Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.06 KB, 21 trang )








TIỂU LUẬN:

Nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất
khẩu lao động của doanh nghiệp




LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, quá trình tự do hóa thương mại diễn ra đang diễn ra hết sức nhanh
chóng, và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Tự do hóa thương mại làm
xóa bỏ bớt các rào cản giữa thị trường các nước, làm cho luồng hàng hóa di chuyển
từ nước này sang nước khác dễ dàng hơn. Và hàng hóa sức lao động không phải là
ngoại lệ. Quá trình tự do hóa thương mại đã thúc đẩy lại phân công lao động quốc tế
và làm cho xuất khẩu lao động trở thành xu hướng tất yếu khách quan. Có thể nói tự
do hóa thương mại có tác dụng thúc đẩy chi hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu
lao động. Tuy nhiên, nó cũng mang lại không ít khó khăn, thách thức cho doanh
nghiệp xuất khẩu lao động, như tăng tính cạnh tranh hay tăng sự đòi hỏi về chất
lượng lao động, trình độ nghiệp vụ của cán bộ làm công tác xuất khẩu,…
Đối với một đất nước đông dân, có nguồn lao động dồi dào như Việt
Nam,việc tạo ra đầy đủ việc làm cho số dân đến độ tuổi lao động là việc rất khó


khăn và tốn kém. Vì vậy, xuất khẩu lao động là một giải pháp để giảm bớt gánh
nặng về việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại tệ, cải thiện đời
sống nhân dân.
Do vậy, việc nhận thức được rõ những ảnh hưởng của quá trình tự do hóa
thương mại đến hoạt động xuất khẩu lao động là hết sức cần thiết để nhằm để nhằm
có những giải pháp phù hợp để khắc phục những tác động tiêu cực, nâng cao hiệu
quả của hoạt động xuất khẩu lao động cả về số lượng lẫn số lượng.
2. Mục đích của đề tài:
Phân tích những ảnh hưởng của quá trình tự do hóa thương mại đến dịch vụ
xuất khẩu lao động nói chung và ảnh hưởng đến doanh nghiệp nói riêng. Từ đó đưa
ra những giải pháp để khắc phcụ những ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh
hưởng tích cực. Góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động xuất khẩu lao động
của doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu : Công ty V- COALIMEX
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty giai đoạn 2003-
2009.
4. Kết cấu:
Bài viết được chia làm ba chương:
 Phần một: Lý thuyết chung về tự do hóa thương mại và dịch vụ xuất
khẩu lao động.
 Phần hai: Thực trạng về ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến
hoạt động của doanh nghiệp.
 Phần ba: Giải pháp
NỘI DUNG
Phần 1: Lý thuyết chung dịch vụ xuất khẩu lao động và ảnh hưởng của tự do
hóa thương mại đến dịch vụ xuất khẩu lao động
1. Khái niệm, đặc trưng của dịch vụ xuất khẩu lao động:
1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động và dịch vụ xuất khẩu lao động:
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động:

Xuất khẩu lao động là một hình thức đặc thù của xuất khẩu lao động nói
chung và là một bộ phận của kinh tế đối ngoại, mà hàng hóa đem xuất khẩu là sức
lao động của con người, còn khách mua là chủ thể người nước ngoài. Hay xuất khẩu
lao động là một hoạt động kinh tế dưới dạng dich vụ cung ứng lao động cho nước
ngoài, mà đối tượng của nó là con người.
1.1.2. Khái niệm dịch vụ xuất khẩu lao động:
Dịch vụ xuất khẩu lao động của doanh nghiệp là toàn bộ các hoạt động hỗ trợ
liên quan đến quá trình đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
1.2. Đặc trưng của dịch vụ xuất khẩu lao động:
Dịch vụ xuất khẩu lao động mang đầy đủ các đặc trưng của dịch vụ quốc tế như:
- Tính vô hình
- Tính không đồng nhất và khó tiêu chuẩn hóa
- Không thể tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng
- Không thể cất trữ, lưu kho được
- Chịu tác động nhiều của yếu tố văn hóa
Ngoài ra, dịch vụ xuất khẩu lao động còn có những đặc trưng riêng như:
- Tính chất xã hội, nhân văn: Xuất khẩu lao động là xuất khẩu sức lao động mà
sức lao động lại gắn liền với người lao động. Mọi hoạt động của doanh nghiệp liên
quan tới dịch vụ này không chỉ nhằm mục tiêu lợi nhuận mà phải xuất phát từ con
người, quan tâm đến lợi ích của người lao động.
- Là một hoạt động kinh tế đối ngoại:
- Là sự kết hợp hài hòa giữa quản lý vĩ mô của nhà nước và sự chủ động, tự
chịu trách nhiệm của các tổ chức kinh tế thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở
nước ngoài.
- Dịch vụ xuất khẩu lao động diễn ra trong môi trường cạnh tranh ngày càng
gay gắt.
- Hoạt động của các doanh nghiệp làm về xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi
ích trong quan hệ ba bên: lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và của người lao
động.
- Hoạt động của các doanh nghiệp làm dịch vụ xuất khẩu lao động chịu sự tác

