Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Tài liệu Đề Thi Thử Văn Học 2013 - Phần 5 - Đề 11 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (42.71 KB, 2 trang )

ĐỀ. 19
I. PHẦN CHUNG (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Anh (chò) hiểu thế nào về nguyên lí “tảng băng trôi” của Ơ-nít Hê-minh-uê (Ernest
Hemingway) ?
Câu 2. (3 điểm)
Nói năng có văn hoá là sự thể hiện đồng thời cả hai yếu tố nhân cách và trình độ.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá mười (10) câu) nói lên suy nghó của anh (chò)
về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó
Câu 3 a. (Theo chương trình Chuẩn)
Cảm nhận của anh (chò) về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn
Trung Thành.
Câu 3 b. (Theo chương trình Nâng cao)
Cảm nhận của anh (chò) về cảnh thiên nhiên và con người Tây Bắc qua đoạn thơ sau trong bài
thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Gỵi ý lµm bµi
I. PHẦN CHUNG (5 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
a. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:


Dựa vào hiện tượng vật lí, khi một tảng băng trôi trên đại dương, chỉ có một phần nổi lên bề
mặt, bảy phần chìm khuất, Hê-minh-uê nêu lên nguyên lí “tảng băng trôi”.
- Nguyên lí “tảng băng trôi”- theo Hê-minh-uê - được thực hiện khi nhà văn hiểu biết cặn kẽ
mọi vấn đề mình muốn tái hiện, rồi loại bỏ hết các chi tiết không cần thiết, chỉ giữ lại những phần cốt
lõi và sắp xếp sao đó để khi tiếp xúc với nó, độc giả vẫn có thể hiểu được những gì tác giả đã bỏ đi,
không có trong văn bản.
- Nhiệm vụ của người đọc, khi tiếp xúc với tác phẩm của Hê-minh-uê là phải vận dụng kinh
nghiệm, hiểu biết của mình để tái hiện những “khoảng trống” tác giả cố tình bỏ qua, để hiểu hết
những gì tác giả chưa nói hết. Ý nghóa của truyện vì thế sẽ được mở rộng rất nhiều.
Câu 2. (3 điểm)
a. Yêu cầu về kó năng
Biết cách viết đoạn văn nghò luận xã hội, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi diễn đạt.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý sau đây:
+ Giải thích khái niệm:
Nói năng có văn hoá là nói năng đúng phong cách ngôn ngữ (có trình độ) và đúng về
mặt tư cách đạo đức (có nhân cách).
+ Những biểu hiện của việc nói năng có văn hoá:
- Trình độ sử dụng ngôn ngữ là sự sử dụng tổng hợp các phương tiện ngôn ngữ theo phong
cách ngôn ngữ thích hợp. Sử dụng ngôn ngữ không đúng phong cách cũng rất dễ bò chê trách.
- Nói năng có văn hoá là một biểu hiện về mặt ngôn ngữ của người có tư cách đạo đức
tốt.
- Những câu nói sai về mặt tư cách đạo đức bao giờ cũng bò xem là những câu nói thiếu
văn hoá.
- Cách nói năng có văn hoá thường mang tính lòch sự, khiêm tốn, chân thành; lời nói
thường có đặc tính giản dò, rõ ràng, dễ hiểu.
+ Mở rộng, liên hệ:
- Cần rèn luyện bản thân mình trở thành người nói năng có văn hoá.
II. PHẦN RIÊNG (5 điểm)
Câu 3 a. (Theo chương trình Chuẩn)

a. Yêu cầu về kó năng
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài: thực chất thí sinh phải biết cách phân tích nhân vật (cây xà
nu) trong truyện ngắn, đồng thời nêu được cảm nhận của bản thân.
b. Yêu cầu về kiến thức
Trên cơ sở những hiểu biết về truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (hoàn cảnh
ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm …), thí sinh lựa chọn, phân tích những
chi tiết tiêu biểu để thể hiện rõ những hiểu biết và cảm xúc của mình về hình tượng cây xà nu trong
tác phẩm.
Đại thể cần làm rõ những ý chính sau:
- Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác
phẩm.
- Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của nhân dân làng Xô Man.
- Cây xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man.
Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm cuộc sống của đồng bào Tây
Nguyên và nhất là thêm yêu quý, tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ.


×