Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

1637721114_bao-ho-tai-san-tri-tue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.73 MB, 12 trang )



Ký bởi: Văn phòng Ủy ban
nhân dân
Cơ quan: Tỉnh Thái Nguyên
Ngày ký: 23-11-2021 20:33:00
+07:00




UBND TỈNH THÁI NGUYÊN CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SỞ TƯ PHÁP
Số: 490

Thái Nguyên, ngày 16 tháng 11 năm 2021

/BC-STP

BÁO CÁO
Thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Thực hiện chức năng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm định như sau:
- Tên dự thảo văn bản: Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài
sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- Cơ quan ban hành văn bản: Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên.
- Cơ quan trình văn bản: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
- Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo: Sở Khoa học và Cơng nghệ
- Cơ quan phối hợp soạn thảo: không


- Tiếp nhận hồ sơ thẩm định: ngày 13/11/2021 kèm theo Công văn số
1159/KHCN-TĐC ngày 13/11/2021 của Sở Khoa học và Cơng nghệ.
- Tình trạng hồ sơ đề nghị thẩm định: đảm bảo theo quy định.
Phần thứ nhất
NỘI DUNG THẨM ĐỊNH
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Phù hợp.
II. SỰ PHÙ HỢP VỚI ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG, CHÍNH SÁCH
CỦA NHÀ NƯỚC; TÍNH HỢP HIẾN, HỢP PHÁP VÀ TÍNH THỐNG
NHẤT CỦA DỰ THẢO VĂN BẢN TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
1. Thẩm quyền ban hành
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư số 75/2021/TT-BTC quy định về quản lý
tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 quy định
thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: “Đối với nhiệm vụ do địa phương
quản lý, căn cứ vào các công việc có liên quan, điều kiện cụ thể của từng địa
phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định
mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương để
thực hiện.”;
Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết trên là đúng thẩm quyền.
2. Căn cứ ban hành
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật: “Căn cứ


2

ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn
đang có hiệu lực hoặc đã được công bố hoặc ký ban hành chưa có hiệu lực
nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời điểm với văn bản được ban

hành…”. Do đó, việc Nghị quyết sử dụng văn bản cá biệt (Quyết định 1068/QĐTTg ngày 22/8/2019, Quyết định 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020) làm căn cứ
ban hành văn bản không phù hợp.
Trường hợp các văn bản trên điều chỉnh trực tiếp nội dung của Nghị quyết
đề nghị sử dụng các văn bản này theo cách thức như sau: “Thực hiện Quyết định
1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019…”.
3. Nội dung cụ thể
3.1. Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
Ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2205/QĐ-TTg
phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Mục tiêu chung
của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 là đưa sở hữu trí tuệ trở
thành cơng cụ quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo mơi trường
khuyến khích đổi mới sáng tạo và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Để cụ thể hóa các nội dung của Quyết định số 2205/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 75/2021/TT-BTC ngày
09/09/2021 quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển tài
sản trí tuệ đến năm 2030. Thông tư quy định cụ thể các nội dung và mức chi đối
với các nhiệm vụ về tăng cường các hoạt động tạo ra tài sản trí tuệ, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ; thúc đẩy đăng ký
bảo hộ tài sản trí tuệ ở trong và ngoài nước; nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác
và phát triển tài sản trí tuệ; thúc đẩy và tăng cường hiệu quả thực thi và chống
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung
gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; nhiệm vụ hình thành, tạo dựng văn hóa sở
hữu trí tuệ trong xã hội và giao Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ
thể phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách địa phương để thực hiện các nội
dung của Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030.
Cơ quan thẩm định nhận thấy, nội dung dự thảo Nghị quyết đảm bảo sự phù
hợp với các chủ trương, đường lối, chính sách, quan điểm chỉ đạo tại các văn bản
của cấp trên.
3.2. Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ

thống pháp luật trong dự thảo Nghị quyết
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là chủ sở
hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh có cơ hội tiếp cận, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp
đồng thời thúc đẩy đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ của tỉnh phù hợp với đường lối,
chủ trương của Đảng, các quy định, chính sách, pháp luật của Nhà nước hiện
hành, cơ quan thẩm định nhất trí việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình


