Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Địa Lý 2013 - Phần 1 - Đề 16 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.37 KB, 4 trang )


SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT
TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN Môn thi : Địa lí
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)

Phần I :Phần chung cho tất cả các thí sinh ( 8,0 điểm)
Câu I: ( 3,0 điểm)
1.Trình bày ngành công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam.
2.Cho bảng số liệu về cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá trị thực tế phân theo
ba nhóm ngành (đơn vị :%)
Năm 1996 2005
Công nghiệp chế biến 79,9 83,2
Công nghiệp khai thác 13,9 11,2
Công nghiệp sản xuất, phân
phối điện, khí đốt, nước
6,2 5,6
Hãy nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta giai đoạn
1996-2005.
Câu II: ( 2,0 điểm)
1.Trình bày những chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao
động của nước ta.
2.Nêu các định hướng chính về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng
Bằng Sông Hồng.
Câu III: (3,0 điểm)
1.Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc phát triển cây công nghiệp
lâu năm ở Tây Nguyên.
2.Nêu các tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta.
3.Dựa vào kiến thức đã học và Atlat địa lí Việt Nam hãy nêu rõ các trung tâm công
nghiệp rất lớn và lớn của nước ta.
PHẦN II : Phần riêng ( 2,0 điểm)
Thí sinh học theo chương trình nào thì chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình


đó (IVa hoặc IVb)
Câu IV a: Theo chương trình chuẩn ( 2,0 điểm)
1.Trình bày ngành khai thác thuỷ sản Việt Nam.
2.Nêu các thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta.
Câu IV b: Theo chương trình nâng cao( 2,0 điểm)
Trình bày rõ hoạt động ngoại thương của nước ta.

===================== Hết ===================






SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM ĐỀ ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP THPT
TRƯỜNG THPT NÔNG SƠN Môn thi : Địa lí
Thời gian : 90 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐÁP ÁN
Câu Nội dung Thang
điểm
Phần I
Câu I
1.












2.





Câu II
1.






2.








Phần chung cho tất cả các thí sinh


Trình bày ngành công nghiệp khai thác dầu khí Việt Nam.
-Dầu khí nước ta tập trung các bể trầm tích ngoài thềm lục địa với trữ
lượng lớn.
-Hai bể trầm tích có triển vọng nhất là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu
Long.
-Sản lượng khai thác tăng liên tục : năm 1990:2,7 tr tấn ; năm 2005:
18,5 tr tấn.
-Đã hình thành được ngành công nghiệp lọc-hoá dầu: Nhà máy lọc dầu
Dung Quốc (cs: 6,5 tr tấn/năm)
-Khí tự nhiên đã khai thác phục vụ sản xuất điện và phân đạm ở Phú
Mỹ và Cà Mau.

Nhận xét sự chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành của nước ta giai đoạn :
1996-2005.
-Tăng tỉ trọng CN chế biến, giảm tỉ trọng CN khai thác và CN sản
xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
-CN chế biến luôn chiếm tỉ trọng cao nhất.


Những chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động nước ta.
-Đẩy mạnh KHHGĐ.
-Phân bố dân cư hợp lí giữa các vùng miền.
-Xuất khẩu lao động.
-Đầu tư phát triển CN ở trung du, miền núi và nông thôn.

Các định hướng chính về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở
Đồng Bằng Sông Hồng.
-Trong nền kinh tế.
+ Giảm tỉ trọng trong khu vực I, tăng tỉ trọng trong khu vực II, III.

-Trong nội bộ từng ngành kinh tế.
+ KV I: Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi
và thuỷ sản.
+ KV II: Quá trình chuyển dịch gắn liền với việc hình thành các
ngành công nghiệp trọng điểm.
8,0 đ
3,0 đ
2,0 đ

0,25đ

0,25đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

1,0đ


0,5đ
0,5đ

2,0đ

1,0đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ

1,0đ


0,25đ

0,25đ


0,25đ


Câu III
1.










2.








3.



Phần II


CâuIVa

1.







2.






+ KV III: Phát triển mạnh ngành du lịch.



Phân tích sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến việc phát triển cây
công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên.
*Thuận lợi
-Đất đỏ ba zan có tầng phong hoá sâu, giàu chất dinh dưỡng hình
thành các vùng chuyên canh lớn.
-Khí hậu cận xích đạo có mùa khô kéo dài thuận lợi phơi sấy sản
phẩm.
-Khí hậu phân hoá theo độ cao có thể phát triển các loại cây cận nhệt.
* Khó khăn:
-Mùa khô thiếu nước ảnh hưởng lớn đến sản xuất cây công nghiệp.
Nêu các tài nguyên thiên nhiên vùng biển nước ta.
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị lớn nhất là dầu khí.
+ Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan.
+ Cung cấp muối với trữ lượng lớn.
- Tài nguyên hải sản:
+ Có nhiều tôm, cá, mực và các loài sinh vật biển có giá trị khác.

Nêu rõ các TTCN rất lớn và lớn của nước ta.
- TP Hồ Chí minh.
- Hà Nội, Hải Phòng, Biên hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.

Phần riêng.

Theo chương trình chuẩn
Ngành khai thác thuỷ sản Việt Nam
- Có nhiều điều kiện thuận lợi (bờ biển dài, vùng biển giàu thuỷ hải
sản, có nhiều ngư trường lớn, có nhiều bãi triều, vũng vịnh đầm phá,
có nhiều kênh rạch ao hồ )

- Sản lượng khai thác ngày càng tăng nhanh.
- Phát triển mạnh ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Các thế mạnh của khu vực đồng bằng nước ta.
- Là cơ sở để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới với đa dạng nông
sản.
- Cung cấp các tài nguyên thiên nhiên: Lâm sản, thuỷ sản, khoáng sản.
- Là nơi có điều kiện thuận lợi để tập trung các thành phố lớn, các khu
công nghiệp, các trung tâm thương mại.
- Phát triển đa dạng các loại hình GTVT.

0,25đ

3,0đ
1,0đ



0,25đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ


1,0đ

0,25đ
0,25đ
0,25đ


0,25đ

1,0đ



2,0đ

2,0đ
1,0đ
0,5đ


0,25đ
0,25đ

1,0đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ




Câu
IVb
Hoạt động ngoại thương của nước ta.

*Tình hình:
- Hoạt động xuất, nhập khẩu đã có những chuyển biến rõ rệt, theo
hướng tích cực.
- Thị trường buôn bán ngày càng được mở rộng theo hướng đa dạng
hoá, đa phương hoá.
- Có những đổi mới về cơ chế quản lí trong hoạt động xuất, nhập
khẩu.
*Xuất khẩu:
- Kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng mạnh.
- Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú, đa dạng.
- Các thị trường xuất khẩu lớn là Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc.
*Nhập khẩu:
- Kim ngạch nhập khẩu của nước ta tăng lên khá mạnh.
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất và một phần
nhỏ là hàng tiêu dùng.
2,0 đ

0,25đ

0,25đ

0,25đ


0,25đ
0,25đ
0,25đ

0,25đ
0,25đ



×