động mạnh mẽ của các biến động của thụ trường nước sử dụng lao động.
2. Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ xuất khẩu lao động:
2.1. Tự do hóa thương mại:
Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hàng rào do các nước lập nên
nhằm làm cho luồng hàng hoá di chuyển từ nước này sang nước khác được
thuận lợi hơn trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng. Những hàng rào nói trên có thể là
thuế quan, giấy phép xuất nhập khẩu, quy định về tiêu chuẩn chất lượng hàng
hoá, yêu cầu kiểm dịch, phương pháp đánh thuế, v.v
2.2. Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động xuất khẩu lao
động của doanh nghiệp Việt Nam:
Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động xuất khẩu lao động
được phân tích theo cách tiếp cận là các ảnh hưởng tích cực và tiêu cực.
2.2.1. Ảnh hưởng tích cực:
- Môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp được củng cố. Việt
Nam khi gia nhập WTO sẽ được các quốc gia thành viên đối xử công bằng, minh
bạch hóa và mở cửa thị trường theo những cam kết của WTO. Việc chắc chắn về
mặt pháp lý, sẽ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam tránh
mắc phải các rủi ro do sự thiếu hiểu biết về pháp luật ở thi trường nước ngoài.
- Củng cố được mối quan hệ của doanh nghiệp với chính phủ. Các doanh
nghiệp cần có thông tin cập nhật nhất về các diễn biến của quá trình tự do hóa
thương mại để có thể đánh giá quyền lợi thương mại chủ động hay bị động của
mình, đảm bảo rằng các cuộc đàm phán có tính tới các quyền lợi này.
- Tăng nhu cầu nhận thức của các doanh nghiệp. Tự do hóa thương mại dẫn tới
sự thay đổi các luật lệ, quy định và các biện pháp chung trong kinh doanh quốc tế,
vì vậy các doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh trong môi trường thương mại mới cần
phải cập nhật và tìm hiểu về những thay đổi này. Các doanh nghiệp có cơ hội tăng
nhận thức và hiểu bỉết về môi trường kinh doanh.
- Tự do hóa thương mại thúc đấy phân công lao động quốc tế. Tạo nhiều việc
làm hơn, tăng cầu về lao động quốc tế. Tăng cơ hội cho lao động Việt Nam được ra
làm việc tại nước ngoài.

- Lao động trong nước dễ dàng hơn trong việc ra làm việc tại nước ngoài, do
tự do hóa thương mại làm xóa bỏ ràn cản giữa các nước, làm cho luồng hàng hóa có
thể dễ dàng đi từ nước này sang nước khác. Và lao động hay chính là hàng hóa sức
lao động cũng vậy.
- Hoạt động xuất khẩu lao động ảnh hưởng nhiều từ thị trường nước sử dụng
lao động. Vì vậy tự do hóa thương mại tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ
dàng tiếp cận thị trường các nước sử dụng lao động hơn, từ đó có những biện pháp
để thích ứng với sự thay đổi của thị trường bên đó.
2.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực:
- Tự do hóa thương mại làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu lao
động, không chỉ với các công ty xuất khẩu lao động trong nước mà với cả các công
ty nước ngoài. Lợi thế giá rẻ của lao động xuất khẩu Việt Nam bị mất dần, lao động
Việt Nam hạn chế về thể lực, ngoại ngữ và kỉ luật lao động so với lao động cùng
loại ở các nước.
- Tự do hóa thương mại thúc đẩy phân công lại lao động quốc tế theo hướng
chuyên môn hóa, đồng thời cũng tạo ra nhiều việc làm đòi hỏi yêu cầu cao về tay
nghề, kỹ thuật. Nhu cầu về lao động giản đơn giảm, mà lao động Việt Nam chủ yếu
là lao động giản đơn chưa qua đào tạo.
Phần 2: Phân tích thực trạng của công ty V- COALIMEX trong giai đoạn 2003
đến nay
1. Tổng quan về doanh nghiệp:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty V- COALIMEX (công ty cổ phần xuất nhập than- TKV) mà tiền thân là
Công ty Xuất nhập khẩu than và Cung ứng vật tư, được thành lập ngày 01 tháng 01
năm 1982, trực thuộc Bộ Mỏ và Than; năm 1996 đổi tên thành Công ty Xuất nhập
khẩu và Hợp tác Quốc tế - COALIMEX, đơn vị thành viên của Tổng công ty Than
Việt Nam. Từ ngày 01 tháng 02 năm 2005 chính thức mang tên Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Than Việt Nam - COALIMEX, công ty con của Tập đoàn Công
nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Đến 1/1/2007, Công ty được khoác trên mình
một tên mới cùng thương hiệu mới: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Than – TKV