3

Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài
sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Cơ quan soạn thảo cần rà soát, đánh giá được nhu cầu về đăng kí bảo hộ đối
với tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, các chi phí thực hiện đăng ký bảo hộ đối với
sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký bảo hộ, công nhận giống
cây trồng mới. Từ đó tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân
dân tỉnh quy định mức hỗ trợ đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai
thực hiện nhiệm vụ và khả năng cân đối của ngân sách địa phương.
3.3. Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các văn bản giao
Hội đồng nhân dân tỉnh quy định chi tiết (Thông tư số 75/2021/TT-BTC ngày
09/09/2021 quy định về quản lý tài chính thực hiện Chương trình phát triển
tài sản trí tuệ đến năm 2030)
Về nội dung quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ đến năm
2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, dự thảo quy định phù hợp với nội dung tại
khoản 1 Điều 6 Thông tư số 75/2021/TT-BTC quy định về quản lý tài chính thực
hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên cơ sở khả năng cân
đối của ngân sách địa phương.
4. Nơi nhận văn bản
Phù hợp.
5. Về hiệu lực thi hành

Phù hợp với quy định Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
III. NGÔN NGỮ, KỸ THUẬT SOẠN THẢO VĂN BẢN
Cơ quan soạn thảo cơ bản thực hiện trình bày văn bản theo quy định của
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị
định số 34/2016/NĐ-CP. Lưu ý một vài nội dung sau:
- Viết hoa từ “Khóa XIV” tại Điều 2 dự thảo Nghị quyết (mẫu 17 Nghị định
154/2020/NĐ-CP;
- Lưu ý tại mục 1 phần II của dự thảo Tờ trình đề cập tới Chương trình 2025;
tuy nhiên cơ quan chủ trì cần xem xét lại đảm bảo cách viết ngắn gọn của Chương
trình (phải phù hợp với số, ký hiệu của Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày
24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình tài sản trí tuệ đến
năm 2030).
Phần thứ hai
KẾT LUẬN THẨM ĐỊNH
1. Về thực hiện các trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành văn bản quy
phạm pháp luật
- Về đề nghị xây dựng văn bản:


4

Dự thảo Nghị quyết đã được lập đề nghị theo quy trình xây dựng văn bản,
được Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận đề nghị xây dựng Nghị
quyết (văn bản số 489/HĐND-VP ngày 09/11/2021) và được Ủy ban nhân dân
tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tham mưu soạn thảo (văn bản số
5533/UBND-KGVX ngày 10/11/2021). Trước đó, chủ trương này đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh giao Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu tham mưu (văn
bản số 4963/UBND-KGVX ngày 13/10/2021).
- Việc lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của văn

bản: đã thực hiện theo quy định (Cơng văn số 1046/KHCN-QLCN ngày
19/10/2021 về việc góp ý cho dự thảo Nghị quyết trình HĐND tỉnh).
- Về đăng thông tin về nội dung dự thảo trên Cổng thông tin điện tử của Ủy
ban nhân dân tỉnh: được thực hiện theo quy định.
2. Về điều kiện trình dự thảo
- Đề nghị cơ quan chủ trì xây dựng dự thảo:
+ Nghiên cứu, phân tích, tiếp thu ý kiến thẩm định để tham mưu cho phù
hợp với các quy định hiện hành và điều kiện cụ thể của địa phương.
+ Xây dựng báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định khi trình Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định.
+ Gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh
lý đến Sở Tư pháp theo quy định tại Điều 130 Luật ban hành văn bản QPPL năm
2015 được sửa đổi bởi Khoản 40 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật sửa đổi 2020.
- Đề nghị Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp tham mưu, đối chiếu
các nội dung trình dự thảo đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất
trong hệ thống pháp luật.
- Dự thảo đã thực hiện đảm bảo các quy trình, đủ điều kiện trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định theo thẩm quyền.
Trên đây là Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo Nghị quyết quy định mức hỗ
trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Sở Tư pháp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (báo cáo);
- Sở KHCN (tham mưu);
- Lãnh đạo Sở (đ/c Hằng, đ/c Sơn);
- Lưu: VT, XD&KTrVB.

KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC


Ký bởi: Sở Tư pháp
Cơ quan: Tỉnh Thái Nguyên
Ngày ký: 16-11-2021 08:18:37 +07:00

Nguyễn Hữu Sơn


UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Số: 203 /BC-KHCN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thái Nguyên, ngày 16 tháng 11 năm 2021

