UBND TỈNH BẮC GIANG
BAN DÂN TỘC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Số: 672 /KH-BDT
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bắc Giang, ngày 12 tháng 11 năm 2021
KẾ HOẠCH
Triển khai thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới
và phịng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi năm 2021
Thực hiện Công văn số 1657/UBDT-DTTS ngày 29/10/2021 của Ủy ban Dân
tộc về việc triển khai Tháng hành động vì Bình đẳng giới và phịng ngừa, ứng phó
với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021; Kế hoạch số 79/KH-LĐTB&XH ngày
11/10/2021 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn, triển khai
thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phgịng ngừa, ứng phó với bạo lực
trên cơ sở giới năm 2021.
Ban Dân tộc xây dựng Kế hoạch triển khai Tháng hành động vì bình đẳng
giới và phịng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021 trên vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Tháng hành động) như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm thu hút sự quan tâm, đề cao vai trị, trách nhiệm và tính chủ động
tham gia hành động của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong việc
đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm
thúc đẩy bình đẳng giới và phịng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và
trẻ em nhất là phụ nữ và trẻ em người dân tộc thiểu số. Giảm thiểu, tiến tới chấm
dứt tình trạng bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và trẻ em; đẩy mạnh cơng tác phịng
ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ bạo lực, xâm hại đối với phụ
nữ và trẻ em, đặc biệt là các vụ bạo lực diễn ra trong mơi trường gia đình.
2. u cầu
Việc xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động của Tháng hành động cần
tuân thủ các quy định và khuyến cáo của cơ quan y tế về phòng, chống dịch bệnh
COVID-19; đảm bảo an toàn, phù hợp với diễn biến của dịch bệnh và tình hình thực
tiễn tại địa phương, đơn vị. Các hoạt động của Tháng hành động cần được tổ chức
thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả.
II. CHỦ ĐỀ, THỜI GIAN
1. Chủ đề: Tháng hành động năm 2021 được Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội phát động, triển khai với chủ đề:“Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền
2
năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa
bỏ bạo lực trên cơ sở giới”.
2. Thời gian: Từ ngày 15/11/2021 đến ngày 15/12/2021.
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Về công tác truyền thông hƣớng tới các chủ đề, thông điệp về bình
đẳng giới qua các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc
- Kết luận 65-KL/TW ngày 30/10/2020 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện
Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về cơng tác
dân tộc trong tình hình mới.
- Luật Bình đẳng giới 2006 với mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo
cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn
nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ
hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
- Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 về việc phê duyệt Đề án tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2021-2030.
- Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 phê duyệt chủ trương đầu tư
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số giai đoạn 2021-2030.
- Dự án 8 Chương trình Mục tiêu quốc gia “Thực hiện bình đẳng giới và giải
quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”.
- Quyết định 1790/QĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình Truyền thơng về bình đẳng giới đến năm 2030.
- Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án: “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2018-2025”.
- Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng, Chính phủ phê
duyệt Đề án: “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng
bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”.
2. Chủ động rà sốt, nắm tình hình, thực trạng triển khai thực hiện bình đẳng
giới và kịp thời tham mưu cho chính quyền địa phương có biện pháp hỗ trợ giải
quyết những khó khăn của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số đảm
bảo sinh kế, ổn định đời sống trên cơ sở thúc đẩy bình đẳng giới, phịng ngừa, ứng
phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
3. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, nhất là Hội liên hiệp phụ nữ chăm
lo đời sống phụ nữ và trẻ em là người dân tộc thiểu số; Kêu gọi, khuyến khích các tổ
chức, cá nhân, các nhà hảo tâm đóng góp nhân lực, vật lực hỗ trợ phụ nữ, trẻ em dân
tộc thiểu số; Hỗ trợ về mặt pháp lý để phụ nữ và trẻ em dân tộc thiểu số được tiếp
3
cận được các gói cứu trợ của Chính phủ đến phụ nữ, trẻ em bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh Covid.
4. Treo băng rôn tuyên truyền, khẩu hiệu hưởng ứng Tháng hành động vì bình
đẳng giới với các thơng điệp tun truyền tại các cơ quan làm công tác dân tộc và
các cụm dân cư có đơng đồng bào dân tộc thiểu số.
5. Đưa tin bài về các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động trên Cổng thông
tin điện tử của Ban Dân tộc, UBND cấp huyện; gửi bài, ảnh, phóng sự các loại hình
báo chí về Báo Dân tộc và Phát triển, các báo thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg;
phối hợp với đài truyền hình, đài phát thanh để nêu gương người tốt việc tốt là người
dân tộc thiểu số trong lĩnh vực này.
6. Tổ chức Hội thảo nhóm nhỏ, lồng ghép nội dung trong hoạt động thường
xuyên của cơ sở và các hình thức khác tùy theo tình hình thực tiễn ở địa phương
nhằm thu hút sự quan tâm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về ý
nghĩa, tầm quan trọng và các mục tiêu cần đạt được của cơng tác bình đẳng giới, vì
sự tiến bộ của phụ nữ, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình.
7. Phối hợp thực hiện cơng tác kiểm tra về bình đẳng giới và sự tiến bộ của
phụ nữ ở cơ quan, đơn vị và địa bàn phụ trách trong Tháng hành động. Xử lý
nghiêm các vi phạm về bình đẳng giới, phịng chống bạo lực trên cơ sở giới và trong
thực hiện các chính sách đảm bảo an sinh xã hội.