(V-COALIMEX).
Công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: chế biến, xuất khẩu than Anthrecite;
nhập khẩu cung ứng thiết bị vật tư và đặt hàng trong nước; kinh donanh địa ốc văn
phòng, đầu thư hợp tác quốc tế và xuất khẩu lao động.
Hoạt động xuất khẩu lao động của công ty bắt đầu được hình thànhtừ tháng
10/1992.
Đến tháng 03/1993, công ty đã chính thức được cấp phép “ Tổ chức thực hiện
đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” và trở thành
đơn vị thứ 15 được Bộ Lao động, thương binh và xã hội cho phép đưa lao động Việt
Nam đi lao động và học tập ở nước ngoài.
Trung tâm Dịch vụ vật tư của Công ty là đơn vị đầu tiên được Công ty giao cho
thực hiện nhiệm vụ này. Trung tâm đã tuyển chọn lao động trong Công ty và các
đơn vị trong ngành than; tổ chức học ngoại ngữ, phong tục tập quán, học nghề.v.v.
cho người lao động chuẩn bị đi học tập, lao động tại nước ngoài.
Để phù hợp với chức năng nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tháng 7 năm 1995,
Công ty giải thể Trung tâm Dịch vụ Vật tư và thành lập Phòng Hợp tác lao động và
Đào tạo Quốc tế để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tổ chức đưa người lao động Việt
Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
Tăng cường thêm cán bộ và các điều kiện cơ sở vật chất để trung tâm hoạt động.
Ngoài việc dạy học ngoại ngữ, văn hoá phổ thông, phong tục tập quán, văn hoá dân
tộc, văn hoá giao tiếp của nước chủ nhà. Để nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu
Công ty đã mở Trung tâm đào tạo nguồn xuất khẩu lao động tại Cống thôn - Yên
Viên - Hà Nội với đầy đủ các phương tiện cần thiết làm đạo cụ học tập như: Lao
động giúp việc gia đình thì có các đồ dùng gia đình hiện đại để người lao động làm
quen và có thể sử dụng thành thạo. Hướng dẫn cho người lao động biết về việc
chăm sóc trẻ em theo phương pháp mới và điều kiện của nước chủ nhà; chăm sóc
người già ốm đau; những kiến thức phổ thông về y học và cách sử dụng các thiết bị
điện, điện tử, thông tin liên lạc
Năm 2004, để khắc phục sự tụt hậu và thích ứng kịp thời với cơ chế mới, Công
ty đã nâng cấp Trung tâm xuất khẩu lao động thành Chi nhánh thuộc Công ty, có

con dấu và tài khoản riêng. Được đại diện cho Công ty trong công tác: Tư vấn du
học; tổ chức thực hiện hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời
hạn ở nước ngoài; đào tạo, giáo dục, định hướng cho người lao động Việt Nam đi
lao động có thời hạn ở nước ngoài.
Trung tâm Xuất khẩu lao động trước đây mà nay là Chi nhánh Công ty cổ phần
Xuất nhập khẩu Than Việt Nam tại Hà nội luôn kiên trì, giáo dục cho người lao
động hiểu dù bất cứ hoàn cảnh nào, dù sống ở bất cứ đất nước nào thì người Việt
Nam vẫn tự hào về Đất nước Việt Nam về một nền Văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc
trên bốn nghìn năm lịch sử. Mọi người hãy vì mình vì đất nước mình để sống và
làm việc cho trọn vẹn. Lợi ích của cá nhân phải gắn với lợi ích của Đất nước. Hãy
giữ gìn trong sạch cho mình và Quốc thể. Xác định được sâu sắc ý thức này cho
người lao động là thành công lớn của những người làm công tác xuất khẩu lao động
của Công ty V-COALIMEX. Người lao động tự tin, chủ động lên đường, vững
vàng bước chân vào đất nước xa lạ và yên tâm làm việc. Sau những ngày tháng xa
quê hương trở về, họ không hổ thẹn mà tự hào đã góp phần làm giàu cho bản thân
cho quê hương và cho Đất nước.
Điều đáng ghi nhận trong công tác xuất khẩu lao động của Công ty V-
COALIMEX là phương pháp tổ chức tuyển người, và tìm được những đối tác đáng
tin cậy để gửi gắm người lao động. Đối tượng lao động mở rộng ra ngoài ngành
Than, tới các ngành, các địa phương khác trên toàn quốc như: Sơn La, Nghệ An,
Phú Thọ, Thái Bình, Hải Dương v.v.
Công tác giáo dục định hướng ngày càng được nâng cao cả về số lượng và chất
lượng. Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác này cũng từng bước được nâng cao,
hiện nay cơ sở đào tạo của Công ty có quy mô rộng trên 6.000 m2 với các trang
thiết bị dạy, học và khu ăn nghỉ khang trang, khoa học. Tương lai cơ sở đào tạo
không chỉ đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng, nghề cho người lao động đi làm
việc ở nước ngoài mà tiến tới đào tạo nghề cho người lao động làm việc ở trong
nước.
Công ty V-COALIMEX vẫn luôn kiên định và chấp hành nghiêm chỉnh các quy
định của Nhà nước, Pháp luật Việt Nam và nước đưa người lao động Việt Nam sang

