Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn THI HKII sử 11 năm 2022 HS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.96 KB, 6 trang )

TRẮC NGHIỆM BÀI 19
Câu 1. Trước khi thực dân Pháp xâm lược (1858), Việt Nam là một quốc gia
A. tự do trong Liên bang Đông Dương.
B. độc lập trong Liên bang Đơng Dương.
C. độc lập, có chủ quyền, đang khủng hoảng.
D. dân chủ, có chủ quyền, phát triển nhanh.
Câu 2. Vào giữa thế kỉ XIX, Việt Nam bị cô lập với thế giới bên ngồi do
A. chính sách cơ lập Việt Nam của các nước tư bản Phương Tây.
B. chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.
C. thực dân Pháp muốn thực hiện âm mưu xâm lược ở Việt Nam.
D. nhà Nguyễn chủ trương chỉ quan hệ ngoại giao với nhà Thanh.
Câu 3. Lực lượng tấn công Đà Nẵng vào cuối năm 1858, bao gồm liên quân của các nước
A. Pháp – Mĩ.
B. Pháp – Anh.
C. Pháp –Tây Ban Nha.
D. Pháp – Bồ Đào Nha.
Câu 4. Năm 1858, Pháp tấn công Đà Nẵng với chiến thuật
A. đánh lấn dần.
B. đánh lâu dài.
C. chinh phục từng gói nhỏ.
D. đánh nhanh thắng nhanh.
Câu 5. Năm 1858, tại mặt trận Đà Nẵng, quân dân ta đã sử dụng chiến thuật gì chống lại liên quân Pháp -Tây
Ban Nha?
A. Chiến thuật “thủ hiểm”.
B. “Đánh nhanh thắng nhanh”.
C. “Chinh phục từng gói nhỏ”.
D. “Vườn không nhà trống”.
Câu 6. Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi tấn công Gia Định (2/1959) là
A. làm bàn đạp tấn cơng kinh thành Huế.
B. hồn thành chiếm Trung kì.
C. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn.


D. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện.
Câu 7. Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn cơng Gia Định?
A. Chiêu tập binh sĩ, tích cực đánh Pháp.
B. Đề nghị quân Pháp đàm phán.
C. Thương lượng để quân Pháp rút lui.
D. Xây dựng phịng tuyến để phịng ngự.
Câu 8. Những chính sách của triều đình nhà Nguyễn vào giữa thế kỷ XIX đã
A. làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy giảm.
B. trở thành nguyên nhân sâu xa để Việt Nam bị xâm lược.
C. làm cho Việt Nam bị lệ thuộc vào các nước phương Tây.
D. đặt Việt Nam vào thế đối đầu với tất cả các nước tư bản.
Câu 9. Nguyên nhân sâu xa khiến thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là
A. để khai hóa văn minh cho người Việt Nam.
B. do chính sách cấm đạo của nhà Nguyễn.
C. để mở rộng thị trường, tìm nguyên liệu, nhân cơng.
D. do chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn.
Câu 10. Duyên cớ của việc thực dân Pháp xâm lược Việt Nam là do triều đình nhà Nguyễn
A. thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
B. cấm thương nhân người Pháp đến Việt Nam buôn bán.
C. không thực hiện hiệp ước Véc-xai năm 1787.
D. cấm đạo và giết các giáo sĩ sang truyền đạo.
Câu 11. Vào năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược ở Đà Nẵng, tinh thần chống Pháp của quan quân
triều đình và nhân dân ta như thế nào?
A. Chỉ có quan quân triều đình kháng chiến.
B. Quan quân triều đình và nhân dân cùng kháng chiến.


C. Chỉ có nhân dân ở Đà Nẵng kháng chiến.
D. Nhân dân ủng hộ kế sách “vườn không nhà trống”.
Câu 12. Nguyên nhân quyết định sự thất bại của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng

nhanh” ở Đà Nẵng là
A. quân Pháp từ xa đến không quen khí hậu, địa hình nên mệt mỏi.
B. kế sách “vườn không nhà trống” của quân dân ta phát huy hiệu quả.
C. quan qn triều đình có chiến thuật đánh Pháp độc đáo.
D. sự đoàn kết chiến đấu của quân dân ta.
Câu 13. Nguyên nhân quan trọng nhất để thực dân Pháp chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang
thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ” và quyết định đánh Gia Định (2/1959) vì nơi đây
A. là vựa lúa lớn nhất của nước ta.
B. hệ thống giao thông thuận lợi.
C. có hệ thống phịng thủ yếu nhất do xa kinh thành Huế.
D. có vị trí chiến lược quan trọng, có thể làm bàn đạp tấn cơng Campuchia.
Câu 14. Quyết định sai lầm nào của triều đình Huế khiến nhân dân ta bất mãn, mở đầu cho việc “quyết đánh cả
triều lẫn Tây”?
A. Kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).
B. Ngăn cản nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đánh Pháp (1861).
C. Nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (1862).
D. Bồi thường chiến phí cho Pháp và Tây Ban Nha.
TRẮC NGHIỆM BÀI 20
Câu 1. Với hiệp ước Giáp Tuất (1874), triều đình nhà Nguyễn đã chính thức thừa nhận
A. ba tỉnh miền Đông Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
B. ba tỉnh miền Tây Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
C. sáu tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp.
D. sáu tỉnh Nam kỳ và đảo Côn lôn là đất thuộc Pháp.
Câu 2. Pháp lấy cớ gì đưa quân ra đánh Hà Nội lần thứ hai (1882)?
A. Pháp có đặc quyền, đặc lợi ở Việt Nam.
B. Nước Pháp bắt đầu bước vào giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nên phải có thuộc địa.
C. Triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874.
D. Triều đình nhà Nguyễn ngang nhiên chống lại Pháp.
Câu 3. Việc kí văn kiện nào đánh dấu nhà Nguyễn đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp?
A. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862).

B. Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).
C. Hiệp ước Giáp Tuất (1874).
D. Hiệp ước Hác-măng (1883).
Câu 4. Sau khi hoàn thành cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp gặp phải sự phản kháng quyết liệt của
lực lượng nào?
A. Một số quan lại yêu nước và nhân dân ở các địa phương, từ Nam ra Bắc.
B. Một số văn thân, sĩ phu yêu nước trong triều đình Huế.
C. Một số quan lại và nhân dân yêu nước ở Trung kỳ.
D. Toàn thể dân tộc Việt Nam
Câu 5. Pháp lấy cớ gì để kéo quân ra Bắc Kỳ lần thứ nhất (năm 1873)?
A. Giúp triều Nguyễn giải quyết vụ lái buôn Dupuy gây rối.
B. Giúp triều Nguyễn chống quân Thanh đang gây rối ở biên giới.
C. Triều Nguyễn không thực hiện Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862.
D. Triều Nguyễn không thực hiện Hiệp ước Giáp Tuất năm 1874.


Câu 6. Đứng trước vận nước nguy nan, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý
kiến cải cách duy tân?
A. Nguyễn Tri Phương
B. Nguyễn Trường Tộ
C. Tơn Thất Thuyết
D. Hồng Diệu
Câu 7. Trong trận chiến đấu ở cửa ô Thanh Hà, ai đã lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành?
A. Viên Chưởng cơ
B. Tổng đốc Nguyễn Tri Phương
C. Lưu Vĩnh Phúc
D. Hoàng Tá Viêm
Câu 8. Trận đánh gây được tiếng vang lớn nhất năm 1873 ở Bắc Kì là trận nào?
A. Trận bao vây quân địch ở thành Hà Nội.
B. Trận đánh địch ở Thanh Hóa.

C. Trận phục kích của quân Cờ đen tại Cầu Giấy.
D. Trận đánh của qn triều đình tại ơ Thanh Hà.
Câu 9. Việc triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874) đã ảnh hưởng gì đến cục diện kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta?
A. Tạo điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược.
B. Làm dấy lên phong trào phản đối Hiệp ước Giáp Tuất trên cả nước.
C. Gây bất lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân.
D. Triều đình Huế tiếp tục lấn sâu vào con đường thương lượng, đầu hàng.
Câu 10. Nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân và dân ta
từ năm 1858 đến năm 1884 là
A. triều đình Huế không quyết tâm chống giặc, thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn.
B. so sánh lực lượng quá chênh lệch.
C. triều đình Huế thiếu kiên quyết đánh giặc và thắng giặc.
D. thái độ nhu nhược của triều đình.
Câu 11. Nguyên nhân cơ bản nào đã làm cho cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam kéo dài gần 30 năm?
A. Pháp quá thận trọng trong quá trình xâm lược.
B. Vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân và dân ta.
C. Những khó khăn nhất định của Pháp.
D. Pháp chưa tận dụng tốt những cơ hội.
Câu 12. Thực dân Pháp sử dụng phương thức chủ yếu nào trong quá trình xâm lược Việt Nam cuối thế kỷ XIX?
A. Sử dụng thương nhân và nhà truyền giáo làm nòng cốt.
B. Phối hợp với nhà Nguyễn đàn áp phong trào yêu nước.
C. Kết hợp tấn công quân sự với thủ đoạn ngoại giao.
D. Kết hợp tấn công quân sự với thủ đoạn kinh tế.
Câu 13. Nhận xét nào là đúng nhất khi nói về ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (1883) trong cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta?
A. Thể hiện ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta.
B. Thể hiện lòng yêu nước của nhân dân ta.
C. Thể hiện lối đánh tài tình của nhân dân ta.
D. Thể hiện sự suy yếu của quân Pháp.

