Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

BỘ GIÁO dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.24 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
***

TIỂU LUẬN
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
PHƯƠNG THỨC PHÁT HUY VÀ SỬ DỤNG ĐỘNG LỰC CON NGƯỜI
TRONG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Họ và tên: Nguyễn Văn Bài
Lớp: CH30 QLKTK
Mã số HV: 30200154

Thanh Hoá, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC

Trang


A. MỞ ĐẦU

1.Đặt vấn đề
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
B. NỘI DUNG
1.1. Quan điểm của Triết học mác – Lênin về con người
1.1.1 Những quan điểm khác nhau về con người trong triết học trước
Mác
1.1.2 Những quan niệm cơ bản của triết học Mác – Lênin về con người



1
1
2
2
2
3
3
6
7

PHẦN III: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA
TRUNG TÂM GDNN-GDTX HUYỆN HOẰNG HÓA HIỆN NAY

7

1. Khái quát về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị
2. Về đội ngũ nhà giáo
3. Một số tồn tại về chất lượng đội ngũ nhà giáo

7
8
8

PHẦN IV: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIÁO VIÊN TRUNG TÂM GDNNGDTX HUYỆN HOẰNG HÓA

9

1. Các mục tiêu, nhiệm vụ cần thực hiện trong giai đoạn tới

2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung
tâm GDNN-GDTX trong thời gian tới
2.1. Tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên về
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng giảng dạy
2.2. Giải pháp nâng cao năng lực tự học, tự bồi dưỡng
2.3. Giải pháp sắp xếp đội ngũ cán bộ trong trường
2.4. Đổi mới phương pháp bồi dưỡng giáo viên
2.5. Xây dựng đề án về nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cho Trung
tâm và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với cấp ủy, Ban giám đốc và lãnh
đạo các bộ phận để đôn đốc , tổ chức, thực hiện hiệu quả.
PHẦN V: KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỤC LỤC

9
10
11
12
12
13
15
16
18


PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………..………...... 4
1.Đặt vấn đề……………………………………………………………………… 4
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài …………….…………………….... 5
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài…………………………………....... 5

4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ………………………………………… . 5
B. NỘI DUNG………………………………………………………………….. 7
1.1. Quan điểm của Triết học mác – Lênin về con người……………………… 7
1.1.1 Những quan điểm khác nhau về con người trong triết học trước Mác
1.1.2 Những quan niệm cơ bản của triết học Mác – Lênin về con người …….. 10
1.2 Phương thức phát huy và sử dụng động lực con người trong xây dựng đất
nước ở Việt Nam hiện nay………………………………………………………….
… 14
1.2.1 Con người vừa là mục tiêu của cách mạng, vừa là động lực của công cuộc
xây dựng, phát triển của đất
nước……………………………………………………. 14
1.2.2. Những vấn đề đặt ra về xây dựng và phát huy động lực con người Việt Nam
trong điều kiện mới ……………………………………………………………….19
C.KẾT LUẬN…………………………………………………………………… 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………
29

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Con người là chủ thể đích thực tạo ra lịch sử là trung tâm của mọi sự phát triển xã
hội. Chính bởi vậy, vấn đề con người luôn là đề tài được rất nhiều bộ môn khoa
học khác nhau nghiên cứu và là chủ đề trung tâm của lịch sử triết học từ cổ đại đến
hiện đại
Trong triết học, việc nghiên cứu vấn đề con người có vai trị rất to lớn đối với sự
phát triển của thế giới, là vấn đề được các nhà triết gia của mọi thời đại bao gồm cả
phương Đông và phương Tây quan tâm nghiên cứu. Trong các hệ thống tư tưởng
đó, vấn đề con người trong triết học Mác – Lê nin được nghiên cứu và trình bày
một cách bao quát, đặc sắc và mang tính khoa học nhất. Chủ nghĩa Mác – Lê nin
đã kết luận: con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, đóng

vai trị quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, mà con người cịn là
chủ thể của q trình lịch sử, của sự tiến bộ xã hội.


Đặc biệt khi xã hội loài người ngày càng phát triển và đạt đến trình độ văn minh
cao cấp như hiện nay. Đối với một quốc gia bất kỳ, trong các điều kiện và nguồn
lực để phát triển kinh tế - xã hội. Nhân tố con người (nguồn nhân lực) ln giữ một
vai trị vơ cùng quan trọng trong sự phát triển đó. Nguồn nhân lực có dồi dào, có
đủ mạnh về tri thức để thúc đẩy sự phát triển hay khơng? Trên thế giới, các quốc
gia có nền kinh tế phát triển mạnh như Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Tây Âu Đều là
những quốc gia có nhân tố con người có trình độ tri thức rất cao để đáp ứng nhu
cầu phát triển công ngiệp và hiện đại hóa đất nước.
Đối các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển thì nhân tố con người càng có
vai trị quan trọng hơn nữa trên tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .
Con người Việt Nam với rất nhiều tố chất và năng lực tốt đẹp đã được chứng minh
trong lịch sử dân tộc và cho đến ngày nay. Với những lý luận về vấn đề con người
được trình bày khoa học trong triết học Mác – Lê nin.Vấn đề đặt ra là Đảng và Nhà
nước ta đã vận dụng những lý luận khoa học trên như thế nào? Phương thức phát
huy và sử dụng động lực con người trong xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay ra
sao?
Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả quyết định lựa chọn “Quan điểm của triết học
Mác – Lênin về con người. Phương thức phát huy và sử dụng động lực con người
trong xây dựng đất nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Với việc nghiên cứu đề tài: “Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người.
Phương thức phát huy và sử dụng động lực con người trong xây dựng đất nước ở
Việt Nam hiện” nhằm đạt những mục tiêu, nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu khái quát những quan điểm về vấn đề con người được đề cập trong triết
học Mác – Lê nin
- Phương thức phát huy và sử dụng động lực con người trong xây dựng đất nước ở Việt

Nam hiện nay
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Triết học Mác – Lênin về con người, phương thức phát huy và sử dụng động lực
con người trong xây dựng đất nước
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các quan điểm của triết học Mác – Lênin về con
người. Phương thức phát huy và sử dụng động lực con người trong xây dựng đất
nước ở Việt Nam hiện nay ở Việt Nam hiện nay
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề hoàn thành đề tài tiểu luận triết học này, tác giả đã sử dụng một số phương
pháp sau:


Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu: Đây là phương pháp được vận dựng
nhiều nhất khi thực hiện đề tài này. Tác giả đã tham khảo rất nhiều nguồn tài liệu
như các loại sách có liên quan, các bài báo, bài viết trên tập chí và trên mạng
internet. Từ các nguồn tài liệu tham khảo tác giả đã trích dẫn và tổng hợp thành
một bài hồn chỉnh.
Phương pháp luận vấn đề: Đây là một phương pháp vô cùng quan trọng trong
nghiên cứu triết học và cả với các lĩnh vực khoa học khác. Với đề tài này, từ việc
nghiên cứu những quan điểm chung nhất của Triết học Mác – Lê nin về vấn đề con
người. Cùng với việc xem xét những quan điểm chỉ đạo Của Đảng ta, tác giả phân
tích đến vai trị, vị trí của con người Việt Nam hiện nay
Phương pháp tư duy biện chứng: Trên cơ sở tìm hiểu những quan điểm triết học
Mác – Lê nin về vấn đề con người, tác giả đã vận dụng và quán triệt các nguyên
tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật để tìm hiểu phương
thức phát huy và sử dụng động lực con người trong xây dựng đất nước ở Việt Nam
hiện nay.


