và
hội nhập kinh tế quốc tế:
Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị
quyết và chính sách thúc đẩy kinh tế nội địa
và thực tế chúng ta đang triển khai tương đối
hiệu quả. Chúng tôi kiến nghị Chính phủ cần
đầu tư mạnh mẽ hơn cho “kinh tế ban đêm”;
đồng thời giao nhiều hơn nữa các dự án đầu

tư công cho DNNVV, nhất là trong bối cảnh
Covid-19.
Ngồi ra, Việt Nam hiện đã có 16 Hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, cả song
phương lẫn đa phương, và gần đây nhất là
hai Hiệp định thương mại tự do toàn diện và
rộng mở CPTPP và EVFTA. Cả hai hiệp
định này đều có tiềm năng rất lớn đối với
nền kinh tế Việt Nam, vì thế để hội nhập
kinh tế quốc tế thành cơng, chúng tơi kiến

nghị Chính phủ giao cho một số hiệp hội có
đủ lực, đủ sức (có kinh phí hỗ trợ) để triển
khai tun truyền, giám sát và phản biện đối
với việc thực thi các hiệp định của các Bộ,
ngành và địa phương để báo cáo với Chính
phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Khoa học cơng nghệ, đổi mới sáng tạo:
Những gì chúng ta đang làm với Khoa
học - Công nghệ vẫn là chạy theo xu thế,
thiếu sự đổi mới sáng tạo và tư duy dẫn đầu.
Do đó, chúng tơi kiến nghị Chính phủ, nhất
là Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Thông tin
& Truyền thông cần có lộ trình phát triển
khoa học cơng nghệ Quốc gia theo hướng
lấy DN làm trung tâm và trường đại học là
chủ thể nghiên cứu mạnh. Thúc đẩy hệ sinh
thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia để phát
triển mạnh lực lượng DN khởi nghiệp sáng
tạo có tiềm năng tăng trưởng nhanh; thúc

đẩy gắn kết, hợp tác giữa các trường đại học,
viện nghiên cứu với khu vực công nghiệp,
nông nghiệp và DN để đẩy mạnh thương
mại hóa kết quả nghiên cứu trong thực tiễn
sản xuất, kinh doanh.
Nguồn: VietQ.vn

Hàng rào kỹ thuật

Sản phẩm hữu cơ

N

gày 09 tháng 10 năm 2020,
Ủy ban châu Âu có thơng báo
số G/TBT/N/EU/751 về dự
thảo quy định đối với sản phẩm hữu cơ.
Dự thảo quy định của Ủy ban châu Âu
liên quan đến sản xuất hữu cơ. Dự thảo luật
sẽ hoãn lại một năm từ ngày 01 tháng 01
năm 2021 đến tháng 01 năm 2022 kể từ ngày
bắt đầu áp dụng Quy chế (EU) 2020/427
ngày 13 tháng 01 năm 2020 sửa đổi Phụ lục
II về Quy chế (EU) 2018/848 của Nghị viện
châu Âu và của Hội đồng liên quan đến các

quy tắc sản xuất chi tiết đối với các sản phẩm
hữu cơ.



6

TBT BẾN TRE

Mục tiêu của dự thảo luật này là cung
cấp sự chắc chắn về mặt pháp lý cho lĩnh vực
hữu cơ.

Thời hạn góp ý: 30 ngày kể từ ngày
thơng báo.
Chi tiết xem tại:
/growth/tools-databases/tbt/en/

Thực phẩm khơng chứa lactose, ít lactose và giảm lactose

N

gày 13 tháng 10 năm 2020,
Uruquay có thông báo số
G/TBT/N/URY/44 về dự
thảo quy định đối với thực phẩm khơng chứa
lactose, ít lactose và giảm lactose.
Dự thảo Nghị định được thông báo đưa
các định nghĩa và quy định liên quan đến việc
ghi nhãn thực phẩm khơng có lactose, ít lactose
và giảm lactose vào quy định Quốc gia.
Mục đích của quy định nhằm cung cấp
đầy đủ thông tin đến người tiêu dùng, quy
định nhãn mác; phòng chống các hành vi lừa thông báo.
đảo và bảo vệ người tiêu dùng; bảo vệ sức

Chi tiết xem tại:
khỏe hoặc sự an toàn của con người.
/>Thời hạn góp ý: 60 ngày kể từ ngày nts/2020/TBT/URY/20_6116_00_s.pdf

Thực phẩm bao gói sẵn

N

gày 13 tháng 10 năm 2020,
Uruquay có thơng báo số
G/TBT/N/URY/45 về dự thảo
quy định đối với thực phẩm bao gói sẵn.
Văn bản được hợp nhất vào quy định
Quốc gia, trong đó có các điều khoản liên
quan đến việc công bố các chất gây dị ứng và
các chất có thể gây ra phản ứng bất lợi, trên
nhãn của thực phẩm được đóng gói mà
người tiêu dùng khơng có mặt.
Mục đích của quy định nhằm cung cấp
đầy đủ thông tin đến người tiêu dùng, quy
định nhãn mác; bảo vệ sức khỏe hoặc sự an
toàn của con người
Thời hạn góp ý: 60 ngày kể từ ngày
thơng báo.