lao động và học tập về công tác xuất nhập khẩu lao động. Các hợp đồng ký kết thực
hiện có hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho người lao động, Công ty và Nhà nước.
Uy tín của Công ty đã được khẳng định qua sự đánh giá và tổng kết của Cục Quản
lý lao động với nước ngoài, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
1.2. Các thị trường chính:
 Thị trường Hàn Quốc
Được sự giúp đỡ tận tình của Cục Hợp tác lao động Quốc tế (Nay là Cục
quản lý lao động với nước ngoài thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về
chuyên môn và nghiệp vụ, đến cuối tháng 12 năm 1992 Công ty đã ký hợp đồng
dịch vụ đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở Hàn Quốc.
Tháng 01 năm 1994 đoàn lao động đầu tiên do Công ty V-COALIMEX tổ
chức gồm 14 người đã lên đường và nhập cảnh Hàn Quốc an toàn.
Tính đến tháng 6 năm 1994 Công ty đã tổ chức được 3 đoàn gồm 49 lao
động tới làm việc ở các xưởng sản xuất nhỏ của Hàn Quốc. Trong thời gian này
Chính phủ Hàn quốc đã cho phép “Hiệp hội các xí nghiệp vừa và nhỏ làm đầu mối
tiếp nhận và phân phối tu nghiệp sinh nước ngoài đến làm việc ở Hàn Quốc”. Do
quan điểm chọn đối tác của Hàn quốc và của Hiệp hội thay đổi nên thị trường này
của Công ty tạm thời khép lại.
 Thị trường Nhật Bản
Cuối năm 1994 thông qua sự giúp đỡ của Bộ Ngoại giao. Công ty đã tiếp
xúc, đàm phán và đã ký kết hợp đồng đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang làm việc và
thực tập tại Nhật Bản với hãng Tokyohits Cooperativesociety.
Tháng 2 năm 1995, 12 tu ngiệp sinh là các kỹ sư cơ khí trong ngành than đã
được đối tác Nhật bản tuyển chọn. Đến tháng 01 năm 1996 đoàn tu nghiệp sinh của
V-COALIMEX đã lên đường sang Nhật Bản.
Tháng 5 năm 1995 do được một cán bộ trường Đại học Ngoại thương giúp
đỡ Công ty đã đàm phán và ký kết hợp đồng với Nghiệp đoàn Sabae về việc đưa tu
nghiệp sinh Việt Nam đến làm việc ở Nhật Bản. Đây là đối tác thứ hai của Công ty
tại thị trường này;
Công ty tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác có nhu cầu sử dụng

lao động Vịêt Nam tại Nhật Bản, và đã phát triển thêm được hai đối tác mới. Đó là
hãng Kanto và hãng Kochi. Sau khi ký kết hợp đồng đã tổ chức đưa hai đoàn với
tổng số 22 người lao động sang làm việc tại Nhật Bản (Trong đó hãng Kanto nhận 8
lao động, hãng Kochi nhận 14 lao động).
Đến năm 2004 do thái độ, công việc, ý thức tổ chức kỷ luật của tu nghiệp
sinh Việt Nam không tốt, hiện tượng bỏ trốn gia tăng, sự không thống nhất giữa bên
Việt Nam và đối tác Nhật Bản trong việc giải quyết tu nghiệp sinh bỏ trốn v.v. nên
thị phần tại thị trường này của Công ty bị thu nhỏ dần.