B. NỘI DUNG


1.1. Quan điểm của Triết học mác – Lênin về con người
1.1.1 Những quan điểm khác nhau về con người trong triết học trước
Mác
1.1.1.1 Quan niệm về con người trong triết học phương Đông
Trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại, con người là một vấn đề triết
học được đặt ra từ rất sớm. Từ những thế giới quan triết học và quan điểm chính
trị, xã hội khác nhau, các trường phái triết học, các hệ thống triết học tiêu biểu đã
có những kiến giải khác nhau về vấn đề con người.
Ngay từ thời cổ đại, trong triết học phương Đông (Trung Quốc và Ấn Độ),
“Con người được xem như là một vũ trụ thu nhỏ”. Các mối quan hệ giữa con người
với thế giới, con người với con người, con người với chính bản thân mình đều đã
được đề cập và luận giải khá sâu sắc. Những nhà thơng thái vào thời đó đã bàn
nhiều đến sự hài hòa trong các mối quan hệ của con người. Nó trở thành triết lý
ứng xử và là nét bản sắc của con người phương Đông.
Trong nền triết học Trung Hoa suốt chiều dài lịch sử trên hai ngàn năm cổ - trung
đại, vấn đề bản tính con người là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Giải quyết vấn
đề này, các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia đã tiếp cận từ giác độ hoạt động
thực tiễn chính trị, đạo đức của xã hội và đi đến kết luận bản tính người là Thiện
(Nho gia) và bản tính người là Bất Thiện (Pháp gia). Các nhà tư tưởng của Đạo gia,
ngay từ Lão tử thời Xuân Thu, lại tiếp cận giải quyết vấn đề bản tính người từ giác
độ khác và đi tới kết luận bản tính Tự Nhiên của con người. Sự khác nhau về giác
độ tiếp cận và với những kết luận khác nhau về bản tính con người đã là tiền đề
xuất phát cho những quan điểm khác nhau của các trường phái triết học này trong
việc giải quyết các vấn đề về quan điểm chính trị, đạo đức và nhân sinh của họ.
Khác với nền triết học Trung Hoa, các nhà tư tư tưởng của các trường phái triết học
ấn độ mà tiêu biểu là trường phái Đạo Phật lại tiếp cận từ giác độ khác, giác độ suy
tư về con người và đời người ở tầm chiều sâu triết lý siêu hình (Siêu hình học) đối

với những vấn đề nhân sinh quan. Kết lụân về bản tính Vơ ngã, Vơ thường và tính
hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự Giác Ngộ là một trong
những kết luận độc đáo của triết học Đạo Phật.
1.1.1.2 Quan niệm về con người trong triết học phương Tây
Trong suốt chiều dài lịch sử triết học phương Tây từ Cổ đại Hy Lạp trải qua giai
đoạn Trung cổ, Phục hưng và Cận đại đến nay, những vấn đề triết học về con người
vẫn là một đề tài tranh luận chưa chấm dứt.
Các triết gia tiêu biểu cho nền triết học Hy Lạp cổ đại đã đưa ra những kiến giải có
giá trị về con người. Prơtago (481 – 411 TCN) đã nói : Người ta là thước đo của


mọi vật. Nhà tư tưởng vĩ đại nhất của mọi thời đại Arixtôt (384 – 322 TCN) phân
biệt con người khác với con vật ở chỗ, con người là “động vật chính trị”.
Trải qua đêm trường Trung cổ ( từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV), con người với những
tư tưởng khoa học bị kìm hãm bởi sự hà khắc của cường quyền, chuyên chế vua
chúa phong kiến và giáo hội. Ở thời đại này, triết học chỉ là đầy tớ của thần học.
Thời Phục hưng ( Thế kỷ XV – XVI) đã làm sống lại những giá trị, những tư
tưởng tích cực về con người. Triết học thời kỳ này đã đề cập đến con người với tư
cách là cá nhân, với cái “tơi” có cá tính, có trí tuệ và phẩm chất. Giờ đây khơng
phải là quan hệ giữa Chúa và thế giới mà chính là quan hệ giữa con người và thế
giới trở thành trung tâm của sự suy tư và chiêm nghiệm triết học. Đây là thời kỳ
phát triển tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa nhân văn, là thời kỳ đấu tranh giải phóng
cá nhân khỏi xiềng xích của thần quyền và phong kiến. Tuy nhiên, triết học thời kỳ
này đề cập vấn đề con người chủ yếu từ phương diện cá thể.
Những tư tưởng về con người tiếp tục phát triển và bừng sáng trong triết học Tây
Âu cận đại ( thế kỉ XVI – XVIII). Sức mạnh trí tuệ con người được các nhà triết
học duy lý đề cao. R.Đêcactơ (1596 – 1635),nhà duy lý vĩ đại đã nêu lên một mệnh
đề nổi tiếng : “Tôi tư duy , vậy tôi tồn tại” là điểm xuất phát cho hệ thống triết học
của mình . Dù Đêcactơ đứng trên lập trường duy tâm và nhị nguyên , nhưng trong
luận đề nêu trên của ông đã thể hiện sự coi trọng đặc biệt trí tuệ con người, đề cao

tư duy khoa học lí luận.Hơn nữa, nó khẳng định vai trị chủ thể của con người
trong tư duy độc lập. Chính vì vậy, luận đề này có ý nghĩa tích cực to lớn là cổ vũ
sự phát triển của các khoa học lí thuyết và mở ra một thời đại mới của triết học.
Lênin đã từng nhận xét rằng: “Chủ nghĩa duy tâm thông minh gần với chủ nghĩa
duy vật thông minh hơn chủ nghĩa duy vật ngu xuẩn. Chủ nghĩa duy tâm biện
chứng thay cho chủ nghĩa duy tâm thơng minh; siêu hình, khơng phát triển, chết
cứng, thô bạo, bất động thay cho ngu xuẩn”. Nhận xét này giúp ta đánh giá đúng
đắn hơn cái hạt nhân hợp lí của triết học đã coi trọng vấn đề con người.
Nhìn chung, quan niệm về con người trong triết học cua thế kỉ Ánh sáng khá
phong phú và co những bước tiến quan trọng. Con người là vấn đề trung tâm trong
các lí thuyết “thực thể”của Spinơza,trong lí thuyết “đơn tử” của Lépnít, trong lí
thuyết “năng lực tinh thần” của Bêcơn. Những quan điểm duy vật về con người
trong thời kì này trở thành cơ sở, nền tảng cho các khoa học nghiên cứu con người
về sau này.
Triết học cổ điển Đức (thế kỉ XVIII – XIX) là đỉnh cao của triết học phương Tây
cận đại. Các nhà triết học tiêu biểu của nền triết học này đã có cách nhìn mới về
các hiện tượng tự nhiên và tiến trình lịch sử nhân loại. Do đó, họ có những bước
tiến trong quan niệm về khả năng và hoạt động của con người. Từ I.Cantơ ( 1724 –
1804) đến G.V.Ph.Hêghen ( 1770 - 1831) đều đề cao sức mạnh trí tuệ và hoạt động
của con người. Con người được coi là chủ thể đồng thời là kết quả của toàn bộ nền


văn minh do chính mình tạo ra. Tiến trình lịch sử của nhân loại được các triết gia
cổ điển Đức xem xét như một quá trình phát triển biện chứng. Đó là những tư
tưởng có ý nghĩa tích cực đã ảnh hưởng to lớn đến triết học hiện đại. Hạn chế của
họ là chỗ đã đề cao ý thức của con người tới mức cực đoan, tuyệt đối hóa vai trò
của ý thức.