Chi tiết xem tại:
/>nts/2020/TBT/URY/20_6117_00_s.pdf


TBT BẾN TRE


7

Dược phẩm và thiết bị y tế

N

gày 22 tháng 10 năm 2020,
Nhật Bản có thơng báo số
G/TBT/N/JPN/677 về việc
phát hành Dược điển Nhật Bản ấn bản thứ
mười tám.
Bộ Y tế và Lao động và Phúc lợi sẽ bãi
bỏ Dược điển Nhật Bản ấn bản thứ mười bảy
và thiết lập ấn bản thứ mười tám theo Đoạn 1
của Điều 41 của Đạo luật về đảm bảo chất
lượng, hiệu quả và an toàn của các sản phẩm
bao gồm dược phẩm và thiết bị y tế, Dược
điển Nhật Bản, ấn bản thứ mười bảy đã được
sửa đổi.
Nhật Bản thiết lập Dược điển Nhật Bản
lần thứ mười tám với mục đích duy trì mơ tả
đúng và chất lượng của thuốc.

Thời hạn góp ý: 60 ngày kể từ ngày
thông báo.
Chi tiết xem tại:
/>nts/2020/TBT/JPN/20_6350_00_e.pdf

Tương ớt trái cây và rau quả


N

gày 22 tháng 10 năm 2020,
Uganda có thơng báo số
G/TBT/N/UGA/1237 về dự
thảo tiêu chuẩn đối với sản phẩm tương ớt
trái cây và rau quả.
Dự thảo tiêu chuẩn Uganda này quy
định các yêu cầu, phương pháp lấy mẫu và
thử nghiệm đối với tương ớt trái cây và rau

quả được cung cấp để tiêu thụ trực tiếp, bao
gồm cả cho mục đích ăn uống. Khơng áp
dụng cho sản phẩm dùng để chế biến tiếp.
Mục đích của quy định nhằm cung cấp
đầy đủ thông tin đến người tiêu dùng, quy
định nhãn mác; phòng chống các hành vi lừa
đảo và bảo vệ người tiêu dùng; bảo vệ sức
khỏe hoặc sự an tồn của con người.
Thời hạn góp ý: 60 ngày kể từ ngày
thơng báo.
Chi tiết xem tại:
/>nts/2020/TBT/UGA/20_6321_00_e.pdf
Thời hạn góp ý: 60 ngày kể từ ngày
thông báo.
Chi tiết xem tại:
/>nts/2020/TBT/JPN/20_6350_00_e.pdf



8

TBT BẾN TRE

DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT MỚI BAN HÀNH
Ngày ban
hành

Ngày có
hiệu lực

Quyết định của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển
nơng thơn về việc phê duyệt các quy trình nội bộ
4115/QĐ-BNN- trong giải quyết thủ tục hành chính lĩnh vực bảo
vệ thực vật thuộc phạm vi chức năng quản lý của
BVTV
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sự
nghiệp và tổ chức khác.

20/10/2020

20/10/2020

2

124/2020/NĐCP

Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải
pháp đẩy mạnh phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm.


19/10/2020

10/12/2020

3

557/QĐ-TCTSKHCN&HTQT

Quyết định của Tổng cục Thủy sản về việc chỉ
định tổ chức thử nghiệm

19/10/2020

19/10/2020

4

Nghị định của Chính phủ về việc quy định xử phạt
128/2020/NĐ-CP vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan

19/10/2020

10/12/2020

5

Nghị định của Chính phủ về việc quy định xử phạt
125/2020/NĐ-CP vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn


19/10/2020

5/12/2020

6

Nghị định của Chính phủ quy định về hóa đơn,
123/2020/NĐ-CP chứng từ

19/10/2020

01/7/20220

7

Nghị định của Chính phủ quy định về thành lập, tổ
120/2020/NĐ-CP chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp cơng lập

07/10/2020

01/12/2020

8

Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi
28/09/2020 15/11/2020
117/2020/NĐ-CP phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

9


Nghị định sửa đổi Khoản 2 Điều 12 Nghị định
91/2015/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào
doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại
121/2020/NĐ-CP doanh nghiệp, đã được sửa đổi tại Khoản 5 Điều 1
Nghị định 32/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
91/2015/NĐ-CP

09/10/2020

09/10/2020

10

Quyết định năm 2020 về bổ sung Danh mục máy
móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu trong nước đã sản
xuất được do Bộ Cơng thương ban hành

09/10/2020

09/10/2020

TT

1

Trích yếu

Số hiệu

2635/QĐ-BCT


Mọi ý kiến và thơng tin đóng góp cho Bản tin xin vui lòng liên hệ:
Điểm TBT Bến Tre - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bến Tre
Số 44 Ngô Quyền, phường An Hội, thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre. ĐT: 02752211489. Email:
Ban biên tập:
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Võ Văn Truyền
Nguyễn Thị Kim Chi
Nguyễn Quốc Thanh

Võ Thị Quyên

Trần Tuyết Mai
Phan Thanh Tân

Giấy phép xuất bản số: 03/GP-XBBT do Sở TTTT cấp ngày 07 tháng 02 năm 2020
Số lượng in 200 bản. In tại Công ty TNHH MTV In Hưng Phú. ĐC:119H, H.L173, Phú Hữu, X.Hữu Định, H.Châu Thành, T. Bến Tre.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×