 Thị trường DuBai (Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập)
Đầu năm 1995 Công ty đã đàm phán và ký kết hợp đồng với hãng
FORTECGRAND của Anh về việc đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại
khách sạn FORTECGRAND Du Bai trong công việc đầu bếp và phục vụ bàn.
Tháng 10 năm 1995 đoàn lao động của Công ty Coalimex đã lên đường đi Du Bai.
Trong các năm 1996, 1997, 1998 Công ty tiếp tục duy trì khai thác các hợp đồng
với hai đối tác chủ yếu của Nhật Bản và Du Bai.
 Thị trường Đài Loan
Đầu năm 1998 Công ty đã gia nhập Hiệp hội Sino - Việt, là một tổ chức gồm
các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động của Việt Nam và các nhà môi giới cung
ứng lao động của Đài Loan. Lần đầu tiên Công ty đã đăng cai tổ chức Hội nghị toàn
thể của Hiệp hội và đã đạt kết quả tốt đẹp. Tại đây Công ty đã ký kết bản ghi nhớ
với hai hãng môi giới của Đài Loan.
Đầu năm 1999 Công ty V-COALIMEX được Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội lựa chọn là một trong số 15 Công ty được phép xuất khẩu lao động Việt
Nam sang làm việc có thời hạn tại Đài Loan.
Ngày 15 tháng 11 năm 1999 Công ty đã đưa được đoàn lao động Việt Nam
đầu tiên, gồm 14 lao động, đến Đài Loan. Cho đến nay Coalimex vẫn luôn là một
trong số 10 đơn vị tổ chức đưa được nhiều lao động Việt Nam sang làm việc tại Đài
Loan. Số lao động được đưa vào thị trường Đài loan ngày càng tăng trưởng trong
các năm tiếp theo mà đỉnh cao là vào năm 2003 với số lượng: 1.127 người.

Tuy nhiên, đến năm 2004 thì số lao động do V-COALIMEX đưa sang làm
việc tại thị trường này giảm sút đáng kể. Nguyên nhân chính là do chính sách xuất
khẩu lao đông của Việt Nam và Đài Loan có sự thay đổi: Uỷ ban lao công Đài Loan
có công văn không cho phép các công ty môi giới Đài Loan thu hộ phí dịch vụ cho
các doanh nghiệp Xuất khẩu lao động Việt Nam.
Đầu năm 2001, V-COALIMEX là công ty đầu tiên được Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội cho phép cung cấp y tá, y sỹ cho thị trường Đài Loan.
 Thị Trường Malaysia
V-COALIMEX là một trong năm Công ty được Chính phủ cho phép thí
điểm đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia.
Công ty bắt đầu khai thác thị trường Malaysia vào đầu năm 2002 và bước
đầu đã có hiệu quả. Số lượng lao động do công ty đưa vào thị trường này tăng lên
từng năm: năm 2002 là 357 lao động, năm 2003 là trên 600 lao động. Sau một thời
gian ảnh hưởng bởi nạn dịch SARS và chiến tranh, nền kinh tế Malaysia đã bắt đầu
được khôi phục lại, đây chính là thị trường lao động lớn, nhiều tiềm năng nhất của
Công ty. Tuy nhiên do sự thay đổi chính sách xã hội, biến động giá cả trong thời
gian cuối năm 2003 và đầu năm 2004 dẫn tới sản xuất bị đình trệ, công nhân khó
đảm bảo việc làm, tiền lương giảm sút, thậm trí lương cơ bản cũng không đảm bảo
đẫn đến tình trang người lao động hoang mang, đình công, biểu tình, phải về nước
trước thời hạn gây ra nhiều khó khăn cho chủ lao động trong việc bố trí lao động
và chi trả lương cho người lao động.
Mặt khác do tình hình xã hội của Malaysia trong thời gian này đã tác động
rất lớn tới tâm lý của người lao động, làm cho nguồn lao động trong nước giảm rất
nhiều mặc dù Công ty đã có một số chế độ thông thoáng trong công tác tạo nguồn
nhằm tăng sự hấp dẫn đối với các trung tâm cung ứng lao động cũng như người lao
động. Tuy nhiên số lao động có nguyện vọng xuất khẩu lao động chỉ đạt 10% so với
đơn hàng Công ty đã khai thác đươc.
Hơn nữa, ngày 15.3.2004 Bộ Lao động thương binh xã hội và Cục quản lý
lao động với nước ngoài đã khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt
Nam tạm dừng đưa lao động xây dựng sang làm việc tại các công trường xây dựng

Malaysia.
Cho đến năm 2004 thị trường Malaysia vẫn được duy trì nhưng số lượng lao
động xuất khẩu sang thị trường này bị giảm đáng kể.

