Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương ôn thi HKII Sử 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.26 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI LỊCH SỬ 6
Câu 1: Nguyên nhân nào đưa đến cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng bùng nổ?
Diễn biến? Kết quả?
Trả lời:
a/Nguyên nhân: Do ách thống trị tàn bạo của nhà Hán
b/Diễn biến: Mùa xuân năm 40 hai Bà trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát
Môn(Hà Tây). Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, sau đó tiến đánh Cổ
Loa và Luy Lâu.
c/Kết quả: Tô Định hốt hoảng bỏ chạy về nước. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi
hoàn toàn
Câu 2: Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
Trả lời:
-Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua
-Đóng đô ở Mê Linh
-Phong chức tước cho người có công
-Lập lại chính quyền
-Bãi bỏ luật lệ hà khắc, lao dịch nặng nề
Câu 3: Trong các thế kỉ I- VI, chế độ cai trị của các triều đại phong kiến
phương Bắc đối với nước ta có gì thay đổi?
Trả lời:
-Đầu thế kỉ III nhà Ngô tách Châu Giao thành Quãng Châu và Giao
Châu(Âu Lạc cũ)
-Bộ máy cai trị:
+Nhà Hán bỏ chức Lạc tướng ở nước ta.
+Cử người Hán sang làm Huyện lệnh trực tiếp cai quản các huyện.
+Nhà Hán bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo: nộp thuế, lao dịch, cống nạp.
+Tiếp tục thực hiện chính sách đồng hoá dân tộc ta.
Câu 4:Những chuyển biến về xã hội và văn hoá nước ta ở các thế kỉ I-VI như
thế nào?
Trả lời:
-Xã hội có nhiều thay đổi:


+Quan lại, địa chủ Hán có quyền lực cao nhất
+Hào trưởng Việt bị chèn ép
+Nông dân có 2 loại: nông dân tự do và nông dân phụ thuộc.
+Cuối cùng là nô tì.
-Văn hoá:
+Tiếp tục đồng hoá dân tộc ta
+Người Việt vẫn giữ được phong tục tạp quán và tiếng nói của tổ tiên.
Câu 5: Khởi nghĩa Bà Triệu ( Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa)?
Trả lời:
*Nguyên nhân: Do ách bóc lột tàn bạo của nhà Ngô
*Diễn biến: Năm 248 khởi nghĩa Bà Triệu( Triệu Thị Trinh) bùng nổ ở Phú
Điền(Hậu Lộc –Thanh Hoá). Bà lãnh đạo nghĩa quân đánh phá các thành ấp quân
Ngô từ Cửu Chân lan ra khắp Giao Châu.
*Ý nghĩa: Khởi nghĩa têu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc.
Câu 6: Lý bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chống quân Lương?
Em có suy nghĩ gì về việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân?
*-Đầu năm 544 Lý Bí lên ngôi Hoàng đế( Lý Nam Đế).
-Đặt tên nước là Vạn Xuân
-Đặt niên hiệu là Thiên Đức
-Đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch
-Thành lập triều đình với 2 ban văn võ
*Lý bí đặt tên nước là Vạn Xuân: với mong muốn nước ta sẽ mãi mãi tự
do, trường tồn, tươi đẹp như vạn mùa xuân.
Câu 7:Em hãy trình bày chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền? Ý
nghĩa?
-Năm 938 nghe tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền nhanh chống
tiên quân vào Đại La, bắt giết Kiều Công Tiễn.
-Ngô Quyền đã chọn sông Bạch Đằng làm trận địa tiêu diệt quân Nam Hán.
-Diễn biến:
+Cuối năm 938 đoàn quân xâm lược của Lưu Hoằng Tháo đã kéo vào cửa biển

nước ta
+Ngô Quyền đã cho 1 toán thuyền nhẹ ra nhử địch vào trận địa mai phục khi thuỷ
triều đang lên.
+Khi nước thuỷ triều rút, Ngô Quyền dốc toàn bộ lực lượng đánh bật trở lại.
-Kết quả: Lưu Hoằng Tháo bị giết chết, vua Nam Hán thu quân về. Trận Bạch
Đằng kết thúc thắng lợi
-Ý nghĩa: +Tiêu diệt ý chí xâm lược của kẻ thù
+Mở ra thời kì độc lập lâu dài của Tổ quốc
Câu 8: Theo em, sau hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập tổ tiên ta giữ
được phong tục, tập quán gì? Ý nghĩa của điều này?
*Tổ tiên ta vẫn giữ được: tiếng nói và các phong tục, nếp sống với những
đặc trương riêng của dân tộc: xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh chưng,
bánh giầy.
*Ý nghĩa: Chứng tỏ sức sống mãnh liệt về các phong thục, tập quán, nếp
sống dân tộc không thể tiêu diệt.
Câu 9: Nhà Hán làm gì để đồng hoá dân tôc ta? Vì sao chính sách này là thâm
hiểm nhất?
*Nhà Hán đồng hoá dân tộc ta bằng cách:
+Mở trường bắt dân ta học chữ Hán, tiếng Hán.
+Đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt
+Thay đổi phong tục, tập quán
*Chính sách này là thâm hiểm nhất vì: Vì đồng hoá thành công thì chúng
ta sẽ mất dân tộc và sẽ dẫn đến nguy cơ mất nước.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×