Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu 6 cách thoát khỏi tình trạng “tù túng” trong công việc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.13 KB, 3 trang )

6 cách thoát khỏi tình trạng “tù túng” trong
công việc
1. Tham gia vào những dự án đòi hỏi cao về sự tập trung và
sáng tạo
Cách hiệu quả nhất để kiểm soát cảm giác bức bối trong công việc là
tham gia một dự án lớn, đòi hỏi bạn phải nỗ lực hết sức mình. Hoàn
toàn tập trung cả tinh thần và năng lượng vào dự án đó và bạn sẽ
sớm trở lại trạng thái năng suất. Từ đó, bạn sẽ tìm lại thấy cảm xúc
và tình yêu với công việc của mình.
2. Chia sẻ nỗi lo của mình với người thân
Gia đình, bạn bè luôn là nguồn động lực và sức mạnh lớn nhất của
chúng ta. Họ không chỉ ở bên bạn lúc hạnh phúc mà còn chia sẻ
cùng bạn trong những thời điểm khó khăn. Do đó, đừng viện lý do
"không muốn gia đình phải lo lắng" để che giấu cảm xúc của mình.
Điều đó chỉ khiến tình trạng căng thẳng của bạn thêm nghiêm trọng.
Hãy chia sẻ những nỗi lo với gia đình và bạn bè để giải tỏa cảm giác
khó chịu của bạn.
3. Tìm kiếm "thú vui" ngoài công việc
Cuộc sống không chỉ có công việc, bên ngoài thế giới còn rất nhiều
điều thú vị để bạn tận hưởng và khám phá. Đặc biệt, khi công việc
khiến bạn phải đau đầu, hãy giải tỏa bằng các thú vui, sở thích cá
nhân như đọc sách, tham gia hoạt động tình nguyện, nấu ăn, đi
"nhậu nhẹt" cùng bạn bè hoặc đi xem phim Tất cả những hoạt động
này sẽ giúp bạn cân bằng lại cảm xúc của mình.
4. Đi du lịch
Du lịch là biện pháp "xả " stress và nạp năng lượng hiệu quả. Đừng
luẩn quẩn với suy nghĩ "có quá nhiều việc phải làm và sếp sẽ không
hài lòng khi mình nghỉ phép". Hãy nghĩ tới tình hình hiện tại của bạn
và những thay đổi tích cực khi bạn đi nghỉ trở về. Dù chỉ là kì nghỉ
ngắn ngày nhưng chắc chắn bạn sẽ có khoảng thời gian vui vẻ bên
gia đình, bạn bè và "làm mới" bản thân.


5. Nhớ rằng công việc nào cũng có những mối lo
Công ty trả lương để bạn hoàn thành công việc cho họ, chứ không
phải để bạn nhàn nhã vui chơi. Do đó, kể cả với những nhiệm vụ
không thích, bạn vẫn có trách nhiệm phải thực hiện. Ghi nhớ điều
này sẽ phần nào giúp bạn vơi bớt cảm giác bức bối.
6. Tích lũy kỹ năng mới
Chất lượng dịch vụ, công việc bạn mang đến cho khách hàng càng
tốt thì sự thoả mãn của bạn càng cao. Hãy tích lũy những kỹ năng,
kiến thức mới để nâng cao năng lực bản thân. Bạn có thể học thêm
về các phần mềm mới, học ngoại ngữ, tham gia các cuộc hội thảo
chuyên ngành, đọc sách, báo về lĩnh vực của mình, mở rộng mạng
lưới quan hệ, tìm kiếm người cố vấn Thực hiện những điều này
không chỉ giúp ích cho sự nghiệp của bạn trong tương lai mà còn
khiến bạn quên đi cảm giác "tù túng" , căng thẳng ở hiện tại.
Nếu sau khi phỏng vấn bạn quên mất việc quan trọng là cám ơn các
nhà tuyển dụng, hãy làm điều này trong lá thư gửi đến họ ngay sau
khi kết thúc. Một sự thiện chí, chân thành thông qua những từ ngữ
bạn gửi đến họ sẽ giúp bạn lấy lại chút ấn tượng vô tình bị đánh rơi.
Một món quà gửi đến các nhà tuyển dụng thì sao? Câu trả lời là
không cần thiết và cũng là không nên. Nếu bạn gửi một món quá
điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang hối lộ “sếp” tương lai và “đè
bẹp” các ứng cử viên khác một cách không mấy minh bạch. Sẽ có
hai trường hợp xảy ra, một là các nhà tuyển dụng chấp nhận vì cho
rằng đó là thành ý. Hai là họ từ chối vì cho rằng bạn đang “đi cửa
sau”. Điều này ảnh hưởng nặng tới cơ hội việc làm của bạn. Vì vậy,
đơn giản với một lá thư cám ơn đầy thành ý sẽ tốt hơn là một món
quà giá trị.

×