2. Phân tích thực trạng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt
động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp:
2.1. Thực trạng về tình hình xuất khẩu khẩu lao động của doanh
nghiệp giai đoạn 2003- 2009:
Năm 2004 công tác xuất khẩu lao động của công ty bị giảm sút lớn. Năm 2004
chỉ có 554 lao động được đưa sang làm việc tại nước ngoài, giảm gần một nửa so
với năm 2003 là 1127 lao động. Do sự thay đổi về chính sách xuất khẩu lao động,
áp lực cạnh tranh lớn giữa các đơn vị làm công tác xuất khẩu lao động, đơn hàng
chủ yếu là loại lao động khó khai thác ở Việt Nam,… dẫn đến số lượng lao động
giảm đáng kể ở các thị trường tiềm năng như Đài Loan, Malaysia.
Sang năm 2006 với những nỗ lực khắc phục của mình công ty đã nâng số lao
động được xuất khẩu lên 800 lao động.
Năm 2007, 2008 với những thuận lợi mang lại từ việc Việt Nam trở thành thành
viên của WTO, doanh nghiệp đã có những bước tiến lớn trong hoạt động xuất khẩu
lao động với số lao động xuất khẩu lần lượt là 1258 và 1374 lao động.
Bước sang năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt
động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp gặp phải không ít khó khăn, có 567 lao
động được xuất khẩu.
Bảng số liệu về số lượng lao động xuất khẩucủa công ty V- Coalimex ( 2003-
2009)
Năm Số lượng lao động (người)
2003 1127
2004 554
2005 586
2006 800
2007 1258

2008 1374
2009 567


2.2. Thực trạng về ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động của
doanh nghiệp:
Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO vào
năm 2007, là bước tiến của quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam.
Năm 2004, hoạt động xuất khẩu lao động của doanh nghiệp bị giảm sút bởi
sự thay đổi về chính sách xuất khẩu, áp lực cạnh tranh ngày càng lớn của các doanh
nghiệp cùng ngành,…
Tuy nhiên, bước sang năm 2007, 2008, với những ảnh hưởng tích cực từ việc
gia nhập WTO đem lại, số lượng lao động xuất khẩu đã tăng trở lại.
Quá trình tự do hóa thương mại dẫn đến việc thị trường các quốc gia xích lại
gần nhau và bị ảnh hưởng lẫn nhau, do vậy, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã có
những ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và hoạt động xuất
khẩu lao động của doanh nghiệp nói riêng.
Phân tích ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động xuất nhập khẩu của
doanh nghiệp theo cách tiếp cận là ảnh hưởng tích cực và tiêu cực:
2.2.1. Ảnh hưởng tích cực:
- Tự do hóa thương mại thúc đấy phân công lao động quốc tế. Tạo nhiều việc
làm hơn, tăng cầu về lao động quốc tế. Tăng cơ hội cho lao động Việt Nam được ra
làm việc tại nước ngoài.Việc xóa bỏ các rào cản giữa các nước làm cho lao động
trong nước dễ dàng tiếp cận hơn với cơ hội làm việc ở nước ngoài. Vì vậy, ngay sau
khi trở thành thành viên của WTO, hoạt động xuất khẩu lao động đã được cải thiện
rõ rệt. Số lao động xuất khẩu tăng hơn 50% so với năm 2006.
- Tự do hóa thương mại giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và đối tác xuất
khẩu lao động. Trong năm 2007, 2008 doanh nghiệp tiếp tục đưa lao động sang các
thị trường cũ với sự tăng lên về số lượng và chất lượng lao động, với các thị trường
cũ như Đài Loan, Malaysia thì số lượng lao động xuất khẩu tăng lên và thêm nhiều