Câu 14. Điểm khác biệt căn bản về tinh thần chống Pháp xâm lược của nhân dân ta so với vua quan triều đình
nhà Nguyễn (1858 – 1884) là
A. đánh Pháp theo sự chỉ đạo của quan quân triều đình.
B. kiên quyết đánh Pháp đến cùng, không chịu sự chi phối của triều đình.
C. thay đổi theo từng giai đoạn xâm lược của thực dân Pháp.
D. sau khi quân triều đình tan rã, nhân dân tổ chức các phong trào kháng chiến.
TRẮC NGHIỆM BÀI 21
Câu 1. Phong trào Cần Vương diễn ra trong khoảng thời gian từ năm
A. 1885 – 1896
B. 1888 – 1896
C. 1885 – 1888

D. 1883 - 1892


Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần Vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?
A. Ba Đình
B. Yên Thế
C. Yên Bái
D. Thái Nguyên
Câu 3. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX là
A. Khởi nghĩa Hương Khê
B. Khởi nghĩa Hùng Lĩnh
C. Khởi nghĩa Ba Đình
D. Khởi nghĩa Bãi Sậy
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê do ai lãnh đạo?
A. Cao Điền và Tống Duy Tân
B. Tống Duy Tân và Cao Thắng
C. Phan Đình Phùng và Hồng Hoa Thám
D. Phan Đình Phùng và Cao Thắng

Câu 5. Giai đoạn từ 1885 đến năm 1888, nghĩa quân Hương Khê tập trung thực hiện nhiệm vụ chủ yếu gì?
A. Tập trung lực lượng đánh thực dân Pháp
B. Chuẩn bị lực lượng, xây dựng cơ sở chiến đấu
C. Xây dựng hệ thống chiến lũy để chiến đấu
D. Chặn đánh các đoàn xe vận tải của thực dân Pháp
Câu 6. Trong giai đoạn từ năm 1893 đến năm 1897, lãnh tụ tối cao của khởi nghĩa Yên Thế là
A. Đề Nắm
B. Đề Thám
C. Nguyễn Trung Trực
D. Phan Đình Phùng
Câu 7. Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?
A. Tác động của cuộc khai thác thuộc địa
B. Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế
C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương
D. Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt
Câu 8. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự thất bại của các phong trào yêu nước chống Pháp ở Việt Nam cuối
thế kỉ XIX là gì?
A. Thực dân Pháp có ưu thế hơn Việt Nam về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh.
B. Không biết cách tập hợp lực lượng để xây dựng mặt trận thống nhất dân tộc.
C. Khuynh hướng phong kiến đã lỗi thời, bế tắc về đường lối đấu tranh.
D. Hình thức đấu tranh đơn độc, chỉ có khởi nghĩa vũ trang là duy nhất.
Câu 9. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào Cần Vương?
A. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo và thiếu đường lối đúng đắn
B. Phong trào Cần Vương không nhận được sự ủng hộ của nhân dân
C. Thực dân Pháp có ưu thế vượt trội hơn về vũ khí, kĩ thuật, phương tiện chiến tranh
D. Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương nổ ra lẻ tẻ, khơng có sự liên kết
Câu 10. Nội dung nào khơng phản ánh đúng mục đích đấu tranh của khởi nghĩa nông dân Yên Thế?
A. Hưởng ứng chiếu Cần Vương
B. Chống chính sách bình định của Pháp
C. Chống lại chính sách cướp bóc của Pháp

D. Đánh đuổi giặc Pháp bảo vệ quê hương
Câu 11. Nội dung nào không phản ánh đúng ý nghĩa lịch sử của phong trào Cần Vương?
A. Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường đấu tranh cho độc lập dân tộc.
B. Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình bình định Việt Nam của thực dân Pháp.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.
D. Tiêu hao sinh lực địch, làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Câu 12. Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A. Cuộc phản công ở kinh thành Huế.
B. Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến với thực dân Pháp.
C. Sự ra đời của chiếu Cần Vương.
D. Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt.
Câu 13. Đặc điểm của phong trào Cần Vương là
A. Là phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến.
B. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. Là phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. Là phong trào yêu nước của các tầng lớp nông dân.