L.Phoiơbắc
G.V.Ph.Hêghen

Spinoza
R.Đêcactơ
Đối lập với Hêghen, L.Phoiơbắc ( 1804 – 1872) nhà duy vật tiền bối của triết học
Mác, người có cơng khơi phục chủ nghĩa duy vật cho rằng : Con người là sản
phẩm tự nhiên là kết quả phát triển của tự nhiên. Ông phủ nhận sự tách biệt giữa
linh hồn và thể xác. Ông khẳng định con người là chủ thể của tư duy, tư duy là
thuộc tính, là chức năng của bộ óc con người – một khí quan vật chất. Ơng cịn cho
rằng, con người khi hoạt động một cách không tự giác, không tự chủ thì nó thuộc
về giới tự nhiên cũng như ánh sáng, khí trời, nước, lửa…Và như vậy, Phoiơbắc đã
phân biệt giữa con người tự nhiên, sinh vật với con người ý thức.
Nhìn chung, các quan điểm triết học trước Mác và ngồi mácxít cịn có một hạn
chế cơ bản là phiến diện trong phương pháp tiếp cận lý giải các vấn đề triết học về
con người, cũng do vậy trong thực tế lịch sử đã tồn tại lâu dài quan niệm trừu
tượng về bản chất con người và những quan niệm phi thực tiễn trong lý giải nhân
sinh, xã hội cũng như những phương pháp hiện thực nhằm giải phóng con người.
Những hạn chế đó đã được khắc phục và vượt qua bởi quan niệm duy vật biện
chứng của triết học Mác-Lênin về con người.
1.1.2 Những quan niệm cơ bản của triết học Mác – Lênin về con người
1.1.2.1 Sự thống nhất giữa hai mặt sinh vật và xã hội
Triết học Mác đã kế thừa quan niệm về con người trong lịch sử triết học, đồng thời
khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã
hội Tiền đề vật chất đầu tiên quy sự tồn tại của con người là giới tự nhiên. Cũng do
đó, bản tính tự nhiên của con người bao hàm trong nó tất cả bản tính sinh học, tính
lồi của nó. Yếu tố sinh học trong con người là điều kiện đầu tiên quy định sự tồn
tại của con người. Vì vậy, có thể nói: Giới tự nhiên là "thân thể vô cơ của con
người"; con người là một bộ phận của tự nhiên; là kết quả của q trình phát triển
và tiến hố lâu dài của môi trường tự nhiên.


Tuy nhiên, điều cần khẳng định rằng, mặt tự nhiên không phải là yếu tố duy nhất

quy định bản chất con người. Đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với
thế giới loài vật là phương diện xã hội của nó. Trong lịch sử đã có những quan
niệm khác nhau phân biệt con người với loài vật, như con người là động vật sử
dụng công cụ lao động, là "một động vật có tính xã hội", hoặc con người động vật
có tư duy... Những quan niệm trên đều phiến diện chỉ vì nhấn mạnh một khía cạnh
nào đó trong bản chất xã hội của con người mà chưa nêu lên được nguồn gốc của
bản chất xã hội ấy.
Với phương pháp biện chứng duy vật, triết học Mác nhận thức vấn đề con người
một cách toàn diện, cụ thể, trong tồn bộ tính hiện thực xã hội của nó, mà trước hết
là lao động sản xuất ra của cải vật chất. "Có thể phân biệt con người với súc vật,
bằng ý thức, bằng tơn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được. Bản thân con
người bắt đầu bằng sự tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt của mình - đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con
người quy định. Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người
đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình".
Thơng qua hoạt động sản xuất vật chất; con người đã làm thay đổi, cải biến giới tự
nhiên: "Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, cịn con người thì tái sản xuất ra tồn
bộ giới tự nhiên"
Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất; hoạt động
sản xuất vật chất biểu hiện một cách căn bản tính xã hội của con người. Thông qua
hoạt động lao động sản xuất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần,
phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập
quan hệ xã hội. Bởi vậy, lao động là yếu tố quyết định hình thành bản chất xã hội
của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội.
Là sản phẩm của tự nhiên và xã hội nên quá trình hình thành và phát triển của con
người luôn luôn bị quyết định bởi ba hệ thống quy luật khác nhau, nhưng thống
nhất với nhau. Hệ thống các quy luật tự nhiên như quy luật về sự phù hợp cơ thể
với môi trường, quy luật về sự trao đổi chất, về di truyền, biến dị, tiến hóa... quy
định phương diện sinh học của con người. Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức
hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người như hình thành tình

cảm, khát vọng, niềm tin, ý chí. Hệ thống các quy luật xã hội quy định quan hệ xã
hội giữa người với người.
Ba hệ thống quy luật trên cùng tác động, tạo nên thể thống nhất hoàn chỉnh trong
đời sống con người bao gồm cả mặt sinh học và mặt xã hội. Mối quan hệ sinh học
và xã hội là cơ sở để hình thành hệ thống các nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội
trong đời sống con người như nhu cầu ăn, mặc, ở; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu
cầu tình cảm; nhu cầu thẩm mỹ và hưởng thụ các giá trị tinh thần.


Với phương pháp luận duy vật biện chứng, chúng ta thấy rằng quan hệ giữa mặt
sinh học và mặt xã hội, cũng như nhu cầu sinh học và nhu cầu xã hội trong mỗi
con người là thống nhất. Mặt sinh học là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người, còn
mặt xã hội là đặc trưng bản chất để phân biệt con người với loài vật. Nhu cầu sinh
học phải được "nhân hóa" để mang giá trị văn minh con người, và đến lượt nó, nhu
cầu xã hội khơng thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học. Hai mặt trên thống
nhất với nhau, hoà quyện vào nhau để tạo thành con người viết hoa, con người tự
nhiên - xã hội.
1.1.2.2 Bản chất con người
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên
thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ
với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người. Cả ba mối quan hệ đó, suy
đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là
quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác và mọi hoạt động trong
chừng mực liên quan đến con người.
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên luận đề
nổi tiếng trong tác phẩm Luận cương về Phoiơbắc: "Bản chất con người không
phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của
nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội"1.
Luận đề trên khẳng định rằng, khơng có con người trừu tượng, thốt ly mọi điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội. Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong

một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định. Trong điều kiện lịch
sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất
và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong tồn bộ
các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, thời đại; quan hệ chính
trị, kinh tế; quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội...) con người mới bộc lộ toàn bộ bản
chất xã hội của mình.
Điều cần lưu ý là luận đề trên khẳng định bản chất xã hội khơng có nghĩa là phủ
nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người. Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn
tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh
vật ở con người cũng đã mang tính xã hội. Quan niệm bản chất con người là tổng
hoà những quan hệ xã hội mới giúp cho chúng ta nhận thức đúng đắn, tránh khỏi
cách hiểu thô thiển về mặt tự nhiên, cái sinh vật ở con người.
1.1.2.3 Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử
Khơng có thế giới tự nhiên, khơng có lịch sử xã hội thì khơng tồn tại con người.
Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu
sinh
Song, điều quan trọng hơn cả là, con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã
hội. C.Mác đã khẳng định: "Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người


là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục... cái học thuyết ấy quên rằng
chính những con người làm thay đổi hoàn cảnh và bản thân nhà giáo dục cũng cần
phải được giáo dục"1. Trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen cũng
cho rằng: "Thú vật cũng có một lịch sử, chính là lịch sử nguồn gốc của chúng và
lịch sử phát triển dần dần của chúng cho tới trạng thái hiện nay của chúng. Nhưng
lịch sử ấy không phải do chúng làm ra và trong chừng mực mà chúng tham dự vào
việc làm ra lịch sử ấy thì điều đó diễn ra mà chúng khơng hề biết và không phải do
ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng cách xa con vật, hiểu theo nghĩa hẹp
của từ này bao nhiêu thì con người lại càng tự mình làm ra lịch sử của mình một
cách có ý thức bấy nhiêu".