đơn đặt hàng về lao động co chất lượng cao, doanh nghiệp đã được phép cung cấp y
tá, y sĩ cho thị trường Đài loan. Và trong năm 2007, doanh nghiệp đã mở thêm thị
trường mới là thị trường Jordan.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp được củng cố. Việt
Nam khi gia nhập WTO sẽ được các quốc gia thành viên đối xử công bằng, minh
bạch hóa và mở cửa thị trường theo những cam kết của WTO. Việc chắc chắn về
mặt pháp lý, sẽ giúp cho các doanh nghiệp tránh mắc phải các rủi ro do sự thiếu
hiểu biết về pháp luật ở thị trường nước ngoài.
- Củng cố được mối quan hệ của doanh nghiệp với chính phủ. Giúp doanh
nghiệp có thể tiếp cận sớm với những thay đổi trong chính sách của chính phủ cũng
như diễn biến của quá trình tự do hóa thương mại,… để chủ động đưa ra những điều
chỉnh kịp thời. Tránh được tình trạng như năm 2004, do không chủ động trước sự
thay đổi chính sách xuất khẩu của chính phủ, hoạt động của doanh nghiệp đã gặp
nhiều khó khăn.
2.2.1. Ảnh hưởng tiêu cực:
- Tự do hóa thương mại làm cho thị trường các nước có mối quan hệ chặt chẽ và
ảnh hưởng lẫn nhau nhiều hơn, mà hoạt động xuất khẩu lao động lại chịu tác động
mạnh mẽ từ nền kinh tế của nước sử dụng lao động , vì vậy hoạt động xuất khẩu lao
động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế trên
thế giới. Lượng lao động xuất khẩu năm 2009 chỉ bằng 42% năm 2008.
- Tự do hóa thương mại làm tăng nhu cầu về lao động có tay nghề, trình độ kĩ
thuật. Mà lực lượng lao động của Việt Nam chủ yếu là chưa qua đào tạo. Doanh
nghiệp không đáp ứng được những đơn đặt hàng đòi hỏi những lao động có chuyên
môn.
- Tự do hóa thương mại làm tăng tính cạnh tranh. Lao động của chúng ta bị mất
đi lợi thế cạnh tranh về giá rẻ, không những thế còn hạn chế về thể lực, ngoại ngữ
và kỉ luật lao động so với lao động cùng loại trong khu vực. Vì vậy, doanh nghiệp
đang dần bị mất đi lợi thế ở những thị trường vốn được coi là tiềm năng như Đài
Loan, Malaysia. Về trình độ ngoại ngữ, 49,2% lao động Việt Nam không biết gì,
43,1% đạt trình độ sơ cấp. Theo các đánh giá của chuyên gia thì 81% lao động

không thông thạo nghề nghiệp và 100% có ngoại ngữ kém. So với 7 nước châu Á
thì các chỉ số kỹ năng chuyên môn của lao động đều kém, chỉ hơn lao động
Indonesia vài.
Bảng số liệu về tỷ lệ lao độngxuất khẩu có nghề
Năm Tổng số lao động Số lao động có nghề Tỷ lệ lao động có
nghề (%)
2000 31.500 16. 412 52,1
2001 36.165 18.426 50,95
2002 42.121 26.875 58,27
2003 66.058 33.128 50,15
2004 67.450 35.620 52,81

2.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến
doanh nghiệp:
Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại mang lại cho công ty V- Coalimex nhiều
thuận lợi, cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức.
Các nhân tố như tăng cầu về lao động quốc tế, giảm ràn cản thị trường quốc tế, môi
trường pháp lý được củng cố, mối quan hệ với chính phủ được cải thiện,… sẽ là
những cơ hội đối với doanh nghiệp để tiếp tục phát triển, nâng cao hiệu quả của
công tác xuất khẩu lao động.
Cac nhân tố như tính cạnh tranh tăng, yêu cầu đối với lao động xuất khẩu ngày càng
cao,… đây là những thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp cần
có những giải pháp phù hợp để vượt qua những thách thức này.
Phần 3: Giải pháp của doanh nghiệp để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực
của tự do hóa thương mại
1. Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu về chuyên môn, kỹ năng,
ngoại ngữ, thể lực và tư cách đạo đức:
 Doanh nghiệp cần bám sát, dự báo được nhu cầu của thị trường lao động
ngoài nước về ngành nghề, trình độ cần đào tạo.
 Doanh nghiệp cần hợp tác với một số trường nghề để tư vấn, tuyển chọn, tạo

điều kiện cho số học sinh có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động được tham gia
tuyển chọn và nếu cần được bổ túc thêm nghề ngắn hạn đáp ứng yêu cầu hợp đồng.
 Nâng cao chất lượng tuyển chọn và quản lý lao động; thực hiện tốt mô hình
gắn kết trách nhiệm giữa doanh nghiệp với cấp ủy, chính quyền và đoàn thể địa
phương trong giới thiệu, tuyển lựa lao động để chọn được những người có tư chất
tốt.
 Tăng cường dạy ngoại ngữ cho người lao động trước khi xuất cảnh. Đảm bảo
trình độ ngoại ngữ của lao động có thể đáp ứng yêu cầu công việc.
 Tổ chức tốt việc đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi
xuất cảnh. Trước hết cần đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy. Cần cụ thế hóa
và chuẩn hóa những nội dung liên quan đến luật pháp Việt Nam; luật pháp, đất
nước, con người phong tục tập quán nước sở tại; quyền, nghĩa vụ của người lao
động đi làm việc theo hợp đồng; nội dung hợp đồng; nội quy nơi làm việc (nhà máy,
công trường), nội quy ký túc xá, quy định về vệ sinh an toàn lao động
 Cần có một thời lượng thỏa đáng, trang bị cho người lao động nhận thức sâu
sắc về vị trí, vai trò của họ khi làm việc ở nước ngoài: Họ là ai, nhờ đâu họ được đi
nước ngoài, họ cần làm gì và không nên, không được làm gì để hoàn thành phận sự
của mình; với tư cách một công dân Việt Nam, một "nhà ngoại giao nhân dân" họ
cần làm gì, ứng xử thế nào để giữ gìn uy tín và phát huy truyền thống, bản sắc dân
tộc Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
 Doanh nghiệp cần lựa chọn đội ngũ giảng viên tốt, tập huấn nâng cao trình
độ, đổi mới phương pháp truyền đạt. Nên có giáo trình điện tử, đưa hình ảnh minh
họa để tăng hiệu quả giảng dạy.
2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt:
 Điểm yếu của doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
là mức độ hiểu biết và nhận thức thấp về môi trường thương mại quốc tế. Doanh
nghiệp cần cập nhật cho đội ngũ quản lý và nhân viên về các quy tắc thương mại
mới, các quy định, luật định mới xoay quanh quá trình tự do hóa thương mại.
 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân viên, bắng cách chuyên môn