(Gửi kèm theo Phụ lục số 01, 02, và Phụ lục số 03 - Đề cương báo cáo)
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Phòng Chính sách Dân tộc và Địa bàn: Chủ trì triển khai thực
hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp
kết quả báo cáo theo quy định.
2. Đề nghị Phòng Dân tộc các huyện, Văn phòng HĐND-UBND huyện
Lạng Giang: Căn cứ Kế hoạch này và chức năng nhiệm vụ của đơn vị để xây dựng
Kế hoạch và triển khai Tháng hành động năm 2021 phù hợp với tình hình thực tiễn;
báo cáo kết quả tổ chức thực hiện Tháng hành động năm 2021 về Ban Dân tộc
trước ngày 20/12/2021 để tổng hợp báo cáo theo quy định./.
Nơi nhận:
- Phòng Dân tộc các huyện;
- Văn phòng HĐND-UBND huyện Lạng Giang;
- LĐ, CSDT&ĐB, KHTT, TTr, HCTH;
- Lưu: VT.
TRƢỞNG BAN
Ban Dân tộc Ban Dân tộc
Vi
Giờ ký: 12/11/2021 16:07:29
Thanh Quyền
4
PHỤ LỤC SỐ 01
Thông điệp tuyên truyền hƣởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới
và phịng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 672 /KH-BDT ngày 12/11/2021 của Ban Dân tộc)
1. Hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phịng ngừa, ứng phó
bạo lực trên cơ sở giới năm 2021.
2. Thực hiện bình đẳng giới là tiêu chí của tiến bộ, văn minh.
3. Hưởng ứng Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11/2021.
4. Đảm bảo an sinh xã hội là nền tảng thúc đẩy bình đẳng giới và sự phát
triển bền vững của đất nước.
5. Bình đẳng giới là chìa khố để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
6. Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương.
7. Giãn cách xã hội, kết nối yêu thương.
8. Chủ động phòng ngừa và ứng phó với bạo lực, xâm hại đối với phụ nữ và
trẻ em.
9. Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.
10. Hãy tố cáo hành vi bạo lực, xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em.
11. Hãy hành động vì cộng đồng an tồn, bình đẳng, không bạo lực, xâm hại.
12. Im lặng không phải là cách để bảo vệ bản thân và nạn nhân bị bạo lực,
xâm hại.
13. Xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em là tội ác nghiêm trọng.
14. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi bạo lực, xâm hại, quấy rối tình dục đối
với với phụ nữ và trẻ em.
15. Hãy lên tiếng khi bị bạo lực. Mọi người sẽ giúp bạn!
16. Nam giới tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới và phịng ngừa, ứng phó với
bạo lực trên cơ sở giới.
5
PHỤ LỤC SỐ 02
Bộ nhận diện truyền thông của Tháng hành động
vì bình đẳng giới và và phịng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
(Kèm theo Kế hoạch số: 672 /KH-BDT ngày 12 /11/2021 của Ban Dân tộc)
1. HÌNH ẢNH:
- Nhìn thống là 1 trái tim.
- Ngắm kỹ là một con người được ghép từ 2
hình người đang ơm nhau, hịa nhập thành một.
- Hình ảnh biểu đạt cảm xúc yêu thương, gắn
kết khăng khít, gần gũi.
- Hai cánh tay ơm nhau kết thành hình ảnh chiếc
ruy băng trắng – là biểu tượng của chiến dịch
toàn cầu lớn nhất của nam giới, bắt đầu từ năm
1991, nhằm chống lại bạo lực đối với phụ nữ và
trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới. Hiện nay,
chiến dịch đã được thực hiện tại hơn 57 quốc
gia trên thế giới.
2. MÀU SẮC:
- Màu cam đã được Liên hiệp quốc lựa chọn là màu biểu tượng cho chiến
dịch toàn cầu về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
- Ruy băng màu trắng là biểu tượng của chiến dịch truyền thơng của nam giới
nhằm kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.
6
PHỤ LỤC SỐ 03
ĐỀ CƢƠNG BÁO CÁO
Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới
và phịng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 672 /KH-BDT ngày 12/11/2021 của Ban Dân tộc)
I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công tác chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai
2. Phát động Tháng hành động
3. Nội dung hoạt động đã triển khai
4. Kinh phí tổ chức
a) Ngân sách nhà nước
b) Ngân sách vận động
(Bảng tổng hợp số liệu kèm theo)
II. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Những kết quả đã đạt được, bài học kinh nghiệm
2. Những khó khăn, tồn tại
3. Kiến nghị, đề xuất
III. TỔNG HỢP SỐ LIỆU
Kết quả thực hiện Tháng hành động vì bình đẳng giới và phịng ngừa, ứng
phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2021
1. Tổ chức phát động và các hoạt động hưởng ứng, kiểm tra, giám sát…
STT
Hoạt động
Số cuộc/
Số ngƣời tham gia
Cấp triển
Đồn
khai
Nam
Nữ
2. Kết quả truyền thơng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin cơ
sở
Nội dung
STT
Số lƣợng
Số ngƣời tiếp cận
Nam
Nữ
Cấp triển
khai
3. Sản xuất, phát hành các sản phẩm truyền thông
STT
Sản phẩm
Số lƣợng
Số ngƣời tiếp cận
Nam
Nữ
Cấp triển
khai