Như vậy, với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động
vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động phát triển của
lịch sử xã hội. Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên. Con
người thì trái lại, thơng qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm
thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình.
Trong q trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình. Con
người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính
bản thân con người. Hoạt động lao động sản xuất vừa là điều kiện cho sự tồn tại
của con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội. Trên
cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất
và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và
nhu cầu do con người đặt ra. Không có hoạt động của con người thì cũng khơng
tồn tại quy luật xã hội, và do đó, khơng có sự tồn tại của tồn bộ lịch sử xã hội lồi
người.
Khơng có con người trừu tượng, chỉ có con người cụ thể trong mỗi giai đoạn phát
triển nhất định của xã hội. Do vậy, bản chất con người, trong mối quan hệ với điều
kiện lịch sử xã hội luôn luôn vận động biến đổi, cũng phải thay đổi cho phù hợp.
Bản chất con người khơng phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở,
tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. Mặc dù là "tổng hoà các quan hệ xã
hội", con người có vai trị tích cực trong tiến trình lịch sử với tư cách là chủ thể
sáng tạo. Thơng qua đó, bản chất con người cũng vận động biến đổi cho phù hợp.
Có thể nói rằng, mỗi sự vận động và tiến lên của lịch sử sẽ quy định tương ứng
(mặc dù không trùng khớp) với sự vận động và biến đổi của bản chất con người.
Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải làm cho
hồn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Hồn cảnh đó chính là tồn bộ
mơi trường tự nhiên và xã hội tác động đến con người theo khuynh hướng phát
triển nhằm đạt tới các giá trị có tính mục đích, tự giác, có ý nghĩa định hướng giáo
dục. Thơng qua đó, con người tiếp nhận hồn cảnh một cách tích cực và tác động
trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau: hoạt động thực tiễn, quan hệ



ứng xử, hành vi con người, sự phát triển của phẩm chất trí tuệ và năng lực tư duy,
các quy luật nhận thức hướng con người tới hoạt động vật chất. Đó là biện chứng
của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch
sử xã hội loài người.
1.2 Phương thức phát huy và sử dụng động lực con người trong xây dựng đất
nước ở Việt Nam hiện nay
1.2.1 Con người vừa là mục tiêu của cách mạng, vừa là động lực của công
cuộc xây dựng, phát triển của đất nước
Mọi cuộc cách mạng từ xưa đến nay, nói cho cùng, đều được đặt ra với lý do con
người và nhằm đạt được mục đích vì con người. Yếu tố quan trọng nhất làm nên
tính chất khác biệt căn bản của một cuộc cách mạng chính là nó được thực hiện do
ai và vì ai. Cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ thứ XVI, Cách mạng tư sản Anh giữa
thế kỷ XVII, hay Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, đều là những cuộc
cách mạng nổi tiếng, đánh dấu bước chuyển lịch sử của nhân loại từ thời Trung cổ
sang thời Cận đại. Khơng ai có thể phủ nhận tính chất tiến bộ nhất định của những
cuộc cách mạng đó với việc xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến, xác lập một phương
thức sản xuất mới, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tiến bộ hơn, năng suất
lao động cao hơn và tạo điều kiện cho sự cải thiện cuộc sống của một bộ phận
những người lao động. Tuy nhiên, tất cả các cuộc cách mạng đó cuối cùng vẫn chỉ
đại diện cho quyền lợi của giai cấp tư sản, vì túi tiền của những ơng chủ giàu có
mà thơi, nghĩa là “do” và “vì” một bộ phận người rất rất thiểu số trong xã hội. Sự
tiến bộ của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, rốt cuộc chỉ phục vụ cho mục
đích bóc lột, làm giàu của giới chủ tư sản. Dù có giương lên khẩu hiệu “tự do, bình
đẳng, bác ái” như cuộc cách mạng Pháp hay đưa những tuyên ngôn đầy chất nhân
đạo, văn minh như Tuyên ngôn độc lập, kết quả của Chiến tranh cách mạng Mỹ
năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã ban cho
họ những quyền không thể tước bỏ. Trong những quyền ấy có quyền sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, thì cuối cùng, giai cấp tư sản, kẻ chiến thắng
trong các cuộc cách mạng ấy cũng vẫn hiện ngun hình là những kẻ bóc lột,

những kẻ chiếm lấy vị thế “ăn trên, ngồi chốc” đối với chính nhân dân của mình,
khơng thể cùng hội, cùng thuyền, nhường cơm, xẻ áo với đông đảo nhân dân lao
động trong cùng một đất nước. Hơn thế nữa, những cuộc cách mạng ấy đã mang lại
sức mạnh vũ khí, tăng cường nguồn lực vật chất cho giai cấp tư sản để họ đi khắp
thế giới, xâm chiếm thuộc địa, áp đặt chế độ thống trị hà khắc, bóc lột đến tận
xương, tận tủy những dân tộc chậm phát triển, trà đạp lên mọi giá trị luân lý và văn
hóa của con người.
Trong lịch sử thế giới cận đại, có thể kể ra vô vàn những con số, sự kiện khủng
khiếp mà giai cấp chiến thắng trong các cuộc cách mạng tư sản đã gây ra cho các
dân tộc thuộc địa. Ví dụ với Ấn Độ, trong hơn một trăm năm đế quốc Anh cai trị


tiểu lúc địa Ấn Độ, bao gồm cả Pakistan và Bangladesh, trên vùng đất này đã có ít
nhất 3 vụ, trong đó số người chết được ước tính cao nhất lên đến cả chục triệu
người mỗi vụ. Đó là: Đại dịch hạch giữa thế kỷ XIX, Đại nạn đói các năm 18761878, Nạn đói Ấn Độ năm 1899-1900. Đặc biệt, làm sao chúng ta có thể qn được
80 năm đơ hộ của thực dân Pháp đối với đất nước Việt Nam. Chính những con
người đã giương lên ngọn cờ “tự do, bình đẳng, bác ái” trong Cách mạng Pháp lại
là những người đã biến những thành tựu của cuộc cách mạng ấy thành sức mạnh để
dìm những cuộc đấu tranh vì độc lập của đất nước, tự do và quyền sống của con
người Việt Nam trong bể máu, áp đặt lên giống nòi chúng ta một chế độ cai trị thực
dân áp bức khắc nghiệt hơn thời trung cổ. Làm sao chúng ta có thể quên được
những con cháu của
George Washington, trong khi vẫn rao giảng về “quyền sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc” của mọi người, đã nã súng giết hại 504 người dân, chủ yếu là
người già, phụ nữ, trẻ em thôn Mỹ Lai, làng Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi nội trong buổi
sáng ngày 16-3-1968; đã ném bom rải thảm vào khu phố Khâm Thiên, bệnh viện
Bạch Mai Hà Nội trong những ngày cuối tháng 12-1972, giết hàng trăm người dân,
nhân viên y tế, bệnh nhân vơ tội; đã rải hàng triệu lít chất độc da cam xuống miền
Nam, để lại di chững bệnh tật cho hàng triệu người trong nhiều thế hệ; v.v. và v.v..
Không phải một người cộng sản nào, mà Terry Eagleton, chính là một giáo sư từ