hóa, đào tạo một cách cơ bản về nghiệp vụ xuất khẩu lao động, nắm được đầy đủ và
vận dụng linh hoạt các bộ luật của Việt Nam và quốc tế về xuất khẩu lao động , các
chủ trương, chính sách, quy tắc mới của quốc tế,…
 Tăng cường đầu tư vốn, cơ sở vật chất,nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao
động như tăng cường trang thiết bị phục vụ cho đào tạo người lao động trước khi
xuất cảnh,…
 Tích cực triển khai mô hình liên kết với các đối tác nước ngoài, tạo lập các
mối quan hệ với doanh nghiệp nước ngoài để có được những thông tin chính xác về
nhu cầu cũng như yêu cầu đối với lao động xuất khẩu.

KẾT LUẬN
Tự do hóa thương mại hay chính là việc Việt Nam tham gia ngày càng nhiều
vào các tổ chức khu vực và quốc tế như WTO, APEC, ASEAN,… đã tác động
không nhỏ đến doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp xuất khẩu lao
động nói riêng.
Những tác động đó vừa đem lại thuận lợi và cơ hội cho doanh nghiệp nhưng
cũng mang lại nhiều khó khăn và thách thức. Trên cơ sở phân tích những ảnh hưởng
của tự do hóa thương mại đến công ty V- Coalimex, đề tài đã đưa ra những giải
pháp để phát huy những thuận lợi và hạn chế những bất lợi đó.
Vấn đề được nêu ra trong đề cũng là vấn đề được nhiều doanh nghiệp xuất
khẩu lao động hiện nay quan tâm và gặp phải. Với việc, lấy ví dụ thực tế về thực
trạng của công ty V- Coalimex, đề tài cũng đã có được cía nhìn cụ thể về thực trạng
hiện nay của doanh nghiệp.
Hy vọng trong tương lai, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Việt Nam nói
chung và công ty V- Coalimex nói riêng sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa và giúp cho
ngày càng nhiều lao động trong nước sang làm việc tại nước ngoài.


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài: 2
2. Mục đích của đề tài: 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3
4. Kết cấu: 3
NỘI DUNG 4
Phần 1: Lý thuyết chung dịch vụ xuất khẩu lao động và ảnh hưởng của tự do
hóa thương mại đến dịch vụ xuất khẩu lao động 4
1. Khái niệm, đặc trưng của dịch vụ xuất khẩu lao động: 4
1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động và dịch vụ xuất khẩu lao động: 4
1.2. Đặc trưng của dịch vụ xuất khẩu lao động: 4
2. Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến dịch vụ xuất khẩu lao động: 5
2.1. Tự do hóa thương mại: 5
2.2. Ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động xuất khẩu lao động
của doanh nghiệp Việt Nam: 5
Phần 2: Phân tích thực trạng của công ty V- COALIMEX trong giai đoạn 2003
đến nay 6
1. Tổng quan về doanh nghiệp: 6
1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 6
1.2. Các thị trường chính: 9
2. Phân tích thực trạng ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động
xuất nhập khẩu của doanh nghiệp: 12
2.1. Thực trạng về tình hình xuất khẩu khẩu lao động của doanh nghiệp giai
đoạn 2003- 2009: 12
2.2. Thực trạng về ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến hoạt động của
doanh nghiệp: 14
2.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đến doanh
nghiệp: 16
Phần 3: Giải pháp của doanh nghiệp để khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực
của tự do hóa thương mại 16
1. Nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu về chuyên môn, kỹ năng,

ngoại ngữ, thể lực và tư cách đạo đức: 16
2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện môi
trường cạnh tranh ngày càng gay gắt: 18
KẾT LUẬN 19

×