BÁO CÁO
Giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp về dự thảo Nghị quyết
trình Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Ngun Khóa XIV,
Nhiệm kỳ 2021-2026
Kính gửi: Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên
Ngày 13/11/2021, Sở Khoa học và Công nghệ đã gửi hồ sơ xin ý kiến
thẩm định của Sở Tư pháp đối với dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân
tỉnh Quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ đến năm 2030 trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp (tại Báo cáo
thẩm định số 490/BC-STP ngày 16/11/2021), Sở Khoa học và Công nghệ đã tiếp
thu và chỉnh sửa theo những nội dung do cơ quan thẩm định yêu cầu.
(Có phụ lục tổng hợp và giải trình theo các ý kiến thẩm định; bản dự thảo
hoàn thiện sau khi tiếp thu, chỉnh sửa gửi kèm).
Trên đây là báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp về

dự thảo Nghị quyết Quy định mức hỗ trợ đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ đến năm
2030 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sở Khoa học và Cơng nghệ báo cáo Uỷ ban
nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên Khoá XIV, Nhiệm kỳ
2021-2026./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở Tư pháp;

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

- Lãnh đạo Sở;
- Lưu: VT, QLCN.
Ký bởi: Sở Khoa học và
Công nghệ
Cơ quan: Tỉnh Thái
Nguyên
Ngày ký: 16-11-2021
17:58:57 +07:00

Phạm Thị Hiền


PHỤ LỤC TỔNG HỢP VÀ GIẢI TRÌNH CÁC Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA SỞ TƯ PHÁP
202
(Kèm theo Báo cáo số:……../BC-KHCN
ngày 16 /11/2021 của Sở Khoa học và Công nghệ
Nội dung thẩm định

TT


Ý kiến giải trình,
tiếp thu

Ký bởi: Sở Khoa học và
Công nghệ
Cơ quan: Tỉnh Thái
Nguyên
Ngày ký: 16-11-2021
18:01:19 +07:00

Ý kiến giải trình:

Căn cứ ban hành:

1.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định
chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật: “Căn cứ ban hành văn bản là văn bản quy phạm pháp luật có hiệu
lực pháp lý cao hơn đang có hiệu lực hoặc đã được cơng bố hoặc ký
ban hành chưa có hiệu lực nhưng phải có hiệu lực trước hoặc cùng thời
điểm với văn bản được ban hành…”. Do đó, việc Nghị quyết sử dụng
văn bản cá biệt (Quyết định 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019, Quyết định
2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020) làm căn cứ ban hành văn bản không
phù hợp.
Trường hợp các văn bản trên điều chỉnh trực tiếp nội dung của Nghị
quyết đề nghị sử dụng các văn bản này theo cách thức như sau: “Thực
hiện Quyết định 1068/QĐ-TTg ngày 22/8/2019…”.
Tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ

thống pháp luật trong dự thảo Nghị quyết:

2.

Cơ quan soạn thảo cần rà soát, đánh giá được nhu cầu về đăng kí bảo hộ
đối với tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh, các chi phí thực hiện đăng ký
bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu; đăng ký
bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới. Từ đó tham mưu cho Ủy ban
nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức hỗ trợ đảm
bảo phù hợp với yêu cầu thực tế triển khai thực hiện nhiệm vụ và khả
năng cân đối của ngân sách địa phương.

Cơ quan soạn thảo
tiếp thu và hoàn
thiện theo cách thức
“Thực hiện Quyết
định 1068/QĐ-TTg
ngày 22/8/2019 và
Quyết
định
2205/QĐ-TTg ngày
24/12/2020…”.

Đã có đánh giá sơ bộ về
nhu cầu đăng kí bảo hộ
đối với tài sản trí tuệ
trên địa bàn tỉnh, các chi
phí thực hiện đăng ký
bảo hộ đối với sáng chế,
kiểu dáng công nghiệp

và nhãn hiệu; đăng ký
bảo hộ, công nhận giống
cây trồng mới.


2
TT

Nội dung thẩm định

Ý kiến giải trình,
tiếp thu

Ngơn ngữ kỹ thuật soạn thảo văn bản:

3.

Cơ quan soạn thảo cơ bản thực hiện trình bày văn bản theo quy định của
Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 154/2020/NĐ- Cơ quan soạn thảo
đã tiếp thu và hoàn
CP sửa đổi Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. Lưu ý một vài nội dung sau:
thiện theo quy định
- Viết hoa từ “Khóa XIV” tại Điều 3 dự thảo Nghị quyết (mẫu 17 Nghị
định 154/2020/NĐ-CP;
- Lưu ý tại mục 1 phần II của dự thảo Tờ trình đề cập tới Chương trình
2025; tuy nhiên cơ quan chủ trì cần xem xét lại đảm bảo cách viết ngắn
gọn của Chương trình (phải phù hợp với số, ký hiệu của Quyết định số
2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình tài sản trí tuệ đến năm 2030).


Ý kiến giải trình:



×