nước Anh đã nhận xét “Lịch sử của chủ nghĩa tư bản, bên cạnh nhiều thứ khác, là
một câu chuyện của chiến tranh toàn cầu, bóc lột thuộc địa, tội diệt chủng và nạn
đói”[10].
Nhắc lại những điều ấy tưởng khơng thừa để chúng ta có thể so sánh, nhìn nhận
một cách khách quan, chỉ ra sự khác biệt của cuộc cách mạng mà nhân dân ta đã và
đang tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, một cuộc cách
mạng vì con người với đầy đủ ý nghĩa cao cả, nhân văn. Thứ nhất, đường lối nhất
quán, trước sau như một của Đảng ta là lãnh đạo nhân dân làm cuộc cách mạng để
giành lấy độc lập cho đất nước, tự do cho dân tộc, tiến tới xây dựng chủ nghĩa xã
hội, mang ấm no, hạnh phúc, cuộc sống ngày càng tốt đẹp cho nhân dân, cho cả
dân tộc. Mục tiêu cao cả ấy là vì con người, hay theo nghĩa hiện thực, cụ thể là vì
nhân dân, vì cả dân tộc, mà khơng phải vì một nhóm người trong một giai cấp, tầng
lớp người nhỏ bé trong xã hội. Cũng vì mục tiêu ấy, cuộc cách mạng của chúng ta
hướng tới việc giáo dục, xây dựng con người, làm cho mọi người trong xã hội đều
có thể sống hịa hợp hạnh phúc trong cộng đồng xã hội đúng như nguyên nghĩa gốc
của từ communism là commune-cộng đồng. Đó cũng chính là mục tiêu mà Hồ Chí
Minh, Người tìm ra con đường cứu nước ta, Người sáng lập ra Đảng ta đã xác định
như một ham muốn tột bậc của đời mình là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng
được học hành”[11]


Thứ hai, cuộc cách mạng của chúng ta không chỉ vì nhân dân ta, vì dân tộc ta, mà
cịn đồng thời vì cuộc sống tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới, hướng tới một
cộng đồng nhân loại tự do, hạnh phúc, khơng có người bóc lột người. Ngay trong
Chương trình tóm tắt của Đảng năm 1930 đã chỉ rõ: “Đảng phổ biến khẩu hiệu
“Việt Nam tự do” và đồng thời Đảng liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần
chúng vô sản trên thế giới nhất là với quần chúng vô sản Pháp”[12]. Sự “liên kết”
ở đây hay sự “thực hành liên lạc” trong “Sách lược vắn tắt của Đảng” được quan
niệm là liên hệ, phối hợp để cùng nhau đấu tranh vì mục tiêu giải phóng, mang lại

tự do, bình đẳng và hạnh phúc cho các dân tộc. Bởi thế, hai đặc trưng trên cũng trở
thành “lửa thử vàng” cho tất cả các cuộc cách mạng, các đảng chính trị hiện đại.
Một khi những người tổ chức cách mạng hay lãnh đạo một đảng chính trị mà đàn
áp một bộ phận nhân dân, dân tộc mình, dùng sức mạnh vũ lực hay đồng tiền để
tước đoạt hay áp chế các dân tộc khác, thì dứt khoát họ đã dẫm lại bước chân của
những cuộc cách mạng tư sản sơ khai, đẩy chế độ của mình đi theo con đường đế
quốc, hoàn toàn xa rời chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, cuộc cách mạng của chúng ta chỉ có thể giành được thắng lợi hồn tồn
khi tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, bởi vì chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì
“nhân dân mình mỗi ngày một no ấm thêm, Tổ quốc mỗi ngày giàu mạnh thêm”.
Nhưng “Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp,
gian khổ và lâu dài”[13]. Đó chính là một cuộc biến đổi cách mạng từ chế độ này
sang chế độ khác tiến bộ hơn. Nói như Hồ Chí Minh, “Một chế độ này biến đổi
thành một chế độ khác là cả một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt và lâu dài giữa cái
xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới, giữa cái thoái bộ và cái tiến bộ, giữa cái đang
suy tàn và cái đang phát triển. Kết quả là cái mới, cái đang tiến bộ nhất định
thắng”[14]. Nói cách khác, chủ nghĩa xã hội không phải từ trên trời rơi xuống, mà
phải được xây dựng bằng lao động, theo lộ trình, địi hỏi sự sáng tạo và có thời
gian. Chính con người, cụ thể là nhân dân lao động, chứ không phải ai khác, là lực
lượng lao động sáng tạo để thực hiện cuộc các mạng ấy, để xây dựng thành cơng
chủ nghĩa xã hội. Đó là một điều hiển nhiên và dễ hiểu. Xong vẫn có một số người
nhìn vào sự phát triển của một số nước phương Tây rồi quay về trong nước chê bai,
ỉ eo rằng: “chủ nghĩa xã hội gì mà nghèo thế, mà khó thế!”, rằng “không sang
phương Tây mà xem chủ nghĩa tư bản giãy chết!”. Họ đã cố tình quên đi hoặc vô ý
mà không hiểu rằng, những thành tựu ấy là do công sức, nước mắt, mồ hội và cả
máu của những người lao động chính quốc và những của cải bóc lột từ các thuộc
địa mà có được. Hơn nữa, thời gian hịa bình xây dựng hàng trăm năm và một loạt
điều kiện khởi đầu là khơng gì có thể thay thế được để phát triển kinh tế, xây dựng
các cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một đất nước. Đặc biệt, q trình phát triển nền sản
xuất cơng nghiệp đã dần dần cải tạo, xây dựng, chuẩn bị nên nguồn lực con người

có lối sống kỷ luật, văn hóa cơng nghiệp, có các phẩm chất, năng lực đáp ứng tốt


hơn cho q trình phát triển hiện đại. Đó chính là điều mà từ một trăm năm trước,
V.I. Lênin đã từng cảnh báo rằng, sự bảo đảm cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
chính là phải “đưa ra và thực hiện được một kiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn
so với chủ nghĩa tư bản”, một kiểu tổ chức có tính “kỷ luật mới” để có được năng
xuất lao động cao hơn. Nhưng thứ “kỷ luật mới” ấy chỉ có thể xuất hiện từ những
điều kiện vật chất của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa. Và V.I. Lênin đã trực tiếp
chỉ đạo việc xây dựng và tổ chức thực hiện Kế hoạch điện khí hóa nước Nga (Gơen-rơ) để nhằm tới mục đích kép là xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH và xây
dựng những con người mới có kỷ luật, văn hóa lao động mới. Đó là hai điều kiện
mà theo V.I. Lênin, “sẽ làm cho những nguyên tắc của chế độ cộng sản, những
nguyên tắc của một đời sống văn minh không có bọn bóc lột, khơng có các nhà tư
bản, khơng có địa chủ, khơng có bọn con bn, hồn tồn thắng lợi”[15] ở nước
Nga.
Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta nhận thức ngày càng sâu sắc
hơn vấn đề con người và nguồn lực con người, càng thấy rõ hơn sự cần thiết,
những yếu tố bảo đảm cho việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người trong
xây dựng, phát triển đất nước. Cương lĩnh 1991 đã nhấn mạnh yêu cầu chăm lo bồi
dưỡng hình thành con người mới, những con người “có ý thức làm chủ, ý thức
trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi; sống có văn hóa và
tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính”[16], đủ sức lực, trí
lực và đạo đức để đáp ứng yêu cầu công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH. Cương lĩnh 2011 tiếp tục khẳng định và nhấn mạnh “Con người là
trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển”[17]. Cùng với
xây dựng con người và gắn liền với xây dựng con người, Cương lĩnh 2011 yêu cầu
xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thấm
nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tính chất nhân văn và tiến bộ, làm cho văn
hóa thực sự trở thành “nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng
của phát triển”.