Câu 14. Điểm khác biệt của khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào
Cần Vương (1885 – 1896) là về
A. phương pháp đấu tranh
B. lực lượng chủ yếu
C. xuất thân của người lãnh đạo
D. kết quả đấu tranh
TRẮC NGHIỆM BÀI 22
Câu 1. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) ở Việt Nam, tư bản Pháp tập trung đầu tư nhiều
nhất vào lĩnh vực
A. nông nghiệp
B. giao thông vận tải
C. thương nghiệp

D. công nghiệp
Câu 2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Việt Nam (1897 – 1914) dẫn đến sự ra đời của
giai cấp
A. công nhân
B. công nhân, tư sản, tiểu tư sản
C. công nhân, tư sản
D. tư sản, tiểu tư sản
Câu 3. Giai cấp cơng nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết với lực lượng nào trong xã hội?
A. Thợ thủ công
B. Nông dân
C. Tiểu thương
D. Tiểu tư sản
Câu 4. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, những lực lượng xã hội mới
xuất hiện ở Việt Nam bao gồm
A. công nhân, tư sản, tiểu tư sản thành thị.
B. tư sản mại bản, địa chủ và tiểu tư sản thành thị.
C. tư sản dân tộc, nông dân, tiểu tư sản thành thị.
D. tiểu tư sản thành thị, công nhân và tư sản mại bản.
Câu 5. Thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để tăng lợi
nhuận?
A. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa.
B. Phương thức bóc lột phong kiến.
C. Phương thức bóc lột thực dân.
D. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa.
Câu 6. Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp nền kinh tế Việt Nam
A. phát triển nhanh, cân đối.
B. phát triển đều khắp ở nhiều lĩnh vực.
C. khơng phụ thuộc vào chính quốc.
D. cơ bản vẫn nghèo nàn, lạc hậu.
Câu 7. Trong quá trình thống trị Việt Nam, thực dân Pháp đã dựa vào lực lượng xã hội nào để làm chỗ dựa?

A. Giai cấp tư sản dân tộc.
B. Đại địa chủ phong kiến.
C. Giai cấp nông dân.
D. Giai cấp công nhân.
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng những tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp đến đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam?
A. Tài nguyên với cạn, Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.
B. Làm xuất hiện những lực lượng xã hội mới.
C. Quan hệ sản xuất phong kiến bị thay thế bởi quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
D. Dẫn tới sự xuất hiện của con đường cứu nước mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
Câu 9. Những chuyển biến về kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 –
1914) của thực dân Pháp đã
A. tạo điều kiện cho sự hình thành khuynh hướng cứu nước mới.
B. thúc đẩy phong trào công nhân bước đầu chuyển sang tự giác.
C. làm cho tầng lớp tư sản Việt Nam dần trở thành một giai cấp.
D. giúp các sĩ phu phong kiến chuyển sang hẳn sang lập trường tư sản.
Câu 10. Mục đích chính của thực dân Pháp khi chú trọng hệ thống giao thông vận tải – cơ sở hạ tầng trong hai
cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương là
A. đẩy nhanh hơn nữa tốc độ đơ thị hóa ở Việt Nam.
B. phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và mục đích quân sự.


C. phục vụ nhu cầu sinh hoạt ngày càng cao của tư bản Pháp.
D. thúc đẩy sự phát triển sản xuất công nghiệp của tư bản Pháp.
Câu 11. Trong hai cuộc khai thác thuộc địa, thực dân Pháp hạn chế sự phát triển cơng nghiệp nặng ở Việt Nam vì
A. thị trường Việt Nam nhỏ hẹp không đáp ứng được yêu cầu.
B. muốn ưu tiên nguồn vốn đầu tư cho công nghiệp nhẹ.
C. nguồn nhân lực Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu.
D. muốn cột chặt nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế Pháp.
Câu 12. Nội dung nào sau đây không phải là tác động từ chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực

dân Pháp tới nền kinh tế Việt Nam?
A. Kinh tế Việt Nam ngày càng lệ thuộc nặng nề vào nền kinh tế Pháp.
B. Kinh tế phát triển thiếu cân đối giữa các ngành, các vùng, các miền trên cả nước.
C. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập, thay thế cho quan hệ sản xuất phong kiến.
D. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến.
Câu 13. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914) của thực dân Pháp đã làm tăng thêm mâu
thuẫn trong xã hội Việt Nam, nhưng mâu thuẫn hàng đầu vẫn là
A. giữa nông dân với địa chủ phong kiến.
B. giữa nông dân với thực dân Pháp và tay sai.
C. giữa giai cấp tư sản dân tộc với tư bản Pháp.
D. giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và phản động tay sai.
Câu 14. Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc khai thác thuộc
địa lần thứ nhất là
A. Nền kinh tế phát triển rõ rệt, đời sống nhân dân được cải thiện.
B. Công nghiệp phát triển, các ngành kinh tế khác có nhiều chủn biến.
C. Cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc.
D. Phong trào yêu nước chống Pháp và phong kiến phát triển mạnh.



×