Từ cơ sở nhận thức và định hướng đường lối của Cương lĩnh 2011, Đại hội XII của
Đảng đã tiếp tục cụ thể hóa, làm rõ hơn nội dung, yêu cầu của vấn đề xây dựng,
phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tăng cường hội nhập quốc tế. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương tại Đại hội XII chỉ rõ: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện
phải trở thành một mục tiêu của chiến lược phát triển. Đúc kết và xây dựng hệ giá
trị văn hóa và hệ giá trị chuẩn mực của con người Việt Nam thời kỳ cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; tạo môi trường và điều kiện để phát triển về
nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã
hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về
nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự


hào, tơn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc. Khẳng định, tơn vinh cái đúng, cái tốt đẹp,
tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán,
đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu
cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người. Có giải
pháp ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt
hạn chế của con người Việt Nam”[18].
2. Những vấn đề đặt ra về xây dựng và phát huy động lực con người Việt Nam
trong điều kiện mới
Thực hiện đường lối chung của Đảng, trong hơn 30 năm đổi mới, nhất là trong 10
năm thực hiện Cương lĩnh 2011, công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ
Tổ quốc của chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo
dựng nên một “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín” chưa từng có, trong đó có những
thành tựu nổi bật về lĩnh vực phát triển con người.
Trước hết, đời sống vật chất của con người Việt Nam đã được đã được cải thiện
không ngừng cùng với những thành tựu to lớn trong công cuộc Đổi mới xây dựng,
phát triển đất nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng kinh tế
và phát triển hạ tầng kỹ thuật của đất nước. Thu nhập bình quân đầu người trong cả

nước đã đạt gần 3.000 USD năm 2020, tăng hơn 2 lần so với thời điểm 2010 là
1.332 USD và tăng khoảng 30 lần so với năm 1990. Diện tích bình qn nhà ở tăng
từ 17,9 mét vng năm 2010 tăng lên khoảng 25 mét vuông năm 2020. Theo Tổ
chức Y tế thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã đạt đến 76,3
tuổi, trong đó số năm sống khỏe sau tuổi 60 là 17,2 năm, đứng thứ 42/183 nước
trên thế giới. Cũng trong khoảng thời gian 10 năm ấy, cơng tác xóa đói, giảm
nghèo chuyển dần theo hướng giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo trong cả nước
đã giảm gần 5 lần, từ 14,2 % giảm còn dưới 3% năm 2020 (theo chuẩn nghèo đa
chiều). Đầu tư của nhà nước cho các khu vực khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng
xa, nhất là đường giao thông, hạ tầng giáo dục, y tế, được quan tâm hơn. Dịch vụ y
tế ngày càng được hoàn thiện về hệ thống, nâng cao về chất lượng khám, chữa,
phòng bệnh, thuận lợi về điều kiện tiếp cận. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế từ 60,9%
năm 2010 đã tăng lên 90,7% năm 2020. Chương trình xây dựng nơng thơn mới đã
đạt được những kết quả quan trọng. Tính chung trong giai đoạn 10 năm 2011-2020,
cả nước đã huy động được khoảng 2.967.057 tỷ đồng, tương đương khoảng 134,8
tỷ USD cho Chương trình xây dựng nơng thơn mới, thực sự góp phần cải thiện
tồn diện điều kiện sống của cư dân khu vực nông thôn. An ninh con người, an
sinh xã hội và phúc lợi xã hội đều được quan tâm, chăm lo ngày càng tốt hơn, nhất
là đối với các đối tượng yếu thế. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam được
cải thiện một bước, thuộc nhóm nước có chỉ số phát triển con người trung bình cao
của thế giới. Công tác bảo vệ môi trường sống, ứng phó với những nguy cơ từ an
ninh phi truyền thống như nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi


trường... được chú trọng, đã chủ động phát hiện và xử lý kịp thời, hạn chế đến mức
thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản cho nhân dân.
Đời sống tinh thần của con người Việt Nam đã được cải thiện không ngừng, mang
lại môi trường sống và các điều kiện ngày càng tốt đẹp, phong phú và toàn diện
hơn cho cuộc sống của nhân dân. “Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang
dần trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc phê phán,

đấu tranh, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái
phương hại đến văn hóa, lối sống con người được chua trọng”. Các giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc được đề cao và phát huy trong các lĩnh vực của xã
hội. Các sản phẩm văn hóa nghệ thuật ngày càng phát triển phong phú về nội dung,
đa dạng về loại hình và nâng cao về chất lượng. Nhiều di sản văn hóa của dân tộc
được cơng nhận, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị. Hệ thống truyền thông đại
chúng phát triển nhanh, ngày càng hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu
phong phú về thông tin, giáo dục, giao lưu, giải trí của người dân. Hiện nay cả
nước có 868 cơ quan báo chí, truyền thơng, trong đó có 180 cơ quan báo in, 660
tạp chí in, 24 cơ quan báo chí điện tử độc lập, 2 đài phát thanh, truyền hình quốc
gia, 64 đài phát thanh, truyền hình địa phương, 5 tổ chức truyền hình của các bộ,
ngành, với 87 kênh phát thanh, 191 kênh truyền hình. Số lượng nhà báo được cấp
thẻ là 19.166 người. Chỉ tính riêng năm 2019, gần 60 nhà xuất bản cả nước đã xuất
bản trên 33.000 cuốn sách với hơn 400 triệu bản in, hàng nghìn sách điện tử đã
được phát hành. Số xuất bản phẩm đã đạt bình qn 5 bản/người/năm. Tính đến
tháng 1/2020, cả nước đã có 68,17 triệu người sử dụng Internet chiếm tỷ lệ 70%
dân số Việt Nam. Sự phát triển mạnh mẽ các phương tiện truyền thông đại chúng,
nhất là mạng Internet, đã mở ra nhiều cơ hội cho người dân trong học tập, mở
mang hiểu biết, tăng cường kết nối, giao lưu trong nước và trên toàn cầu, thúc đẩy
q trình dân chủ hóa đời sống xã hội.
Định hướng chiến lược “giáo dục, đào tạo và khoa học - công nghệ là quốc sách
hàng đầu” được cụ thể hóa, tổ chức thực hiện trên thực tế, mang lại những kết quả
quan trọng. Mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo quốc dân được tiếp tục mở rộng,
hoàn thiện theo tất cả các cấp học, các loại hình giáo dục và các chuyên môn đào
tạo, theo hướng tiêu chuẩn hóa, xã hội hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đầu
tư cho giáo dục, đào tạo được bảo đảm về tỷ lệ, tăng lên về nguồn lực, giúp cho
việc tiếp tục cải thiện cơ sở hạ tầng giáo dục, đào tạo. Đội ngũ nhà giáo, cán bộ
quản lý giáo dục, đào tạo được phát triển cùng với các chính sách đãi ngộ được đổi
mới. Sự phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia, không chỉ bảo đảm cho
mọi người dân đều có quyền, khả năng được hưởng thụ nền giáo dục suốt đời, góp

phần đào tạo nguồn lực con người cho công cuộc đổi mới, mà cịn là một yếu tố
quan trọng hàng đầu góp phần hình thành nhân cách, lối sống cho thế hệ trẻ, xây
dựng những con người mới, chủ nhân tương lai của đất nước.


Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách thúc
đẩy phát triển khoa học, chuyển giao, ứng công nghệ. Tiềm lực khoa học - công
nghệ quốc gia từng bước được tăng cường. Khoa học xã hội và nhân văn đã thực
sự góp phần xây dựng cơ sở cho việc hoạch định đường lối phát triển kinh tế - xã
hội của Đảng. Khoa học tự nhiên tiếp tục phát triển có trọng tâm, trọng điểm, một
số lĩnh vực đạt trình độ khu vực, trình độ chung của thế giới. Việc đầu tư cho đổi
mới cơng nghệ đã có bước chuyển biến, chú trọng hướng về các doanh nghiệp làm
trung tâm. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có bước phát triển ban đầu
đáng trân trọng. Đến nay cả nước đã có trên 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, đã
hình thành nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm. Chỉ số đổi mới sáng tạo của nước ta tăng
lên hằng năm, năm 2019 đã xếp thứ 42 trên tổng số 129 quốc gia trên thế giới, dẫn
đầu nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực hiện rộng rãi đồng thời với việc tăng cường
pháp chế, trật tự, kỷ cương xã hội. Việc thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở”, các
cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí
Minh”, “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “xây dựng gia đình văn
hóa mới”, “Xây dựng nơng thơn mới” v.v. được tiếp tục duy trì và đẩy mạnh. Đó
chính là những yếu tố quan trọng góp phần to lớn, có hiệu quả vào việc thực hiện
quyền làm chủ của nhân dân, quyền được tham gia quản lý xã hội, tham gia quyết
định những vấn đề quốc kế dân sinh; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực,
xuống cấp về đạo đức xã hội. Mặt khác, cuộc đấu tranh phịng chống tham nhũng,
lãng phí được đẩy mạnh, thể hiện sự thái độ không khoan nhượng của Đảng, sự
nghiêm minh của pháp luật, được nhân dân ủng hộ. Nhiều vụ việc tham nhũng lớn
bị lôi ra ánh sáng trong các vụ trọng án. Nhiều cán bộ, kể cả những cán bộ cao cấp,
thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, nâng cao năng lực chuyên môn, thiếu tinh thần

trách nhiệm, gương mẫu trong công tác, không thực hành cần kiệm liêm chính, chí
cơng vơ tư, sa vào tham nhũng, tiêu cực, đã bị xử lý kỷ luật đảng nghiêm khắc, đã
phải đối diện với sự trừng phạt nghiêm minh của luật pháp. Cuộc đấu tranh phòng,
chống tham nhũng, lãng phí đã khơng chỉ ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, lợi
dung chức vụ, quyền hạn trong hệ thống chính trị để xâm hại của cải, tài sản, ảnh
hưởng xấu đến tiến trình xây dựng, phát triển đất nước; sàng lọc để loại thải những
phần tử cơ hội, vụ lợi, đạo đức không trong sáng ra khỏi hàng ngũ lãnh đạo; mà
cịn qua đó củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và chế độ.
Một kết quả quan trọng, có ý nghĩa chi phối đối với quá trình xây dựng và phát huy
nguồn lực con người chính là sự hoàn thiện thể chế bảo đảm cho quyền, lợi ích
chính đáng, mơi trường và điều kiện cho phát triển tự do, bình đẳng, cuộc sống an
tồn, hạnh phúc của mọi người dân theo phương châm: “thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển”. Hiến pháp năm
2013 đã thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con


người, xác lập các nguyên tắc, chuẩn mực pháp lý bảo vệ và thực thi các quyền,
các điều kiện bảo đảm lợi ích chính đáng của con người. Trên cơ sở Hiến pháp
năm 2013, nhiều luật, bộ luật được xây dựng mới hoặc sửa chữa, cập nhật để điều
chỉnh hợp lý, chặt chẽ các vấn đề về quyền tự do sáng tạo, quảng bá các giá trị văn
hóa, nghệ thuật; quyền tự do và trách nhiệm trong hoạt động báo chí, truyền thơng
đại chúng; quyền dân chủ trong tiếp cận thơng tin, phát và nhận thơng tin; quyền tự
do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng, tơn giáo; vấn đề bảo vệ an ninh quốc
gia và công dân trên mạng; v.v… Cùng với hệ thống luật pháp của Nhà nước,
nhiều quy định, chế độ của Đảng được ban hành như: Nghị quyết Hội nghị lần thứ
4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ” quy định cụ thể 9
biểu hiện về suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện về suy thối đạo đức, lối
sống và 9 biểu hiện về "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ”; Quy định số

8-QĐi/TW ngày 25-10-2018 của Ban Chấp hành trung ương “Quy định trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy
viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương”, Quy định số 11-QĐi/TW
ngày 18-2-2019 của Bộ Chính trị “về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy
trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị
của dân” v.v.. Sự hoàn thiện hệ thống luật pháp ngày và các chế định của Đảng
tạo ra môi trường thuận lợi, các điều kiện rõ ràng, minh bạch cho công tác xây
dựng, phát huy nguồn lực con người trong cơng cuộc đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Nguồn nhân lực của đất nước được tăng cường cả về quy mô và chất lượng. Lực
lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người
năm 2020. Tỷ lệ lao động được đào tạo qua đào tạo từ 40% năm 2010 đã tăng lên
khoảng 65% năm 2020. Nhân lực chất lượng cao cũng tăng lên, trong đó có một số
ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, cơng nghệ xây dựng...
Tóm lại, những thành tựu xây dựng, phát huy nguồn lực con người trong 10 năm
qua là rất to lớn, tồn diện. Đó chính là một nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với
những thành tựu to lớn trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Tuy
nhiên, dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội XIII cũng nghiêm khắc chỉ ra một
số hạn chế, thiếu sót trong lĩnh vực xây dựng và phát huy nguồn lực con người.
“Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm”, mơi
trường văn hóa xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, các hiện tượng
tham nhũng, tiêu cực. Chưa có giải pháp cần thiết và đủ khả năng ngăn chặn, đẩy
lùi “sự xuống cấp nghiêm trọng về một số mặt văn hóa, đạo đức, lối sống” gây bức
xúc trong xã hội cả về tinh thần và trật tự xã hội. Trong xã hội cịn có những hiện
tượng “phân hóa giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng”, chưa kiểm sốt sốt và giải


quyết tốt “các mâu thuẫn xã hội, xung đột xã hội phát sinh”, chính sách tiền lương,
phúc lợi xã hội chưa hiệu quả, sự thụ hưởng thành tựu phát triển chưa đồng đều,
hài hòa trong nhân dân các khu vực. “Đổi mới tư duy và hoạt động giáo dục và

đào tạo chưa đáp ứng tốt yêu cầu đặt ra” trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa cao, nhất là giáo dục nghề
nghiệp. Giáo dục làm người, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cịn “có lúc, có nơi bị
xem nhẹ”. “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế”. “Chính sách cán
bộ trong hoạt động khoa học và cơng nghệ cịn nặng về hành chính hóa”, chưa thu
hút nhân tài, chưa khơi dậy và phát huy sức sáng tạo. Đầu tư cho khoa học - cơng
nghệ cịn thấp, chưa xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý
còn năng nề về thủ tục, chưa xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, chất lượng và hiệu quả
của sản phẩm, cơng trình...
Cơng cuộc xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu, đòi hỏi
mới về xây dựng và phát huy nguồn lực con người.
Trước hết, bối cảnh thế giới đã và đang có những thay đổi vơ cùng to lớn dưới tác
động của những biến động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Trong khi hịa
bình, hợp tác phát triển vẫn đang là xu thế chung, cần thiết cho cuộc sống của mọi
quốc gia, dân tộc, thì xung đột cục bộ, cạnh tranh chiến lược, nhất là cạnh tranh
giữa các cường quốc đang diễn ra ngày càng phức tạp và gay gắt hơn. Tranh chấp
không gian sống, nhất là tranh chấp biển đảo trên Biển Đơng do chính sách cường
quyền nước lớn vẫn cịn phức tạp, có nguy cơ nổ ra xung đột bất cứ lúc nào. Các
nước lớn vừa cạnh tranh, vừa thỏa hiệp, hợp tác với nhau vì mục đích lợi ích của
mình. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa thực dụng và chủ
nghĩa cường quyền trong quan hệ quốc tế có chiều hướng gia tăng. Các thể chế
tồn cầu cũ hầu hết khơng cịn giữ được vai trò, vị thế ban đầu trong việc tham gia
giải quyết các vấn đề chung của nhân loại. Các thể chế đa phương khu vực, tồn
cầu mới đã và đang hình thành cũng chứ đủ sức thuyết phục, chưa đủ khả năng
thay thế các thể chế cũ. Các nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức
khơng dễ giải quyết.
Cuộc các mạng công nghiệp lần thứ tư, một mặt mang lại nhiều điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, nhất là các quốc gia giàu có, có
tiềm lực kinh tế, khoa học - cơng nghệ mạnh. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra thách thức
không nhỏ đặt ra đối với nhiều nước, nhất là các nước nhỏ, hạn chế về tiềm lực

kinh tế, khoa học - công nghệ chưa phát triển. Nếu không tranh thủ các điều kiện
thuận lợi, tận dụng các nguồn lực, các khả năng để phát triển theo kịp những tiến
bộ do cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, một số quốc gia có thể bị tụt hậu
nhanh chóng.
Kinh tế thế giới đang đối mặt trước nguy cơ khủng hoảng, suy thối có tính chu kỳ.
Đại dịch COVID-19 diễn ra sau 10 năm cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái


kinh tế tồn cầu khơng chỉ tác động trực tiếp làm cho nền kinh tế thế giới rơi vào
suy thoái trầm trọng trước mắt, mà còn tiếp tục ảnh hưởng trong một thời gian nữa,
tạo ra sự thay đổi không nhỏ trong cơ chế vận hành và các mối quan hệ trong chuỗi
sản xuất toàn cầu. Những vấn đề an ninh phi truyền thống, nhất là biến đổi khí hậu,
nước biển dâng, ô nhiễm môi trường sống, dịch bệnh, v.v. đã, đang và sẽ tiếp tục
diễn biến phức tạp hơn, ảnh hưởng nặng nề đến an ninh cuộc sống của con người,
cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Trong nước, sau hơn 35 năm đổi mới, 30 năm thực Cương lĩnh 1991 và nhất là 10
năm thực hiện cương lĩnh 2011, đất nước ta đã thu được những thành tựu phát triển
to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế của đất nước đã được
nâng lên, đời sống nhân dân đã được cải thiện căn bản, rõ rệt. Tuy nhiên, chúng ta
cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Nền kinh tế của đất nước phát
triển chưa bền vững, trong khi sự hội nhập quốc tế đã rất sâu và phải thực hiện một
loạt cam kết quốc tế ở trình độ cao của những hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới. Những nguy cơ về tụt hậu, chệch hướng, tham nhũng lãng phí, suy thối tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, diễn biến hịa bình… chưa ngăn chặn, đẩy lùi
một cách cơ bản, có mặt, có nơi, có lúc cịn biểu hiện gay gắt, phực tạp. Vấn đề
bảo vệ hịa bình, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng
biển của Tổ quốc, ứng phó kịp thời với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị xã hội, là những thách thức trực tiếp đối với công cuộc xây dựng, phát triển đất
nước, thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh



C. KẾT LUẬN

Nhận thức đúng đắn và khơi dậy động lực con người chính là sự phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng tạo có ý thức,
chủ thể của lịch sử
Việc đề cao nhân tố con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược
phát triển là tư tưởng nhất quán của Đảng ta, trong điều kiện nền kinh tế thị trường
đang thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động, tạo ra
cơ sở vật chất và văn hóa tinh thần ngày càng đa dạng, phong phú. Lợi ích cá nhân
ngày càng được chú ý, tạo cơ hội mới để phát triển cá nhân.
Tuy nhiên, cơ chế này có thể dẫn tới tuyệt đối hóa lợi ích kinh tế, dẫn đến phân hóa
giàu nghèo trong xã hội, chứa đựng những khả năng đối lập giữa cá nhân và xã hội.
Do đó, chúng ta cần khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, phát huy vai trò
nhân tố con người, thực hiện chiến lược con người của Đảng ta là một mục tiêu có
ý nghĩa quyết định để giải quyết tốt mối quan hệ cá nhân - xã hội: Xây dựng con
người Việt Nam có tinh thần yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội, có ý thức tự cường
dân tộc, trách nhiệm cao trong lao động, có lương tâm nghề nghiệp, có tác phong
cơng nghiệp, có ý thức cộng đồng, tơn trọng nghĩa tình, có lối sống văn hóa, quan
hệ hài hồ trong gia đình, cộng đồng và xã hội
Đặc biệt, quán triệt sâu sắc tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng là phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam, khơi
dậy khát vọng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030)
bổ sung, làm sâu sắc, phong phú hơn quan điểm về nguồn lực con người: “Khơi
dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát
huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát
huy nhân tố con người, coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng
nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền
tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững. Phải có cơ
chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của
Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh

phúc của Nhân dân”
Có thể khẳng định, Luận điểm của C.Mác về bản chất con người đến nay vẫn còn
nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, đó là những bài học hết sức quý báu trong việc
phát huy nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp
phần sớm hiện thực hóa mục tiêu“đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước
phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Tập 42, Nxb CTQG – ST, H. 2000, tr. 354.
2. C.Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, tập 23,
tr.717
3. C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 1995, tập 3, tr.65
4. C.Mác và Ph. Ăngghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, H. 2002, tập 23,
tr.723
5. Thư C.Mác gửi P.V.Annencốp 28/1/1846.
6. V.I.Lênin, Tồn tập, T.2, tr. 6-7.
7. Giáo trình những ngun lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, Nxb chính trị
quốc gia.
8. Giáo trình Triết học Mác- Lê nin, Tập II, Học viện chính trị- Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia.
9. Theo “Báo cáo số 02/BC-BCĐCTMTQG, ngày 27-4-2020: “Tổng kết 10 năm
thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 20102020”, của Ban chỉ đạo trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn
2016-2020


10. Terry Eagleton: Tại sao Mác đúng?, Nxb Chính trị - Hành chính, HN, 2012, tr.
227
11. Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb CTQG, HN, 2011, tập 4, tr. 187.
12. Hồ Chí Minh tồn tập, Sđd, t. 3, tr. 4.

13. Hồ Chí Minh tồn tập, Sđd, t. 11, tr. 216.
14. Hồ Chí Minh tồn tập, Sđd, t. 11, tr. 238.
15. Lê-nin toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2006, t. 43, tr. 337
16. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb CTQG, HN, 2007, t.
51, tr. 144-145.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
CTQG, HN, 2011, tr. 76
18.Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
VPTWĐ, HN, 2016, tr. 126-127.


×